- Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel nói các trường đại học cần cho sinh viên làm trước, trải nghiệm rồi dạy sau để việc học dễ vào hơn.Đó là chia sẻ tại hội nghị khoa học “Đào tạo nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” do Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tổ chức ngày 26/2.
|
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel. Ảnh: Thanh Hùng. |
Ông Hùng chỉ ra những quan điểm khác biệt căn bản của dạy và học thời kỳ 4.0 và cần thay đổi:
“Trước đây, chúng ta thường học trước, làm sau. Bây giờ làm trước, trải nghiệm trước sau đó mới học, thì cái việc học đó nó vào hơn. Cho nên, các trường đại học cần cho các sinh viên làm nhiều hơn, thậm chí cho các em làm trước rồi dạy sau.
Trước đây, người thầy giảng dạy 100%. Bây giờ có cả nnhững doanh nhân, chuyên gia tham gia vào giảng dạy.
Trước đây giáo viên là thầy, bây giờ người thầy có lẽ là huấn luyện viên. Điều này có điểm rất hay ở chỗ là trò bao giờ cũng giỏi hơn huấn luyện viên.
Trước đây, dạy học hay làm nghiên cứu trong thế giới thực là các phòng thí nghiệm rất tốn kém về vật tư, vật liệu và thời gian. Giờ đây đã có thể nhìn thế giới thực qua thế giới ảo, nên có thể thực hiện quá trình biến môi trường ảo thành môi trường mô phỏng, vừa nhanh vừa không tốn kém.
Trước đây, dạy sinh viên đào sâu từng chuyên ngành nhưng bây giờ thì lại theo hướng đa ngành, liên ngành.
Trước đây, sinh viên học trong trường là chính. Bây giờ việc học càng mở càng tốt.
Trước đây, chúng ta chỉ cần ngôn ngữ giữa người với người (biết tiếng Việt và học thêm tiếng Anh,...) nhưng bây giờ cần phải biết thêm ngôn ngữ giữa người với máy - do đó, cần biết lập trình, viết code.
Trước đây chúng ta dạy học sinh và coi kỹ năng giải quyết vấn đề là khâu chính, nhưng bây giờ có lẽ cần học cách tìm ra vấn đề mới là quan trọng nhất.
Trước đây, chúng ta học và làm về những cái thế giới đã làm, còn bây giờ chúng ta học để làm cái mà chưa ai làm được.
Trước đây, thực là quan trọng và dạy cái thực là chính, nhưng bây giờ mọi thứ được ảo hóa và chúng ta dạy về cách sống, làm việc và sáng tạo trong thế giới ảo.
Trước đây, nghe theo và học thuộc là quan trọng. Bây giờ chúng ta cần hơn tư duy phản biện.
Trước đây, chúng ta dạy sinh viên học "What?" (cái gì), "How?" (như thế nào). Bây giờ có lẽ học "Why?" là quan trọng vì nếu biết “tại sao” thì mới có thay đổi và sáng tạo.
Trước đây, tài sản quan trọng nhất của trường đại học là sách, thư viện và các giảng đường. Bây giờ, tài sản quan trọng nhất của trường đại học là phòng thí nghiệm, các công cụ mô phỏng, hạ tầng máy móc, thậm chí phải giống như một nhà máy. Chắc ít ai nghĩ đến việc trường đại học phải có hạ tầng như một nhà máy để sinh viên có thể thực hiện quá trình sáng tạo trong các “nhà máy” đó.
Trước đây, thước đo của đại học không rõ ràng, bây giờ thước đo là mức lương trung bình của một sinh viên có thể nhận được khi ra trường.
Trước đây, cạnh tranh là chúng ta làm giống người khác nhưng tốt hơn. Giờ đây, cạnh tranh là sự khác biệt.
Trước đây, chúng ta tìm giáo viên giỏi trong số những người giáo viên thì cơ hội là không lớn. Bây giờ chúng ta tìm giáo viên trong số tất cả những người có chuyên môn đại học và có đam mê dạy học.
Trước đây, chúng ta tìm người trong số 90 triệu người Việt Nam, giờ tìm người trong số 7 tỷ người trên thế giới thì cơ hội lớn hơn rất nhiều,...
Ông Hùng cho rằng, những tư duy nêu trên rất cần thiết trong dòng chảy đổi mới của thời đại. Vì vậy, các trường đại học phải luôn cần cố gắng để thích nghi, giúp tăng sự sinh trưởng, tăng sự thông minh.
|
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Thanh Hùng. |
Tham dự hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh chia sẻ: “Chúng ta chứng kiến tâm điểm cuộc cách mạng này thể hiện trong thực tế rất nhanh chóng với việc hình thành nên nhiều nhà máy thông minh, nhà máy số… Vấn đề là khả năng của người lao động trong việc kết nối với hệ thống máy móc,… trí tuệ con người tương tác như thế nào với trí tuệ nhân tạo cũng là vấn đề được xem là nền tảng”.
Thanh Hùng
" alt=""/>“Các trường đại học cần cho sinh viên làm trước rồi hãy dạy sau”
- Nhận thấy địa phương mình đang sinh sống là điểm nóng của nạn buôn bán người sang biên giới, hai nữ sinh Lý Phương Anh và Trần Lê Linh Chi (học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn) đã thực hiện cuốn sổ tay trang bị kỹ năng phòng, chống nạn mua bán người dành cho học sinh phổ thông. |
Lý Phương Anh và Trần Lê Linh Chi - 2 tác giả của cuốn sổ tay trang bị kỹ năng phòng, chống nạn buôn bán người |
Sản phẩm của các em vừa được vinh danh tại Lễ trao giải chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” 2017 ở hạng mục sản phẩm tiềm năng do Thành đoàn và Bộ GD-ĐT phối hợp tổ chức.
Phương Anh cho biết, em là người đưa ra ý tưởng và các thầy cô đã giúp đỡ hai em rất nhiều để hoàn thành ý tưởng. “Thực ra cuốn sổ tay chỉ là một trong 7 biện pháp nằm trong đề tài nâng cao kỹ năng phòng chống nạn mua bán người của nhóm em. Khi làm đề tài, em thấy các biện pháp chưa khả thi nên đã quyết định làm thêm cuốn sổ tay trình bày theo cách ngộ nghĩnh, thú vị để các bạn hứng thú với chủ đề này” – Phương Anh chia sẻ.
Lý do khiến Phương Anh và Linh Chi quyết định chọn đề tài này là do Lạng Sơn đang là một điểm nóng của nạn buôn bán người qua biên giới, nhưng khi các em tìm hiểu về đề tài, lại không thấy có các tài liệu về kỹ năng phòng chống dành cho học sinh.
Sổ tay được chia thành 3 phần, phần đầu là những kiến thức cơ bản nhất về nạn mua bán người, phần 2 là các kỹ năng phòng chống mua bán người qua biên giới – đây cũng là nội dung quan trọng và thiết thực nhất. Phần 3 là sổ tay học tập - ở đây các em có thể tự ghi chú những kiến thức, kỹ năng có được, những trường hợp, bài học đã trải nghiệm trong cuộc sống.
“Khó khăn nhất trong quá trình làm cuốn sổ tay là việc thu thập tài liệu. Bọn em phải tìm kiếm thông tin, xin số liệu của các cơ quan chức năng để đưa vào cuốn sổ” – nữ sinh này chia sẻ.
Hiện cuốn sổ của Phương Anh và Linh Chi đã được phổ biến tới học sinh của 4 trường học ở Lạng Sơn, trong đó có 2 trường THCS, 2 trường THPT. Tham gia cuộc thi “Tri thức trẻ vì giáo dục” 2017, cuốn sổ tay được ban giám khảo chọn là một trong hai sản phẩm khả thi nhất trong việc phát triển nhân rộng.
Một số hình ảnh về cuốn sổ tay phòng chống nạn mua bán người của hai nữ sinh Lý Phương Anh và Trần Lê Linh Chi:
Một phần mục lục của cuốn sổ tay phòng chống nạn mua bán người cho học sinh trung học Kỹ năng nhận diện tội phạm Điểm chung của những kẻ buôn bán người Cách kiểm tra tư cách pháp nhân của doanh nghiệp Sổ tay học tập được thiết kế để các em ghi chú những kiến thức, kỹ năng, trường hợp mà mình đã học được hoặc gặp trong cuộc sống |
|
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Nữ sinh Lạng Sơn làm sổ tay phòng chống nạn buôn bán người