您现在的位置是:Nhận định >>正文

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ứng dụng chuyển đổi số nối dài hành trình nhân ái

Nhận định37185人已围观

简介Chuyển đổi số ngày nay trở thành xu thế tất yếu,ộiChữthậpđỏViệtNamứngdụngchuyểnđổisốnốidàihànhtrìnhn...

Chuyển đổi số ngày nay trở thành xu thế tất yếu,ộiChữthậpđỏViệtNamứngdụngchuyểnđổisốnốidàihànhtrìnhnhânálịch thi đấu ngoại hạng anh tuần này nằm trong ưu tiên phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới, các tổ chức trên toàn cầu. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam không ngừng nỗ lực, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt, đầu mối kết nối, điều phối trong công tác nhân đạo, tất cả vì người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội, đóng góp tích cực trong Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Ứng dụng GIS trong quản lý thiên tai

Theo báo cáo công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ, hàng năm, Trung ương Hội Chữ thập đỏ và các tỉnh, thành Hội luôn chủ động xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác ứng phó nhằm sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả.

Công tác chuẩn bị lực lượng ứng phó được chú trọng, đội ngũ được đào tạo chuyên nghiệp, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và cứu trợ khẩn cấp. Đồng thời, các nguồn lực tài chính và hàng cứu trợ cũng luôn đảm bảo số lượng và chất lượng tại kho dự trữ.

Các tình nguyện viên của Hội trực tiếp ứng cứu, hỗ trợ người dân. (Ảnh: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)

Các tình nguyện viên của Hội trực tiếp ứng cứu, hỗ trợ người dân. (Ảnh: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)

Để chủ động trước khi thiên tai, thảm họa xảy ra, nhiều năm trở lại đây Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số bằng cách triển khai áp dụng và tiếp tục thí điểm các mô hình hỗ trợ tài chính dựa vào dự báo (Forecast-based Financing) đối với nắng nóng; đối với bão gió và lũ lụt do bão.

Các ứng dụng công nghệ thông tin như GIS (hệ thống thông tin địa lý) giúp xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai, phần mềm quản lý đội ngũ ứng phó thiên tai; các ứng dụng miễn phí như Kobotollbox cũng được sử dụng một cách hiệu quả và có chi phí thấp.

Mô hình xanh hóa các biện pháp giảm thiểu rủi ro NBS (Nature-Based Solutions) được thí điểm; cùng các sáng kiến như thu gom rác thải, xây dựng bếp ăn và nhà an toàn phòng chống thiên tai cũng được nhân rộng và phát triển. Hội cũng đẩy mạnh sử dụng các mạng xã hội, các phần mềm họp trực tuyển để chỉ đạo, giám sát, tập huấn, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp hội.

Trong năm 2024, các đợt bão lũ liên tiếp xảy ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, khiến hàng triệu người dân rơi vào tình cảnh khó khăn.

Đặc biệt là cơn bão số 3, trước những thiệt hại này, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhanh chóng triển khai các hoạt động cứu trợ, hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng, nhằm giúp họ vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống.

Trung ương Hội tổ chức 12 đoàn công tác của Trung ương Hội đi thăm hỏi, chia sẻ, động viên và cấp hàng và tiền mặt hỗ trợ các hộ gia đình tại 14 tỉnh/thành phố bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão.

Các Đoàn công tác nhận được sự quan tâm và tham gia trực tiếp của nhiều đồng chí lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, kịp thời chia sẻ, động viên cán bộ, cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là người dân vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Trung ương Hội ban hành Quyết định, Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp cho 20 tỉnh, thành tổng giá trị tiền và hàng trên 16,6 tỷ đồng cho khoảng 22.241 hộ tương đương 88.965 khẩu hưởng lợi tại 20 tỉnh, thành phố (trong đó: 6,65 tỷ đồng tiền mặt; trị giá hàng trên 9,9 tỷ đồng gồm: 3.200 thùng hàng gia đình, 100 bộ dụng cửa sửa nhà và 4.230 túi hàng lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu,…). Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành Hội đã vận động, cứu trợ tiền và hàng đến người dân tại 19 địa phương. Tổng giá trị tiền và hàng tính đến thời điểm hiện nay trên 250 tỷ đồng.

Tình nguyện viên Hội chữ thập đỏ phát đồ cứu trợ người dân vùng lũ ở Bắc Giang. (Ảnh: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)

Tình nguyện viên Hội chữ thập đỏ phát đồ cứu trợ người dân vùng lũ ở Bắc Giang. (Ảnh: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)

Chuyển đổi số trong vận động nguồn lực

Nhiều ứng dụng thiện nguyện ra đời giúp khoảng cách địa lí và tài chính không còn là rào cản. Việc ứng dụng công nghệ thông tin kết nối trực tiếp giữa người cho và người nhận, kết nối toàn xã hội trong hoạt động thiện nguyện góp phần nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo.

Trong những năm qua, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào hoạt động vận động nguồn lực với những kênh huy động nguồn lực như:

Thay đổi cách làm truyền thống đi “đến tận ngõ, gõ cửa từng nhà", việc sử dụng tin nhắn qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400 giúp đổi mới phương thức quyên góp thuận tiện cho cộng đồng.

Cách làm này cũng cho phép các thuê bao điện thoại cố định, di động trên toàn quốc bằng dịch vụ tin nhắn, tự nguyện đóng góp kinh phí hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và phục vụ các mục đích nhân đạo, từ thiện khác.

Từ năm 2010 đến nay, Hội Chữ thập đỏ Việt nam tổ chức gần 60 chiến dịch nhắn tin qua cổng 1400 thu về gần 100 tỷ đồng, nhiều chương trình có kết quả rất lớn, đạt hơn 20 tỷ đồng như Chung sức vì biển đảo quê hương, Cứu trợ miền Trung lũ lụt năm 2010.

Thời điểm dịch bệnh xảy ra, giãn cách xã hội kéo dài ở các thành phố lớn làm cho các cá nhân, tổ chức muốn đứng ra kêu gọi và triển khai từ thiện cũng trở nên khó. Trước những khó khăn trên, nhiều ứng dụng thiện nguyện ra đời nhằm giúp các cá nhân, tổ chức có thể làm từ thiện tại nhà.

Hoạt động nhân ái mỗi dịp Tết đến Xuân về. (Ảnh: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)

Hoạt động nhân ái mỗi dịp Tết đến Xuân về. (Ảnh: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)

Ứng dụng thiện nguyện iNhadao thuộc đề án iTrithuc của chính phủ triển khai và giao Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức thực hiện không chỉ mang đến cơ hội quyên góp tiền, các ứng dụng này phát triển với nhiều tính năng cùng các hình thức khác nhau để giúp đỡ những gia đình khó khăn, đồng hành cùng họ tìm thấy được những lạc quan và niềm tin để vững tâm vượt qua đại dịch.

Bên cạnh các ứng dụng quyên góp trực tiếp nguồn kinh phí ủng hộ, Hội Chữ thập đỏ kết hợp sử dụng các nền tảng thể thao trực tuyến gắn với chiến dịch gây quỹ cộng đồng.

Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái” được thực hiện trên nền tảng vRace trong 56 ngày (từ 25/2 - 21/4), nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và hướng tới 70 năm ngày giải phóng Thủ đô.

Theo kết quả, "Triệu bước chân nhân ái" thu hút gần 100.000 người tham gia (vượt 137% mục tiêu), hoàn thành 2,5 triệu km (vượt kế hoạch 352%). Sau hai tháng diễn ra chiến dịch, ban tổ chức đã huy động được 14,2 tỷ đồng. Trong đó, nguồn đối ứng qua ứng dụng thể thao vRace là 7 tỷ đồng

Có thể nói lợi ích của việc sử dụng công nghệ thông tin trong vận động nguồn lực rất hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn nhân lực.

Như Loan

Tags:

相关文章



最新文章

友情链接