-
Nhận định, soi kèo Guimaraes vs Rio Ave, 0h00 ngày 28/4: Hướng ra trời Âu
-
Đại úy Lê Đức Tâm, trưởng Công an Thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin và tiến hành xác minh sự việc em Lê Thị L. và Trần Thị Thu H., học sinh lớp 10A3, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh,TT Kiến Giang bị một nhóm bạn nữ khác trường đánh và quay lại clip. |
Em L. vẫn chưa thể đến trường vì mắt đang thâm tím |
Theo đó, Lê Thị L., Trần Thị Thu H., và một bạn nữ tên An đều là học sinh lớp 10A3, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh.
Khoảng 16h30 ngày 9/5, Hoàng Thị Thanh Hóa (SN 2003 – đã bỏ học) ở thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy đã đến trường tìm lớp 10A3 rồi thông báo, ai là bạn của An thì đi theo Hóa đến Trung tâm Văn hóa huyện Lệ Thủy để nói chuyện.
H., L. và một bạn nữ đã đi theo Hóa, tại đây cả nhóm thấy Trần Thúy Diệu, học lớp 11 trường THPT kỹ Thuật Lệ Thủy, Trần Ngọc Thức, học lớp 10A7 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh ngồi chờ sẵn.
Tại đây, Hóa và Diệu đã dùng tay tát liên tiếp vào mặt H. rồi lấy chân đạp vào người khiến em này ngã xuống đất. Thấy H. khóc, nhóm này mới tha cho nữ sinh này về.
 |
Hình ảnh 2 nữ sinh bị đánh xuất hiện trong clip gây xôn xao cộng đồng mạng - ảnh cắt từ clip |
Trong khi thấy bạn bị đánh, L. đã đến can ngăn thì bất ngờ bị Hóa gọi lại đánh vì tội “nói nhiều”.
Hóa và Diệu nắm tóc, tát nhiều cái vào mặt, đấm vào bụng, dùng chân đá nhiều cái vào người khiến L. bị bầm tím ở mắt trái, sưng má phải và gây thương tích nhiều nơi trên cơ thể.
“Bị đánh đau nên em kêu khóc và xin tha nhưng nhóm bạn của Hóa vẫn lao vào đánh em, gần 1 tiếng đồng hồ sau mới thả em về. Bản thân em không gây gổ hay có mâu thuẫn gì với nhóm này”, L. cho biết.
Sau khi bị đánh, L. không thể đi học vì bị sưng mặt, thâm mắt và đau đầu. Cũng theo L., trong khi Hóa và Diệu đánh H. và L., Trần Ngọc Thức chính là người đã đứng quay lại clip và không hề can ngăn.
Trao đổi với VietNam Net, thầy Nguyễn Thanh Sơn, hiệu trường Trường THPT Nguyễn Chí Thanh cho biết: “Trường đã nắm được sự việc, hai em bị hành hung và em quay clip đều là học sinh của trường.
 |
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh nơi 2 học sinh đang theo học bị hành hung |
Hiện chúng tôi đang yêu cầu các em viết bản tường trình và phối hợp với lực lượng chức năng làm rõ sự việc rồi mới tìm hướng xử lý”
Trong khi đó, thầy Nguyễn Văn Thành, Hiệu trưởng Trường THPT kỹ thuật Lệ Thủy cũng đã nắm được sự việc và xác nhận em Trần Thúy Diệu (một trong hai người đánh H. và L.) là học sinh của trường. Thầy Thành cho biết, học kỳ 1 vừa qua em Diệu đạt học lực trung bình và hạnh kiểm tốt.
“Hiện Công an Thị trấn Kiến Giang đã mời những người có liên quan đến làm việc. Sau khi xác minh đầy đủ, chúng tôi sẽ báo cáo chỉ huy để xin ý kiến chỉ đạo, trước mắt phải cho các các em thấy được sai trái của mình, đồng thời đề nghị gia đình quản lý các em sau giờ học và trong sinh hoạt hằng ngày.
Về trường hợp em Hóa đã đi khỏi nơi cứ trú, chúng tôi đang trao đổi với gia đình để vận động em về”, Đại úy Tâm thông tin thêm.
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip bạo lực học đường dài khoảng 3 phút gây xôn xao dư luận. Clip ghi lại hình ảnh một nữ sinh bị 2 bạn nữ khác tát và đánh liên tiếp vào người. 2 người này còn nhiều lần có hành động lột quần áo khiến nạn nhân phải kháng cự.
Hải Sâm

Nữ sinh lớp 10 nghỉ học sinh con và tin đồn nam sinh Phú Thọ làm 4 bạn mang thai
- Lãnh đạo Trường THPT Long Châu Sa (Lâm Thao) cho biết, mới đây cơ quan chức năng đã đến trường làm việc liên quan đến trường hợp một nữ sinh lớp 10 phải nghỉ học sinh con.
" alt="Bảo vệ bạn, nữ sinh ở Quảng Bình bị đánh gần 1 tiếng đồng hồ"/>
Bảo vệ bạn, nữ sinh ở Quảng Bình bị đánh gần 1 tiếng đồng hồ
-
Để thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, Bộ GD-ĐT hướng dẫn triển khai một số nội dung. Trong đó, hướng dẫn rõ việc đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên.  |
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính (Bộ GD-ĐT): Có thể đặt hàng, đấu thầu về đào tạo giáo viên |
Đặt hàng và nhận đặt hàng đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương
UBND cấp tỉnh lựa chọn cơ sở đào tạo giáo viên và hoàn thành hồ sơ dự kiến đặt hàng đào tạo giáo viên của địa phương với các cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở các thông tin về tuyển sinh và đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên tại Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT và cổng thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo giáo viên theo nguyên tắc:
- Đặt hàng đào tạo đối với các cơ sở đào tạo giáo viên (dự kiến 3 phương án) để đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương, trên cơ sở số lượng chỉ tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương đã báo cáo về Bộ GD-ĐT (trừ số lượng chỉ tiêu đã giao nhiệm vụ cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc nếu có), đảm bảo phù hợp với năng lực đào tạo của từng cơ sở đào tạo giáo viên và phù hợp với nhu cầu, kế hoạch sử dụng giáo viên của địa phương;
- Dự kiến phương án và giải pháp xử lý trong trường hợp số lượng sinh viên đăng ký về địa phương vượt quá dự kiến nhu cầu đào tạo của địa phương hoặc trường hợp thiếu sinh viên trúng tuyển đăng ký về địa phương so với nhu cầu đào tạo để sử dụng của địa phương;
- Lập danh sách đặt hàng đào tạo gửi Bộ GD-ĐT để Bộ và các cơ sở đào tạo giáo viên tổng hợp thông tin, hỗ trợ các UBND cấp tỉnh trong việc điều phối lựa chọn các cơ sở đào tạo giáo viên để đặt hàng đào tạo sao cho phù hợp nhu cầu của địa phương, nguồn tuyển sinh, năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo giáo viên;
- Đặt hàng sơ bộ việc đào tạo giáo viên theo nhu cầu sử dụng với các cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở thông tin hỗ trợ điều phối được công khai trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT;
- Đặt hàng chính thức việc đào tạo giáo viên theo nhu cầu sử dụng của địa phương với các cơ sở đào tạo giáo viên sau khi có kết quả sinh viên đăng ký hưởng hỗ trợ và cam kết về địa phương, đảm bảo theo quy định tại NĐ 116 và các quy định hiện hành của pháp luật.
Bộ GD-ĐT cũng hướng dẫn rõ việc đấu thầu và tham gia đấu thầu đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương.
Theo đó, UBND cấp tỉnh tổ chức đấu thầu việc đào tạo giáo viên của địa phương với các cơ sở đào tạo giáo viên theo số lượng chỉ tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương đã báo cáo về Bộ GDĐT (trừ số lượng chỉ tiêu đã giao nhiệm vụ cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc nếu có và trừ số chỉ tiêu đào tạo nếu đã đặt hàng đào tạo), đảm bảo phù hợp với năng lực đào tạo của từng cơ sở đào tạo giáo viên và phù hợp với nhu cầu, kế hoạch sử dụng giáo viên của địa phương.
Việc đấu thầu và tham gia đấu thầu để đào tạo giáo viên theo nhu cầu sử dụng của các địa phương thực hiện theo quy định hiện hành.
Cơ sở đào tạo giáo viên hướng dẫn, thông báo tới sinh viên trúng tuyển về chỉ tiêu đào tạo được các địa phương giao nhiệm vụ, đặt hàng (hoặc đấu thầu), các thông tin khác liên quan đến việc giao nhiệm vụ, đặt hàng (hoặc đấu thầu) của địa phương để sinh viên trúng tuyển đăng ký, cam kết tham gia học tập và công tác theo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên của địa phương ngay sau khi có kết quả trúng tuyển đối với mỗi đợt tuyển sinh của cơ sở đào tạo giáo viên.
Sinh viên nộp Đơn đề nghị hưởng hỗ trợ và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên và có thể đề nghị được hưởng hỗ trợ và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt theo thứ tự nguyện vọng (ghi rõ thứ tự nguyện vọng) đối với các địa phương có nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp về làm việc tại địa phương theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển.
UBND cấp tỉnh xét chọn, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo cho sinh viên kết quả xét chọn của UBND cấp tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc nhận đơn đăng ký của sinh viên.
Kế hoạch thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên
Các thông tin liên quan đến giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên phải được công khai tại các trang thông tin điện tử của các địa phương, bộ /ngành có liên quan, cơ sở đào tạo giáo viên và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người học tham khảo, lựa chọn và cam kết tham gia học tập, công tác theo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên của địa phương.
Bộ GD-ĐT sẽ tổng hợp và công khai danh sách, năng lực đào tạo trong năm tuyển sinh của các cơ sở đào tạo giáo viên; chỉ tiêu đào tạo, điểm trúng tuyển theo ngành đào tạo (2 năm liền kề năm tuyển sinh) của các cơ sở đào tạo giáo viên để UBND cấp tỉnh, người học tham khảo, lựa chọn ngành đào tạo, cơ sở đào tạo trong nhiệm vụ đặt hàng đào tạo giáo viên theo nhu cầu của địa phương.
Bộ GD-ĐT xác định và thông báo chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo giáo viên trước ngày 15/5/2021.
Bộ GD-ĐT công khai danh sách, năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên trên Cổng tin của Bộ trước ngày 15/5/2021.
Bộ GDĐT thông báo các thông tin hỗ trợ tới các địa phương và các cơ sở đào tạo giáo viên trước ngày 30/5/2021.
UBND cấp tỉnh hoàn thành giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo giáo viên đối với cơ sở đào tạo giáo viên trước ngày 15/6/2021.
Các cơ sở đào tạo giáo viên báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả thực hiện việc đào tạo giáo viên theo Nghị định 116 trước ngày 31/12/2021.
Thanh Hùng

Cô giáo trẻ làm đơn xin ra huyện đảo dạy học
Ở trường MN, Tiểu học Hoa phong ba (huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị) có 14 trẻ từ lớp mầm đến lớp chồi. Khó nhất là tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi tiết học... - cô Nguyễn Thị Bé (SN 1990) tâm sự.
" alt="Sắp có đấu thầu trong đào tạo giáo viên"/>
Sắp có đấu thầu trong đào tạo giáo viên
-
TS Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh đến những sai lầm mà Hà Nội từng mắc phải để lưu ý việc phá dỡ nhà máy dệt Nam Định xây dựng đô thị.TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã có những chia sẻ với Đất Việt xung quanh việc phá dỡ nhà máy dệt Nam Định để xây dựng khu đô thị.
PV: Mới đây, nhà máy dệt Nam Định được phá đi để xây dựng khu đô thị. Trước đó, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy Dệt 8/3, nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà... cũng đã biến thành khu đô thị. Ông bình luận như thế nào trước thực trạng những biểu tượng của nền công nghiệp Việt Nam một thời nay đã và đang trở thành khu đô thị? Đây liệu có phải là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển đô thị, cũng như sự phát triển của nền kinh tế hay không và vì sao?
TS Phạm Sỹ Liêm:Trước đây theo quy hoạch dệt thì Nam Định cũng là một trung tâm công nghệ dệt của Việt Nam được phát triển. Nhưng hiện nay nhà máy dệt Nam Định cũ không còn phù hợp, công nghệ phải thay đổi. Thứ hai là nhà máy bị bao vây bởi đô thị, dân cư đông đúc. Cho nên nếu tiếp tục thì phải đưa ra một khu công nghiệp ở bên ngoài thành phố chứ không thể như ngày xưa được nữa.
 |
TS Phạm Sỹ Liêm lưu ý việc phá dỡ nhà máy dệt Nam Định để xây dựng đô thị. |
Việc di chuyển này tôi nghĩ là đúng, phù hợp với hoàn cảnh hiện nay chứ không phải hệ quả của quá trình phát triển đô thị hay sự phát triển của nền kinh tế gì cả. Nhà máy dệt Nam Định cũng giống như nhà máy Rạng Đông, Cơ khí Hà Nội ngày trước. Ban đầu được xây dựng ở ngoại thành rất xa, sau đó TP mở rộng mới ôm lại.
Còn kế hoạch lâu dài, cụ thể thì phụ thuộc vào quy hoạch của TP Nam Định. Việc dùng cái gì phải dựa vào quy hoạch và quy hoạch đó hiển nhiên phải được Bộ Xây dựng duyệt, tham gia ý kiến.
Thế nhưng nếu quy hoạch thì phải cân đối lại TP Nam Định cũ xem thiếu cái gì, chứ không phải đưa đi đấu giá, bán đất cho làm kinh doanh bất động sản thành những khu nhà ở, nhà chung cư. Chúng ta có thể xây dựng một phần nào đó nhưng phải phụ thuộc vào quy hoạch. Chúng ta từng mắc sai lầm ở Hà Nội trong các dự án khu Nhà máy Dệt 8/3, Nhà máy Cơ khí Hồng Hà bị biến thành khu đô thị, nhà ở.
Khi đó những người có trách nhiệm lý sự rằng di chuyển nhà máy ra chỗ mới thì phải mua đất, giải phóng mặt bằng, bán chỗ cũ để có vốn đầu tư. Và khi bán thì chỉ có mấy doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mua và họ tận dụng từng m2 đất.
Hậu quả là người ở đông thêm, thêm nhà, nhà cửa trong khu đô thị kéo thêm tắc nghẽn, thêm ô nhiễm môi trường và thiếu dịch vụ. Đó là điều hết sức sai lầm.
Thực chất, nghị định năm 2008 của chính phủ về chống ùn tắc giao thông trong đô thị thì có chủ trương đầu tiên là di chuyển các nhà máy, trường học, bệnh viện đông người ra ngoài để giảm ùn tắc. Tôi cho rằng mục đích thì tốt nhưng phương thức thực hiện thì sai.
PV:Chưa bàn đến vấn đề đất vàng cổ phần hóa bị biến thành dự án đô thị, thưa ông, sự chết đi của các biểu tượng ngành công nghiệp một thời ở Việt Nam có được coi là cảnh báo cho nền kinh tế? Chúng ta đã nói quá nhiều tới việc doanh nghiệp Việt chỉ tham gia được vào việc làm bao bì cho Samsung hay không thể làm được cái trục khuỷu, đây có phải là hệ quả của chính sách kinh tế chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn dẫn đến những sự chuyển đổi nói trên hay không?
TS Phạm Sỹ Liêm:Việc chết đi của các biểu tượng ngành công nghiệp một thời ở Việt Nam không thể coi là cảnh báo cho nền kinh tế được. Tôi cho rằng nó làm xuất hiện thêm nhiều ngành công nghiệp mới mà ngày trước không có như điện, điện tử... Việc những ngành công nghiệp lạc hậu mất đi để thay bằng ngành mới, cái này phù hợp với quy luật hiện nay.
Tuy nhiên bây giờ phá dỡ thì tôi đề nghị chúng ta nên lưu lại một phần nhà máy để làm di sản, để tham quan, để các thế hệ sau biết đến nhà máy dệt Nam Định, từng là biểu tượng của ngành công nghiệp.
Còn chuyện doanh nghiệp Việt chỉ tham gia được vào việc làm bao bì cho Samsung hay không thể làm được cái trục khuỷu thì tôi cho rằng cái này là do thị trường yêu cầu. Nếu Sam sung không vào Việt Nam thì cũng chẳng ai yêu cầu làm đinh ốc. Có doanh nghiệp vào thì chúng ta phải phát triển các ngành công nghiệp phụ kèm theo. Vấn đề quan trọng ở đây là chính sách.
Một là nhìn trước được khi Samsung vào thì công nghiệp phụ trợ kèm theo là gì thì phải đồng bộ phát triển. Muốn đồng thời phát triển được thì phải có chính sách khuyến khích. Chẳng hạn như cho phép thuế giá trị gia tăng giảm, giảm lãi suất cho vay thì doanh nghiệp mới ham đầu tư, dẫn đến các chủ đầu tư sẽ tự nhiên vào thôi.
Tôi cho rằng chúng ta phải làm những chi tiết nhỏ như trên thì mới lên được những cái chính, cái quan trọng. Như ngành công nghiệp lắp ráp ô tô của chúng ta, ban đầu có nhiều hạn chế nhưng dần dần chúng ta cũng đã tăng lên được một chút.
PV:Không đặt ưu tiên hàng đầu cho các ngành sản xuất, người dân sẽ chỉ cạnh tranh đi làm thuê cho nước ngoài, hoặc sẽ bị thất nghiệp. Theo quan sát của ông, hệ lụy của vấn đề này đã được lường tới chưa? Ông hình dung như thế nào về những hệ lụy này?
TS Phạm Sỹ Liêm:Vấn đề ở đây là tư duy, người đứng đầu. Nếu người đứng đầu có chí lớn sẽ lan tỏa vào dân. Ở đây trong phát triển kinh tế cũng thế.
Ví dự như Hàn Quốc. Họ tay không, mọi thứ chẳng có nhưng chí của họ lớn, không phải chí đi làm thuê, chí dựa vào đầu tư nước ngoài và đã rất thành công. Chí của Việt Nam là dựa vào đầu tư nước ngoài, khoe xem thu hút được bao nhiêu đầu tư, chứ tôi không thấy nói đến việc mình đầu tư như thế nào, phát triển bằng cách nào.
Chúng ta chấp nhận đánh đổi để sở hữu vốn, công nghệ. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp muốn đầu tư vào Việt Nam là kiểu muốn xuất khẩu ô nhiễm sang Việt Nam, như một loạt nhà máy xi măng ở miền Trung, nhà máy gang, nhà máy dệt... Không phải ở nước sở tại họ không làm được, mà họ muốn đẩy sang Việt Nam dẫn đến những vấn đề ô nhiễm môi trường rất cao.
Ngoài tư duy ra thì vấn đề thứ hai cần quan tâm là tầm nhìn. Có tư duy thì mới có tầm nhìn. Tôi cho rằng không ai bắt Việt Nam từ lạc hậu lên giỏi ngay được. Nhưng chúng ta phải học dần dần.
Thứ ba là hiện nay chúng ta vẫn duy trì tư duy phân cấp. Việc cho địa phương, doanh nghiệp quyết định nên nhiều dự án triển khai lãng phí, không phù hợp. Vì thế ai cũng muốn sân bay, cầu cảng, tạo khu công nghiệp trên rừng, thủy điện trong rừng... nhưng cuối cùng có hiệu quả đâu.
PV:Nhiều người còn bi quan rằng, chẳng lẽ Việt Nam định hội nhập bằng những dự án khu đô thị, bất động sản. Ông đồng tình ở mức độ nào với nhận định nói trên? Liệu có thể trả lời câu hỏi, Việt Nam lấy gì để hội nhập, để cạnh tranh sòng phẳng với các nền kinh tế đã phát triển trên thế giới, như thế nào?
TS Phạm Sỹ Liêm:Hội nhập ở đây có thể hiểu là mượn thuyền để ra biển. Tức là chúng ta thuyền nhỏ không ra được biển nên cần mượn thuyền lớn để ra đó, chứ không phải nhờ luôn họ để ra biển.
Đằng này Việt Nam chỉ mang tâm lý đi nhờ...và công bố thành tích đã đạt được. Như thế thì sao đưa đất nước đi lên được. Vì thế tôi cho rằng cần xem lại quá trình hội nhập để điều chỉnh cho phù hợp.
PV:Cảm ơn TS Phạm Sỹ Liêm đã chia sẻ với Đất Việt!
Theo Báo Đất Việt
" alt="Nhà máy Dệt Nam Định"/>
Nhà máy Dệt Nam Định
-
Soi kèo góc Como vs Genoa, 17h30 ngày 27/4: Thế trận căng thẳng
-
TS Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh đến những sai lầm mà Hà Nội từng mắc phải để lưu ý việc phá dỡ nhà máy dệt Nam Định xây dựng đô thị.TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã có những chia sẻ với Đất Việt xung quanh việc phá dỡ nhà máy dệt Nam Định để xây dựng khu đô thị.
PV: Mới đây, nhà máy dệt Nam Định được phá đi để xây dựng khu đô thị. Trước đó, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy Dệt 8/3, nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà... cũng đã biến thành khu đô thị. Ông bình luận như thế nào trước thực trạng những biểu tượng của nền công nghiệp Việt Nam một thời nay đã và đang trở thành khu đô thị? Đây liệu có phải là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển đô thị, cũng như sự phát triển của nền kinh tế hay không và vì sao?
TS Phạm Sỹ Liêm:Trước đây theo quy hoạch dệt thì Nam Định cũng là một trung tâm công nghệ dệt của Việt Nam được phát triển. Nhưng hiện nay nhà máy dệt Nam Định cũ không còn phù hợp, công nghệ phải thay đổi. Thứ hai là nhà máy bị bao vây bởi đô thị, dân cư đông đúc. Cho nên nếu tiếp tục thì phải đưa ra một khu công nghiệp ở bên ngoài thành phố chứ không thể như ngày xưa được nữa.
 |
TS Phạm Sỹ Liêm lưu ý việc phá dỡ nhà máy dệt Nam Định để xây dựng đô thị. |
Việc di chuyển này tôi nghĩ là đúng, phù hợp với hoàn cảnh hiện nay chứ không phải hệ quả của quá trình phát triển đô thị hay sự phát triển của nền kinh tế gì cả. Nhà máy dệt Nam Định cũng giống như nhà máy Rạng Đông, Cơ khí Hà Nội ngày trước. Ban đầu được xây dựng ở ngoại thành rất xa, sau đó TP mở rộng mới ôm lại.
Còn kế hoạch lâu dài, cụ thể thì phụ thuộc vào quy hoạch của TP Nam Định. Việc dùng cái gì phải dựa vào quy hoạch và quy hoạch đó hiển nhiên phải được Bộ Xây dựng duyệt, tham gia ý kiến.
Thế nhưng nếu quy hoạch thì phải cân đối lại TP Nam Định cũ xem thiếu cái gì, chứ không phải đưa đi đấu giá, bán đất cho làm kinh doanh bất động sản thành những khu nhà ở, nhà chung cư. Chúng ta có thể xây dựng một phần nào đó nhưng phải phụ thuộc vào quy hoạch. Chúng ta từng mắc sai lầm ở Hà Nội trong các dự án khu Nhà máy Dệt 8/3, Nhà máy Cơ khí Hồng Hà bị biến thành khu đô thị, nhà ở.
Khi đó những người có trách nhiệm lý sự rằng di chuyển nhà máy ra chỗ mới thì phải mua đất, giải phóng mặt bằng, bán chỗ cũ để có vốn đầu tư. Và khi bán thì chỉ có mấy doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mua và họ tận dụng từng m2 đất.
Hậu quả là người ở đông thêm, thêm nhà, nhà cửa trong khu đô thị kéo thêm tắc nghẽn, thêm ô nhiễm môi trường và thiếu dịch vụ. Đó là điều hết sức sai lầm.
Thực chất, nghị định năm 2008 của chính phủ về chống ùn tắc giao thông trong đô thị thì có chủ trương đầu tiên là di chuyển các nhà máy, trường học, bệnh viện đông người ra ngoài để giảm ùn tắc. Tôi cho rằng mục đích thì tốt nhưng phương thức thực hiện thì sai.
PV:Chưa bàn đến vấn đề đất vàng cổ phần hóa bị biến thành dự án đô thị, thưa ông, sự chết đi của các biểu tượng ngành công nghiệp một thời ở Việt Nam có được coi là cảnh báo cho nền kinh tế? Chúng ta đã nói quá nhiều tới việc doanh nghiệp Việt chỉ tham gia được vào việc làm bao bì cho Samsung hay không thể làm được cái trục khuỷu, đây có phải là hệ quả của chính sách kinh tế chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn dẫn đến những sự chuyển đổi nói trên hay không?
TS Phạm Sỹ Liêm:Việc chết đi của các biểu tượng ngành công nghiệp một thời ở Việt Nam không thể coi là cảnh báo cho nền kinh tế được. Tôi cho rằng nó làm xuất hiện thêm nhiều ngành công nghiệp mới mà ngày trước không có như điện, điện tử... Việc những ngành công nghiệp lạc hậu mất đi để thay bằng ngành mới, cái này phù hợp với quy luật hiện nay.
Tuy nhiên bây giờ phá dỡ thì tôi đề nghị chúng ta nên lưu lại một phần nhà máy để làm di sản, để tham quan, để các thế hệ sau biết đến nhà máy dệt Nam Định, từng là biểu tượng của ngành công nghiệp.
Còn chuyện doanh nghiệp Việt chỉ tham gia được vào việc làm bao bì cho Samsung hay không thể làm được cái trục khuỷu thì tôi cho rằng cái này là do thị trường yêu cầu. Nếu Sam sung không vào Việt Nam thì cũng chẳng ai yêu cầu làm đinh ốc. Có doanh nghiệp vào thì chúng ta phải phát triển các ngành công nghiệp phụ kèm theo. Vấn đề quan trọng ở đây là chính sách.
Một là nhìn trước được khi Samsung vào thì công nghiệp phụ trợ kèm theo là gì thì phải đồng bộ phát triển. Muốn đồng thời phát triển được thì phải có chính sách khuyến khích. Chẳng hạn như cho phép thuế giá trị gia tăng giảm, giảm lãi suất cho vay thì doanh nghiệp mới ham đầu tư, dẫn đến các chủ đầu tư sẽ tự nhiên vào thôi.
Tôi cho rằng chúng ta phải làm những chi tiết nhỏ như trên thì mới lên được những cái chính, cái quan trọng. Như ngành công nghiệp lắp ráp ô tô của chúng ta, ban đầu có nhiều hạn chế nhưng dần dần chúng ta cũng đã tăng lên được một chút.
PV:Không đặt ưu tiên hàng đầu cho các ngành sản xuất, người dân sẽ chỉ cạnh tranh đi làm thuê cho nước ngoài, hoặc sẽ bị thất nghiệp. Theo quan sát của ông, hệ lụy của vấn đề này đã được lường tới chưa? Ông hình dung như thế nào về những hệ lụy này?
TS Phạm Sỹ Liêm:Vấn đề ở đây là tư duy, người đứng đầu. Nếu người đứng đầu có chí lớn sẽ lan tỏa vào dân. Ở đây trong phát triển kinh tế cũng thế.
Ví dự như Hàn Quốc. Họ tay không, mọi thứ chẳng có nhưng chí của họ lớn, không phải chí đi làm thuê, chí dựa vào đầu tư nước ngoài và đã rất thành công. Chí của Việt Nam là dựa vào đầu tư nước ngoài, khoe xem thu hút được bao nhiêu đầu tư, chứ tôi không thấy nói đến việc mình đầu tư như thế nào, phát triển bằng cách nào.
Chúng ta chấp nhận đánh đổi để sở hữu vốn, công nghệ. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp muốn đầu tư vào Việt Nam là kiểu muốn xuất khẩu ô nhiễm sang Việt Nam, như một loạt nhà máy xi măng ở miền Trung, nhà máy gang, nhà máy dệt... Không phải ở nước sở tại họ không làm được, mà họ muốn đẩy sang Việt Nam dẫn đến những vấn đề ô nhiễm môi trường rất cao.
Ngoài tư duy ra thì vấn đề thứ hai cần quan tâm là tầm nhìn. Có tư duy thì mới có tầm nhìn. Tôi cho rằng không ai bắt Việt Nam từ lạc hậu lên giỏi ngay được. Nhưng chúng ta phải học dần dần.
Thứ ba là hiện nay chúng ta vẫn duy trì tư duy phân cấp. Việc cho địa phương, doanh nghiệp quyết định nên nhiều dự án triển khai lãng phí, không phù hợp. Vì thế ai cũng muốn sân bay, cầu cảng, tạo khu công nghiệp trên rừng, thủy điện trong rừng... nhưng cuối cùng có hiệu quả đâu.
PV:Nhiều người còn bi quan rằng, chẳng lẽ Việt Nam định hội nhập bằng những dự án khu đô thị, bất động sản. Ông đồng tình ở mức độ nào với nhận định nói trên? Liệu có thể trả lời câu hỏi, Việt Nam lấy gì để hội nhập, để cạnh tranh sòng phẳng với các nền kinh tế đã phát triển trên thế giới, như thế nào?
TS Phạm Sỹ Liêm:Hội nhập ở đây có thể hiểu là mượn thuyền để ra biển. Tức là chúng ta thuyền nhỏ không ra được biển nên cần mượn thuyền lớn để ra đó, chứ không phải nhờ luôn họ để ra biển.
Đằng này Việt Nam chỉ mang tâm lý đi nhờ...và công bố thành tích đã đạt được. Như thế thì sao đưa đất nước đi lên được. Vì thế tôi cho rằng cần xem lại quá trình hội nhập để điều chỉnh cho phù hợp.
PV:Cảm ơn TS Phạm Sỹ Liêm đã chia sẻ với Đất Việt!
Theo Báo Đất Việt
" alt="Nhà máy Dệt Nam Định"/>
Nhà máy Dệt Nam Định
-
Việc chủ đầu tư Dự án Golden West xây dựng sai phép tại khu vực ô thoáng đang khiến hàng trăm khách hàng bất bình vì không được tôn trọng!
Có thể bạn chưa biết
Được biết dự án “Xây dựng Cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp văn phòng và siêu thị” (hay còn gọi dự án Golden West) được xây dựng tại ô đất 2.5HH đường Lê Văn Thiêm (số 2 Lê Văn Thiêm), quận Thanh Xuân, Hà Nội.
 |
Dự án Golden West đang trong quá trình hoàn thiện phần thô. |
Dự án này tiền thân là của Tổng Công ty Cơ khí xây dựng COMA sau đó đến ngày 20/01/2015, COMA và Công ty CP Phát triển Thương mại Việt Nam (Vietradico) mới ký kết Hợp đồng số 000073.2015/HĐCN về việc chuyển nhượng toàn bộ Dự án “Cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp văn phòng và siêu thị” (Golden West) tại ô đất 2.5 HH đường Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Từ đây, Vietradico là Chủ đầu tư mới của dự án vàng này.
Theo thông báo của COMA, việc ký kết hợp đồng này nhằm thực hiện Quyết định của Bộ Xây dựng ngày 28/11/2013 và Quyết định 7116 của UBND TP Hà Nội ngày 27/12/2014 về việc cho phép COMA chuyển nhượng toàn bộ dự án này cho Vietradico.

|
Phía bên ngoài dự án. |
Tuy nhiên ở diễn khác, theo tờ Tri Thức trẻ thì cuối năm 2013, Golden West đã được giới thiệu là tổ hợp chung cư cao cấp được xây dựng trên khu đất hơn 8.770m2, gồm 27 tầng nổi, 3 tầng hầm, trong đó có 3 tầng trung tâm thương mại, 22 tầng nhà ở với 600 căn hộ cao cấp, hai tầng cây xanh, kỹ thuật.
Tại thời điểm giới thiệu, dự án được Đất Xanh Miền Bắc phân phối ra thị trường với giá từ 22 triệu đồng/m2 (chưa có VAT). Bên cạnh đó, trên thị trường thời điểm đó Vietradico cũng bán căn hộ dự án này ra thị trường.
Các căn hộ tại Golden West có diện tích từ 75 - 107m2, thiết kế từ 2 đến 3 phòng ngủ, bàn giao hoàn thiện nội thất. Theo kế hoạch, dự án bàn giao vào cuối năm 2015.
Chủ đầu tư xây dựng sai thiết kế
Qua tìm hiểu Pháp luật Plus được biết, dự án chung cư Golden West đã được chính thức mở bán từ năm 2013 và nhiều khách hàng đã chính thức ký Hợp Đồng Mua Bán Căn Hộ với chủ đầu tư trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2014.
“Vào thời điểm chúng tôi ký kết Hợp Đồng Mua Bán thì theo thiết kế mặt bằng các tầng căn hộ đã được phê duyêt và theo cam kết của chủ đầu tư, các tầng căn hộ của Tòa Nhà sẽ bao gồm các ô căn thoáng xen kẽ giữa các căn hộ. Cho đến nay dự án bước vào giai đoạn hoàn thiện và chuẩn bị được bàn giao. Tuy nhiên, hiện tại, theo thông tin mà chúng tôi có được thì thiết kế ban đầu đối với các ô căn thoáng sẽ có thể bị thay đổi để làm căn hộ hay được dùng cho một mục đích thương mại nào khác”, một khách hàng (xin được giấu tên) nói trong bức xúc.
 |
Theo nhiều khách hàng phản ánh, gửi hình ảnh tới Pháp luật Plus, phần ô thoáng đã được chủ đầu tư "biến hóa" thành căn hộ? |
Theo một số hình ảnh mà khách hàng gửi tới Pháp luật Plus là có căn cứ đối với lập luận trên. Hành vi thay đổi thiết kế khu vực ô thoáng khi chưa được cơ quan chức năng đồng ý của Vietradico như vậy là sai.
Ghi nhận của Pháp luật Plus ngày 10/6 tại dự án Golden West trên đường Lê Văn Thiêm (Thanh Xuân, Hà Nội) nhiều công nhân vẫn có mặt tại công trường, thang vận vẫn hoạt động. Dự án đang trong quá trình hoàn thiện phần thô và bàn giao cho khách hàng. Phía bên ngoài cổng dự án, không có biển tên công trình.
Nguồn tin riêng của Pháp luật Plus cho hay, mới đây đầu tháng 6/2016, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Đào Duy Ninh, Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty Vietradico.
Vì đã có hành vi vi phạm hành chính, xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt, vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng theo quy định tại điểm b, khoản 7, điều 13, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ.
Hình thức xử phạt: Phạt tiền – số tiền là 90 triệu đồng.
“Việc thay đổi thiết kế các ô căn thoáng để làm căn hộ (nếu được phê duyệt vào thời điểm hiện tại) sẽ làm tăng mật độ cư dân trong tòa nhà một cách đáng kể, gây mất mỹ quan, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của người mua đã được thỏa thuận với chủ đầu tư trước đó”, khách hàng tên T. bức xúc.
TheoBáo Pháp luật
" alt="Dự án Golden West: Chủ đầu tư xây sai thiết kế, hàng trăm khách hàng nóng giận"/>
Dự án Golden West: Chủ đầu tư xây sai thiết kế, hàng trăm khách hàng nóng giận
-
Dinh dưỡng hay một thực đơn giảm cân khoa học chính là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến 70% sự thành công trong quá trình giảm cân. Bên cạnh tập luyện đúng cách thì một chế độ ăn uống hợp lý sẽ mang lại vóc dáng lý tưởng.
1. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt luôn có mặt trong nhóm thực phẩm quan trọng giúp giảm cân. Nhờ hàm lượng chất xơ cao, các loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, gạo lứt… vừa hỗ trợ hoạt động cho hệ tiêu hóa, lại vừa giúp giải phóng, ngăn ngừa chất béo tích lũy ở dạ dày và bụng bằng cách hạ thấp lượng insulin, cortisol trong cơ thể.
2. Hạt lanh
Các chất béo không bão hòa đơn (MUFA) có trong hạt lanh giúp giảm mỡ và các cholesterol trong cơ thể rất hiệu quả. Ngoài ra, với thành phần rất giàu chất xơ, thường xuyên sử dụng hạt lanh cũng giúp bạn tránh xa được chứng đầy hơi và giữ cho hệ tiêu hóa luôn hoạt động tốt.
3. Sữa chua

Với thành phần là chất béo, calo, sữa chua là thực phẩm lý tưởng để thêm vào chế độ ăn uống của người đang giảm cân. Ngoài ra, nhờ có lượng vitamin, kẽm, kali và khoáng chất dồi dào, sữa chua cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ đẩy lùi chứng đầy hơi rất hiệu quả.
4. Các loại quả mọng
Theo các chuyên gia, các loại quả mọng được coi là “vũ khí bí mật” trong việc giữ vóc dáng thon thả. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, các loại quả mọng như: anh đào, việt quất, mâm xôi hay nho… có tác dụng rất tốt trong việc “đánh bay” lượng mỡ thừa ở bụng.
Bên cạnh đó, nhờ chứa chất chống oxy hóa, quả mọng cũng giúp cơ thể có khả năng chống lại một số bệnh tật, cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột.
5. Nước
Uống nước giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó làm sạch, thải độc khỏi cơ thể. Thậm chí, theo các chuyên gia, uống nhiều nước cũng giúp cải thiện chức năng hoạt động của gan và thận rất tốt.
Tuy nhiên, để tránh tác dụng ngược, bạn không nên uống quá nhiều nước trong một ngày. Điều này có thể thấy rõ qua màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu màu càng đậm thì bạn càng cần bổ sung nước, màu vàng nhạt thì có nghĩa cơ thể bạn đã nạp đủ lượng nước cần thiết.
Như thế nào là uống nước đúng cách nếu muốn giảm cân?

Đối với nhiệt độ nước uống phù hợp, tốt nhất là ở mức mà bạn cảm thấy thoải mái, ấm áp hoặc mát mẻ theo sở thích cá nhân của mình.
Đối với những người có nhu cầu giảm cân mạnh mẽ, bạn có thể ước tính lượng nước bạn uống dựa trên tình huống thực tế. Ví dụ, nếu thời tiết nóng và có chơi thể thao nhiều hay công việc cần vận động thì bạn có thể uống nhiều hơn.
Không có yêu cầu nghiêm ngặt đối với thời gian phải uống nước. Điểm quan trọng là bổ sung nước nhiều lần trong ngày, và uống 250 - 500ml mỗi lần, để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và giảm cân tốt hơn.
Về chế độ ăn uống cần có sự kiểm soát, trước bữa tối nên uống hai cốc nước là một cách tốt để giảm sự thèm ăn, đồng thời giảm số lượng thức ăn ăn vào.
An An (Dịch theo QQ)

7 bí quyết đơn giản để giảm cân trong khi ngủ, nhiều người chưa biết
Tưởng như đùa nhưng những bí quyết giảm cân này có liên quan trực tiếp đến giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu được tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc, đặc biệt khi nhắc đến giảm cân.
" alt="Những thực phẩm diệu kỳ ăn càng nhiều càng giảm cân nhanh"/>
Những thực phẩm diệu kỳ ăn càng nhiều càng giảm cân nhanh