Trong những năm qua Unilever Việt Nam tích cực ưu tiên ngân sách tăng lương cho công nhân cao hơn mức chung,ệtNamtíchcựccảithiệnquyềncủangườilaođộlịch bóng đá ngoại hang anh thực hiện các chương trình phát triển kĩ năng, giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tạo điều kiện cho nhân viên nữ…
Ngày 4/7/2016 tổ chức Oxfam công bố bản báo cáo mới nhất về những cam kết toàn diện về quyền lao động trong toàn bộ chuỗi cung ứng của Unilever tại Việt Nam và những cải thiện của Unilever Việt nam trên lĩnh vực này trong ba năm qua.
Trong những năm qua Unilever Việt Nam tích cực ưu tiên ngân sách tăng lương cho công nhân cao hơn mức chung, thực hiện các chương trình phát triển kĩ năng, giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tạo điều kiện cho nhân viên nữ |
Báo cáo này một lần nữa đã ghi nhận những nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Unilever Việt Nam trong việc thúc đẩy hành động và tạo ra những thay đổi tích cực cho đội ngũ người lao động, những người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của công ty - doanh nghiệp đã được bình chọn là nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam trong 3 năm liên tiếp (2013 -2015).
Bà Rachel Wilshaw, Trưởng phòng Đạo đức Kinh doanh của Oxfam cho biết: “Rất hiếm khi một công ty đa quốc gia lại cởi mở chia sẻ về hoạt động kinh doanh của mình với Oxfam và thể hiện tính minh bạch cao cũng như mong muốn được cải thiện như tập đoàn Unilever đã làm với báo cáo này.
Rõ ràng là quá trình này đã mang lại những thay đổi tích cực trong công ty và quan trọng hơn là cho những người trực tiếp làm ra sản phẩm cho công ty. Oxfam mong muốn Unilever tận dụng khả năng của mình để tạo ra ảnh hưởng tới các công ty khác cũng như tới các cơ quan nhà nước để giải quyết tận gốc nguyên nhân của tiêu chuẩn lao động nghèo nàn. Đã đến lúc các công ty khác cần lên tiếng hành động và đi theo sự tiên phong của Unilever.”
Theo thông tin từ Unilever Việt Nam, trong những năm qua công ty đã thực hiện nhiều chương trình cụ thể dành cho nhân viên công ty nói chung và công nhân tại nhà máy và trong chuỗi cung ứng nói riêng, trong đó đáng kể nhất là các chương trình:
- Chính sách ưu tiên ngân sách tăng lương cho công nhân cao hơn mức chung của thị trường và tiếp tục các gói phúc lợi khác (mặc dù mức lương của công nhân đã cao hơn quy định tối thiểu của chính phủ)
- Chương trình phát triển kỹ năng và ghi nhận thành tích cho công nhân
- Các chương trình nhằm giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, chương trình bảo hiểm, chương trình gắn kết công ty - nhân viên - gia đình,
- Tạo điều kiện cho nhân viên nữ thông qua các chương trình về tuyển dụng dành riêng cho công nhân nữ, bảo hiểm thai sản,
- Tăng cường đối thoại giữa nhân viên và cấp quản lý. Ghi nhận và thực hiện những phản hồi của công nhân với một hệ thống đóng góp ý kiến minh bạch, đáng tin cậy và thuận tiện song song với việc phổ biến các kiến thức về luật và quyền lợi cho người lao động.
Nghiên cứu của Oxfam cho thấy rằng mức lương cơ bản cho một công nhân bán lành nghề tại nhà máy của Unilever đã tăng 48% kể từ tháng 7/2011 đến tháng 7/2015. Mức tăng này là do chính sách của công ty cũng như do Chính phủ Việt Nam đã có chính sách nâng lương tối thiểu. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nhà máy Unilever đã tuyển dụng trực tiếp thêm nhiều nhân công hơn trong cùng kỳ. |
Thanh Loan