设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Trẻ nôn sau khi uống hạ sốt, có nên uống lại liều mới? 正文

Trẻ nôn sau khi uống hạ sốt, có nên uống lại liều mới?

来源:NEWS 编辑:Ngoại Hạng Anh 时间:2025-01-19 12:53:32

TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới,ẻnônsaukhiuốnghạsốtcónênuốnglạiliềumớtin bong da hom nay Bệnh viện Nhi Trung ương,thông tin, khi trẻ sốt cao không hạ nhiều phụ huynh thường dùng kết hợp 2 loại thuốc hạ sốt, điều này là không nên. 

Cũng không ít phụ huynh tắm cho trẻ nhằm hạ nhiệt độ nhanh. TS.BS Hải cho rằng, thay vì tắm cho trẻ, cha mẹ hãy dùng nước ấm để chườm và lau người cho trẻ cũng là một cách hạ sốt an toàn và nhanh chóng.

Phụ huynh nên xấp khăn ở nước (khoảng 37 độ, 40 độ C), vắt gần khô và đắp lên trán. Nước ở khăn bốc hơi sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể. Ngoài trán, có thể đắp lên nách, bẹn cho trẻ. “Người chăm sóc cũng lưu ý không nên cởi hết quần áo, xấp nước lên người khiến trẻ nhiễm lạnh, viêm phổi. Chúng ta kết hợp nhiều biện pháp như dùng miếng dán hạ sốt, uống thuốc hạ sốt, chườm nước ấm… sẽ giúp trẻ hạ sốt”, TS.BS Hải cho biết. Trẻ sốt cao để hạ nhiệt, trẻ thở nhanh gây mất nước vì vậy phụ huynh có thể bổ sung oresol để bù nước cho con.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nộicũng chia sẻ thêm, phụ huynh chỉ cho con uống khi sốt 38.5 độ trở lên, liều lượng phải theo cân nặng. Không được dùng thuốc người lớn pha cho trẻ uống. “Tôi đã gặp trường hợp bí quá, không có sẵn thuốc nên phụ huynh đã lấy thuốc người lớn, bẻ đôi và thả vào nước cho con uống khiến cháu có thể bị ngộ độc Paracetamol, gây suy gan cấp”, PGS.TS Hiếu cảnh báo.

Về thuốc hạ sốt cho trẻ, DS Lê Thu Thảo - Khoa Dược, Bệnh viện Nhi Trung ươngthông tin trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy bớt đau hoặc hạ sốt sau khoảng 30 phút sau khi uống và có thể mất đến 1 giờ sau khi đặt thuốc đường hậu môn. Khi trẻ bị nôn hoặc đi vệ sinh sau khi đặt thuốc, cha mẹ cũng cần có cách xử lý phù hợp.

Đối với thuốc đặt trực tràng, DS Thu Thảo thông tin, nếu trẻ đi đại tiện sau khi đặt thuốc dưới 30 phút, hãy cho trẻ uống lại liều tương tự. Nếu trẻ đi đại tiện sau khi đặt thuốc trên 30 phút, bạn không cần cho trẻ uống thêm một liều nữa. Chờ cho đến liều bình thường tiếp theo.

Đối với thuốc uống, nếu trẻ nôn hết hoàn toàn lượng thuốc ngay sau khi uống, hãy cho trẻ uống lại liều tương tự. Nếu trẻ bị nôn trên 30 phút, bạn không cần cho trẻ uống thêm một liều nữa, chờ cho đến liều bình thường tiếp theo. Trường hợp cho trẻ uống quá liều DS Thảo khuyên, phụ huynh hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn xử trí cụ thể.

Một số biện pháp đảm bảo an toàn khi cho trẻ uống thuốc:

1. Đối với trẻ dưới 6 tuổi (đặc biệt trẻ nhỏ dưới 4 tuổi) nên chọn các dạng thuốc dễ uống (thuốc dạng lỏng, thuốc bột) và mùi vị dễ chịu. Trường hợp phải sử dụng thuốc dạng viên nên nghiền viên và hòa với nước khi uống. Không nên pha thuốc với sữa vì có thể xảy ra tương tác thuốc-sữa hoặc trẻ có thể không chịu uống sữa vì sữa đắng.

2. Trừ trường hợp thuốc yêu cầu phải uống lúc no hoặc ngay sau/trước khi ăn nên cho trẻ uống thuốc cách xa bữa ăn/cữ sữa để hạn chế nôn.

3.  Nếu trẻ phải uống nhiều loại thuốc nên phân chia thời gian uống hợp lý. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về phân chia thời gian uống để vừa đảm bảo hiệu quả của thuốc vừa hạn chế nôn do uống quá nhiều thuốc cùng một lúc.

4.  Với thuốc loại sirô, không nên cho trẻ uống khi trẻ đang quấy khóc, nếu không trẻ sẽ bị ngạt hoặc sặc thuốc. Cố gắng tạo không khí vui tươi, dễ chịu, đối với trẻ lớn có thể giải thích cho trẻ hiểu uống thuốc để hết bệnh để trẻ “hợp tác” cùng ba mẹ.

5.  Nếu trẻ không đứng hoặc ngồi uống thuốc được nên cho trẻ nằm hơi dốc, đầu cao hơn một chút và hơi nghiêng để tránh việc trẻ bị sặc thuốc.

6.  Trong trường hợp trẻ hít sặc, nếu trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ thực hiện thủ thuật vỗ lưng ấn ngực, trẻ từ 1 tuổi trở lên ba mẹ thực hiện thủ thuật Heimlich (thủ thuật dùng tay người cứu hộ gây một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy một dị vật, gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên). Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

DS Võ Đức Trí (Đơn vị Dược lâm sàng - Thông tin thuốc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM)

Bác sĩ chỉ cách hạ sốt an toàn cho trẻ sốt xuất huyếtDùng thuốc hạ sốt sai có thể khiến trẻ sốt xuất huyết nguy kịch. Ngay cả loại thuốc phù hợp, nếu uống sai cách cũng gây hại cho gan của bệnh nhi.
热门文章

1.0109s , 7059 kb

Copyright © 2025 Powered by Trẻ nôn sau khi uống hạ sốt, có nên uống lại liều mới?,NEWS  

sitemap

Top