Dự đoán Eibar vs Getafe (18h 8/12) bởi La Liga Expert
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Port FC vs Khonkaen United, 18h00 ngày 15/1: Sáng cửa dưới -
Đậu phụ là món thay thế phổ biến cho thịt nhưng liệu nó có thực sự tốt?Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), đậu phụ còn chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, mangan, sắt, vitamin A.
Đậu phụ có thực sự tốt cho sức khỏe?
Chuyên gia Mok chia sẻ với CNBC, thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng có isoflavone, một loại estrogen thực vật. Theo AHA, các sản phẩm từ đậu nành và isoflavone không được ưa chuộng ở Mỹ do lịch sử phức tạp.
Một số người liên kết isoflavone với sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Mối lo ngại này bắt nguồn từ mối liên hệ giữa mức tăng estrogen và nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn. Điều này đã khiến nhiều người không coi đậu phụ như một lựa chọn thay thế lành mạnh.
Vậy liệu đậu phụ có thực sự tốt? Theo chuyên gia trên, xét về các khoáng chất và vitamin, đậu phụ là một lựa chọn lành mạnh để mọi người cân nhắc.
Quan niệm cho rằng đậu nành có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe là hoàn toàn sai lầm. Theo đó, mặc dù đậu nành có chứa isoflavone nhưng chúng tương tự như estrogen của con người (estrogen nội sinh) và thực tế là yếu hơn nhiều.
Mok cũng lưu ý rằng isoflavone cũng rất khác so với estrogen tổng hợp, có thể góp phần gây ra một số vấn đề sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy các hóa chất thực vật này (isoflavone) thậm chí có một số lợi ích sức khỏe giúp điều chỉnh estrogen, từ đó giúp bảo vệ chống lại ung thư vú.
Sau khi phân tích các nghiên cứu với hơn 9.500 người sống sót sau ung thư vú ở Trung Quốc và Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa việc tiêu thụ isoflavone từ đậu nành sau chẩn đoán và nguy cơ tái phát khối u thấp hơn 25%.
Và trong nhiều năm qua, đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc liệu ăn các sản phẩm từ đậu nành có thực sự có lợi cho sức khỏe tim mạch hay không. Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nó thực sự tốt cho tim mạch.
Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí y khoa Circulation cho thấy trong số 210.000 đàn ông và phụ nữ Mỹ, những người ăn đậu phụ ít nhất một lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 18% so với những người hầu như không ăn đậu phụ.
Giá trị của đậu nành
100g đậu nành cung cấp 400 kcal năng lượng, 34g chất đạm, 18,4g chất béo và các vi chất khác như canxi, magie, photpho, kẽm và một số vitamin nhóm B.
Đậu nành có nhiều đạm hơn thịt, nhiều canxi hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Đậu nành là một nguồn cung cấp protein có giá trị sinh học cao, chất xơ, kali và acid folic chất lượng cao. Nó cũng là nguồn cung cấp protein tốt, nhưng đậu nành lại không chứa cholesterol (do có nguồn gốc thực vật) và là nguồn cung cấp acid béo thiết yếu.
Do đó sử dụng đậu nành rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Theo bác sĩ Bệnh viện K Trung ương, cho đến nay, các nghiên cứu trên những người bệnh sau điều trị ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cho thấy không có tác dụng có hại nào từ đậu nành đối với sự phát triển khối u và nguy cơ tái phát ung thư.
Một số nghiên cứu còn cho thấy isoflavone có thể "kích hoạt" các gen làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và kích thích quá trình tự hủy của chúng ("quá trình tự chết"). Các hợp chất này cũng có thể hỗ trợ khả năng chống oxy hóa của cơ thể và sửa chữa DNA, giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư.
Đậu nành được xem như một loại thực phẩm có lợi trong khẩu phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Từ đậu nành có thể chế biến ra các món ăn ngon miệng, bổ dưỡng gần gũi với văn hóa và đời sống của người Việt Nam.
Do đó, không có lý do gì để tránh hoặc kiêng đậu nành, đừng để những lầm tưởng về đậu nành ngăn bạn thưởng thức chúng như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Khuyến nghị đậu nành cho bệnh nhân ung thư hiện nay là 1-2 đơn vị/ngày tương đương với 1-2 bìa đậu phụ, 1-2 cốc sữa đậu nành, 30-60g hạt đậu nành.
"> -
Gặp họa khi làm đẹp vì tin lời đồn thổiTiêm thuốc làm trắng da ở thẩm mỹ viện, chị Nguyễn Thị H đã bị sốc phản vệ, suýt nguy hiểm tính mạng. Ảnh: BSCC Các bác sĩ tiến hành cấp cứu, mở lại đường mổ cũ, máu đã khô, thám sát bằng mắt vẫn không thấy kim đâu. Để tìm kim, kíp phẫu thuật phải miết khẽ ở bờ trên sụn và túi cùng kết mạc mi trên thấy hơn lợn gợn. Sau một hồi mò mẫm như thể “mò kim đáy bể”, kíp mổ mừng rỡ khi tìm thấy kim và lấy ra khỏi mắt bệnh nhân an toàn.
“Đây không phải lần đầu tiên chúng tôi “mò kim” trong mắt các bệnh nhân sau khi họ phẫu thuật làm đẹp, khâu nhấn mi mắt. Tôi đếm ít nhất đã 4 lần trong thời gian gần đây, tôi làm công việc này” – bác sĩ Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt T.Ư) nói.
"Nhu cầu làm đẹp là chính đáng nhưng mọi người đều phải thận trọng, lựa chọn các dịch vụ phù hợp, tại cơ sở uy tín, được cấp phép. Bác sĩ phẫu thuật phải là người được đào tạo, có chứng chỉ, văn bằng hợp pháp...”.
Bác sĩ Hoàng Cương
"> -
Cách tốt nhất để giải độc cơ thể là gì?Gan là một cơ quan giải độc tự nhiên của cơ thể (Ảnh: Shutter).
Uống quá nhiều rượu có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến chức năng gan của bạn bằng cách gây tích tụ chất béo, viêm và sẹo. Khi điều này xảy ra, gan không thể hoạt động đầy đủ và thực hiện các nhiệm vụ cần thiết của mình, bao gồm lọc chất thải và các chất độc khác ra khỏi cơ thể.
Tập trung vào giấc ngủ
Đảm bảo giấc ngủ chất lượng đầy đủ mỗi đêm là điều bắt buộc để hỗ trợ sức khỏe của cơ thể và hệ thống giải độc tự nhiên. Ngủ cho phép não của bạn sắp xếp lại và tự nạp lại năng lượng, cũng như loại bỏ các sản phẩm phụ thải độc tích tụ trong suốt cả ngày.
Một trong những sản phẩm thải đó là một loại protein có tên là beta-amyloid, góp phần gây ra bệnh Alzheimer. Khi thiếu ngủ, cơ thể không có thời gian để thực hiện các chức năng đó, do đó độc tố có thể tích tụ và ảnh hưởng đến một số khía cạnh của sức khỏe.
Ngủ kém có liên quan đến các hậu quả sức khỏe ngắn hạn và dài hạn, chẳng hạn như căng thẳng, lo lắng, huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường type 2 và béo phì.
Bạn nên ngủ thường xuyên từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm để giúp tăng cường sức khỏe.
Uống nhiều nước hơn
Nước không chỉ giúp giải cơn khát, nó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bôi trơn các khớp, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời giải độc cơ thể bằng cách loại bỏ các chất thải. Các tế bào trong cơ thể phải liên tục tự phục hồi để hoạt động tối ưu và phân hủy các chất dinh dưỡng để cơ thể sử dụng làm năng lượng.
Tuy nhiên, các quá trình này giải phóng chất thải dưới dạng urê và carbon dioxide, có thể gây hại nếu chúng tích tụ trong máu. Nước vận chuyển các chất thải này, loại bỏ chúng hiệu quả thông qua việc đi tiểu, thở hoặc đổ mồ hôi. Vì vậy, việc duy trì đủ nước là rất quan trọng để giải độc.
Lượng nước uống hàng ngày đầy đủ là 3,7 lít đối với nam giới và 2,7 lít đối với phụ nữ. Bạn có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào chế độ ăn uống, nơi bạn sống và mức độ hoạt động.
Giảm lượng đường và thực phẩm chế biến sẵn nạp vào cơ thể
Nghiên cứu liên kết việc tiêu thụ nhiều thực phẩm có đường và chế biến sẵn với bệnh béo phì và các bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
Những căn bệnh này cản trở khả năng giải độc tự nhiên của cơ thể bằng cách gây hại cho các cơ quan đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn như gan và thận.
Ví dụ, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, một tình trạng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan.
Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào của bạn khỏi tổn thương do các phân tử được gọi là gốc tự do gây ra. Căng thẳng oxy hóa là tình trạng xuất phát từ việc sản xuất quá nhiều các gốc tự do.
Cơ thể tự nhiên sản xuất các phân tử này cho các quá trình tế bào, chẳng hạn như tiêu hóa. Tuy nhiên, rượu, khói thuốc lá, chế độ ăn ít chất dinh dưỡng và tiếp xúc với chất ô nhiễm có thể tạo ra quá nhiều gốc tự do.
Các phân tử này gây tổn thương cho nhiều loại tế bào. Nghiên cứu cho thấy tổn thương gốc tự do đóng vai trò trong các tình trạng như chứng mất trí, bệnh tim, bệnh gan, hen suyễn và một số loại ung thư.
Ăn chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể bạn chống lại căng thẳng oxy hóa do các gốc tự do dư thừa và các độc tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.
Vì thế, bạn hãy tập trung vào việc bổ sung chất chống oxy hóa từ thực phẩm chứ không phải từ thực phẩm bổ sung. Uống quá nhiều thực phẩm bổ sung chất chống oxy hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhất định.
Các ví dụ về chất chống oxy hóa bao gồm vitamin A, vitamin C, vitamin E, selen, lycopene, lutein và zeaxanthin. Quả mọng, trái cây, hạt, ca cao, rau, gia vị và đồ uống như cà phê và trà xanh có một số lượng chất chống oxy hóa cao nhất
Ăn thực phẩm giàu prebiotic
Sức khỏe đường ruột rất quan trọng để duy trì hệ thống giải độc khỏe mạnh. Các tế bào ruột có hệ thống giải độc và bài tiết giúp bảo vệ ruột và cơ thể khỏi các độc tố có hại, chẳng hạn như hóa chất.
Sức khỏe đường ruột tốt bắt đầu từ prebiotic, một loại chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn được gọi là probiotic. Với prebiotic, vi khuẩn có lợi có thể sản xuất các chất dinh dưỡng được gọi là axit béo chuỗi ngắn có lợi cho sức khỏe.
Sử dụng thuốc kháng sinh, vệ sinh răng miệng kém và chất lượng chế độ ăn uống đều có thể làm thay đổi sự cân bằng vi khuẩn trong ruột. Do đó, sự thay đổi không lành mạnh này ở vi khuẩn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và giải độc và làm tăng nguy cơ mắc bệnh và viêm nhiễm.
Ăn thực phẩm giàu prebiotic có thể giúp hệ thống miễn dịch và giải độc khỏe mạnh. Các nguồn thực phẩm giàu prebiotic bao gồm cà chua, atisô, chuối, măng tây, hành tây, tỏi và yến mạch…
Giảm lượng muối nạp vào cơ thể
Đối với một số người, thải độc là cách loại bỏ lượng nước dư thừa. Tiêu thụ quá nhiều muối có thể khiến cơ thể bạn giữ lại lượng nước dư thừa, đặc biệt là nếu bạn mắc tình trạng ảnh hưởng đến thận hoặc gan hoặc nếu bạn không uống đủ nước.
Tăng lượng nước nạp vào cơ thể là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ lượng nước dư thừa do tiêu thụ quá nhiều muối.
Đó là vì khi bạn tiêu thụ quá nhiều muối và không đủ nước, cơ thể bạn sẽ giải phóng một loại hormone chống bài niệu ngăn bạn đi tiểu và do đó ngăn cản quá trình giải độc.
Bằng cách tăng lượng nước nạp vào cơ thể, cơ thể sẽ giảm tiết hormone chống bài niệu và tăng lượng nước đi tiểu, loại bỏ nhiều nước và chất thải hơn. Tăng lượng thực phẩm giàu kali - giúp cân bằng một số tác dụng của natri - cũng có ích. Thực phẩm giàu kali bao gồm khoai tây, bí, đậu thận, chuối và rau bina.
Duy trì hoạt động
Tập thể dục thường xuyên - bất kể cân nặng cơ thể - có liên quan đến tuổi thọ cao hơn và giảm nguy cơ mắc nhiều tình trạng và bệnh tật, bao gồm bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim, huyết áp cao và một số bệnh ung thư.
Mặc dù có một số cơ chế đằng sau lợi ích sức khỏe của việc tập thể dục, nhưng giảm viêm là một điểm chính. Bằng cách giảm viêm, tập thể dục có thể giúp các hệ thống trong cơ thể - bao gồm cả hệ thống giải độc - hoạt động bình thường và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Bạn nên đặt mục tiêu tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150-300 phút mỗi tuần, chẳng hạn như đi bộ nhanh, hoặc hoạt động thể chất cường độ mạnh 75-150 phút mỗi tuần, chẳng hạn như chạy.
">