Chủ quan với cơn hắt hơi,ácsĩkểtìnhhuốngchếtoankhôngđángcóvìbệnhcúbóng đá 24/7 sổ mũi vì nghĩ bị cúm thông thường nhưng chỉ sau vài ngày, chị Hương ho ngày càng nhiều, khó thở và nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch.
Cha mẹ lưu ý, ngón tay con bị cong cần nghĩ tới bệnh nàyBác sĩ kể tình huống chết oan không đáng có vì bệnh cúm
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2 -
Theo đó, Kỳ họp thứ 8 của Hội đồng sẽ được tổ chức vào hồi 14h00 ngày 12/8 tại Đài Tiếng nói Việt Nam (58 Quán Sứ, Hà Nội). Tại kỳ họp này, Hội đồng sẽ tập trung thảo luận về báo cáo hoạt động của Hội đồng giữa hai kỳ họp thứ 7 và thứ 8. Bên cạnh đó, các thành viên Hội đồng sẽ thảo luận, cho ý kiến về các nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng dự kiến triển khai từ nay đến hết năm 2020. Tặng thưởng 15 tác phẩm lý luận phê bình văn học, nghệ thuật 2019Các tác phẩm năm nay nhiều hơn năm ngoái khoảng 10%. Theo TSKH Phan Đình Tân, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng, Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2020 không phải là giải thưởng mà là tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng dành cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật và giao cho Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương thực hiện.
Mục đích của việc tặng thưởng là cổ vũ những tác phẩm lý luận, phê bình phục vụ trực tiếp cho định hướng lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật; động viên, thúc đẩy và phát huy tiềm năng của đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có các tác phẩm tốt phục vụ hiệu quả sự chỉ đạo của Đảng trên lĩnh vực quan trọng và tinh tế này.
Tiêu chuẩn xét tặng giải là tác phẩm đã được xuất bản phải có giá trị khoa học, có đóng góp về lý luận và thực tiễn, có tác dụng tích cực, kịp thời trước những vấn đề xã hội quan tâm, có định hướng trong đời sống văn học, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, định hướng của Đảng và Nhà nước... có tác dụng trực tiếp, góp phần định hướng sáng tác và tham gia có hiệu quả phản bác các quan điểm sai trái, lệch lạc trong văn học, nghệ thuật.
Năm nay, tổng số có 93 tác phẩm, trong đó có 38 cuốn sách, 55 bài viết và chương trình phát thanh được các cơ quan, đơn vị gửi đề nghị Hội đồng xét tặng thưởng.
Căn cứ kết quả xét của các Tiểu ban sơ tuyển và hội đồng xét chọn, Ban chỉ đạo đã xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, thống nhất đề nghị Chủ tịch Hội đồng quyết định trao tặng thưởng cho tổng số 15 tác phẩm, trong đó, mức A: 4 tác phẩm; mức B: 7 tác phẩm; mức C: 4 tác phẩm.
7 cơ quan, đơn vị (nhà xuất bản, cơ quan báo chí) đã công bố nhiều tác phẩm có đóng góp cho sự phát triển lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2019 cũng đề nghị được trao tặng thưởng.
Đánh giá về chất lượng các tác phẩm năm nay, ông Phan Đình Tân cho biết: "Các tác phẩm năm nay nhiều hơn năm ngoái khoảng 10%, một lần nữa khẳng định uy tín và sự quan tâm của các tác giả với chuyên ngành lý luận phê bình. Các tác phẩm được lựa chọn trao thưởng đều đáp ứng được các tiêu chuẩn xét tặng giải. Trong các lĩnh vực, đều có sự cân đối, hài hòa, có văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu… Đặc biệt, riêng với nhiếp ảnh, mọi năm các tác phẩm lý luận, phê bình ở lĩnh vực này rất ít, nhưng năm nay có tác phẩm đoạt giải A".
Tình Lê
Sách 'Cách sống' của doanh nhân Nhật Bản vào đề thi tốt nghiệp
Trong cuốn sách 'Cách sống' của tác giả Inamori Kazuo có trích đoạn vừa được đưa và đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn có nhiều bài học thú vị mà bất cứ ai cũng nên đọc nó.
"> -
Cô gái 9X lái xe xuyên đêm 1.200 km đưa bệnh nhân nghèo về quêCô gái 9X Lê Thị Nhung trong một chuyến đưa bệnh nhân nghèo về quê. Bản thân rất thích lái xe và thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, Nhung tình cờ biết đến nhóm “Những chuyến xe yêu thương”, chuyên tổ chức chuyến xe "0 đồng", đưa đón miễn phí những bệnh nhân nghèo đang điều trị ở các bệnh viện tại Hà Nội về quê.
Vào cuối năm 2020, nữ lái xe đã tình nguyện “viết đơn” tham gia và trở thành một trong những thành viên không thể thiếu của nhóm. Cô gái này luôn sẵn sàng thực hiện những “ca khó” mà ít ai nhận, dù xa mấy cũng sắp xếp thời gian đưa đón người dân bằng được.
"Người bạn đồng hành" trong các cung đường thiện nguyện ấy là chiếc Mazda 3 màu trắng khá trẻ trung. Tính đến thời điểm này, Nhung đã chở khoảng 20 trường hợp khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km.
Nhung Lê đã dùng xe cá nhân của mình đưa thành công khoảng 20 trường hợp bệnh nhân khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km. Chuyến đi xa nhất là chở hai mẹ con bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba về tận bản vùng cao Pa Ủ, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vào ngày 21/7. Quãng đường cả đi và về là 1.200 km với tổng thời gian tới 32 tiếng. Đây là chuyến đi đáng nhớ không chỉ vì khoảng cách xa, đường đi khó khăn nhất mà còn bởi sự cố khá bi hài trên đường.
“Do hai mẹ con bị say xe, lại không nói được tiếng Kinh nên chỉ nằm ôm nhau, gần như không giao tiếp gì. Khi đi qua một chốt kiểm dịch, các anh CSGT đã tưởng em bắt cóc phụ nữ và trẻ em, phải giải thích mãi và đưa các giấy tờ để chứng minh. Sau khi biết em đưa bệnh nhân về nhà thì họ mới cho lưu thông và còn chúc đi đường may mắn”, Nhung kể lại.
Với những chuyến đi lên miền núi xa, Nhung thường đi cùng em trai hoặc một vài thành viên khác trong nhóm để thay nhau lái xe. Thế nhưng, có những chuyến đi 300-400km, cô gái vẫn sẵn sàng một mình cầm vô lăng đưa bệnh nhân về tận nhà.
Vừa mới đây, vào tối 31/7, đang chuẩn bị đi ngủ thì Nhung nhận được cuộc gọi từ anh Bình Minh – thành viên sáng lập nhóm “Những chuyến xe yêu thương” cho biết, có trường hợp hai mẹ con quê ở huyện Sông Mã, Sơn La đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương bị kẹt ở Hà Nội đã mấy hôm, hoàn cảnh rất khó khăn và cần đưa về ngay sáng sớm hôm sau. Không ngần ngại, cô gái đã đồng ý lên đường.
Do Hà Nội đang giãn cách xã hội nên xe khách, taxi,… không hoạt động, còn xe cá nhân không thể ra vào thành phố được nên nhóm phải lên kế hoạch, chia thành các chặng và “tiếp sức” nhau ở các điểm chốt giữa các tỉnh/thành phố.
Chuyến đưa hai mẹ con người dân tộc về Sơn La vào ngày 1/8 vừa qua. Cả đêm không ngủ, 4 giờ sáng ngày 1/8, Nhung đã một mình lái xe từ TP. Bắc Ninh đến chốt kiểm dịch giáp Hà Nội trên quốc lộ 1B để tiếp nhận hai mẹ con do anh Bình Minh lái xe đưa từ bệnh viện đến. Không thể đi qua Hà Nội, Nhung phải vòng theo cung đường tránh, đi lên Phú Thọ, qua Hoà Bình, về Vân Hồ (Sơn La) và "bàn giao" cho một nữ thành viên khác trong nhóm là chị Hiểu Yến ở Sơn La thực hiện nốt phần việc còn lại.
Nhung cho biết: “Vì giãn cách xã hội, nhiều khi phải mất 2-3 chặng mới đưa được bệnh nhân về đến nhà. Những anh em ở “vòng ngoài” như em sẽ phải chạy nhiều hơn vì hầu hầu hết các thành viên trong nhóm ở trong Hà Nội không ra ngoài được. Trong thời gian này, nhóm đều tuân thủ nghiêm việc phòng chống dịch và thường xuyên xét nghiệm Covid-19”.
Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm khó quên
Dù tay lái được các anh em đánh giá là “cứng”, thế nhưng, những chuyến đưa bệnh nhân nghèo về những nơi xa xôi, cung đường lạ lẫm thi thoảng cũng để lại trên chiếc Mazda 3 của Nhung những vết xước, cùng với đó là nhiều kỷ niệm nhớ đời.
Chia sẻ với VietNamNet, cô gái 9X này không giấu nổi niềm vui, tự hào xen lẫn chút suy tư đối với công việc được coi là “bao đồng” này. Một trong những trải nghiệm khó quên nhất là chuyến đưa người từ bệnh viện về quê vào đúng "giao thừa" năm 2020-2021.
Đó là vào đêm 31/12/2020, rạng sáng 1/1/2021, Nhung xung phong đưa gia đình một bệnh nhi mới 2 tháng tuổi về huyện Si Ma Cai, Lào Cai.
Chuyến đi cũng "lòng vòng", từ Bắc Ninh đến Hà Nội rồi đưa đến nhà bệnh nhân ở huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai lúc 2 giờ đêm.
Nghỉ ngơi ít phút, hai chị em khẩn trương quay về nhà ở Bắc Ninh thì đã là 8 giờ sáng ngày đầu tiên của năm mới. Lời cảm ơn, nụ cười của gia đình cháu bé khi về nhà an toàn có lẽ là phần quà đầu năm tuyệt vời nhất cho hai chị em.
Mỗi chuyến đi của Nhung Lê lại có những câu chuyện dài phía sau. “Nhân duyên đã cho em có thật nhiều trải nghiệm, được gặp gỡ và giúp đỡ nhiều người. Em còn tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh đến cùng cực mà trước đây em chỉ thấy trong phim ảnh”, Nhung nói.
Một trường hợp thực sự khó khăn từng được Nhung đưa về là một phụ nữ quê ở huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá), có con gái điều trị ung thư tại bệnh viện Nhi Trung ương. Chồng bỏ đi, chị mang 2 đứa con về ở cùng bố mẹ đẻ đã trên 70 tuổi trong căn nhà tình thương được chính quyền xây tặng cách đây vài năm. Bệnh tật dai dẳng của con và gánh nặng gia đình đã khiến người mẹ này kiệt quệ cả về vật chất và sức lực.
“Căn nhà tình thương của 3 thế hệ chỉ có bộ bàn ghế cũ và hai chiếc giường, ngoài ra không còn đồ vật gì đáng giá. Thế mà khi nhóm em chào tạm biệt ra về, ông của cháu bé vẫn chạy theo ‘dúi’ 1/4 con gà để chúng em ăn đường. Em từ chối vì đó có thể là bữa ăn thịnh soạn cho các cháu. Sau chuyến đi đó, cứ khoảng 1-2 tháng, em lại sắp xếp thời gian mang chút quà về Thanh Hoá thăm gia đình này”, Nhung xúc động kể lại.
Cứ 1-2 tháng, "cô Nhung" lại ghé thăm và mang chút quà cho gia đình cháu bé ở Thanh Hoá. Không những mang xe nhà đi "vác tù và hàng tổng", đánh đổi thời gian, tiền bạc và sức khoẻ của bản thân, các tài xế của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” như Lê Thị Nhung còn sẵn sàng bỏ tiền túi giúp đỡ những gia đình khó khăn.
"Em mong muốn kêu gọi được đông đảo lái xe và các "Mạnh thường quân" tham gia để hỗ trợ được nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn, không chỉ trong mà còn sau mỗi chuyến đi", nữ lái xe 9X chia sẻ.
Hiện, cô gái xinh đẹp này đang làm chủ một quán cà phê có tiếng tại trung tâm TP. Bắc Ninh.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn hoặc có trải nghiệm nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những chuyến xe yêu thương
Dịch Covid-19 bùng phát, công ty đóng băng, vị giám đốc đành tạm chuyển nghề rồi dành thêm thời gian rảnh cho đam mê đem xe nhà đi lo chuyện "bao đồng". Những chuyến xe yêu thương đã bắt đầu từ đó trong hơn 1 năm qua.
"> -
‘Chú Phúc’Ông Lê Văn Phúc - "giáo chủ" của cộng đồng NLG. Trong thời gian còn theo học và tiếp xúc thường xuyên với ông Phúc, gia đình chị An tin tưởng rằng đây là một tổ chức sống thiện lành nên đã đồng ý đóng góp công sức, tiền của cống hiến cho cộng đồng.
“Thấy gia đình tôi chịu chi và hào phóng về mọi mặt nên ổng đã khuyên chúng tôi gom tiền để mua 'du thuyền' chờ khách nước ngoài từ 5 châu vào học NLG rồi hốt bạc...”.
Dù không chi tiền cho giấc mơ mua du thuyền của ông Phúc, nhưng chị An đã chi một số tiền khá lớn cho việc làm từ thiện với nhóm NLG. Lúc đó, chị tin những hoàn cảnh khó khăn mà NLG đưa ra là thật.
Trong tổng số tiền mà chị đã chi ra có một phần được ông Phúc nói là giúp đỡ “con gái nuôi” của ông mắc bệnh ung thư. Nhưng sau khi phát hiện ra những chi tiết bịa đặt trong câu chuyện này, chị An đã vạch mặt ông Phúc trong nội bộ ban phụng sự và được ông chuyển khoản trả lại 200 triệu đồng.
Ông Phúc đã đưa em gái chị ra Hà Nội gặp cô con gái nuôi ở Hoài Đức. "Cô này làm bộ lên đồng, nhảy múa như Tôn Ngộ Không và phán rằng cha của em gái tôi từ tiền kiếp về phán này kia, để hù dọa rằng bệnh tật là do phạm lỗi và tạo nghiệp ác. Sau đó, cô ta kiếm cớ đó yêu cầu em gái tôi cúng bái chuộc lỗi".
Tuy nhiên, em gái chị An không tin và chất vấn ngược lại thì cô này chữa cháy bằng cách lại múa may quay cuồng một hồi và lại nói là cha tiền kiếp của em gái chị đã thoát ra và bây giờ là Trời Đế Thích nhập vào, muốn nói chuyện với ông Phúc. Sau đó cả ông Phúc và cô ta diễn với nhau để tranh quyền cai trị quả địa cầu này. "Đây là một trò bịp bợm mà rất nhiều người đi theo NLG đã bị 'cha con' họ bịa đặt ra để trục lợi”.
Chị An tiết lộ, ông Phúc thường từ TP.HCM ra Hà Nội để làm những buổi lễ như thế bất chấp đệ tử can ngăn. Ai ngăn cản thì ông sẽ không cho tham gia NLG nữa.
Ông còn để cho con gái nuôi soạn những bài khấn mê tín dị đoan để bệnh nhân cầu nguyện hằng ngày. “Toàn là những lời cầu nguyện âm hồn và giao quyền quyết định sinh tử của mình cho cô hồn định đoạt”.
Thời gian này, ông Phúc rất “nghe lời” cô con gái nuôi ở Hà Nội, trong khi tiếng nói của ông ta có ảnh hưởng tới hàng chục ngàn học viên theo học lúc đó.
“Càng ngày ổng càng lún sâu vào những việc âm hồn bùa chú, thư yểm… - những thứ hoàn toàn trái ngược với những gì ông ta giảng trên lớp. Chúng tôi đã họp kín với ổng để phân tích cái sai, mong ông ta sẽ tỉnh lại nhưng ông nghĩ rằng trả lại tôi số tiền đã xin cho con gái nuôi là xong”.
Sau khi biết những câu chuyện này, chị An đã rất thất vọng và không còn tin vào uy tín của ông Phúc nữa. Chị cho rằng ông bị “tẩu hoả nhập ma”, “hoang tưởng cực độ”.
Do nhiều lần trò chuyện với ông Phúc nên chị An nắm được nhiều thông tin cũng như tâm tư, tham vọng của người đàn ông này.
“Ông ta rất cao ngạo nhưng lại ngụy trang khéo léo dưới lớp vỏ bọc nhân từ. Ông ta dám khẳng định là mình cao hơn đức Đạt-lai Lạt-ma. Ổng tự hào kênh NLG của ổng giải quyết hết tất cả các vấn đề trên thế giới nhờ giải cứu cả tỷ linh hồn trong thế giới tâm linh. Ông ta còn muốn lập quỹ từ thiện Phuc’s foundation”.
Chưa học hết phổ thông, tự xưng là bác sĩ
Theo một số tài liệu mà PV có được, ông Lê Văn Phúc - người sáng lập NLG - sinh năm 1956 ở TP.HCM, đến năm 22 tuổi thì sang Mỹ định cư. Trước khi sang Mỹ, ông Phúc chưa học hết bằng phổ thông ở Việt Nam. Ông có thời gian dài làm ở tiệm giặt là và tiệm nail (sơn móng tay, móng chân) ở Mỹ.
Sau này, ông Phúc theo học bộ môn Nhân điện và từng về Việt Nam truyền bá bộ môn này.
Nhân điện là một thứ na ná với NLG trong cách thức hoạt động. Nó cũng được tuyên truyền là có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư và HIV.
Ở Việt Nam, Nhân điện đã bị các cơ quan chức năng cảnh báo là lừa đảo và cấm truyền bá từ lâu. Sau khi buộc phải bỏ Nhân điện, tháng 10/2016, Lê Văn Phúc thành lập một công ty có tên là Energy Source ở bang Texas, Mỹ. Đến hết tháng 12/2019, công ty này tuyên bố giải thể.
Trước đó, ông Phúc đã âm thầm đưa NLG về Việt Nam từ năm 2015 dưới hình thức tuyên truyền trong các nhóm nhỏ ở phía Nam. Đến đầu năm 2020, NLG được ông Phúc công khai rộng rãi, tổ chức các lớp học trong các hội trường, trung tâm hội nghị lớn ở Hà Nội, TP.HCM.
Người đàn ông này đã gửi đơn xin cấp phép thành lập Viện nghiên cứu, xin cấp phép nghiên cứu, hoạt động bộ môn này tới nhiều cơ quan trong nước thông qua sự giúp đỡ, kết nối của nhiều người.
Trong đơn xin thành lập Viện Nghiên cứu và ứng dụng giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng NLG gửi tới Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam, ông Phúc và một người phụ nữ gốc Việt mang quốc tịch Mỹ đứng tên trên giấy tờ về mặt nhân sự. Trong đó, người phụ nữ này được giới thiệu là một luật sư, còn ông Phúc được giới thiệu là bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền. Tuy nhiên, cả hai đều không cung cấp bất cứ giấy tờ, bằng cấp nào chứng minh học vấn trên.
TS. Vũ Thế Khanh - trưởng ban tổ chức Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam lúc đó - cho biết, vì nhiều lý do, Hội không thể cấp phép thành lập Viện nghiên cứu NLG.
“Các thành viên trong ban thẩm định nhận thấy hồ sơ chưa đảm bảo yêu cầu để thành lập Viện nghiên cứu, trong đó có vấn đề học hàm, học vị của những người đứng đầu Viện.
Đã là viện nghiên cứu thì những người đứng đầu phải có lý lịch khoa học. Chúng tôi yêu cầu nộp hồ sơ học vấn tại Việt Nam và hồ sơ học vấn tại Mỹ, nhưng họ không cung cấp được”.
Trong khoảng hơn 1 năm hoạt động ở Việt Nam, ông Phúc sống cùng một gia đình học viên ở TP.HCM. Ông ta thường xuyên tổ chức các lớp học trực tiếp cả ở trong Nam ngoài Bắc. Lớp học kéo dài 3 ngày vào cuối tháng 1/2021 ở TP.HCM là lớp học trực tiếp cuối cùng được ông Phúc tổ chức vì bị cơ quan chức năng ngăn chặn.
Đến tháng 4/2021, ông Phúc bay về Mỹ với lý do là thực hiện sứ mệnh lan toả NLG cho người Mỹ. Từ đó đến nay, người đàn ông này truyền bá NLG qua đường online và phát triển nó rộng khắp nhờ các “chân rết” người Việt đang sinh sống ở khắp các tỉnh thành. Những lớp học trực tiếp chỉ còn được ông ta cùng ban phụng sự tổ chức ở nước ngoài, thu hút hàng nghìn người Việt tham gia.
Sau một thời gian dài kiên trì lên tiếng đấu tranh chống lại sự phát triển mạnh mẽ của nhóm NLG, chị An gửi lời khuyên tới những nạn nhân đang theo học bộ môn này. Chị khẳng định: “Muốn áp dụng phương pháp gì với sức khoẻ của mình, mọi người phải dựa trên sự kiểm duyệt của Bộ Y tế, của y học chính thống, pháp luật Việt Nam. Đừng đem tính mạng của mình ra thử nghiệm vì đây là thứ do ông Phúc sáng tạo ra chứ không phải đã được nghiên cứu, thử nghiệm nhiều năm ở các nước phát triển khác”.
“Tôi mong mọi người tỉnh táo, đừng rơi vào tình trạng giống như gia đình tôi - mất thời gian, tốn kém tiền của và chỉ chuốc vào sự thất vọng”.
Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2015, nhóm Năng lượng gốc (NLG) quảng cáo có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư, giúp con người trở lại tuổi thanh xuân, thậm chí giải quyết được các vấn đề môi trường, nông nghiệp, hoà bình thế giới…
NLG đã lôi kéo được hàng chục ngàn người tham gia. Nguy hiểm hơn, các chiêu trò của NLG khiến nhiều người bệnh dừng điều trị y tế, bài trừ bác sĩ.
Nhiều gia đình đổ vỡ vì mâu thuẫn quan điểm về NLG. Họ cùng có chung một câu hỏi: Tại sao NLG vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức các cơ quan hành pháp? Tại sao một người đàn ông đang sống ở Mỹ có thể điều khiển và “móc túi” được hàng ngàn người Việt?
Nhóm PV
Tại sao một người ở tận bên Mỹ lại có thể quản lý và lôi kéo được hàng ngàn người Việt tham gia, ngồi truyền năng lượng cho nhau mỗi ngày? Ai là người đã tổ chức, thu tiền những chuyến đi cho hàng nghìn người Việt sang Thái Lan, Malaysia học NLG của "chú Phúc"? Mời độc giả đón đọc bài 3: Tiến sĩ, bác sĩ làm ‘chân rết’, tung hô năng lượng gốc
Nhóm năng lượng gốc xưng chữa bách bệnh, lừa tiền cả người giàNhóm năng lượng gốc (NLG) quảng cáo có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư, giúp con người quay trở lại tuổi thanh xuân, thậm chí giải quyết được các vấn đề môi trường, nông nghiệp, hoà bình thế giới…">