Nhiều teen bỏ học vì pháo hoa Carnaval Hạ Long 2011
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Juventus, 2h45 ngày 15/1
Ví điện tử MoMo đã có thể liên kết trên ứng dụng Gojek. Giữa bối cảnh các ứng dụng đang “chạy đua” trong lĩnh vực thanh toán điện tử, Gojek vừa có động thái đổi tên Ví điện tử Wepay thành GoPay. Ví điện tử WePay vốn thuộc sở hữu của VCCorp được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước vào tháng 3/2017. Năm 2020, Gojek đã “thâu tóm” ví điện tử này nhằm hoàn thiện hệ sinh thái thanh toán điện tử. Tuy nhiên, cho đến nay, GoPay vẫn chưa chính thức ra mắt.
Theo đó, trong một thông báo đến các đối tác, Gojek cho hay từ tháng 3, WePay sẽ đổi tên thành GoPay (Công ty TNHH Dịch vụ thanh toán GoPay Việt Nam mới được Sở KH&ĐT TP.HCM cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh). Ông Phùng Tuấn Đức là người đại diện pháp luật của công ty, ông Đức được biết đến là CEO của Gojek Việt Nam.
Hồi cuối năm 2021, Gojek đã bắt đầu lấn sân sang mảng thanh toán điện tử bằng việc liên kết thẻ ghi nợ (Visa, Mastercard và JCB) để thanh toán các dịch vụ vận chuyển và giao nhận đồ ăn trực tuyến trên ứng dụng Gojek, Mục đích là thêm lựa chọn thay cho thanh toán tiền mặt khá bất tiện. Song động thái thêm tính năng thanh toán ví điện tử được cho là một bước quan trọng trong việc giành thị phần bởi người dùng ví điện tử cởi mở hơn. Gojek cũng hoàn chỉnh được hệ sinh thái của mình khi thanh toán là mảnh ghép quan trọng.
Ông Phùng Tuấn Đức, trong nhiều sự kiện của hãng thường nhắc đến mảng thanh toán là 1 trong 3 trụ cột và trọng tâm của siêu ứng dụng này. Vừa qua, hãng cũng ra mắt dịch vụ GoCar tại hai thị trường TP.HCM và Hà Nội, ứng dụng này đang tạo sức ép không nhỏ đến hai đối thủ be và Grab khi tung ra các chương trình khuyến mại nhằm hút khách và các chương trình thưởng để kéo tài xế.
Duy Vũ
CEO Gojek Việt Nam: Đây là thời điểm thích hợp để ra mắt GoCar
Ra đời muộn hơn, GoCar sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn để chiếm thị phần. Dẫu vậy, lãnh đạo Gojek Việt Nam tỏ ra tự tin khi hệ sinh thái đã có chiều sâu và hàng chục ngàn tài xế của hãng sẵn sàng hoạt động.
" alt="Gojek bắt tay Momo tung thanh toán ví điện tử" />Gojek bắt tay Momo tung thanh toán ví điện tửChiều 18/12, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia để lấy ý kiến trong 45 ngày. Dưới đây là toàn văn dự thảo.
QUY CHẾtổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, bao gồm: quy định chung; chỉ đạo, tổ chức thi; đối tượng, điều kiện dự thi, tổ chức đăng ký dự thi và trách nhiệm của thí sinh; công tác đề thi; tổ chức coi thi; tổ chức chấm thi; phúc khảo và chấm thẩm định; xét công nhận tốt nghiệp THPT; chế độ báo cáo và lưu trữ; thanh tra, khen thưởng, xử lý các sự cố bất thường và xử lý vi phạm; tổ chức thực hiện.
2. Quy chế này áp dụng đối với trường THPT, cơ sở giáo dục thường xuyên (GDTX) và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trìnhgiáo dục THPT và chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là trường phổ thông); các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng (gọi chung là trường ĐH, CĐ), trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN); tổ chức và cá nhân tham gia kỳ thi.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu
1. Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm mục đích:
a) Đánh giá, xác nhận trình độ của người học sau khi học hết chương trình giáo dục THPT và chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT), lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT;
b) Làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ;
c) Tác động tích cực đối với đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; góp phần đảm bảo chất lượng nguồn tuyển cho các trường ĐH, CĐ và TCCN.
2. Kỳ thi phải đảm bảo các yêu cầu: nghiêm túc, khách quan, công bằng; kết quả thi phản ánh đúng trình độ của người học.
Điều 3. Môn thi
Tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
1. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT[1], thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và 1 môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi.
Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng, được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.
2. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ thí sinh dự thi 4 môn quy định tại khoản 1 Điều này và có thể đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với khối thi do trường ĐH, CĐ quy định.
3. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi chỉ để xét tuyển sinh ĐH, CĐ đăng ký môn thi theo quy định của trường ĐH, CĐ đối với ngành đào tạo mà thí sinh có nguyện vọng.
Chương II
CHUẨN BỊ CHO KỲ THI
Điều 4. Thành lập cụm thi[2]
1. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định cụm thi tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và giao cho các trường ĐH chủ trì.
2. Cụm thi có nhiệm vụ tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất 02 tỉnh (cụm thi liên tỉnh).
3. Đối với những tỉnh có khó khăn, nếu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đề nghị, Bộ GDĐT sẽ xem xét thành lập cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT[3].
4. Việc tổ chức thi ở cụm thi liên tỉnh hoặc cụm thi tỉnh là giống nhau, đúng theo quy định của quy chế thi, cùng một quy trình và đều do trường ĐH chủ trì.
Điều 5. Thành lập Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia
1. Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi quốc gia) gồm:
a) Trưởng ban: Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ GDĐT;
b) Phó Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ GDĐT, lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD);
c) Uỷ viên: Lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT và lãnh đạo Cục An ninh Chính trị Nội bộ, Bộ Công an;
d) Thư ký: Cán bộ, công chức các đơn vị có liên quan thuộc Bộ GDĐT.
2. Ban Chỉ đạo thi quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia trên cả nước
- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh và các Hội đồng thi, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi;
- Báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức kỳ thi;
b) Nếu phát hiện những sai phạm nghiêm trọng trong kỳ thi, có thể trình Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định một trong các hình thức dưới đây:
- Đình chỉ tạm thời hoạt động thi hoặc tổ chức thi lại trong phạm vi Hội đồng thi đến phạm vi trong cả nước;
- Đình chỉ hoạt động, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo Hội đồng thi và thành viên của Hội đồng thi mắc sai phạm;
- Đề xuất Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Hội đồng chấm thẩm định, thanh tra.
Điều 6. Thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh (nơi đặt cụm thi tỉnh/liên tỉnh)
1. Chủ tịch UBND tỉnh nơi đặt cụm thi thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, gồm:
a) Trưởng ban: lãnh đạo UBND tỉnh;
b) Phó Trưởng ban: Hiệu trưởng trường ĐH chủ trì cụm thi, Giám đốc sở GDĐT các tỉnh có thí sinh dự thi tại cụm thi; lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo Sở Tài chính và các ban, ngành liên quan của tỉnh nơi đặt cụm thi; trong đó, Phó Trưởng Ban thường trực là Hiệu trưởng trường ĐH chủ trì cụm thi;
c) Uỷ viên: đại diện lãnh đạo các phòng, ban liên quan của trường ĐH trên địa bàn; lãnh đạo và cán bộ, công chức của sở GDĐT, của các sở, ban, ngành và cơ quan có liên quan do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định;
d) Thư ký: cán bộ, công chức, viên chức của trường ĐH chủ trì cụm thi và các sở GDĐT có thí sinh dự thi tại cụm.
2. Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể có liên quan và các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thi; xem xét giải quyết các kiến nghị của Chủ tịch Hội đồng thi;
b) Báo cáo Ban Chỉ đạo thi quốc gia và Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình tổ chức thi, việc thực hiện quy chế thi ở địa phương và đề xuất xử lý các tình huống xảy ra trong tổ chức thi;
c) Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ GDĐT, các cấp có thẩm quyền khen thưởng những người có thành tích; kỷ luật những người vi phạm quy chế thi;
d) Thực hiện những quyết định có liên quan của Ban Chỉ đạo thi quốc gia. Nếu có những vấn đề chưa thống nhất, phải lập biên bản và báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Điều 7. Thành lập Hội đồng thi (tỉnh/liên tỉnh)
1. Hiệu trưởng trường ĐH chủ trì cụm thi quyết định thành lập Hội đồng thi.
a) Thành phần Hội đồng thi:
- Chủ tịch: Hiệu trưởng trường ĐH chủ trì cụm thi;
- Phó Chủ tịch: lãnh đạo trường ĐH chủ trì cụm thi và lãnh đạo các sở GDĐT có thí sinh dự thi tại cụm;
- Các uỷ viên: đại diện lãnh đạo phòng/ban/trung tâm/khoa/bộ môn của trường ĐH, CĐ; lãnh đạo các phòng/ban thuộc sở GDĐT nơi đặt cụm thi và lãnh đạo trường phổ thông; trong đó, uỷ viên thường trực là lãnh đạo Phòng/Ban Đào tạo hoặc Phòng/Ban/Trung tâm Khảo thí của trường ĐH chủ trì cụm thi.
Những người có vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng (gọi chung là người thân) dự thi tại Hội đồng thi trong năm tổ chức Kỳ thi thì không được tham gia Hội đồng thi;
- Chủ tịch Hội đồng thi thành lập các ban để thực hiện các công việc của kỳ thi, bao gồm: Ban Thư ký; Ban In sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi; Ban Coi thi; Ban Chấm thi; Ban Phúc khảo. Nhiệm vụ và quyền hạn của từng Ban theo đúng quy định tại điều khoản liên quan của Quy chế này.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi
- Hội đồng thi chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thi quốc gia;
- Tổ chức in sao đề thi, coi thi, bảo quản bài thi, làm phách, chấm thi, chấm kiểm tra và chấm phúc khảo theo quy định của quy chế thi; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan; tổng kết công tác thuộc phạm vi được giao; thực hiện khen thưởng, kỷ luật theo chức năng, quyền hạn và quy định của Quy chế này; thực hiện chế độ báo cáo và chuyển dữ liệu thi về Bộ GDĐT đúng thời hạn quy định;
- Chỉ đạo, xử lí các vấn đề diễn ra tại các ban của Hội đồng thi theo quy chế thi;
- Báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo thi quốc gia về tình hình tổ chức thi để xử lí các tình huống vượt thẩm quyền;
- Hội đồng thi liên tỉnh sử dụng con dấu của trường ĐH chủ trì cụm thi;
- Hội đồng thi tỉnh sử dụng con dấu của sở GDĐT sở tại.
c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thi
- Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện quy chế thi;
- Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tổ chức thi tại Hội đồng thi được giao phụ trách;
- Báo cáo kịp thời với Ban Chỉ đạo thi quốc gia về công tác tổ chức thi của Hội đồng thi; kiến nghị với Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh các giải pháp đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng thi;
- Tổ chức việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về tiêu cực trong kỳ thi theo quy định tại Điều 48 Quy chế này.
d) Phó Chủ tịch Hội đồng thi giúp Chủ tịch Hội đồng thi thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng thi phân công và thay mặt Chủ tịch Hội đồng thi giải quyết công việc khi Chủ tịch Hội đồng thi uỷ quyền;
đ) Các ủy viên Hội đồng thi chấp hành phân công của lãnh đạo Hội đồng thi.
3. Ban Thư ký Hội đồng thi
a) Thành phần
- Trưởng Ban: do Uỷ viên thường trực Hội đồng thi kiêm nhiệm;
- Phó trưởng Ban: lãnh đạo phòng/ban/trung tâm của trường ĐH, CĐ; lãnh đạo phòng/ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo trường phổ thông;
- Các uỷ viên: cán bộ phòng/ban/trung tâm, cán bộ công nghệ thông tin, giảng viên của các trường ĐH, CĐ; cán bộ, chuyên viên các phòng/ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo trường phổ thông.
Ban Thư ký Hội đồng thi có một Tổ làm phách bài thi tự luận do một Phó trưởng Ban làm Tổ trưởng. Tổ làm phách làm việc độc lập với các bộ phận khác của Ban Thư ký Hội đồng thi và các ban khác của Hội đồng thi, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng thi.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký Hội đồng thi
- Tiếp nhận dữ liệu thi do Bộ GDĐT chuyển giao, lập danh sách thí sinh dự thi, xếp phòng thi;
- Nhận bài thi từ Ban Coi thi, bảo quản bài thi;
- Làm phách bài thi tự luận theo quy định;
- Bàn giao bài thi tự luận đã làm phách và bài thi trắc nghiệm cho Ban Chấm thi và thực hiện các công tác nghiệp vụ liên quan;
- Quản lý các tài liệu liên quan tới bài thi. Lập biên bản xử lý điểm bài thi (nếu có);
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.
c) Trưởng Ban Thư ký Hội đồng thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công tác của Ban Thư ký.
d) Phó Trưởng Ban Thư ký Hội đồng thi giúp Trưởng Ban tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và thay mặt Trưởng Ban giải quyết công việc khi Trưởng Ban uỷ quyền.
đ) Các ủy viên Ban Thư ký Hội đồng thi chấp hành phân công của lãnh đạo Ban Thư ký Hội đồng thi.
e) Nguyên tắc làm việc của Ban Thư ký Hội đồng thi
- Chỉ được tiến hành công việc liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 2 uỷ viên của Ban Thư ký Hội đồng thi trở lên.
- Cán bộ tham gia Tổ làm phách bài thi tự luận không được tham gia các công việc khác của Ban Thư ký Hội đồng thi và các Ban Chấm thi, Ban Phúc khảo.
Điều 8. Lập danh sách thí sinh theo Hội đồng thi
1. Ban Thư ký Hội đồng thi lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo Hội đồng thi
a) Mỗi Hội đồng thi có một mã số riêng và được thống nhất trong toàn quốc. Ở mỗi Hội đồng thi, việc lập danh sách thí sinh dự thi được thực hiện như sau:
- Lập danh sách tất cả thí sinh dự thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh để đánh số báo danh;
- Lập danh sách thí sinh theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh theo từng môn thi để xếp phòng thi.
b) Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất. Số báo danh của thí sinh gồm phần chữ là mã số của cụm thi và phần số có 06 chữ số được đánh tăng dần, liên tục đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, đảm bảo trong Hội đồng thi không có thí sinh trùng số báo danh.
2. Sắp xếp phòng thi
- Phòng thi được xếp theo môn thi; mỗi phòng thi có tối đa 40 thí sinh; trong phòng thi phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 02 thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang. Riêng phòng thi cuối cùng của mỗi môn thi được xếp đến 45 thí sinh; phòng thi cuối cùng của buổi thi môn Ngoại ngữ, được xếp các thí sinh dự thi các môn Ngoại ngữ khác nhau, nhưng phải thu bài riêng theo môn.
- Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần.
- Trong mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh.
- Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và Bản quy định trách nhiệm thí sinh (Điều 14 Quy chế này).
Điều 9. Nhiệm vụ của sở giáo dục và đào tạo, trường ĐH và trường phổ thông
1. Nhiệm vụ của sở giáo dục và đào tạo
a) Tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và gửi dữ liệu đăng ký về Bộ GDĐT; chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi;
b) Cùng với trường ĐH chủ trì cụm thi trình UBND tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh;
c) Phối hợp với trường ĐH chủ trì cụm thi để tổ chức kỳ thi; điều động cán bộ, giáo viên tham gia coi thi, chấm thi, thanh tra thi.
2. Nhiệm vụ của các trường ĐH
a) Lựa chọn, giới thiệu cán bộ, giảng viên tham gia kỳ thi;
b) Đối với trường ĐH được Bộ GDĐT giao chủ trì cụm thi: thành lập Hội đồng thi, các ban của Hội đồng thi, lập danh sách thí sinh dự thi và tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi.
3. Nhiệm vụ của trường phổ thông
a) Tiếp nhận Phiếu đăng ký dự thi và kiểm tra hồ sơ của người học đăng ký tại trường;
b) Hoàn thiện dữ liệu đăng ký dự thi và chuyển dữ liệu cho sở GDĐT; in và gửi Giấy báo dự thi cho thí sinh;
c) Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và người học học tập quy chế thi, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, an toàn cho Hội đồng thi nếu được chọn làm địa điểm thi.
Điều 10. Sử dụng công nghệ thông tin
1. Thống nhất sử dụng phần mềm quản lý thi do Bộ GDĐT cung cấp; thiết lập hệ thống trao đổi thông tin thi chính xác, cập nhật giữa trường phổ thông với sở GDĐT, giữa sở GDĐT với Bộ GDĐT, với các trường ĐH; thực hiện đúng quy trình, cấu trúc, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
2. Có bộ phận chuyên trách sử dụng máy tính và phần mềm quản lý thi; có địa chỉ thư điện tử và số điện thoại đã được đăng ký với Bộ GDĐT.
Điều 11. Quản lý và sử dụng kết quả thi
Bộ GDĐT chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu điểm bài thi của thí sinh trong kỳ thi, phân phối dữ liệu liên quan cho các sở GDĐT để xét tốt nghiệp THPT và cho các trường ĐH, CĐ để làm căn cứ xét tuyển sinh.
Chương III
ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN DỰ THI, TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ DỰ THI
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THÍ SINH
Điều 12. Đối tượng và điều kiện dự thi
1. Đối tượng dự thi
a) Người đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
b) Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp ở những năm trước; người học đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc GDTX; người đã tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc TCCN nhưng chưa tốt nghiệp THPT và các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (gọi chung là thí sinh tự do).
2. Điều kiện dự thi
a) Các đối tượng dự thi phải không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký dự thi theo quy định.
b) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải đảm bảo các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Riêng đối với người học GDTX thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.
c) Thí sinh tự do chưa có bằng tốt nghiệp THPT ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải đảm bảo các điều kiện:
- Đã tốt nghiệp THCS;
- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương;
3. Chậm nhất trước ngày thi 20 ngày, Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi người học nộp Phiếu đăng ký dự thi phải thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 13. Tổ chức đăng ký dự thi
1. Nơi đăng ký dự thi
Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12. Thí sinh tự do đăng ký tại địa điểm do sở GDĐT nơi thí sinh cư trú quy định.
2. Thủ tục đăng ký dự thi
- Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn đăng ký dự thi, thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển dữ liệu đăng ký dự thi cho sở GDĐT;
- Sở GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ GDĐT;
- Bộ GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi toàn quốc và chuyển dữ liệu về các cụm thi để tổ chức thi.
3. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT
a) Với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này:
- Phiếu đăng ký dự thi (02 phiếu giống nhau);
- Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao);
- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ thuộc vùng cao, vùng sâu, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn thí sinh phải có bản sao công chứng Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú;
- 02 ảnh 4x6 cmtheo mẫu Giấy chứng minh nhân dân và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
b) Thí sinh tự do, ngoài các hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này phải có thêm:
- Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú theo nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này;
- Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực (đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này) và xác nhận không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi;
- Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Thủ trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.
4. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT:
a) Phiếu đăng ký dự thi (02 phiếu giống nhau);
b) Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
c) Bằng tốt nghiệp trung cấp;
d) 02 ảnh 4x6 cm theo mẫu Giấy chứng minh nhân dân và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
5. Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký dự thi: trước ngày 01 tháng 4 hằng năm. Sau thời hạn này, không nhận thêm hồ sơ đăng ký dự thi. Khi hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung. Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.
Điều 14. Trách nhiệm của thí sinh
1. Đăng ký dự thi theo quy định tại Điều 12 Quy chế này và theo hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT.
2. Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định theo thông tin ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi:
a) Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân và nhận Thẻ dự thi;
b) Nếu thấy có những sai sót về họ, đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, môn thi, ..., phải báo cáo ngay cho cán bộ của Hội đồng thi để xử lý kịp thời;
c) Trường hợp bị mất Giấy chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng điểm thi để xem xét, xử lý.
3. Có mặt tại địa điểm thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi (CBCT). Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.
4. Khi vào phòng thi, phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Trình Thẻ dự thi cho CBCT;
b) Trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu CBCT yêu cầu);
c) Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác;
d) Không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, giấy than, bút xoá, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.
5. Trong phòng thi, phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;
b) Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào đề thi, giấy thi, giấy nháp;
c) Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhoè, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 15 phút sau khi phát đề;
d) Không được trao đổi, bàn bạc, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi. Muốn phát biểu phải giơ tay để báo cáo CBCT. Khi được phép nói, thí sinh đứng trình bày công khai với CBCT ý kiến của mình;
đ) Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì trừ vẽ đường tròn bằng compa và tô các ô trên Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN); chỉ được viết bằng một thứ mực (không được dùng mực màu đỏ);
e) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay;
g) Khi nộp bài thi, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi. Không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi/Phiếu TLTN. Không nộp giấy nháp;
h) Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi;
i) Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát; trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng thi và khu vực thi của thí sinh do Trưởng điểm thi quyết định.
6. Khi dự thi các môn trắc nghiệm, ngoài các quy định tại khoản 5 Điều này, thí sinh phải tuân thủ các quy định dưới đây:
a) Phải làm bài thi trên Phiếu TLTN được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT. Chỉ được tô bằng bút chì đen các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô mà mình lựa chọn;
b) Điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên Phiếu TLTN, đối với số báo danh phải ghi đủ phần chữ và tô đủ phần số (cả 6 ô, kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi;
c) Khi nhận đề thi, phải để đề thi dưới tờ Phiếu TLTN; không được xem đề thi khi CBCT chưa cho phép;
d) Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo có đủ số lượng câu hỏi như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi;
đ) Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài. Khi nộp Phiếu TLTN, phải ký tên vào hai Phiếu thu bài thi;
e) Chỉ được rời phòng thi sau khi CBCT đã kiểm đủ số Phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép ra về.
7. Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của CBCT.
Chương IV
CÔNG TÁC ĐỀ THI
Điều 15. Yêu cầu đối với đề thi
1. Đề thi của kỳ thi THPT quốc gia phải đạt các yêu cầu dưới đây:
a) Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12;
b) Đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH, CĐ);
c) Đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót;
d) Đối với đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi trong đề thi;
đ) Điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều được quy về thang điểm 20[4];
e) Đề thi phải ghi rõ có mấy trang và có chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề.
2. Trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương; mỗi đề thi có hướng dẫn chấm, đáp án kèm theo.
Điều 16. Khu vực làm đề thi và các yêu cầu bảo mật
1. Đề thi, đáp án, thang điểm chưa công bố thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật”.
2. Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng cháy chữa cháy.
3. Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loa ngoài dưới sự giám sát của cán bộ bảo vệ, công an.
Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vực cách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau thời gian thi môn cuối cùng. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý bằng văn bản của của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cách ly dưới sự giám sát của công an.
4. Phong bì chứa đề thi để giao, nhận, vận chuyển đề thi từ nơi làm đề thi ra bên ngoài phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn và dấu niêm phong. Nội dung, hình thức, câu chữ in ngoài phong bì phải theo quy định của Bộ GDĐT.
5. Toàn bộ quá trình giao nhận, vận chuyển đề thi phải được công an giám sát; các phong bì chứa đề thi phải được đựng an toàn trong các thùng có khoá và được niêm phong trong quá trình giao nhận, vận chuyển.
6. Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly sau thời gian thi môn cuối cùng.
Điều 17. Hội đồng ra đề thi quốc gia
1. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi kỳ thi THPT quốc gia (gọi tắt là Hội đồng ra đề thi).
2. Thành phần Hội đồng ra đề thi
a) Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng Cục KTKĐCLGD;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Cục trưởng Cục KTKĐCLGD, lãnh đạo các đơn vị khác thuộc Bộ GDĐT và lãnh đạo Phòng Khảo thí, Cục KTKĐCLGD;
c) Ủy viên, thư ký: cán bộ, công chức các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; trong đó, ủy viên thường trực là lãnh đạo Phòng Khảo thí, Cục KTKĐCLGD;
d) Các cán bộ soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là giảng viên các trường ĐH, CĐ, nghiên cứu viên các viện nghiên cứu, giáo viên THPT. Mỗi môn thi có một tổ ra đề thi gồm Trưởng môn đề thi và các cán bộ soạn thảo đề thi;
đ) Lực lượng bảo vệ: các cán bộ do Bộ Công an và Bộ GDĐT điều động.
Những người có người thân dự thi trong năm tổ chức thi không được tham gia Hội đồng ra đề thi.
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng ra đề thi
a) Các tổ ra đề thi và các thành viên khác của Hội đồng ra đề thi làm việc độc lập và trực tiếp với lãnh đạo Hội đồng ra đề thi; người được giao nhiệm vụ nào, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó, không được tham gia các nhiệm vụ khác;
b) Mỗi thành viên của Hội đồng ra đề thi phải chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung, về đảm bảo bí mật, an toàn của đề thi theo đúng chức trách của mình và theo nguyên tắc bảo vệ bí mật quốc gia.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng ra đề thi
a) Tổ chức soạn thảo các đề thi, hướng dẫn chấm thi của đề chính thức và đề dự bị;
b) In sao đề thi đúng quy định, đủ số lượng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo thi quốc gia; đóng gói, bảo quản đề thi và bàn giao đề thi cho Ban Chỉ đạo thi quốc gia;
c) Đảm bảo tuyệt đối bí mật, an toàn của đề thi và hướng dẫn chấm thi trong khu vực ra đề thi từ lúc bắt đầu soạn thảo đề thi cho đến hết thời gian thi của môn cuối cùng của kỳ thi.
5. Chủ tịch Hội đồng ra đề thi chịu trách nhiệm:
a) Tổ chức điều hành toàn bộ công tác ra đề thi và bàn giao đề thi cho Ban Chỉ đạo thi quốc gia; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GDĐT về công tác đề thi;
b) Xử lý các tình huống bất thường về đề thi;
c) Đề nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên Hội đồng ra đề thi.
6. Các thành viên của Hội đồng ra đề thi thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi.
Điều 18. In sao, vận chuyển và bàn giao đề thi tại Hội đồng thi
1. In sao đề thi
a) Chủ tịch Hội đồng thi ra quyết định thành lập Ban In sao đề thi
- Trưởng Ban In sao đề thi do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;
- Các Phó trưởng ban: lãnh đạo trường ĐH, CĐ hoặc lãnh đạo Phòng/Ban Đào tạo và Phòng/Trung tâm Khảo thí thuộc trường ĐH, CĐ; lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo các phòng/ban thuộc sở GDĐT.
- Uỷ viên và thư ký: các cán bộ, công chức, viên chức thuộc các phòng/ban/trung tâm có liên quan của trường ĐH, CĐ; các cán bộ, công chức, viên chức của các phòng/ban có liên quan thuộc sở GDĐT và giáo viên trường phổ thông.
- Lực lượng bảo vệ: các cán bộ công an, bảo vệ.
Những người có người thân dự thi trong năm tổ chức thi không được tham gia Ban In sao đề thi.
b) Ban In sao đề thi làm việc tập trung theo nguyên tắc cách ly triệt để từ khi mở niêm phong đề thi đến hết thời gian thi của môn cuối cùng của kỳ thi.
c) Trưởng Ban In sao đề thi chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng thi và trước pháp luật về các công việc dưới đây:
- Tiếp nhận đề thi gốc, tổ chức in sao đề thi, bảo quản và chuyển giao đề thi đã in sao cho Trưởng ban Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi của Hội đồng thi với sự chứng kiến của Uỷ viên thư ký Hội đồng thi, cán bộ công an được cử giám sát, bảo vệ đề thi;
- Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, ra quyết định hoặc đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên Ban In sao đề thi.
d) Việc in sao đề thi thực hiện theo quy trình dưới đây:
- Đọc soát đề thi gốc, kiểm tra kỹ bản in sao thử, so sánh với bản đề thi gốc trước khi in sao. Trường hợp phát hiện sai sót hoặc có nội dung còn nghi vấn trong đề thi gốc phải báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng thi để đề nghị Ban Chỉ đạo thi quốc gia xử lý;
- Kiểm soát chính xác số lượng thí sinh của từng phòng thi, địa điểm thi, môn thi để tổ chức phân phối đề thi, ghi tên địa điểm thi, phòng thi, môn thi và số lượng đề thi vào từng phong bì chứa đề thi, quy định tại khoản 4 Điều 16 Quy chế này trước khi đóng gói đề thi;
- In sao đề thi lần lượt cho từng môn thi; in sao xong, niêm phong đóng gói theo phòng thi, thu dọn sạch sẽ, sau đó mới chuyển sang in sao đề thi của môn tiếp theo. Trong quá trình in sao phải kiểm tra chất lượng bản in sao; các bản in sao thử và hỏng phải được thu lại, bảo quản theo chế độ tài liệu mật.
- Đóng gói đúng số lượng đề thi, đúng môn thi ghi ở phong bì chứa đề thi, đủ số lượng đề thi cho từng điểm thi, từng phòng thi. Mỗi môn thi ở điểm thi phải có 01 phong bì chứa đề thi dự phòng (đủ các mã đối với đề thi trắc nghiệm). Sau khi đóng gói xong đề thi từng môn, Trưởng Ban In sao đề thi quản lý các bì đề thi; kể cả các bản in thừa, in hỏng, mờ, xấu, rách, bẩn đã bị loại ra.
2. Vận chuyển, bàn giao đề thi
a) Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi để thực hiện nhiệm vụ nhận đề thi từ Ban In sao đề thi, bảo quản, vận chuyển, phân phối đề thi đến các điểm thi.
b) Trưởng Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; các ủy viên của Ban và cán bộ công an giám sát do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
Điều 19. Bảo quản và sử dụng đề thi tại Hội đồng thi
1. Đề thi phải bảo quản trong hòm, tủ, hay két sắt có khoá, được niêm phong và có người bảo vệ 24 giờ/ngày; chìa khoá hòm, tủ hay két sắt do Trưởng Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi giữ. Trong quá trình vận chuyển, bàn giao đề thi phải có công an giám sát và phải có biên bản giao nhận.
2. Đề thi chính thức chỉ được mở để phát cho thí sinh tại phòng thi đúng ngày, giờ và môn thi do Bộ GDĐT quy định.
3. Đề thi dự bị chỉ sử dụng trong trường hợp có sự cố bất thường của đề thi theo quy định tại Điều 47 Quy chế này.
Chương V
TỔ CHỨC COI THI
Điều 20.Ban Coi thi
1. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Ban Coi thi để thực hiện toàn bộ công tác coi thi tại Hội đồng thi. Thành phần Ban Coi thi gồm:
a) Trưởng ban: do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;
b) Phó trưởng ban: lãnh đạo trường ĐH, CĐ hoặc lãnh đạo phòng/ban/trung tâm của trường ĐH, CĐ; lãnh đạo các phòng/ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo các trường phổ thông; trong đó, Phó trưởng ban thường trực là lãnh đạo trường ĐH chủ trì cụm thi;
c) Các uỷ viên và thư ký: cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên các trường ĐH, CĐ và các trường phổ thông; lãnh đạo, chuyên viên các phòng/ban thuộc sở GDĐT;
d) CBCT: cán bộ, giảng viên, giáo viên trường ĐH, CĐ và trường phổ thông; mỗi phòng thi có hai CBCT.
đ) Cán bộ giám sát, trật tự viên, nhân viên y tế, công an (nơi cần thiết có thể thêm một số kiểm soát viên quân sự);
e) Nếu Hội đồng thi có nhiều điểm thi thì ở mỗi điểm thi Chủ tịch Hội đồng thi quyết định cử Phó trưởng Ban Coi thi hoặc uỷ viên của Ban làm Trưởng điểm thi để điều hành toàn bộ công tác coi thi tại điểm thi được giao phụ trách.
Những người có người thân dự thi tại cụm thi trong năm tổ chức thi không được tham gia Ban Coi thi.
2. Trưởng Ban Coi thi chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Hội đồng thi, quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi.
3. Phó trưởng Ban Coi thi, Trưởng điểm thi thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng Ban Coi thi.
4. CBCT, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác của Ban Coi thi chấp hành sự phân công của Trưởng Ban Coi thi, thực hiện đúng các quy định của quy chế thi; khi làm nhiệm vụ tại điểm thi phải tuân thủ sự điều hành của Trưởng điểm thi.
Điều 21.Tổ chức điểm thi
Chủ tịch Hội đồng thi căn cứ số lượng thí sinh đăng ký dự thi tại cụm và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để quyết định thành lập các điểm thi đặt tại trường ĐH, CĐ, TCCN và các cơ sở giáo dục khác đáp ứng được các yêu cầu tổ chức thi.
Điều 22.Làm thủ tục dự thi cho thí sinh
1. Căn cứ dữ liệu thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi, Ban Thư ký Hội đồng thi hoàn thành danh sách thí sinh (kể cả Danh sách ảnh của thí sinh) của từng phòng thi; làm Thẻ dự thi; xác định địa điểm làm thủ tục dự thi cho thí sinh và chuyển dữ liệu Hội đồng thi đã hoàn thiện đến các sở GDĐT nơi thí sinh đăng ký dự thi để in và gửi Giấy báo dự thi cho thí sinh.
2. Trong ngày làm thủ tục dự thi, theo đúng lịch đã công bố, Ban Thư ký phân công cán bộ đến địa điểm hướng dẫn thí sinh làm thủ tục dự thi phổ biến quy chế thi; ghi xác nhận và cập nhật vào máy tính những bổ sung, điều chỉnh những sai sót về họ, tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực, môn thi của thí sinh.
Điều 23. Trách nhiệm của cán bộ coi thi và của các thành viên khác trong Ban Coi thi
1. Cán bộ coi thi
a) Phải có mặt đúng giờ tại điểm thi để làm nhiệm vụ. Trong khi thực hiện nhiệm vụ coi thi, không được mang các thiết bị thu phát thông tin; không được làm việc riêng, không được hút thuốc, uống bia, rượu và các đồ uống có cồn khác;
b) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất gọi tên thí sinh vào phòng thi, CBCT thứ hai sử dụng Thẻ dự thi, Giấy chứng minh nhân dân và Danh sách ảnh của thí sinh để đối chiếu, nhận diện thí sinh; hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định và kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi mọi tài liệu và vật dụng cấm theo quy định về trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi tại Điều 14 Quy chế này;
c) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất đi nhận đề thi, CBCT thứ hai nhắc nhở thí sinh những điều cần thiết về kỷ luật phòng thi; ghi rõ họ tên và ký tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp đủ để phát cho thí sinh (không ký thừa); hướng dẫn và kiểm tra thí sinh gấp giấy thi đúng quy cách, ghi số báo danh và điền đủ vào các mục cần thiết của giấy thi trước khi làm bài;
d) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất giơ cao phong bì đề thi để thí sinh thấy rõ cả mặt trước và mặt sau còn nguyên nhãn niêm phong, yêu cầu hai thí sinh chứng kiến và ký vào biên bản xác nhận bì đề thi còn nguyên nhãn niêm phong; bóc niêm phong bì đựng đề thi, kiểm tra số lượng đề thi, nếu thừa, thiếu hoặc lẫn đề khác, cần báo ngay cho Trưởng điểm thi xử lý; phát đề thi cho từng thí sinh;
đ) Khi thí sinh bắt đầu làm bài, CBCT thứ nhất đối chiếu ảnh trong Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ dự thi và và Danh sách ảnh của thí sinh với thí sinh để nhận diện thí sinh, ghi rõ họ tên và ký vào các tờ giấy thi, giấy nháp của thí sinh; CBCT thứ hai bao quát chung. Trong giờ làm bài, một CBCT bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, CBCT còn lại bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi; CBCT không được đứng gần thí sinh, giúp đỡ thí sinh làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào; chỉ được trả lời công khai các câu hỏi của thí sinh trong phạm vi quy định.
Việc CBCT ký và ghi họ tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp phát bổ sung cho thí sinh được thực hiện theo quy trình quy định tại điểm c, điểm đ khoản 1 Điều này;
e) CBCT phải bảo vệ đề thi trong giờ thi, không để lọt đề thi ra ngoài phòng thi. Sau khi tính giờ làm bài 15 phút, CBCT thứ nhất nộp các đề thi thừa cho người được Trưởng điểm thi phân công và cùng niêm phong tại phòng thi để giao cho Trưởng điểm thi;
g) Chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất sau 2/3 thời gian làm bài (đối với bài thi tự luận), sau khi thí sinh đã nộp bài làm và đề thi. Nếu thí sinh có nhu cầu chính đáng, nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì CBCT phải báo cho cán bộ giám sát phòng thi để kịp thời báo cáo Trưởng điểm thi giải quyết;
h) Nếu có thí sinh vi phạm kỷ luật thì CBCT phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định. Nếu có tình huống bất thường phải báo cáo ngay cho Trưởng điểm thi;
i) 15 phút trước khi hết giờ làm bài, CBCT thông báo thời gian còn lại cho thí sinh biết;
k) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, CBCT thứ nhất phải yêu cầu thí sinh ngừng làm bài và tiến hành thu bài, kể cả bài thi của thí sinh đã bị thi hành kỷ luật. CBCT thứ hai duy trì trật tự và kỷ luật phòng thi; CBCT thứ nhất vừa gọi tên từng thí sinh lên nộp bài vừa nhận bài thi của thí sinh. Khi nhận bài, phải đếm đủ số tờ giấy thi của thí sinh đã nộp, yêu cầu thí sinh tự ghi đúng số tờ và ký tên vào bản danh sách thí sinh dự thi và Phiếu thu bài thi. Thu xong toàn bộ bài thi mới cho phép các thí sinh rời phòng thi;
l) Các CBCT kiểm tra sắp xếp bài thi theo thứ tự tăng dần của số báo danh. Các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phải kèm theo bài thi của thí sinh. CBCT thứ nhất trực tiếp mang túi bài thi, cùng CBCT thứ hai đến bàn giao bài thi cho thư ký của Điểm thi ngay sau mỗi buổi thi. Mỗi túi bài thi phải được kiểm tra công khai và đối chiếu số bài và số tờ của từng bài kèm theo bản theo dõi thí sinh, Phiếu thu bài thi và các biên bản xử lý kỷ luật cùng tang vật (nếu có);
m) Sau khi bàn giao xong bài thi, túi đựng bài thi của từng phòng thi được thư ký của Điểm thi cùng hai CBCT niêm phong tại chỗ. Mỗi túi bài thi dán 3 nhãn niêm phong vào chính giữa 3 mép dán, hai CBCT ký giáp lai giữa nhãn niêm phong và túi đựng bài thi. Thư ký của Điểm thi và hai CBCT ghi rõ họ tên và ký vào biên bản bàn giao;
n) Khi coi thi các môn trắc nghiệm, ngoài trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều này, CBCT phải thực hiện các công việc sau:
- Nhận Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN), ký tên vào Phiếu TLTN;
- Phát Phiếu TLTN và hướng dẫn thí sinh điền đủ thông tin vào các mục trên Phiếu TLTN;
- Phát đề thi cho thí sinh sao cho 2 thí sinh ngồi cạnh nhau (theo cả hàng ngang và hàng dọc) không có cùng mã đề thi. Khi phát đề thi, yêu cầu thí sinh để đề thi dưới Phiếu TLTN và không được xem đề thi. Khi thí sinh cuối cùng nhận được đề thi thì cho phép thí sinh lật đề thi lên và ghi, tô mã đề thi vào Phiếu TLTN, ghi mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi;
- Không thu Phiếu TLTN trước khi hết giờ làm bài. Khi thu Phiếu TLTN phải kiểm tra việc ghi và tô mã đề thi vào Phiếu TLTN của thí sinh (so sánh mã đề thi đã ghi, tô trên Phiếu TLTN và ghi trên Phiếu thu bài thi với mã đề thi ghi trên tờ đề thi của thí sinh);
- Bàn giao cho thư ký của Điểm thi túi bài thi chứa toàn bộ Phiếu TLTN đã được xếp sắp theo số báo danh từ nhỏ đến lớn và một bản Phiếu thu bài thi đã điền mã đề thi và có đủ chữ ký thí sinh dự thi. Một bản Phiếu thu bài thi còn lại để bên ngoài túi bài thi được bàn giao cho lãnh đạo điểm thi.
2. Hoạt động giám sát thi
a) Chủ tịch Hội đồng thi bố trí 01 cán bộ giám sát từ 7 đến 10 phòng thi.
b) Cán bộ giám sát là người có kinh nghiệm trong công tác tổ chức thi, nắm vững quy chế thi.
c) Cán bộ giám sát thi có trách nhiệm:
- Giám sát việc thực hiện trức trách, nhiệm vụ của CBCT, trật tự viên, công an, nhân viên y tế và việc làm bài của thí sinh;
- Kịp thời nhắc nhở CBCT, trật tự viên, công an, nhân viên y tế và lập biên bản nếu các đối tượng trên vi phạm quy chế thi;
- Kiến nghị Chủ tịch Hội đồng thi đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ hoặc thay đổi CBCT, trật tự viên, công an, nhân viên y tế nếu có vi phạm;
- Yêu cầu CBCT lập biên bản thí sinh vi phạm quy chế thi;
- Phối hợp với các đoàn thanh tra thi trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm.
3. Trật tự viên, công an (và kiểm soát quân sự, nếu có)
a) Người được phân công bảo vệ khu vực nào có trách nhiệm giữ gìn trật tự an ninh tại khu vực đó, không được sang các khu vực khác;
b) Không để bất kỳ người nào không có trách nhiệm vào khu vực mình phụ trách. Không bỏ vị trí, không tiếp khách trong khi làm nhiệm vụ. Không được vào phòng thi; không được trao đổi với thí sinh;
c) Báo cáo Trưởng điểm thi về các tình huống xảy ra trong thời gian thi để kịp thời xử lý;
d) Công an được cử đến hỗ trợ các Hội đồng thi còn có nhiệm vụ áp tải, bảo vệ an toàn đề thi và bài thi.
4. Nhân viên y tế
a) Có mặt thường xuyên trong suốt thời gian thi tại địa điểm do Hội đồng thi quy định để xử lý các trường hợp thí sinh đau ốm;
b) Khi Trưởng điểm thi thông báo có thí sinh đau ốm bất thường trong thời gian thi, phải kịp thời điều trị hoặc cho đi bệnh viện cấp cứu, nếu cần thiết (có cán bộ giám sát và công an đi cùng);
c) Nghiêm cấm việc lợi dụng khám chữa bệnh tại chỗ để có những hành động vi phạm quy chế thi.
Chương VI
TỔ CHỨC CHẤM THI, CHẤM KIỂM TRA
Điều 24. Khu vực chấm thi, chấm kiểm tra
1. Khu vực chấm thi bao gồm nơi chấm thi và nơi bảo quản bài thi được bố trí gần nhau, có người bảo vệ 24 giờ/ngày, có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
2. Nơi bảo quản bài thi phải được niêm phong và khoá, chìa khóa do Trưởng Ban Chấm thi giữ. Khi đóng, mở phải có sự chứng kiến của công an và ủy viên Ban Thư ký Hội đồng thi.
3. Tuyệt đối không được mang các phương tiện thu phát thông tin, sao chép tài liệu, giấy tờ riêng, bút xóa, bút chì và các loại bút không nằm trong quy định của Ban Chấm thi khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi.
Điều 25. Ban Chấm thi
1. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Ban Chấm thi để thực hiện toàn bộ công việc chấm bài thi đảm bảo kịp thời hạn do Bộ GDĐT quy định. Thành phần Ban Chấm thi gồm:
a) Trưởng Ban: do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;
b) Phó trưởng Ban: lãnh đạo trường ĐH, CĐ, lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo phòng/ban/trung tâm của trường ĐH, CĐ; lãnh đạo các phòng/ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo các trường phổ thông; trong đó, Phó trưởng Ban thường trực là lãnh đạo trường ĐH chủ trì cụm thi;
c) Các uỷ viên gồm Trưởng môn chấm thi, thư ký và cán bộ chấm thi (CBChT) là giảng viên của trường ĐH, CĐ và giáo viên của trường phổ thông. Mỗi môn thi phải có ít nhất 3 CBChT.
CBChT phải đang trực tiếp giảng dạy đúng môn được phân công chấm. Những giảng viên, giáo viên đang trong thời kỳ tập sự và thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi không được chấm thi;
d) Lực lượng bảo vệ: các cán bộ công an, bảo vệ;
Những người có người thân dự thi tại cụm thi trong năm tổ chức thi không được tham gia Ban Chấm thi.
2. Trưởng Ban Chấm thi điều hành công tác chấm thi và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi.
3. Phó trưởng Ban Chấm thi thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng Ban Chấm thi.
4. Trưởng môn chấm thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi và Trưởng Ban Chấm thi về việc chấm các bài thi thuộc môn được giao phụ trách và thực hiện các công việc dưới đây:
a) Lập kế hoạch chấm thi, tổ chức giao nhận bài thi và phân công CBChT;
b) Trước khi chấm, tổ chức cho CBChT thuộc bộ môn được giao phụ trách thảo luận, nắm vững đáp án, thang điểm. Sau khi chấm xong, tổ chức họp CBChT thuộc bộ môn được giao phụ trách để tổng kết, rút kinh nghiệm;
c) Kiểm tra chất lượng chấm từng bài thi ngay từ lần chấm đầu, kịp thời uốn nắn, sửa chữa các sai sót của CBChT. Nếu phát hiện bài thi có nghi vấn vi phạm quy chế thi, cần báo cáo Trưởng Ban Chấm thi để xử lý;
d) Đề nghị Trưởng Ban Chấm thi thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những CBChT thiếu trách nhiệm, vi phạm quy chế thi hoặc chấm sai sót nhiều.
5. Các thành viên Ban Chấm thi chấp hành sự phân công của Trưởng Ban, thực hiện đúng các quy định của quy chế thi; CBChT tuân thủ sự điều hành trực tiếp của Trưởng môn chấm thi.
Điều 26. Chấm bài thi tự luận
1. Quy định chung
Chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án của Bộ GDĐT (thang điểm 20), các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm, không quy tròn điểm từng bài thi.
2. Quy trình thực hiện
Thư ký Ban Chấm thi giao túi bài thi đã rọc phách và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi.
Trưởng môn chấm thi tập trung toàn bộ cán bộ chấm thi (CBChT) để quán triệt quy chế thi, thảo luận Hướng dẫn chấm, chấm chung ít nhất 10 bài thi tự luận mỗi môn để rút kinh nghiệm, thống nhất cách vận dụng hướng dẫn chấm; sau đó, tổ chức chấm thi theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại hai phòng chấm riêng biệt.
a) Lần chấm thứ nhất:
- Trưởng môn chấm thi tổ chức bốc thăm nguyên túi cho CBChT. Không xé lẻ túi bài thi giao riêng cho từng người.
- Trước khi chấm, CBChT kiểm tra từng bài đảm bảo đủ số tờ, số phách và gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi. Trong trường hợp phát hiện bài làm không đủ số tờ, số phách; bài làm trên giấy nháp; bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi; bài làm có hai thứ chữ khác nhau trở lên, viết bằng mực đỏ, bút chì hoặc có viết vẽ những nội dung không liên quan nội dung thi; bài làm nhàu nát hoặc nghi vấn có đánh dấu, CBChT có trách nhiệm giao những bài thi này cho Trưởng môn chấm thi xử lý.
- Khi chấm lần thứ nhất, ngoài những nét gạch chéo trên các phần giấy còn thừa, CBChT tuyệt đối không ghi gì vào bài làm của thí sinh và túi bài thi. Điểm thành phần, điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) được ghi vào phiếu chấm của từng bài. Trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký của CBChT.
- Chấm xong túi nào, CBChT giao túi ấy cho Trưởng môn chấm thi để bàn giao cho Thư ký Ban Chấm thi.
b) Lần chấm thứ hai:
- Sau khi chấm lần thứ nhất, Thư ký Ban Chấm thi rút các phiếu chấm thi ra rồi giao túi bài thi cho Trưởng môn chấm thi để tổ chức bốc thăm cho người chấm lần thứ hai, đảm bảo không giao trở lại túi bài thi đã chấm cho chính người đã chấm lần thứ nhất.
- CBChT lần thứ hai chấm trực tiếp vào bài làm của thí sinh và ghi vào phiếu chấm. Điểm chấm từng ý nhỏ phải ghi tại lề bài thi ngay cạnh ý được chấm; sau đó, ghi điểm thành phần, điểm toàn bài vào ô quy định, ghi rõ họ tên và ký vào ô quy định ở tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh.
Chấm xong túi nào, CBChT giao túi ấy và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi để bàn giao cho Ban Thư ký.
3.Xử lý kết quả chấm và làm biên bản chấm thi
Thư ký Ban Chấm thi so sánh kết quả chấm thi và xử lý như sau:
a) Xử lý kết quả 2 lần chấm:
Tình huống
Cách xử lý
Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm):
- Dưới 1,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên.
- Dưới 2,0 điểm đối với môn khoa học xã hội.
Hai CBChTthảo luận thống nhất điểm, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm):
- Từ 1,0 đến 2,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên.
- Từ 2,0 đến 3,0 điểm đối với môn khoa học xã hội.
Hai CBChTthảo luận và ghi lại bằng biên bản, báo cáo Trưởng môn chấm thi để thống nhất điểm (không sửa chữa điểm trong phiếu chấm hoặc phần tổng hợp điểm trong bài thi) sau đó ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh. Nếu đối thoại không thống nhất được điểm thì Trưởng môn chấm thi quyết định điểm, ghi điểm và ký vào bài thi.
Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm):
- Trên 2,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên.
- Trên 3,0 điểm đối với môn khoa học xã hội.
Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm lần thứ 3 trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng mực màu khác.
b) Xử lý kết quả 3 lần chấm:
" alt="Dự thảo quy chế tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia" />Dự thảo quy chế tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc giaTình huống
Cách xử lý
Nếu kết quả 2 trong 3 lần giống nhau
Trưởng môn chấm thi lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất đến 3,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên, 4,0 điểm đối với môn khoa học xã hội.
Trưởng môn chấm thi lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.
Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất trên 3,0 điểm đối với môn khoa học tự nhiên, trên 4,0 điểm đối với môn khoa học xã hội.
Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm tập thể. Các CBChT và Trưởng môn chấm thi ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh. Điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài thi.
Về cơ bản, đây là một hệ thống thấu kính có thể gấp lại nhờ vào việc xếp chồng nhiều thấu kính, gương và lăng kính thành một nhóm nhỏ. Trong nhóm này, các thành phần sẽ tương tác lẫn nhau để thay đổi độ dài tiêu cự.
Có ít nhất ba nhóm thấu kính có thể di chuyển được trong hệ thống thấu kính, điều này cho thấy cả ba ống kính đều có thể thu phóng. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là kết quả trên bằng sáng chế chứng tỏ Apple đang nghiên cứu về công nghệ này. Chúng ta chưa thể chắc chắn liệu ống kính đó có được đưa vào iPhone hay không?
Cơ chế mà Apple đang nghiên cứu rất giống với ống kính gập trên Samsung Galaxy S22 Ultra. Chiếc Flagship Android này có thể thu phóng tới 10x qua ống kính và thu phóng kỹ thuật số lên tới 100x. Nếu như bằng sáng chế thành công, đây sẽ là bước tiến vượt trội so với ống kính tele 3x trên iPhone hiện nay.
Thái Hoàng (Theo Stuff)
iPhone 14 với camera trước "viên nhộng" sẽ như thế nào?
Camera trước dạng "viên nhộng" của iPhone 14 sẽ tạo ra nhiều khoảng trống hơn trên màn hình. Từ đó, Apple có thể hiển thị nhiều thông tin hơn trên thanh status, không như iPhone 13 không thể hiển thị phần trăm pin cụ thể.
" alt="Apple đăng ký bằng sáng chế camera gập trên iPhone" />Apple đăng ký bằng sáng chế camera gập trên iPhone- Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Juventus, 2h45 ngày 15/1
- Nhận định, soi kèo BG Pathum United vs Ratchaburi, 19h00 ngày 15/1: Đối thủ yêu thích
- Đông Nhi úp mở việc tổ chức đám cưới cùng Ông Cao Thắng
- Khẩn trương ban hành quy định mức thu phí, sử dụng thông tin từ CSDLQG về dân cư
- Nghi sởi bùng phát, hàng trăm HS được nghỉ học 15 ngày
- Nhận định, soi kèo Bình Dương vs Bình Định, 18h00 ngày 17/1: Cửa dưới ‘ghi điểm’
- Con trai Thu Thủy che mắt khi mẹ hôn bạn trai kém 10 tuổi trong lễ vu quy
- Tại sao đọc sách là thú vui không thể bị thay thế?
- Tranh cãi xung quanh mẫu đồng phục cho nữ sinh mang bầu
-
Nhận định, soi kèo Chelsea vs Bournemouth, 02h30 ngày 15/01: Làm khó chủ nhà
Nguyễn Quang Hải - 14/01/2025 06:22 Ngoại Hạn ...[详细] -
“Cai sữa” cho tổ chức nghiên cứu trong trường đại học
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết của TƯ đặt ra để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là các trường đại học lớn phải là các trung tâm NCKH mạnh của cả nước, đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu thế giới. 500 tỷ mỗi năm cho nghiên cứu khoa học" alt="“Cai sữa” cho tổ chức nghiên cứu trong trường đại học" /> ...[详细] -
Quán quân The Voice Kids Quang Anh công khai bạn gái ở tuổi 18
Quang Anh – Quán quân The Voice Kids mùa đầu tiên - mới đây vừa đăng tải hình ảnh tình cảm mình chụp cùng bạn gái. Kèm theo đó, anh viết: "Có lẽ anh đăng bức ảnh này sẽ có nhiều người không thích hoặc không ủng hộ. Nhưng em xứng đáng với điều anh đang làm, người khiến anh không thể rời mắt".Trong ảnh, Quang Anh và bạn gái có khoảnh khắc nhìn nhau cười tình cảm. Dù công khai hẹn hò nhưng giọng ca 18 tuổi lại không để lộ mặt bạn gái khiến không ít người tò mò.
Hình ảnh của Quang Anh và bạn gái lần đầu được anh chia sẻ. “Giới thiệu đi nào!”, “Khoản này thì ủng hộ. Lớn rồi thì yêu thôi”, “Phải tag bạn gái vào chứ em!”,... là những bình luận của mọi bạn bè, fan dành cho Quang Anh.
Đáp lại mọi người, Quán quân The Voice Kids trả lời: "Kiểu gì cũng phải biết thôi. Đăng cái ảnh cho mấy người có người yêu biết mình không cô đơn chứ không lại bảo mình không ai theo".
Cậu bé Quang Anh thời điểm khi tham gia Giọng hát Việt nhí 2013. Quang Anh là một ca sĩ trẻ nổi danh khi tham gia chương trình Giọng hát Việt nhí năm 2013. Thời điểm ấy chỉ mới 12 tuổi nhưng anh được giới chuyên môn và khán giả đánh giá cao bởi khả năng ca hát, cảm thụ âm nhạc và phong cách trình diễn đầy máu lửa của mình. Với tài năng và những nỗ lực, anh đã vượt qua đối thủ nặng ký Phương Mỹ Chi để đoạt giải Quán quân của cuộc thi.
Sau khi trở thành “hiện tượng” sao nhí, Quang Anh không có ý định lấn sân hoàn toàn vào showbiz mà tập trung vào việc học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia.
Vắng bóng ba năm, nam ca sĩ trẻ dần đi hát trở lại tại các tụ điểm bên cạnh góp mặt trong các show lưu diễn nước ngoài cùng các nghệ sĩ Hoài Linh, Bằng Kiều, Thu Phương... Cùng với đó, anh cũng khiến nhiều người bất ngờ về ngoại hình khác lạ.
Giọng ca nhí ngày nào gây bất ngờ khi trở lại với ngoại hình khác lạ. Anh cũng đã đổi nghệ danh thành Quang Anh Rhyder và chọn dòng nhạc sôi động, hơi hướm Âu Mỹ. Nhiều ý kiến trên mạng xã hội nghi ngờ Quang Anh can thiệp ngoại hình bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Hồi tháng 5, Quang Anh đã thừa nhận phẫu thuật thẩm mỹ. Anh cho biết lý do chỉnh sửa là muốn có ngoại hình hoàn hảo và nhằm tôn trọng khán giả.
Trong một bài phỏng vấn, giọng ca nhí cũng tiết lộ biết yêu lần đầu năm 14 tuổi. Trái ngược với những ý kiến phản đối hay bình luận tiêu cực, Quang Anh cho rằng tình yêu chính là chất liệu khiến âm nhạc của anh thăng hoa, lãng mạn hơn.
Tuấn Chiêu
Phương Mỹ Chi, Quang Anh gây ngỡ ngàng với phong cách thời trang “người lớn”
Hai cái tên nổi bật bước ra từ Giọng hát Việt nhí mùa giải đầu tiên khiến nhiều người bất ngờ khi thay đổi hình tượng ngày càng chững chạc, người lớn khó nhận ra.
" alt="Quán quân The Voice Kids Quang Anh công khai bạn gái ở tuổi 18" /> ...[详细] -
Hoa hậu Mỹ Xuân xuất hiện sau scandal chấn động 7 năm trước
Trong lần hiếm hoi xuất hiện trước truyền thông, Hoa hậu Mỹ Xuân (ngoài cùng bên trái) gây bất ngờ khi bế bụng bầu hơn 8 tháng tham dự một buổi tiệc. Cô sắp sinh con gái đầu lòng. Tuy mang bầu ở tháng cuối thai kỳ nhưng Mỹ Xuân vẫn đầy rạng rỡ. Trên trang cá nhân, cô cũng thường xuyên chia sẻ hình ảnh đi chơi cùng người thân. Mỹ Xuân đã kết hôn và là giám đốc kinh doanh của một thương hiệu mỹ phẩm. Theo bạn bè của người đẹp tiết lộ, chồng cô là một nhà sản xuất phim có tên tuổi. Mỹ Xuân được khán giả biết đến với danh hiệu Hoa hậu Nam Mê Kông 2009. Cô cũng từng giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi nhan sắc. Vào tháng 6/2012, Mỹ Xuân gây chấn động truyền thông và dư luận khi bị bắt vì điều hành một đường dây môi giới bán dâm. Sau khi ra tù vào tháng 6/2014, cô tuyên bố rời xa showbiz, vì vậy người đẹp ít xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Tuy nhiên, đến đầu năm 2015, cô lại gây xôn xao khi xuất hiện trong MV của ca sĩ Quách Tuấn Du với hình ảnh nhạy cảm. Cũng sau lùm xùm này, Mỹ Xuân gần như mất tích khỏi showbiz. Mỹ Xuân từng bộc bạch về quá khứ không đẹp của mình: "Sự việc của tôi đã trôi qua rất lâu rồi. Cô gái nông nổi mà bạn từng biết đến, nghe thấy giờ đã bước qua tuổi thanh xuân. Tôi đang nỗ lực với cuộc sống hiện tại, vun vén cho gia đình để vượt qua những áp lực, định kiến. Với tôi, những ngày cũ luôn là bài học đắt giá để bản thân phấn đấu. Mong rằng mọi người hãy tin và ủng hộ cuộc sống bình yên lâu nay của tôi". Tuy đã kết hôn nhưng người đẹp luôn giữ kín danh tính của bạn đời. Hiện tại, cô sống bên gia đình tại một căn hộ cao cấp ở quận 2, TP.HCM. Lưu Hằng
Trường Giang nhảy cẫng vì Pew Pew và ViruSs nhận gần 350 triệu tiền thưởng
- Tham gia tập 1 "Tường lửa - The wall", Pew Pew và ViruSs đã mang về gần 350 triệu tiền thưởng từ chương trình.
" alt="Hoa hậu Mỹ Xuân xuất hiện sau scandal chấn động 7 năm trước" /> ...[详细] -
Siêu máy tính dự đoán Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/01
Nguyễn Quang Hải - 15/01/2025 04:10 Máy tính ...[详细] -
Song Joong Ki và Song Hye Kyo hoàn tất thủ tục ly hôn sáng nay
Theo các trang báo Hàn Quốc vừa đăng tải, 10h sáng 22/7/2019, Song Joong Ki và Song Hye Kyo đã hoàn tất thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, chưa có thông tin chi tiết về việc phân chia khối tài sản của cả hai.Thẩm phán Tòa án Gia đình Seoul đã có cuộc gặp kín với Song Joong Ki và Song Hye Kyo. Cuối cùng, cả hai đã chính thức ly hôn về mặt luật pháp.
Hai người đã từng là cặp đôi đẹp nhất làng giải trí Hàn Quốc.
Công ty chủ quản của Song Hye Kyo cũng đã lên tiếng chính thức về vụ việc:
“Xin chào, đây là công ty UAA.
Hôm nay ngày 22/7/2019, Song Joong Ki và Song Hye Kyo đã chính thức ly hôn tại tòa án Seoul. Không có bất cứ sự tranh chấp nào về tài sản giữa cả hai.
Trân trọng”.Trong phiên hòa giải, nếu như cả hai cùng có mặt và cùng có thái độ hợp tác thì buổi gặp mặt này sẽ có hiệu lực tương tự một phiên tòa. Song Joong Ki và Song Hye Kyo đã chọn ly hôn trong hòa bình thay vì dẫn nhau ra tòa.
Cuộc chia ly khiến nhiều người tiếc nuối. Cuộc hôn nhân của hai diễn viên chỉ kéo dài vỏn vẹn trong 20 tháng. Giữa những lời đồn đoán về nguyên nhân thật sự khiến cả hai quyết định xa nhau, tờ QQ có đăng tải một nghi vấn gây sốc là Song Hye Kyo đang mang bầu, tuy nhiên Song Joong Ki phát hiện ra rằng khi "tính ngày" thì không trùng khớp. Nguồn tin trong giới cho biết, Song Joong Ki đâm đơn ly hôn với Song Hye Kyo là có liên quan đến việc bầu bí của nữ diễn viên.
Tất cả thông tin trên đều không có cơ sở, nhưng lại được lan truyền với tốc độ chóng mặt và gây chấn động lớn. Cư dân mạng đã đặt nhiều giả thuyết xoay quanh chuyện này. Những người hâm mộ cho rằng Song Hye Kyo đang cần thời gian để hàn gắn lại những nỗi đau hậu ly hôn. Một số khác lại cho rằng Song Hye Kyo đang tranh thủ tình cảm thương hại của khán giả.
Thông tin do tờ QQ đăng tải. Đến thời điểm hiện tại, Song Joong Ki và Song Hye Kyo không có bất cứ động thái nào để lên tiếng về những nghi vấn xung quanh chuyên ly hôn của họ. Hai người chọn cách im lặng và tiếp tục công việc của mình.
Mời xem clip được tạo tự động của bài viết:
Thùy Liên
Thanh Hằng thắt tóc bím trẻ trung đón tuổi 37
- Trong tiệc sinh nhật, xuất hiện trong bộ trang phục cá tính cùng mái tóc được thắt bím 2 bên, Thanh Hằng khiến fan bất ngờ vì quá trẻ so với tuổi.
" alt="Song Joong Ki và Song Hye Kyo hoàn tất thủ tục ly hôn sáng nay" /> ...[详细] -
Con trai Thu Thủy che mắt khi mẹ hôn bạn trai kém 10 tuổi trong lễ vu quy
Toàn cảnh lễ vu quy của Thu Thủy và Kin Nguyễn:Sau màn cầu hôn lãng mạn vào giữa tháng 6 cùng đám cưới ở nhà trai tại Đà Lạt vào đầu tháng 7 thì sáng nay (17/7), Kin Nguyễn và Thu Thủy đã làm lễ vu quy tại nhà riêng của cô dâu. Lễ vu quy của nữ ca sĩ và bạn trai kém 10 tuổi có sự góp mặt của hai bên gia đình cùng đồng nghiệp, bạn bè của cặp đôi. Cặp đôi chọn áo dài cưới truyền thống, tông màu vàng chủ đạo. Đôi uyên ương cùng thực hiện các nghi lễ bên bàn thờ tổ tiên, chính thức trở thành vợ chồng. Bố mẹ hai bên gia đình hạnh phúc trong ngày trọng đại của hai con. Thu Thủy được hai mẹ trao quà cưới giá trị. Mối quan hệ của cô với gia đình nhà chồng rất tốt đẹp. Chính mẹ chồng đã ủng hộ rất nhiều trong chuyện tình cảm của cả hai. Nhờ tình thương đó mà cô quyết định mở lòng và kết hôn lần nữa. Con trai riêng của Thu Thủy cũng diện áo dài chứng kiến khoảnh khắc hạnh phúc của mẹ. Cậu bé tỏ ra lém lỉnh khi lấy tay che mắt lúc bố mẹ hôn nhau ngọt ngào. Chồng của Thu Thủy được biết tới với nickname Kin Nguyễn. Anh sinh năm 1995, quê gốc Đà Lạt, đang sống và làm việc tại Sài Gòn. Kin Nguyễn đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Trong ngày quan trọng của đời mình, Thu Thủy trông rất nhẹ nhàng và e ấp. Chú rể chụp hình cùng dàn phù dâu, phù rể. Cô dâu cùng người thân và bạn bè. Chiều tối nay, cặp đôi tiếp tục tổ chức lễ cưới tại một nhà hàng sang trọng ở TP.HCM. Thu Thuỷ và chồng chọn tông vàng pastel nhẹ nhàng và ngọt ngào làm màu sắc chủ đạo cho lễ vu quy. Phía bên ngoài lối ra vào được trang trí đơn giản nhưng đầy tinh tế. Lưu Hằng
Ảnh: Kelvin Đỗ
Thu Thủy song ca cùng bạn trai kém 10 tuổi trong lễ cưới
- Thu Thủy hạnh phúc nắm tay bạn trai Kin Nguyễn tiến vào lễ đường và song ca bài hát "Ngày hạnh phúc".
" alt="Con trai Thu Thủy che mắt khi mẹ hôn bạn trai kém 10 tuổi trong lễ vu quy" /> ...[详细] -
Việt Hương và chồng hôn nhau kỷ niệm 13 năm ngày cưới
Ngày 18/07, Việt Hương cùng chồng - nhạc sĩ Hoài Phương và con gái đến thăm nhà nghệ sĩ Hoàng Mập tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Trong bữa tiệc thân mật, cô được bạn bè gây bất ngờ khi mang tặng bánh kem kỷ niệm 13 năm ngày cưới. Nữ nghệ sĩ cho biết cô và chồng hiếm khi tổ chức lễ kỷ niệm vì quan niệm mỗi ngày đều là ngày cưới. Trong những năm trước, vợ chồng Việt Hương thường kỷ niệm ngày đặc biệt bằng cách tổ chức từ thiện, trao quà cho những hoàn cảnh khó khăn. Cặp đôi trao nhau nụ hôn trước sự chúc mừng của bạn bè, người thân. Do tính chất công việc, Việt Hương không có dịp gần gũi gia đình nhiều nhưng cả chồng và con gái đều thông cảm cho cô. Chiếc bánh kem mừng kỷ niệm ngày cưới do vợ cũ cầu thủ Thanh Bình là Huỳnh Thảo Trang và con gái lớn Hoàng Mập đặt mua từ Sài Gòn. Trước đó, nữ nghệ sĩ hài cũng hạnh phúc chia sẻ món quà do chồng gửi tặng vào đúng ngày kỷ niệm kết hôn trên facebook. Con gái Việt Hương - Elyza Phương Vy cũng có mặt trong ngày vui của bố mẹ. Cô bé sở hữu nhiều nét giống bố và có khả năng vũ đạo cũng như võ thuật rất điệu nghệ. Cách đây không lâu bé đã giành được huy chương đồng môn wushu, thuộc top 3 học sinh học tốt tại một trường ở Mỹ. Chồng Việt Hương là nhạc sĩ Hoài Phương – một gương mặt kỳ cựu trong giới nhạc công tại Hải ngoại. Chia sẻ về người chồng hơn mình 5 tuổi, Việt Hương cho rằng 15 năm sống cùng nhau không dài nhưng cũng không ngắn. Hoài Phương "thích tất cả mọi thứ" ở vợ còn với Việt Hương là sự nể phục, tôn trọng lẫn nhau. Do khoảng cách địa lý, mỗi năm Việt Hương chỉ có những ngày ngắn ngủi quây quần cùng chồng con. Vì thế, dịp Giáng sinh hay lễ Tết, nữ nghệ sĩ từ chối nhiều lời mời diễn để về Mỹ đoàn tụ gia đình. Hoàng Mập chia sẻ anh mời vợ chồng Việt Hương đến chơi nhà và thả cá koi. Việt Hương còn tự chọn một số con cá để đặt tên như Hoài Linh, Hữu Nghĩa, Việt Hương, Hoài Phương (chồng Việt Hương), Hoàng Mập, vợ Hoàng Mập, Minh Nhí... Mỗi con cá có giá trung bình từ 2000-4000 USD. Tuấn Chiêu
Ảnh: Duy England
Biệt phủ rộng 1.600m2 nhiều đại gia hỏi mua của Hoàng Mập
– Hoàng Mập đầu tư xây dựng biệt phủ rộng rãi, thoáng mát theo phong cách xưa dành tặng vợ con.
" alt="Việt Hương và chồng hôn nhau kỷ niệm 13 năm ngày cưới" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Al Najma vs Al Jandal, 19h35 ngày 15/1: Cửa trên thắng thế
Hư Vân - 15/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...[详细] -
Apple như 'ông kẹ' không thể nêu tên trong mắt đối tác
Apple có lẽ là nhà sản xuất smartphone nổi tiếng và dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên, với các đối tác của Táo khuyết, "Apple" là cái tên phải tránh trong các tài liệu để không bị lộ bí mật kinh doanh.
Trong tài liệu hoặc báo cáo tài chính của các công ty cung ứng linh kiện, Apple thường được nhắc đến với những tên gọi đầy ẩn ý như "hãng A giấu tên", "khách hàng đến từ Bắc Mỹ". Theo Wall Street Journal, các đối tác sợ lộ bí mật làm ăn với Apple, vì có thể bị trừng phạt khi mất những hợp đồng trị giá hàng trăm triệu USD.
Hãng A giấu tên
Với các đối tác châu Á, Apple thường được nhắc đến với tên gọi là “công ty trái cây” hoặc “Fuji”, loại táo được trồng tại Nhật. Đôi khi, hãng còn được gọi bằng những cái tên mỹ miều khác như “công ty 3.000 tỷ USD” (nhằm ám chỉ giá trị thị trường của hãng), “đối tác đáng kính đến từ Bắc Mỹ” hoặc chỉ đơn giản là “hãng A vĩ đại”.
Tài liệu tháng 1 của O-Film, tập đoàn chuyên sản xuất mô-đun camera cho smartphone, cho biết hãng đã lỗ 426 triệu USD trong năm 2021. Một trong những nguyên nhân được đưa ra là vì “ngừng hợp tác một khách hàng nước ngoài”.
Khách hàng ấy là ai? Đại diện của O-Film không mảy may tiết lộ.
Các công ty sản xuất linh kiện luôn e ngại khi nhắc đến tên của hãng smartphone có hình trái táo cắn dở vì sợ đụng chạm. Ảnh: Zuma Press.
Trái ngược với nhân vật "chúa tể hắc ám" Voldemort trong loạt truyện Harry Potter, hãng A giấu tên không xuất hiện cạnh một con rắn lớn hay ếm những lời nguyền chết chóc. Nhưng sức mạnh của thương hiệu này lại đáng gờm không kém cạnh Voldemort. Apple có thể là người mang đến, cũng có thể là kẻ tước đoạt những hợp đồng linh kiện và dịch vụ điện tử trị giá hàng trăm triệu USD.
Đây chính là lý do tại sao những nhà cung ứng luôn e ngại khi nhắc đến tên tập đoàn công nghệ trong những lần phát ngôn. Họ sợ mình vô tình làm lộ những thông tin trọng yếu.
Việc cảnh giác không thừa. Trong một tài liệu gửi đến tòa án năm 2014, GT Advanced Technologies nhắc đến thỏa thuận tuyệt mật với Apple. Công ty này, hiện đã phá sản, cam kết sẽ phải trả 50 triệu USD cho mỗi lần làm lộ thông tin.
Thỏa thuận này ghi rõ không chỉ thông tin thương mại thông thường, chỉ riêng việc thừa nhận có quan hệ làm ăn với Apple đã là lộ bí mật.
Vào năm 2020, sau cách ly xã hội do đại dịch Covid-19, buổi ra mắt sản phẩm mới vào tháng 9 hàng năm của hãng công nghệ hình trái táo cắn dở có phần chậm trễ. Nguyên nhân được cho là đến từ các nhà cung ứng linh kiện. Nhưng không một ai hay biết cụ thể đó là nguyên nhân gì.
Apple là thương hiệu quen thuộc của mọi người, nhưng lại rất kín tiếng trong giới sản xuất. Ảnh: AP.
Trong buổi báo cáo tài chính vào tháng 6/2020 của hãng sản xuất chip Broadcom, một nhà phân tích cho rằng “mức tăng trưởng của hãng công nghệ giấu tên sẽ chững lại do ‘thời vụ’”. CEO Hock E. Tan của Broadcom ngay lập tức hiểu ra vấn đề.
Ông Tan cho biết mình hiểu nhà phân tích đang ám chỉ điều gì. Ông cũng xác nhận Broadcom đang sản xuất chip cho “một thương hiệu smartphone hàng đầu tại Bắc Mỹ”. Hock E. Tan thừa nhận sản phẩm của hãng đó đang bị chậm.
Không phải "hãng bí ẩn" duy nhất
Samsung hiện là đối thủ đáng gờm của “hãng công nghệ trái cây”. Tuy nhiên, tập đoàn Hàn Quốc đồng thời là nhà cung cấp màn hình và các linh kiện khác cho Apple. Nhân viên làm việc tại Samsung ví von vị khách hàng này là “bạn kiêm thù”. Ngược lại, về phần Apple, nhân viên tại đây chỉ đơn giản gọi Samsung là… Samsung.
Tập đoàn Foxconn hiện là nhà cung ứng, sản xuất linh kiện chính cho Apple. Mới đây, bản báo cáo hàng năm của tập đoàn, tuy dài 860 trang nhưng chỉ nhắc đến tên vị khách hàng thân thiết một lần duy nhất. “Hãng A” nằm ở vị trí đầu tiên trong danh sách những đối tác quan trọng của Foxconn, đơn giản vì bảng được xếp theo thứ tự từ A - Z.
Trung bình cứ hơn 5 smartphone được bán ra thị trường trong quý 4/2021 thì có một chiếc là của hãng A giấu tên. Ảnh: AP.
Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), cũng chỉ nhắc đến đối tác này 2 lần trong báo cáo hàng năm, nhưng với vai trò là người phát hành trái phiếu của TSMC, không phải khách hàng.
Khi được hỏi về vấn đề này, người đại diện của TSMC tránh nhắc đến tên thương hiệu. “Một trong những phương thức chủ chốt để xây dựng lòng tin ở khách hàng là phải bảo vệ thông tin tuyệt mật của họ”, bà cho biết.
Apple không phải là công ty duy nhất nhạy cảm khi bị các đối tác gọi tên. Thực tế, Apple khá minh bạch về danh sách đối tác. Hàng năm, hãng vẫn phát hành bảng danh sách đối tác, có khoảng 200 cái tên của mình.
O-Film, hãng cung ứng mô-đun camera, cho biết ngoài việc ngừng hợp tác với “đối tác nước ngoài”, doanh thu của công ty còn bị ảnh hưởng bởi “H”.
Nhà sản xuất linh kiện mô tả “H” là một hãng smartphone tại Trung Quốc bị cấm vận về nguồn cung chip. Không cần tìm hiểu quá sâu, có thể biết hãng H này là Huawei, tập đoàn bị Mỹ áp lệnh trừng phạt vào năm 2020.
Một vị khách VIP của O-Film tên “Tim” đã ghé thăm dây chuyền sản xuất của công ty tại Trung Quốc vào năm 2017 và hết lòng khen ngợi camera selfie. Ông cũng chia sẻ dòng trạng thái “Cười lên nào” trên Weibo của mình.
Tim Cook từng đến thăm cơ sở sản xuất của O-Film với tên gọi "vị khách VIP tên Tim". Ảnh: AFP.
Đến khi chính phủ Mỹ cho O-Film vào danh sách đen, mối quan hệ hữu hảo này cũng biến mất. O-Film sau đó chỉ nhắc rất ngắn gọn về thông tin này trong tài liệu gửi lên tòa án.
Tuy nhiên, vẫn có người không ngại công khai gọi tên hãng A giấu mặt này. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) dành hẳn 1 phút trên bản tin thương mại để nói về vấn đề của O-Film, đồng thời nhắc tên vị khách hàng đã ngừng hợp tác với O-Film tới 6 lần. CCTV dùng câu chuyện này để kêu gọi các nhà cung ứng tránh phụ thuộc vào một thương hiệu duy nhất.
(Theo Zing)
Smartphone ngày càng đắt đỏ, công lớn của Apple
Năm 2021, doanh thu smartphone toàn cầu chạm mốc 448 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2020, giá bán trung bình cũng tăng 12%, lên 322 USD.
" alt="Apple như 'ông kẹ' không thể nêu tên trong mắt đối tác" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Farense vs Benfica, 03h15 ngày 15/1: Không có cơ hội cho chủ nhà
iPhone X trở thành vintage khi nào, obsolete khi nào?
Theo quy định mới nhất, người dùng một sản phẩm iPhone, iPad, iPod, Mac, hay Apple TV có thể được sửa chữa và cung cấp linh kiện thay thế chính hãng từ cửa hàng Apple, hay cửa hàng ủy quyền, trong thời hạn 5 năm kể từ khi "nhà Táo" ngừng bán thiết bị đó.
Thời hạn dịch vụ vụ sửa chữa và cung cấp linh kiện thay thế có thể kéo dài thêm 2 năm, nếu như linh kiện vẫn còn. Quá 7 năm, thiết bị được xếp vào danh sách "hết hạn" (obsolete) và không thể được Apple hỗ trợ nữa. Trong thời hạn từ 5 đến 7 năm, thiết bị được xếp vào danh sách "đồ cũ" (vintage).
iPhone X trở thành vintage khi nào, obsolete khi nào?
Thế hệ X ra mắt vào tháng 9/2017, nhưng ngừng bán khá sớm vào tháng 9/2018. Theo quy định hiện nay, sản phẩm này sẽ được đưa vào danh sách vintage vào tháng 9/2023.
Như vậy, người dùng iPhone X có thêm ít nhất 1,5 năm nữa để được hỗ trợ chính hãng từ Apple, và thêm 2 năm kèm điều kiện linh kiện vẫn còn.
Người dùng có thể xem danh sách thiết bị obsolete và vintage của Apple ở địa chỉ: support.apple.com/en-us/HT201624.
Anh Hào (Theo MacRumors, endoflife.date)
Quy định thời hạn sửa chữa iPhone như thế nào?
Quá thời hạn 7 năm, iPhone sẽ được xếp vào danh sách "obsolete" và không thể được Apple hỗ trợ nữa. Trong thời hạn từ 5 đến 7 năm, thiết bị được xếp vào danh sách "vintage".
" alt="iPhone X trở thành vintage khi nào, obsolete khi nào?" />
- Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Sydney FC, 13h00 ngày 15/1: Trái đắng sân nhà
- Tâm sự cảm động của cô giáo cắm bản
- Con trai danh ca Hương Lan cưới vợ ngoại quốc ở tuổi 42
- Tra Google hàng ngày nhưng bạn đã biết đến những điều này?
- Soi kèo phạt góc Wellington Phoenix vs Sydney FC, 13h00 ngày 15/1: Đội khách áp đảo
- Quán quân The Voice Kids Quang Anh công khai bạn gái ở tuổi 18
- Cơ hội giành học bổng toàn phần tại ĐH Quốc gia Singapore (NUS)