Thể thao

'Ông vua xiếc Việt' kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-01-21 18:42:48 我要评论(0)

Phòng làm việc của anh Thắng tại Rạp Xiếc Trung Ương chỉ rộng khoảng 16m2. Tại đâtin mới nhất về bóng đá việt namtin mới nhất về bóng đá việt nam、、

Phòng làm việc của anh Thắng tại Rạp Xiếc Trung Ương chỉ rộng khoảng 16m2. Tại đây,ÔngvuaxiếcViệtkểchuyệnănngủcùngtrănkhổnglồtin mới nhất về bóng đá việt nam anh trưng bày hàng loạt huy chương, bằng khen, những bức ảnh chụp ảnh với bạn diễn trăn trong gần 40 năm làm nghề.

Ngồi giữa những ký ức của chính cuộc đời mình, anh Thắng viết nốt những dòng kịch bản cuối cùng trong một vở xiếc, chưa được tiết lộ, nhưng đã được anh ấp ủ thực hiện suốt ba tháng nay. Vẫn vóc dáng cao lớn của "chàng Thạch Sanh đánh chằn tinh" trong tuổi thơ của đám trẻ 9X, vẫn mái tóc đặc trưng, có phần đuôi tóc dài chạm gáy. Anh Thắng đứng lên, gần ngay bức ảnh đã chụp cách đây hơn 10 năm, để thấy khuôn mặt, thần thái và phong độ của anh chẳng hề thay đổi.

Năm 1991, cái tên Tống Toàn Thắng lần đầu xuất hiện cùng xiếc trăn và gắn liền với hình tượng Thạch Sanh từ đó. Năm 1993, truyền thông Thụy Sỹ phát sốt với người đàn ông Việt Nam để bốn con trăn quấn quanh người, cùng loạt biệt danh quốc tế như "crazy man", "snake man"… Năm 2019, Tống Toàn Thắng là một trong hai nghệ sĩ xiếc đầu tiên tại Việt Nam được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Đó là những gì khán giả thấy.

Ông vua xiếc Việt kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ - 1

NSND Tống Toàn Thắng là nghệ sĩ xiếc trăn đầu tiên ở Việt Nam. Anh gắn liền với hình tượng chàng Thạch Sanh trong tuổi thơ của thế hệ 8X, 9X.

"Tôi chỉ gục ngã khi ánh đèn sân khấu đã tắt"

Rumani, Đông Âu, ngày Chủ Nhật mùa đông năm 2003.

Trước buổi biểu diễn, anh Thắng dậy sớm, đi bộ ra quán Internet gần nơi ở để nhận tin tức từ Việt Nam, như thường lệ. Lúc đó khoảng 8h sáng, chỉ có một chiếc mail duy nhất, nhưng anh đã phải mở đi mở lại vì không tin nổi vào mắt mình, trước dòng chữ: "Bố mất rồi anh ơi". 

Gần 20 năm ngồi kể lại buổi biểu diễn cuối cùng tặng bố ở quảng trường Rumani, đôi mắt anh Thắng vẫn ngấn lệ. Anh nhớ khi đó mình đã định bỏ lại tất cả để bay về Việt Nam, anh đã khóc không thể dừng trước khi được bác sĩ cho uống thuốc an thần. Nhưng rồi vì bố, và vì khán giả, người nghệ sĩ đã gói ghém mọi thứ riêng tư để bước lên sân khấu, trong hình tượng chàng Thạch Sanh khỏe mạnh, đầy năng lượng.

"Hàng nghìn khán giả vỗ tay tán thưởng tôi nhưng không ai biết, ngay khi tấm màn gió khép lại, tôi đã bật khóc", nghệ sĩ Tống Toàn Thắng kể lại. 

Với anh Thắng, việc kiểm soát cảm xúc của bản thân là yếu tố quyết định sự chuyên nghiệp của người nghệ sĩ. Vì theo anh, khán giả luôn xứng đáng được thấy những gì đẹp nhất, tốt nhất trên sân khấu. 

Vào nghề từ năm 1978, NSND Tống Toàn Thắng sớm nhận ra chân lý này khi may mắn được tham gia nhiều buổi biểu diễn quốc tế vòng quanh nước Mỹ, Đông Âu, Châu Á… những năm anh chỉ mới 25-27 tuổi. Dù thành danh sớm, nhưng con đường làm nghề của anh không trải đầy hoa hồng. 

Ông vua xiếc Việt kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ - 2

Tống Toàn Thắng (áo trắng) trong lần lưu diễn ở Mỹ.

Năm 1986, đang ở đỉnh cao sự nghiệp thì đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, xóa bỏ bao cấp. Những nghệ sĩ xiếc như anh bị cắt bỏ nhiều phần chế độ, nhiều người phải bỏ nghề đi xuất khẩu lao động để kiếm sống. Lúc đó, tiết mục mà anh Thắng tham gia có 4 thành viên thì 2 người bỏ ngang. Anh rơi vào trạng thái khủng hoảng, cả về kinh tế và tinh thần.

Một buổi sáng, anh Thắng vô tình xem được hình ảnh một cô gái bị trăn cuốn quanh người trên cuốn tạp chí của Nga. Anh khao khát được thực hiện một tiết mục tương tự, tại Việt Nam, nhưng người diễn chính là nam.

"Tôi bắt đầu tìm hiểu về trăn, lao vào tập luyện để chuẩn bị cho ngày thành lập rạp xiếc Trung Ương năm 1991. Như một cơ hội cuối cùng để làm nghề, và được xuất hiện trong rạp xiếc hiện đại nhất cả nước một lần trong đời", Nghệ sĩ Tống Toàn Thắng chia sẻ.

Tháng 12/1991, tiết mục "Thạch Sanh đánh chằn tinh, giải cứu công chúa" lần đầu ra mắt đã tạo ra cú nổ lớn. Khán giả ngỡ ngàng trước hình ảnh người đàn ông vạm vỡ quấn quanh người hai con trăn nặng hơn 90kg, có lúc dạo chơi, có khi kịch tính nghẹt thở. 

Hình ảnh "hoàng tử trăn" Tống Toàn Thắng từ đó xuất hiện trên hàng loạt các poster quảng cáo, trải khắp đường phố Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước. "Thấy tôi hùng dũng trên sân khấu nhưng khán giả không biết, trước khi diễn xiếc trăn đến một con lươn tôi cũng sợ", anh Thắng bật cười. 

Hơn 30 năm diễn xiếc trăn, chàng "Thạch Sanh" đã trải qua trên dưới 20 bạn diễn trăn, có con ở với anh mười mấy năm. Anh từng bốn lần suýt chết vì bị trăn cuốn đến nghẹt thở, cánh tay nham nhở không nguyên vẹn. Những vết sẹo do trăn gây ra trong quá trình luyện tập đều được anh hóa trang, che kín trước khi lên sân khấu.

Với nghệ sĩ xiếc, sự khổ luyện cũng là một yếu tố chinh phục khán giả, nhưng không phải bằng những vết thương mà phải bằng kỹ thuật biểu diễn đỉnh cao trên sân khấu.

Ông vua xiếc Việt kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ - 3

Năm 2019, Tống Toàn Thắng là một trong 2 nghệ sĩ xiếc đầu tiên tại Việt Nam được trao tặng danh hiệu NSND.

Nghệ thuật phải vì khán giả, phục vụ cho khán giả

Những năm 70 - 80, nghệ sĩ đi diễn theo chủ trương "nghệ thuật vị nghệ thuật", tức là nghệ thuật đứng độc lập với đời sống xã hội, chính trị, khước từ sứ mệnh của người nghệ sĩ trong quá trình đấu tranh xã hội. Những vở xiếc được xây dựng theo một quy chuẩn, đôi khi là lặp đi lặp lại và bắt khán giả phải theo. 

Theo NSND Tống Toàn Thắng: "Tư tưởng này buộc phải thay đổi nếu muốn nghệ thuật xiếc phát triển. Nghệ thuật bây giờ phải vị nhân sinh, phải vì con người, phải đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khán giả".

Xiếc là loại hình nghệ thuật mang tính quốc tế lớn, có thể kết hợp với nhiều thể loại khác. Để một vở xiếc hoàn chỉnh cần có đầy đủ các yếu tố: tính hấp dẫn, hồi hộp, tính thẩm mỹ và không thể bỏ qua tính chất giải trí. Giải trí trong tác phẩm không phải là chiêu trò câu kéo, không phải là bán hàng chợ, càng không để lu mờ những kỹ thuật đỉnh cao của người nghệ sĩ xiếc. 

Trong thời đại 4.0, những đạo diễn sân khấu, những nghệ sĩ cần có sự tìm hiểu về xu hướng, tận dụng lợi thế về sân khẩu, từ âm thành, hình ảnh đến trang phục để xây dựng một kịch bản hoàn hảo.

"Đây là một bài toán khó với người làm xiếc bởi phải cân bằng giữa tính chuyên môn và giải trí. Nhưng cần phải mạnh dạn thay đổi để thích nghi với thị trường, làm sao để xiếc không chỉ phục vụ cho trẻ em mà tất cả đối tượng đều có thể thưởng thức", anh Thắng nói. 

Ông vua xiếc Việt kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ - 4

Có những vở diễn xiếc diễn viên phải tập 2 - 3 năm chỉ để diễn trên sân khấu trong 5 - 7 phút. Trong ảnh là vở "Hà Nội những giấc mơ" năm 2017, do NSND Tống Toàn Thắng đạo diễn. 

Năm 2018, nghệ sĩ Tống Toàn Thắng tiên phong trong việc khắc họa chân dung người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, bằng hình thức xiếc. Các vở diễn như "Sống mãi Điện Biên"; "Ký ức Trường Sơn"; "10 cô gái ngã ba Đồng Lộc", "Vòng tròn bất tử", "Huyền thoại mẹ", "Vết chân tròn trên cát"… khi ra mắt đã gây tiếng vang lớn.

Các chương trình xiếc có nhạc sống, kết hợp với các ca sĩ, dàn hợp xướng và các nghệ sĩ xiếc phối hợp nhịp nhàng trên sân khấu. Trước phần biểu diễn, chương trình có phần giao lưu với các nhân chứng lịch sử về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Trung bình mỗi vở, nghệ sĩ Tống Toàn Thắng mất từ 3 tuần đến 3 tháng để hoàn thiện kịch bản.

Ông vua xiếc Việt kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ - 5

Trang phục của Thạch Sanh thường chỉ đóng khố, không mặc áo quần, để lộ da thịt để tăng sự tiếp xúc với trăn, như vậy nghệ sĩ dễ điều khiển "bạn diễn" hơn.

Trong các buổi biểu diễn, không chỉ có các cán bộ lão thành mà rất nhiều gia đình có con nhỏ, kể cả các bạn trẻ cũng tới xem. Thiếu tướng Huỳnh Đắc Lương, năm 2019 tròn 100 tuổi, một nhân chứng sống được mời tới vở "Sống mãi Điện Biên" đã nói với anh Thắng: "Tôi không ngờ có nhiều thế hệ đến xem như thế, cuối cùng đã có người mang chúng tôi ra ánh sáng". 

"Trách nhiệm của những người nghệ sĩ như tôi là phải mang họ ra ánh sáng, kể những câu chuyện cho mọi người biết về trang sử hào hùng của ông cha. Tôi muốn thế giới nhìn thấy, đây không phải người Việt Nam làm xiếc, mà loại hình xiếc này là thương hiệu riêng của Việt Nam", NSND Tống Toàn Thắng chia sẻ.

Giờ đây, khi đã lên làm "sếp" (Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam), anh Thắng vẫn nhận đi diễn những vai nhỏ, để điều phối sân khấu, hỗ trợ diễn viên của mình. Đặc biệt, anh vẫn liên tục nhập vai Thạch Sanh, biểu diễn xiếc trăn.

Anh Thắng chia sẻ, khán giả còn yêu cầu mình biểu diễn, còn muốn nhìn thấy mình đứng trên sân khấu tức là những nỗ lực của mình vẫn còn được ghi nhận.  

Ông vua xiếc Việt kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ - 6

Đời nghệ sĩ xiếc như con đom đóm, cháy hết mình rồi lụi tắt.

Nghệ sĩ Tống Toàn Thắng sinh năm 1967, tại Hà Nội. Hiện đang là Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam.

Năm 1978, Tống Toàn Thắng trúng tuyển Trường Xiếc Việt Nam. Năm 1983, anh ra trường về công tác tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Anh là nghệ sĩ xiếc Việt Nam đầu tiên diễn xiếc với trăn, qua hình tượng "Thạch Sanh đánh chằn tinh", gắn liền với tuổi thơ thế hệ 8X, 9X.

Năm 1992, Tống Toàn Thắng giành giải thưởng "Khán giả yêu thích nhất" và "Tiết mục đặc biệt nhất" tại Liên hoan Xiếc quốc tế ở Vũ Hán (Trung Quốc). Tên tuổi của anh từ đây được thế giới biết đến nhiều hơn.

Năm 2019, anh là một trong hai nghệ sĩ xiếc đầu tiên tại Việt nam được Thủ tướng trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Anh đã đi lưu diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Thái Lan, Trung Quốc, Thụy Điển, 16 quốc đảo của Thái Bình Dương, 97 thành phố; 41 tiểu bang ở Mỹ với gần 1.000 buổi diễn.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ,TB&XH) cho biết, theo báo cáo của các địa phương, bộ ngành, đến hết tháng 9/2019 đã có trên 9,2 triệu lao động nông thôn được học nghề các trình độ. Trong đó có 5,3 triệu người được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo chính sách của Đề án 1956.

Uớc tính đến hết năm 2019 sẽ có khoảng 9,6 triệu lao động nông thôn được học nghề các cấp trình độ, đạt 87% mục tiêu của Đề án (11,03 triệu người), trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là 5,59 triệu người, đạt 85% kế hoạch (6,558 triệu người của Đề án trong 11 năm 2010-2020.

Sau học nghề số người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn đạt trên 80,4%. Lao động nữ nông thôn được hỗ trợ học nghề chiếm 59,4% vượt mục tiêu đề ra.

Gần 65% lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề; trên 35% lao động nông thôn học nghề nông nghiệp để tiếp tục làm nghề nông nghiệp có năng suất, thu nhập cao hơn.

Các địa phương đã thông kê có gần 350 ngàn hộ nghèo có người tham gia học nghề có việc làm đã thoát nghèo, chiếm 61,5% số người nghèo tham gia học nghề; gần 300 ngàn hộ có người tham gia học nghề, có việc làm, thu nhập cao hơn mức thu nhập bình quân tại địa phương và trở thành hộ có thu nhập khá; gần 200 ngàn người sau học nghề đã thành lập tổ hợp tác, doanh nghiệp, hợp tác xã. Nhiều mô hình đào tạo nghề có hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, thực hiện mỗi làng một sản phẩm và thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới.

Nhận thức của người dân về học nghề có sự chuyển biến căn bản, từ chỗ tham gia học nghề để được hỗ trợ tiền ăn, học cho biết chuyển sang học nghề để nắm bắt khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, để có kiến thức, kỹ năng tìm được việc làm có thu nhập cao, làm giàu và giảm nghèo bền vững.

{keywords}
Sau 10 năm, hơn 9,2 triệu lao động nông thôn được học nghề các trình độ. Ảnh: Hạ Anh.

Kết quả trên đã góp phần thực hiện các tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 28% (có bằng chứng chỉ đạt 14,1%) năm 2009 lên 59,5% (có văn bằng chứng chỉ đạt khoảng 23%) cuối quý 1/2019, tăng 31,8%;

Vượt chỉ tiêu chung tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo của cả nước và Vùng Bắc Trung bộ Duyên hải miền Trung  trong xây dựng nông thôn mới 19,5%; vượt chỉ tiêu lao động có việc làm qua đào tạo ở hai vùng phát triển nhất (Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ) 35% (75/40%) và 3 vùng còn lại (Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long) 15% (40/25%);

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội từ 51,5% làm nông nghiệp năm 2009, xuống còn khoảng 35,4% cuối quý 1/2019, giảm 16,1%.

Nâng năng suất lao động từ 37,9 triệu đồng năm 2009 lên đạt 102,2 triệu đồng năm 2018, gấp 2,7 lần. Năng suất lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản 14,1 triệu đồng năm 2009 lên 39,8 triệu đồng năm 2018, gấp 2,82 lần.

Tuy nhiên, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn còn tồn tại.

Cụ thể, nội dung đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế không đạt mục tiêu của Đề án. Điều này do nguồn kinh phí trung ương bố trí thấp hơn so với kế hoạch và vướng mắc trong triển khai thực hiện quy định về đấu thầu đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

Kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Các vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc, Tây Nguyên có số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề thấp hơn các vùng khác, trong khi kinh phí Trung ương hỗ trợ bình quân luôn bằng hoặc cao hơn mức hỗ trợ bình quân chung của các vùng khác trong cả nước.

Hoạt động đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trung tâm cấp huyện chưa được quan tâm và hiệu quả chưa cao.

Việc xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn vẫn còn dàn trải, nhất là danh mục nghề nông nghiệp; một số địa phương chưa xây dựng, phê duyệt định mức chi phí đào tạo, xây dựng, phê duyệt chuẩn đầu ra cho các nghề đào tạo.

Lao động học một số nghề phi nông nghiệp chưa tìm được việc làm, do thị trường tại chỗ không có nhu cầu hoặc do tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; một số lao động học nghề nông nghiệp, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ rất khó khăn, hiệu quả việc làm sau đào tạo còn hạn chế,...

Mục tiêu và nhiệm vụ đề ra đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Năm 2020: Đào tạo nghề các cấp trình độ cho 1,43 triệu lao động nông thôn, trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho 950.000 lao động nông thôn (350.000 người học nghề nông nghiệp, 640.000 người học nghề phi nông nghiệp). Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 80%.

Giải đoạn 2021-2025: hàng năm đào tạo nghề các trình độ cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn, trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn.

Thanh Hùng

Tìm cách đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tìm cách đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Những hạn chế và giải pháp đã được các đại biểu đưa ra tại hội nghị về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên năm 2019, sơ kết 10 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn (2010 – 2019).

" alt="Những con số tích cực sau 10 năm đào tạo nghề cho lao động nông thôn" width="90" height="59"/>

Những con số tích cực sau 10 năm đào tạo nghề cho lao động nông thôn