Nhận định, soi kèo Melhus vs Molde, 23h00 ngày 1/6
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Đồng Tháp vs Bình Phước, 16h00 ngày 24/1: Tin vào khách -
"> ‘Lớp nào cũng ‘đi tiền’ chọn giáo viên tốt, ai sẽ được ưu tiên?’ -
Tắt sóng 2G, vẫn thiếu hàng điện thoại phím bấm 4GNhu cầu điện thoại phím bấm 4G của người dùng vẫn rất cao. Ảnh: Minh Khuê Điện thoại phím bấm 4G tăng trưởng mạnh nhưng thiếu hàng
Theo ông Nguyễn Minh Khuê, đại diện hệ thống Viettel Store, với việc dự tính từ trước, trong thời gian qua Viettel Store đã liên tục nhập hàng các điện thoại phím bấm 4G từ các đối tác nên đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
Đến thời điểm hiện tại, theo ghi nhận của hệ thống, mức bán ra của thiết bị 4G tăng trưởng lên đến 20% so với tháng 8/2024 và gấp khoảng 10 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Những chiếc điện thoại phím bấm 4G phân khúc từ 390.000 đồng đến dưới 800.000 đồng hiện được khách hàng của hệ thống này quan tâm hơn cả và những khách hàng chọn mua chủ yếu là người trung niên và cao tuổi.
Ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc thương mại của FPT Shop, cũng cho biết trong giai đoạn đầu tháng 9/2024, tại hệ thống diễn ra tình trạng sức mua tăng đột biến điện thoại phím bấm 4G và đã dẫn đến tình trạng thiếu hàng cục bộ. Tuy nhiên, ngay sau đó FPT Shop đã khắc phục nguồn hàng để cố gắng phục vụ đủ cho nhu cầu người tiêu dùng.
Hiện FPT Shop đang làm việc với tất cả các hãng có điện thoại 4G như Nokia (HMD), Masstel, Itel, Mobell, INOI, Viettel, Benco... để đủ nguồn cung ứng phục vụ cho khách hàng.
Với sự hỗ trợ tối đa từ các hãng, hệ thống này tự tin sẽ đảm bảo nguồn cung ứng cho cả giai đoạn tắt sóng và giai đoạn sau này, khi khách hàng có nhu cầu mua điện thoại bàn phím.
Tại hệ thống CellphoneS, ông Huy Nguyễn, đại diện truyền thông, cho biết do nhu cầu chuyển đổi điện thoại 2G lên 4G trong thời gian gần đây, doanh số các dòng điện thoại phím bấm tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Đặc biệt, nhu cầu của người dùng với dòng điện thoại này vẫn chưa suy giảm, thậm chí còn tăng lên do thiệt hại của bão lũ. Hiện tại CellphoneS đang bán điện thoại phím bấm 4G của các hãng lớn như Nokia, Masstel, mới đây thêm Mobell, Itel.
Tuy nhiên, hàng về hiện chỉ đáp ứng đủ 70-80% nhu cầu người tiêu dùng; 20% còn lại vẫn phải đợi, do ảnh hưởng của bão lũ nên hàng về sẽ chậm hơn so với trước đó.
Ông Trần Đức Tín, Giám đốc ngành hàng Viễn thông di động, Công ty cổ phần Thế Giới Di Động, chia sẻ nhu cầu về điện thoại phím bấm 4G của người dùng tại Việt Nam trong thời gian qua vẫn tăng trưởng mạnh. Mặc dù vậy, ông Trần Đức Tín cho biết, tại hệ thống này doanh số 10 ngày đầu tháng 9/2024 bị giảm hơn so với tháng 8/2024 và nguyên nhân chính là do thiếu hàng, vì các hãng không đủ số lượng để đáp ứng.
Hiện tại, Thế Giới Di Động vừa bán vừa chờ hãng bổ sung, hàng về sẽ lập tức giao tận tay đến khách hàng.
Theo ghi nhận của PV, nhu cầu điện thoại phím bấm 4G hiện vẫn rất cao, khi vừa qua HMD đã đưa những chiếc điện thoại phím bấm 105 4G về thị trường Việt Nam, số lượng vào khoảng 700.000 máy, tuy nhiên chỉ vài ngày sau các hệ thống cửa hàng cho biết đã hết hàng sản phẩm này. Được biết, lô hàng tiếp theo với khoảng hơn 500.000 máy đang trên đường vận chuyển về Việt Nam để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Không có chuyện tăng giá, hàng về một cách nhỏ giọt
Trong thời gian qua, nhiều khách hàng phản ánh điện thoại phím bấm 4G đã tăng giá một cách bất thường. Cụ thể, chỉ trong vòng 1 tháng, có những dòng sản phẩm tăng giá lên đến cả trăm nghìn đồng.
Tuy nhiên, đại diện Viettel Store, FPT Shop, Thế Giới Di Động và CellphoneS đều khẳng định hoàn toàn không có chuyện tăng giá từ các hệ thống này. Việc tăng giá có thể diễn ra ở các cửa hàng bán điện thoại di động nhỏ lẻ trên thị trường tại các khu vực vùng sâu, vùng xa.
Theo ông Huy Nguyễn, hiện điện thoại phím bấm 4G đang về hàng một cách nhỏ giọt, do ảnh hưởng của bão và mưa lũ đã tác động đến quá trình vận chuyển, chính vì thế phải thời gian tới mới tiếp tục có hàng phục vụ khách hàng một cách đầy đủ.
Ông Nguyễn Việt Hoàng, Tổng Giám đốc HMD Global khu vực Đông Dương, cũng xác nhận việc điện thoại phím bấm 4G của hãng này về bị trễ do bão lũ, khâu vận chuyển bị chậm so với kế hoạch đề ra.
Với việc gia hạn thời gian tắt sóng đến ngày 15/10, ông Nguyễn Việt Hoàng cho rằng chắc chắn vẫn sẽ diễn ra tình trạng thiếu hàng. Bởi để có hàng đưa về thị trường bán, các nhà phân phối phải đặt trước với các hãng ít nhất 2,5 tháng. Nếu đặt hàng từ tháng 5/2024 thì đến tháng 8/2024 mới có hàng để bán.
Tuy nhiên, thời gian qua nhiều bên ngại không dám đưa hàng về số lượng lớn do không nắm được thông tin cụ thể về tắt sóng 2G và số lượng thuê bao có nhu cầu tiếp tục sử dụng điện thoại phím bấm 4G.
Cùng quan điểm, ông Trần Đức Tín cũng chia sẻ, cái khó bây giờ là hãng không thống kê được số thuê bao thật đang thiếu thiết bị trên thị trường.
Chẳng hạn nhiều khách hàng trước đây dùng thêm điện thoại phím bấm để làm điện thoại phụ giờ họ không dùng nữa, hay một số lượng lớn thương lái trước đó mua số lượng lớn điện thoại "cục gạch" để nuôi SIM phục vụ cho việc bán SIM số, nhưng giờ đây cũng không còn, đây là những con số rất khó để thống kê một cách cụ thể.
Tuy nhiên, đại diện các hãng cung cấp và các nhà bán lẻ cũng cho rằng, nếu khách hàng không đợi được máy phím bấm 4G có thể chuyển sang mua các điện thoại smartphone giá rẻ khi tắt sóng 2G, hiện tại đang có rất nhiều chương trình ưu đãi cho các dòng điện thoại này.
"> -
Khán giả phàn nàn đêm đấu giá vương miện Miss World VietnamMai Phương xúc động trong đêm đấu giá. MC Thiên Vũ đảm nhận vai trò dẫn dắt chương trình và buổi đấu giá kéo dài khoảng 4 tiếng của đêm từ thiện. Phần dẫn dắt của anh và hoa hậu Mai Phương ở đầu của chương trình diễn ra khá trơn tru và gọn gàng, không gặp vấn đề gì quá lớn do đã cộng tác với ban tổ chức Miss World Vietnam một số chương trình trước đây.
Tuy nhiên, ở phần đấu giá, khán giả liên tục phàn nàn về cách dẫn dắt của nam MC khi anh ít có những hoạt động huyên náo, để kích các mạnh thường quân đẩy giá của các vật phẩm. Cách anh dẫn để "chốt" giá của các vật phẩm bị so sánh như đang bán hàng qua livestream.
Nổi cộm lớn nhất khiến nhiều khán giả theo dõi livestream thấy khó hiểu là một số chia sẻ từ phía BTC.
Ở phần đấu giá chiếc áo dài lấy cảm hứng từ rau má từng được Đỗ Thị Hà mang đi tham gia Miss World, để làm thoả lòng cả 2 mạnh thường quân, phía BTC đề nghị nhà thiết kế làm thêm một chiếc áo dài nữa để cả 2 mạnh thường quân đều có thể sở hữu chiếc áo dài như mong đợi. Điều này là dễ hiểu từ phía BTC nhưng từ phía khán giả, cuộc đấu giá này làm mất đi tính ganh đua cần thiết cho buổi đấu giá vì món đồ được mang ra để đấu giá là độc bản và chỉ người chiến thắng cuối cùng mới xứng đáng sở hữu vật phẩm. Nhiều người tham gia đấu giá vì muốn sở hữu riêng, chứ không muốn có một sản phẩm tương tự.
Chiếc vương miện Miss World Vietnam 2022 là món đồ gây ra nhiều ý kiến nhất trong buổi đấu giá. Giá khởi điểm được BTC công bố là 1,5 tỷ đồng sau đó được các nhà hảo tâm đẩy lên mức 2,8 tỷ đồng. Hoa hậu Mai Phương liên tục khóc vì quá xúc động khi giá đấu vượt gần gấp đôi so với giá ban đầu.
Khi cuộc đấu giá đang diễn ra, phía BTC cho biết có một mạnh thường quân giấu mặt, là bạn thân của người tổ chức chương trình, xin được đấu giá 3 tỷ đồng và thiết tha mong các mạnh thường quân khác nhường lại cho mình. Các đơn vị, cá nhân đang hào hứng đẩy giá giành chiếc vương miện khi thấy động thái này từ phía đơn vị tổ chức đã dừng lại. Họ xin phép dù không đấu giá được vương miện nhưng mong đồng hành với các dự án từ thiện của cuộc thi và tham gia đấu giá một vài sản phẩm nhỏ lẻ khác với giá trị thấp hơn.
Nhiều khán giả theo dõi không đồng tình với cách xử lý từ phía BTC vì cho rằng đây là cuộc đấu giá công khai, số tiền đấu giá càng nhiều càng có lợi cho các hoạt động từ thiện, quan hệ cá nhân hay chuyện nhường nhịn không nên là chi tiết gây ảnh hưởng đến cuộc đấu giá.
Sau đó ít phút, BTC công bố chiếc vương miện phiên bản để Mai Phương tiếp tục những hoạt động sắp tới, rồi lại tiếp tục thông tin mạnh thường quân giấu mặt đã chuyển tiền đấu giá và xin tặng lại vương miện cho Mai Phương. Chi tiết này đã thổi bùng lên những nghi ngờ về tính minh bạch của buổi đấu giá khi khán giả liên tục thắc mắc về danh tính người đấu giá và việc tặng lại vương miện diễn ra khá chóng vánh.
Việc người tham gia đấu giá muốn giấu danh tính không mới và đã từng diễn ra ở nhiều sự kiện. Tuy nhiên, đây là các cuộc đấu giá liên tục và chuyện nhường nhịn thường chỉ xảy ra khi đã đạt được mức giá rất cao, những người đấu giá cảm thấy đã thoả mãn và không muốn cuộc đấu trở nên quá gay gắt. Những chia sẻ từ phía BTC Miss World Vietnam xin nhường lại vương miện cho bạn bè mang nhiều màu sắc cá nhân, lại diễn ra khi cuộc đấu giá đang đến hồi sôi nổi, lại là vật phẩm giá trị nhất làm khán giả theo dõi mất đi sự hào hứng.
Tuy nhiên, với mục tiêu quyên góp vì mục đích từ thiện, số tiền đấu giá từ các vật phẩm của chương trình cho các hoạt động cũng khá lớn. Vấn đề khán giả quan tâm là những kế hoạch, dự án từ thiện để giải ngân tốt nhất số tiền đấu giá khi thời điểm dự thi Miss World 2022 của Mai Phương không còn xa. Đây cũng sẽ là hoạt động tiền đề cho những lần tổ chức đấu giá về sau hoàn thiện hơn, tạo sức hấp dẫn và thuyết phục hơn với khán giả.
Kết thúc buổi đấu giá, BTC Miss World Vietnam công bố tổng số tiền đã đấu giá đạt được 7,6 tỷ đồng. Tất cả số tiền này sẽ được đưa vào các hoạt động từ thiện, gồm Có dự án thiện nguyện của Hoa hậu Mai Phương dự thi Miss World 2022. BTC Miss World Vietnam cũng quyết định quyên góp 50.000 USD (hơn 1 tỷ đồng) vào quỹ từ thiện của tổ chức Hoa hậu Thế giới.
Mỹ Trang
">