Nhận định, soi kèo Hà Nội vs HAGL, 19h15 ngày 24/1: Bám đuổi đội đầu bảng
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Petrojet vs Al Masry, 21h00 ngày 23/1: Bắt nạt ‘lính mới’ -
Viettel nằm trọn trong dòng chảy 40 năm đổi mới của đất nướcThừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Thượng tướng Lê Huy Vịnh đã trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho Viettel. Ảnh: VT Câu chuyện Viettel đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp Việt
Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Lê Huy Vịnh đánh giá cao sự phát triển của Viettel trong 35 năm qua. Hình thành từ 4 nhà máy của Binh chủng Thông tin liên lạc và đánh dấu sự khởi đầu của doanh nghiệp Quân đội trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông, kết hợp quốc phòng với kinh tế, nhưng Viettel đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, tích cực đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng và làm chủ khoa học công nghệ, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững; Đóng góp tích cực vào việc phát triển công nghiệp quốc phòng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
“Tập đoàn đã làm chủ hoàn toàn các thiết bị hạ tầng viễn thông từ mạng truyền dẫn, mạng lõi, mạng ứng dụng và nghiên cứu thành công Chip 5G, chủ động nghiên cứu, sản xuất, chế tạo thành công vũ khí chiến lược hiện đại, với 50 chủng loại sản phẩm công nghệ cao và các hệ thống tác chiến trên không gian mạng, hệ thống mô phỏng, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội. Đây là việc làm thể hiện tư duy mới, cách làm đột phá, tính chủ động, sáng tạo, khả năng làm chủ công nghệ trong nghiên cứu chế tạo, sản xuất các loại trang bị kỹ thuật quân sự mới mang thương hiệu Việt Nam”, Thượng tướng Lê Huy Vịnh nhấn mạnh.
Chia sẻ về hành trình 35 năm của Viettel, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, từ một doanh nghiệp rất nhỏ, với khát vọng, niềm tin, tinh thần dám nhận những việc không tưởng, Viettel trở thành một Tập đoàn lớn, mỗi năm đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước. Đây là câu chuyện truyền cảm hứng cho rất nhiều người, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ số để nhận cho mình một sứ mệnh quốc gia.
“Con đường phát triển của Viettel đã đi từ làm thuê, đến đầu tư làm dịch vụ viễn thông, đến làm công nghiệp công nghệ cao và chặng đường tới là làm công nghệ, có mặt ở tất cả các khâu của công nghiệp bán dẫn và là doanh nghiệp tiên phong cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Nếu một quốc gia không có ngành công nghiệp điện tử thì không phát triển được, và sứ mệnh của Viettel là doanh nghiệp chủ lực, đóng góp quan trọng để Việt Nam trở thành nước phát triển", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Khát vọng trở thành tập đoàn công nghệ toàn cầu đi đầu về chuyển đổi số
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel Tào Đức Thắng cho biết, cách đây 35 năm Viettel được thành lập đúng vào ngày Quốc tế Thiếu nhi. Viettel từ một công ty nhỏ bé chuyên làm thuê, xây lắp công trình viễn thông cột cao, với một dãy nhà cấp 4, một chiếc xe u-oát và 10 con người, sau 35 năm, Viettel đã trở thành công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam; Một Tập đoàn kinh tế quan trọng của đất nước với giá trị thương hiệu gần 9 tỷ USD, thương hiệu đứng số 1 ở Đông Nam Á, thứ 15 trên bảng xếp hạng 150 nhà mạng có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu.
Trải qua 35 năm kinh doanh, Viettel đã phát triển lĩnh vực kinh doanh ở 4 trụ chiến lược là: viễn thông trong nước và viễn thông nước ngoài; Giải pháp CNTT; Công nghiệp – công nghệ cao; Logistics – thương mại điện tử.
Sau 17 năm bền bỉ theo đuổi lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, Viettel đã nghiên cứu làm chủ và sản xuất hơn 60 dòng sản phẩm thuộc 10 ngành vũ khí trang bị kỹ thuật cho Quân đội, đảm bảo tính bảo mật, tự chủ, góp phần giúp nhiều quân binh chủng tiến thẳng lên hiện đại, góp phần nâng cao tiềm lực quân sự quốc phòng quốc gia.
Ở các lĩnh vực trọng tâm, trong hành trình 35 năm, Viettel đã tạo nên được nhiều dấu ấn. Viettel đã xây dựng nền tảng hạ tầng viễn thông lớn và hiện đại với hệ thống đường trục cáp quang đủ quấn 9 vòng quanh trái đất, hạ tầng kết nối vạn vật, hạ tầng mạng 5G và các trung tâm dữ liệu sẵn sàng cho phát triển trí tuệ nhân tạo. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, Viettel tạo ra hệ thống sản phẩm đột phá, xây dựng nhiều nền tảng ứng dụng giải pháp trong lĩnh vực tài chính, y tế, giáo dục, giao thông, logistics, các trung tâm điều hành đô thị thông minh, đóng góp tích cực vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Đặc biệt, doanh thu từ hoạt động đầu tư nước ngoài đạt hơn 3 tỷ USD, duy trì tốc độ tăng trưởng cao 7 năm liên tiếp, gấp 5 lần trung bình ngành trên thế giới, đem lại nguồn thu ngoại tệ hàng năm chuyển về Việt Nam lên tới 500 triệu USD. Từ vị trí đến sau, Viettel vươn lên dẫn đầu ở 7/10 thị trường, ở cả 3 châu lục Á, Phi, Mỹ La-tinh.
Ông Tào Đức Thắng khẳng định: “Chặng đường 35 năm của Viettel nằm trọn vẹn trong dòng chảy lịch sử gần 40 năm đất nước đổi mới. Viettel tự hào là nhân tố tích cực đóng góp cho sự phát triển của ngành và của đất nước. Việt Nam, trong đó có Viettel, đang song hành với thế giới trên con tàu cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là cơ hội không xuất hiện lại lần thứ 2 và Viettel cần nắm bắt để vẫn nuôi dưỡng những khát vọng lớn, mục tiêu cao, gợi mở những cánh cửa mới lớn hơn cho ngày mai”.
Chủ tịch Viettel cũng khẳng định, Tập đoàn sẽ song hành cùng đất nước người dân, góp phần cùng Chính phủ phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trở thành một Tập đoàn công nghiệp công nghệ cao toàn cầu, tiên phong, chủ lực trong hai cuộc chuyển đổi lớn của thời đại là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
"> -
Tranh cãi vụ đặc nhiệm FBI dùng ảnh đồng nghiệp nữ 'bẫy' tội phạm tình dụcTrụ sở FBI ở Washington DC (Ảnh: Reuters).
Reutersđưa tin, một đặc vụ FBI có thể sẽ phải đối mặt với các biện pháp kỷ luật sau khi một cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, đặc vụ này bị nghi đã yêu cầu một số nữ đồng nghiệp cung cấp những bức ảnh "khiêu gợi" của họ. Sau đó, đặc vụ trên đã dùng chúng làm "mồi nhử" trong một chiến dịch điều tra tội phạm buôn bán tình dục.
Trong một biên bản ghi nhớ hôm 2/8, Tổng thanh tra Michael Horowitz cho biết, cuộc điều tra do văn phòng quan chức này thực hiện cho thấy, đây không phải là một vụ việc riêng lẻ, mà còn nhiều trường hợp khác khi các đặc vụ yêu cầu nữ đồng nghiệp chụp ảnh với tư thế như là trẻ vị thành niên hoặc gái mại dâm để phục vụ cho hoạt động điều tra tội phạm.
Dù khuôn mặt trong các bức ảnh được làm nhòe và các phụ nữ vẫn mặc quần áo, nhưng ông Horowitz cho biết, những nhân vật chính trong các bức ảnh không phải là đặc vụ ngầm.
FBI thường cài cắm điệp vụ ngầm để bắt tội phạm, tuy nhiên, những phụ nữ xuất hiện trong các bức ảnh bị đem đi làm "mồi nhử" không phải là nhân sự được cấp phép tham gia các nhiệm vụ ngầm.
Báo cáo kết luận rằng, đặc vụ FBI bị điều tra chưa bao giờ có được sự đồng ý bằng văn bản từ các nhân viên nữ trong bức ảnh, và đặc vụ này khuyên họ "không được nói với bất kỳ ai, kể cả người giám sát của họ, về các hoạt động bí mật".
Ông Horowitz cho rằng: "Hành vi này gây ra những hậu quả bất lợi tiềm tàng đối với những nhân viên không phải là đặc vụ ngầm", đồng thời nhấn mạnh rằng việc đăng ảnh của họ lên mạng có thể khiến họ "có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm hình sự".
Sau khi báo cáo được công bố, đại diện FBI cho biết, cơ quan này sẽ đánh giá lại các chính sách hiện tại và quyết định xem liệu chính sách nào cần thay đổi trong tương lai.
Theo Dantri/Reuters
FBI dùng "chiêu độc" để đọc trộm tin nhắn của các băng đảng tội phạm
Nhiều băng đảng tội phạm đã dùng một ứng dụng nhắn tin được mã hóa để trao đổi thông tin, mà không hề hay biết rằng đứng sau ứng dụng này là Cục điều tra Liên bang.
"> -
Vietnam Security Summit 2024: Loạt giải pháp bảo mật ấn tượng của CMC TelecomGian hàng tư vấn của CMC Telecom tại sự kiện Vietnam Security Summit 2024 Cung cấp dịch vụ CMC Managed Security Service (Continued Security Operations), CMC Telecom quy tụ đội ngũ chuyên gia bảo mật dày dặn kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về các nền tảng bảo mật hàng đầu, có thể đảm nhận vận hành hỗ trợ mọi hệ thống an toàn thông tin. Các chuyên gia bảo mật từ CMC Telecom sẽ tiến hành đánh giá toàn diện kiến trúc bảo mật hiện tại của doanh nghiệp, phân tích các lỗ hổng tiềm ẩn và xây dựng chiến lược bảo mật phù hợp. Đồng thời, CMC Telecom hỗ trợ 24/7/365 đảm bảo hệ thống bảo mật của khách hàng luôn hoạt động hiệu quả, ngăn chặn kịp thời các mối đe dọa an ninh mạng và bảo vệ toàn vẹn dữ liệu cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, CMC Telecom cung cấp 2 dịch vụ Managed Security Service quan trọng với hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp là Threat Hunting Service và Threat Intelligence Service. CMC Threat Hunting Service đưa ra các thông tin chiến lược thông qua việc săn tìm các mối đe dọa định kỳ, trong đó các mối đe dọa đang hoạt động và các góc nhìn rủi ro khác về hệ thống được phát hiện cùng với các biện pháp khắc phục được đề xuất. Trong khi đó, CMC Threat Intelligence Service cung cấp cho khách hàng khả năng quản lý rủi ro về an toàn thông tin với sự kết hợp của AI, bao gồm các thông tin tình báo về các mối đe dọa trên không gian mạng. Đây là một dịch vụ nâng cao giúp cho tổ chức, có thể thu thập các thông tin chi tiết về các rủi ro theo ngữ cảnh, tình huống và từ đó có thể xâu chuỗi với bối cảnh cụ thể của tổ chức. CMC Telecom cung cấp dưới dạng Managed Security Service cho dịch vụ Threat Intelligence để đảm bảo các thông tin mà khách hàng nhận được giá trị nhất, giảm thiểu tối đa số lượng false positive phải nhận mà các giải pháp về Threat Intelligence khác đem lại (bao gồm: Cyber Threat Intelligence, Dark Web & Deep Web Monitoring, Attack Surface Management, Vulnerability Management, BrandIntelligence, Takedown & Disruption).
CMC RedTeam Service là một dịch vụ kết hợp RedTeam của CMC Telecom được giới thiệu tại sự kiện. Các công nghệ do CMC Telecom phát triển kết hợp kinh nghiệm sâu rộng và kiến thức toàn diện được tích lũy về các phương thức tấn công tiềm năng, cũng như chiến thuật, kỹ thuật và quy trình (TTP), security controls và quy trình được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh và công nghệ đa dạng. Mục tiêu chính của CMC RedTeam là kiểm tra mức độ sẵn sàng của nhóm bảo mật của doanh nghiệp trong việc chống lại một cuộc tấn công mạng thực tế, bằng cách cố gắng khai thác các điểm yếu về bảo mật giống như những kẻ tấn công thực sự - đóng vai như một hacker thực thụ.
Trên nền tảng hạ tầng viễn thông với công nghệ SDWAN đang dần phát triển, CMC Telecom còn cung cấp các dịch vụ giúp doanh nghiệp an tâm trước các rủi ro hiện hữu - CMC Security SDWAN để có tiền đề tiến lên mô hình SASE.
Để bảo vệ toàn diện cho ứng dụng web, doanh nghiệp có thể sử dụng giải pháp CMC Cloud WAAP (Web Application and API Protection) với các tính năng tiên tiến như: bảo vệ chống lại 10 rủi ro bảo mật hàng đầu do OWASP xác định, lọc lưu lượng truy cập độc hại và ứng dụng công nghệ AI và Machine Learning giúp phát hiện nhanh chóng các mối đe dọa, ngăn chặn tấn công DDoS Layer 7 và n-day…
CMC Hybrid DDoS (Distributed-Denial-of-Service) thì giúp bảo vệ website, ứng dụng web, dịch vụ và mạng lưới hệ thống của doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công theo mô hình Hybrid DDOS. Hệ thống này sẽ giám sát liên tục lưu lượng truy cập để nhận diện sớm các dấu hiệu tấn công DDoS, phân tích kỹ lưỡng để xác định loại tấn công và nguồn gốc, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Bên cạnh đó, khi sử dụng giải pháp CMC Multi-CDN (với nền tảng quản lý hợp nhất đa nhà cung cấp CDN trên thế giới và Việt Nam), khách hàng CMC Telecom có thể sử dụng CDN của các nhà cung cấp khác chỉ với một portal. Giải pháp này giúp doanh nghiệp tối ưu về hiệu suất, tăng tốc độ và trải nghiệm cho hệ thống trong quá trình hoạt động và cung cấp tới người dùng.
Anh Nguyễn Anh Tài - Giám đốc Khối An toàn Thông tin CMC Telecom cho biết: “Với 16 năm làm về hạ tầng và trung tâm dữ liệu cho các khách hàng cao cấp, hơn ai hết, CMC Telecom hiểu rõ tầm quan trọng của an toàn dữ liệu. Mục tiêu của chúng tôi là trở thành đơn vị hàng đầu về bảo mật an toàn thông tin cho hạ tầng số và dịch vụ Cloud, đồng thời cung cấp các giải pháp quản trị toàn diện cho khách hàng. Những giải pháp bảo mật, an toàn thông tin mà CMC Telecom cung cấp không chỉ mang lại sự bảo vệ tối ưu cho hạ tầng số, hạ tầng Cloud của doanh nghiệp mà còn đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy cao nhất cho hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu bảo mật ngày càng cao của khách hàng”.
Thành lập vào năm 2008, CMC Telecom được biết đến là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) nổi bật tại Việt Nam, tập trung phục vụ nhóm khách hàng doanh nghiệp cao cấp, cần đường truyền kết nối ổn định, chất lượng cao và dịch vụ chuyên nghiệp. Sau 15 năm xây dựng hạ tầng số hiện đại, an toàn tiêu chuẩn quốc tế, CMC Telecom đã chuyển sang mô hình CSP (Comprehensive Service Provider) - nhà cung cấp dịch vụ toàn diện với 5 sản phẩm dịch vụ chủ lực là: kênh truyền và Internet, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, an toàn an ninh thông tin và dịch vụ quản trị (managed services).
Đặt mục tiêu trở thành đơn vị hàng đầu về bảo mật - an toàn thông tin cho hạ tầng số và Cloud, CMC Telecom đã đầu tư nghiên cứu phát triển hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ bảo mật chuyên biệt. CMC Telecom cung cấp dải dịch vụ rộng, từ giải pháp ứng dụng phần mềm, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp đến dịch vụ tư vấn, kiểm thử tiêu chuẩn quốc tế. Nhóm khách hàng mà CMC Telecom đang phục vụ là phân khúc tài chính ngân hàng, các doanh nghiệp lớn trong các ngành sản xuất, bán lẻ, truyền thông, giáo dục, y tế…
Lợi thế trong việc cung cấp dịch vụ của CMC không chỉ đến từ hạ tầng vững chắc, mà còn có yếu tố con người được đầu tư bài bản, liên tục đào tạo, nâng cao năng lực với các chứng chỉ quốc tế theo triết lý hướng khách hàng và chiến lược trải nghiệm khách hàng cao cấp “bespoke experience".
Thúy Ngà
">