Nhận định, soi kèo Karvan vs Baku Sporting, 18h30 ngày 27/3: Thêm một lần đau

Thế giới 2025-03-30 12:40:49 55875
ậnđịnhsoikèoKarvanvsBakuSportinghngàyThêmmộtlầnđbóng dá   Hư Vân - 27/03/2025 04:30  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://mobile.tour-time.com/news/258f699085.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Stuttgart, 0h30 ngày 30/3: Lấy lại vị thế

Training course for Vietnamese language teachers abroad opensDecember 02, 2024 - 14:57 Your browser does not support the audio element. The training course aims to equip teachers with modern teaching methods and provides a platform for sharing experiences and building a stronger Vietnamese language network.
The training course on Vietnamese language teaching for Vietnamese teachers and volunteers from nine countries. — VNA/VNS Photo Diệp Trương

HÀ NỘI — A training course on Vietnamese language teaching for 40 Vietnamese teachers and volunteers from nine countries opened in Hà Nội on Monday.

Addressing the event, Vice Chairman of the State Committee for Overseas Vietnamese (OV) under the Ministry of Foreign Affairs Nguyễn Mạnh Đồng highlighted the growing demand for teaching and learning Vietnamese among overseas communities. He emphasised that the language is crucial in connecting Vietnamese generations worldwide, and the Party and State are committed to preserving the Vietnamese language and culture in OV communities.

Despite progress, challenges remain, requiring collaboration both at home and abroad to meet the community’s needs, he added.

The training course aims to equip teachers with modern teaching methods and provides a platform for sharing experiences and building a stronger Vietnamese language network.

Participating teachers are eager to enhance their teaching skills and connect with experts, contributing to the development of Vietnamese language education abroad.

The course, running from December 1 to 15, includes lectures, workshops, and cultural activities in Hà Nội.

The annual training course for Vietnamese language teachers abroad, which was first held in 2013, aims to enhance the teaching capacity of professional and non-professional teachers, and update them with new knowledge in the field. — VNA/VNS

">

Training course for Vietnamese language teachers abroad opens

Những hình ảnh tại bếp nấu ăn trong căn phòng thuê trọ của 1 cô gái do một người khác đăng tải đã khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Mới đây, trên một diễn đàn mạng vừa đăng tải một số bức ảnh ghi lại cảnh bừa bộn, bẩn thỉu bên trong một căn phòng trọ của một nữ sinh.

Qua những bức ảnh có thể thấy phòng trọ bừa bộn, quần áo, giày dép cho tới xoong nồi vứt lộn xộn. Chưa kể còn có nồi cơm, thức ăn mốc xanh cả nửa tháng không rửa.

{keywords}
Bát mì tôm ăn dở cũng vứt dưới nền nhà

Người chia sẻ bức ảnh cho biết mình đăng tải những hình ảnh trên vì không chịu nổi cảnh "ở bẩn" của cô gái này.

Người này cũng cho hay: "Quần áo ngâm thối ra, chủ nhà còn phải thét lên rằng "Sao con gái lại bẩn hơn cả đàn ông?"... Không thể chịu nổi kiểu sống này".

{keywords}
Bát đũa bẩn để ngổn ngang
{keywords}
Kệ bếp mốc trắng, bát đậu phụ phải để cách đây mấy ngày
{keywords}
Xoong nồi, bát mốc rêu xanh

Nhiều người đã bày tỏ sự ngán ngẩm trước cách sinh hoạt của thiếu nữ trong căn phòng này.

Một độc giả cho hay "thật không thể chấp nhận được, con gái ở bẩn thế này sao? Nấm mốc, vi khuẩn sẽ dẫn đến bệnh tật".

"Bạn chung phòng mình ngày trước còn để cơm trong nồi mọc rêu xanh vàng lên cơ. Một tuần nấu cơm một lần mà đầu tuần nấu, cuối tuần mới rửa", bạn trẻ khác chia sẻ.

Trước đó những hình ảnh về căn phòng trọ ngổn ngang, luộm thuộm với đồ đạc của 3 cô gái được người chủ nhà đưa lên mạng xã hội đã khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Tuy nhiên sau đó các cô gái này khẳng định, họ đã bị dựng chuyện nhằm bôi xấu danh dự.

Thanh Hải

Tin liên quan:

Phòng bẩn 'kinh hoàng' của nữ sinh sành điệu gây tranh cãi">

Phòng trọ bẩn của nữ sinh

Một khi quyết định sống chung, hai bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tư tưởng để luôn luôn tỉnh táo trong mối quan hệ và không cảm thấy chán nhau.

{keywords}

Suy nghĩ kĩ trước khi dọn về

Với nhiều cặp đôi, việc kết hôn, sống chung được quyết định khá chóng vánh. Tuy sự chớp nhoáng tạo ra lãng mạn nhưng nó cũng có thể phát sinh nhiều bất tiện. Điển hình như việc bạn chưa chuẩn bị đủ đồ dùng cần thiết, không sẵn sàng cho sự thân mật hoặc có tranh cãi phát sinh giữa hai người.

Sẵn sàng cho sự đổi thay

Thay đổi thói quen sinh hoạt là điều không thể tránh khỏi khi chuyển về ở với nhau. Ngay cả những cặp vợ chồng kết hôn lâu năm cũng có thể gặp mâu thuẫn và phải điều chỉnh hành vi cho phù hợp với nửa kia. Bởi vậy, hãy sẵn sàng đón nhận điều tồi tệ nhất và đừng quên trân trọng những hành động tử tế tuyệt vời của đối phương.

Dành thời gian một mình

Chuyển về sống chung không có nghĩa là hai bạn phải ở bên nhau 24 giờ mỗi ngày. Bạn vẫn cần có không gian riêng để cảm thấy tự do trong tình yêu. Hãy dành thời gian thư giãn một mình hoặc thỉnh thoảng đi chơi cùng bạn bè, đồng nghiệp. Những phút giây như vậy sẽ khiến bạn thoải mái hơn rất nhiều.

Chấp nhận con người thật

Bạn không cần phải thích tất cả mọi thứ ở đối phương nhưng cũng cần cởi mở với suy nghĩ, hành vi, lối sống của nửa kia. Đặc biệt, cả hai cần tập trung vào những điểm tốt thay vì cố gắng bới móc các khuyết điểm. Chỉ khi bạn nhìn vào mặt tích cực, việc sống chung mới trở nên dễ dàng và không áp lực.

Đối xử với nhau nhẹ nhàng

Ở chung dưới một mái nhà khiến mâu thuẫn dễ dàng phát sinh, tuy nhiên bạn không nên để tâm trạng tiêu cực ảnh hưởng tới thái độ của mình. Hãy luôn bắt đầu mọi cuộc trò chuyện một cách nhẹ nhàng, tập trung giải quyết xung đột và cho nhau cơ hội khi cần thiết. Những cử chỉ quan tâm, chăm sóc dù là nhỏ nhất cũng thường được người ấy đánh giá cao.

(Theo Dân Trí)

">

Cần chuẩn bị khi về sống chung với nhau

Nhận định, soi kèo Erzeni Shijak vs Korabi Peshkopi, 20h00 ngày 27/3: Nỗi lo xa nhà

Những phi vụ lừa đảo dạng này thường được dàn dựng rất... tinh vi, đến mức mỗi phi vụ và nhân vật đều có khả năng khai thác thành... phim. 

Giả làm nữ quý tộc người Đức, cô gái đi lừa đảo tiền bạc của giới nhà giàu tại New York

Anna Sorokin khi bị đưa ra xét xử tại New York (Mỹ) vì tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (Ảnh: New York Post).

Câu chuyện về Anna Sorokin (hiện 31 tuổi) được báo chí quốc tế nhắc tới nhiều trong năm nay khi bộ phim "Inventing Anna" ra mắt công chúng.

Anna Sorokin là một cô gái sinh ra tại Nga, sau này, trong quá trình đi lừa đảo quy mô xuyên quốc gia, cô gây dựng hình ảnh mình là một nữ quý tộc giàu có và gia thế đến từ nước Đức, Anna chủ yếu lừa đảo giới nhà giàu tại New York (Mỹ) trong giai đoạn từ năm 2013 tới năm 2017.

Vốn sinh ra trong một gia đình lao động, Anna đã cùng gia đình di cư từ Nga sang Đức hồi năm 2007. Năm 2011, cô gái này rời khỏi nước Đức. Năm 2013, Anna tới sống tại thành phố New York (Mỹ) và làm thực tập sinh tại một tờ tạp chí thời trang.

Nhờ công việc, Anna có được thẻ thành viên trong những tổ chức nghệ thuật, những câu lạc bộ dành riêng cho giới tinh hoa đam mê nghệ thuật. Việc thực tập tại tờ tạp chí thời trang cũng cho phép Anna được gặp gỡ, làm quen với nhiều nghệ sĩ cùng những người giàu có yêu thích nghệ thuật.

Từ đây, Anna bắt đầu lập nên một kế hoạch lừa đảo. Cô tạo nên các giấy tờ giả thổi phồng năng lực tài chính của bản thân, khiến các nạn nhân của cô tin rằng cô đang đứng đầu một quỹ ủy thác đầu tư với tổng số tiền lên tới vài chục triệu euro.

Sau khi hoàn tất quá trình tạo giấy tờ và thông tin giả, Anna bắt đầu tiếp cận các nhân vật giàu có tại New York, tìm cách chiếm được lòng tin của họ, để họ đưa cho cô những khoản tiền lớn, thường là với danh nghĩa đầu tư cho một câu lạc bộ nghệ thuật dành cho giới thượng lưu tinh hoa mà Anna sẽ thành lập tại New York trong... "nay mai".

Câu chuyện về Anna Sorokin đã được chuyển thể thành bộ phim nhiều tập "Inventing Anna" (Ảnh: New York Post).

Khi nhận được tiền "góp vốn", Anna lại dùng số tiền này để "đắp" vào bản thân, để khiến bản thân thực sự được sống một cách xa hoa, sang chảnh. Cô thuê phòng dài hạn tại các khách sạn hạng sang, mua sắm đồ thời trang hàng hiệu... Anna tiếp tục lấy đó làm bằng chứng thuyết phục để đi lừa gạt những nạn nhân mới.

Trong khoảng thời gian từ năm 2013 tới năm 2017, Anna đã lừa đảo tổng số tiền vào khoảng 275.000 USD. Dù vậy, con số này bị cho là chưa phản ánh đầy đủ quy mô lừa đảo của Anna bởi tâm lý của các nạn nhân bị lừa đảo trong các sự vụ như thế này thường là tự trách bản thân, thậm chí nhiều người cảm thấy xấu hổ.

Vì vậy, có không ít người lựa chọn giữ kín mọi chuyện để không rơi vào cảnh "tiền mất, tiếng mang", vừa mất tiền, vừa bị ảnh hưởng về tên tuổi và hình ảnh.

Năm 2017, cảnh sát New York bắt giữ Anna sau khi nhận được sự hỗ trợ tích cực trong quá trình điều tra từ một "người bạn cũ" của "siêu lừa" Anna Sorokin, người này cũng từng bị Anna lừa 57.000 USD.

Năm 2019, Anna bị tòa án tại New York kết tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của các cá nhân và tổ chức, bản án dành cho Anna là từ 4 tới 12 năm tù. Sau khi Anna ngồi tù 2 năm, cô bị trục xuất từ Mỹ trở về Đức.

Anna trong một phiên tòa diễn ra tại New York hồi năm 2019 (Ảnh: New York Post).

Câu chuyện này thu hút sự quan tâm của độc giả và khiến một hãng phim trực tuyến trả cho Anna 320.000 USD để có quyền chuyển thể câu chuyện của cô lên màn ảnh. Nhiều người gặp "siêu lừa" Anna ngoài đời cho biết, cô gái này mang lại cho người đối diện cảm giác dễ chịu, dễ mến.

Nữ diễn viên Julia Garner (ảnh) đã gặp nguyên mẫu nhân vật trước khi nhập vai, cô thừa nhận rằng mình... yêu thích Anna Sorokin khi tiếp xúc trực tiếp người này (Ảnh: New York Post).

Thực tế, ở thời điểm thực hiện các phi vụ lừa đảo, Anna mới ngoài 20 tuổi, vậy nhưng, cô gái trẻ có xuất thân không có gì nổi bật ấy lại có thể lừa gạt không ít người giàu có ở New York.

Giả làm con trai "vua kim cương", chàng trai đi lừa tình, lừa tiền khắp thế giới

Truyền thông quốc tế cũng từng xôn xao về một người đàn ông có tên Simon Leviev, người này đã lừa gạt phụ nữ trên khắp thế giới thông qua ứng dụng hẹn hò, tổng số tiền mà Leviev đã chiếm đoạt của các nạn nhân ước tính lên tới 10 triệu USD.

Khi tham gia các ứng dụng hẹn hò, Leviev luôn tự giới thiệu mình là người thừa kế của một tập đoàn kinh doanh kim cương (Ảnh: New York Post).

Simon Leviev (tên thật là Shimon Yehuda Hayut, hiện 31 tuổi) vốn sinh ra tại Israel. Người đàn ông này chuyên thực hiện các phi vụ lừa đảo thông qua các ứng dụng hẹn hò. Theo thông tin mà tờ tin tức Times of Israelđưa ra, trong khoảng thời gian từ năm 2017 - 2019, Simon Leviev đã lừa đảo tổng số tiền lên tới 10 triệu USD từ các cô gái trên khắp Châu Âu.

Hành vi lừa đảo của người đàn ông này được biết tới hồi năm 2019, sau khi một loạt bài điều tra được một tờ tin tức tại Na Uy thực hiện. Câu chuyện này sau đó đã trở thành đề tài khai thác của bộ phim tài liệu "The Tinder Swindler". Bộ phim vừa ra mắt hồi đầu năm nay đã thu hút sự quan tâm chú ý của truyền thông - công chúng quốc tế.

Khi tham gia các ứng dụng hẹn hò, Leviev luôn tự giới thiệu mình là người thừa kế của một tập đoàn kinh doanh kim cương có giá trị lên tới hàng tỷ đô la, các cô gái thường nhanh chóng bị choáng ngợp trước gia thế mà Leviev vẽ ra. Theo dõi các bức ảnh khoe phong cách sống thượng lưu của Leviev, nhiều cô gái tưởng mình đã gặp được "hoàng tử bạch mã".

Dù vậy, kỳ thực, Leviev chỉ là một kẻ lừa tình, lừa tiền hoạt động trên quy mô... quốc tế. Hành vi của gã đã khiến không ít nạn nhân rơi vào tình cảnh kiệt quệ tài chính, phải chật vật trả nợ, có những người còn phải điều trị tâm lý vì suy sụp nặng nề sau cú lừa.

Sau vài cuộc hẹn hò xa xỉ ở những không gian sang trọng, trên du thuyền, trên phi cơ riêng, Leviev sẽ đề nghị nạn nhân nhận lời làm bạn gái của anh ta (Ảnh: New York Post).

Trên mạng xã hội và thông qua ứng dụng hẹn hò, Leviev thể hiện bản thân là một doanh nhân trẻ thành đạt, sống một cuộc sống xa hoa, đẳng cấp. Anh ta luôn mặc những bộ suit phong cách, những quần áo hàng hiệu, nghỉ dưỡng tại resort hạng sang, tham gia vào những cuộc họp hoành tráng, di chuyển bằng xế sang, du thuyền, phi cơ riêng... Các cô gái nhanh chóng tin anh ta.

Khi thử tìm kiếm thông tin về Simon Leviev trên... Google, các cô gái còn thấy rằng quả thực trên thế giới có một tỷ phú kinh doanh kim cương người Israel tên là Lev Leviev. Các cô liền mặc định cho rằng đây chính là cha của "bạn trai mình". Trong thực tế, hai người này không hề liên quan, ông Lev không có người con trai nào tên là Simon.

Sau vài cuộc hẹn hò xa xỉ ở những không gian sang trọng, trên du thuyền, trên phi cơ riêng, Leviev sẽ đề nghị nạn nhân nhận lời làm bạn gái của anh ta và thường gọi các cô là "vợ tương lai", "vợ sắp cưới".

Leviev thể hiện mình là con người của công việc, luôn rất bận rộn, công việc kinh doanh kim cương đòi hỏi anh ta phải di chuyển không ngừng qua các quốc gia khác nhau, vì vậy, các cuộc tình mà anh ta dựng lên với nạn nhân thường ở trong trạng thái "yêu xa", chủ yếu diễn ra thông qua các cuộc gọi, tin nhắn và một vài lần gặp gỡ những khi Leviev "sắp xếp được lịch".

Leviev thường kể với các cô gái rằng kinh doanh kim cương là nghề nguy hiểm bởi luôn có những kẻ thù ngấm ngầm muốn triệt hạ mình.

Sau khi lấy được lòng tin và sự ngưỡng mộ tuyệt đối của các cô gái, Leviev bắt đầu kể rằng anh ta không dùng thẻ tín dụng quốc tế vì sợ bị các kẻ thù theo dõi lịch trình di chuyển, anh ta sẽ hỏi nạn nhân rằng liệu anh ta có thể sử dụng thẻ của cô tạm thời trong khoảng vài tuần không, những nạn nhân bị sập bẫy sẽ đồng ý với suy nghĩ rằng "mình là bạn gái của anh ấy, đương nhiên phải giúp".

Simon Leviev đã lừa gạt phụ nữ trên khắp thế giới thông qua ứng dụng hẹn hò, tổng số tiền mà Leviev đã chiếm đoạt của các nạn nhân ước tính lên tới 10 triệu USD (Ảnh: New York Post).

Trước những gì mà Leviev thể hiện, các cô gái thường không nghi ngờ gì về việc "bạn trai" sẽ sớm trả lại đầy đủ số tiền sử dụng thông qua thẻ tín dụng quốc tế của mình.

Trong những lần gặp gỡ lấy lòng tin, Leviev đã luôn là người chi trả mọi chi phí hẹn hò, nên các nạn nhân đã được gieo niềm tin rằng anh ta là một doanh nhân giàu có, việc anh ta chi dùng tới hàng trăm ngàn USD thông qua thẻ tín dụng mang tên của nạn nhân thoạt tiên sẽ không khiến nạn nhân lo lắng, nghi ngờ.

Leviev thường nói với các nạn nhân rằng anh ta đang trong một chuyến công tác ở nước ngoài và đang tiến hành những cuộc gặp gỡ đối tác khá tốn kém, nên mới cần chi tiêu nhiều như vậy. Trong thực tế, Leviev đang sử dụng tiền của nạn nhân để chi dùng trong các cuộc gặp với nạn nhân mới.

Các nạn nhân thường chỉ biết mình đã bị lừa sau khi nhận được tờ séc khống do anh ta gửi tới, trong quá trình làm việc với ngân hàng để xử lý khoản nợ trong thẻ và tờ séc vô giá trị, nạn nhân mới bàng hoàng, bẽ bàng hiểu rằng... mình vừa bị lừa tình, lừa tiền. Họ sẽ phải trải qua quãng thời gian suy sụp tâm lý, kiệt quệ tài chính, xoay xở tìm cách trả nợ ngân hàng.

Cảnh sát Israel từng cung cấp thông tin về Leviev rằng anh ta là một tay lừa đảo đã bỏ trốn khỏi Israel từ năm 2011, trước đó, anh ta đã bị kết tội lừa đảo. Leviev thuộc diện bị truy nã ở nhiều quốc gia, nhưng mới phải ngồi tù hai năm ở Phần Lan (từ năm 2015 - 2017) vì lừa đảo tiền bạc đối với 3 phụ nữ tại đây. Sau đó, Leviev bị đưa về Israel trong năm 2017.

Nhưng gã đã sử dụng giấy tờ giả để lại bỏ trốn ra nước ngoài và tiếp tục lừa gạt phụ nữ trên quy mô quốc tế. Vì Leviev luôn sử dụng thẻ tín dụng của người khác trong quá trình di chuyển giữa các quốc gia, nên rất khó để lần theo dấu vết của gã này.

Hồi năm 2019, Leviev từng bị bắt giữ tại Hy Lạp vì sử dụng giấy tờ giả (Ảnh: New York Post).

Leviev liên tục di chuyển và lừa gạt phụ nữ xuyên quốc gia, vì vậy, rất khó để cảnh sát tại một quốc gia cụ thể có thể xử lý vụ việc một cách hiệu quả. Hơn thế, Leviev chưa ở mức bị liệt vào diện nhân vật nguy hiểm, do các nạn nhân đều... tự nguyện cho anh ta mượn thẻ tín dụng, nên có rất nhiều khó khăn trong việc xử lý Leviev.

Thực tế, trong quá trình điều tra, chính các nhà điều tra cũng khó xác định chính xác số lượng nạn nhân của Leviev hay tổng số tiền mà Leviev đã lừa gạt được của các phụ nữ, bởi có nhiều người lựa chọn sự im lặng thay vì lên tiếng chia sẻ thông tin, tố giác tội phạm.

Hồi năm 2019, Leviev từng bị bắt giữ tại Hy Lạp vì sử dụng giấy tờ giả. Anh ta bị đưa trở về Israel và bị phạt tù 15 tháng vì những hành vi lừa đảo từng thực hiện trước đây tại Israel.

Dù vậy, Leviev được thả ra sớm. Hồi tháng 5/2020, chỉ sau 5 tháng ngồi tù, Leviev được nhà chức trách thả tự do. Giờ đây, anh ta đang sống tự do tại Israel, trong khi nhiều nạn nhân của anh ta tại Châu Âu vẫn đang bị "cầm tù" bởi nợ nần.

Theo Dân trí

">

Kịch bản lừa đảo như phim của những siêu lừa giả danh 'cậu ấm, cô chiêu'

Mặc dù đã bị liệt vào danh mục các chất ma túy và bị cấm mua bán, nhưng ở thời điểm hiện tại, theo tìm hiểu của PV, tại khu vực Hà Nội, “cỏ Mỹ” vẫn đang được bày bán tương đối công khai trên mạng xã hội cũng như ngoài đời.

“Chợ cỏ” trên facebook

Không khó để thấy nhộn nhịp của “chợ cỏ”. Trên mạng xã hội facebook hoặc từ công cụ tìm kiếm Google, gõ từ khóa “cỏ Mỹ”, lập tức xuất hiện hàng chục trang mạng chuyên bán “cỏ”.

{keywords}

“Cỏ Mỹ” được chào bán công khai trên Facebook với những chỉ dẫn hết sức cụ thể.

Trong vai người dùng, chúng tôi nhắn tin tới trang facebook có tên “Cỏ Mỹ Hà Nội” đặt vấn đề mua hàng, lập tức, nhận được phản hồi: “Cảm ơn bạn đã nhắn tin, chúng tôi chuyên bán sỉ - lẻ “cỏ Mỹ” tại Hà Nội, các khu vực Gia Lâm, Long Biên. Xin hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo số 0984.199.xxx”. Cuối tin nhắn, người này không quên báo giá.

Gọi đến số điện máy vừa được cung cấp, bên kia đầu dây là một giọng nam còn khá trẻ, cũng không tỏ ra đề phòng, rất nhiệt tình tư vấn về cách “chơi sao cho sướng” cũng như phương pháp giao dịch hiệu quả. Nếu mua lẻ, theo hướng dẫn, chúng tôi chỉ cần mua thẻ cào điện thoại, gửi mã số và cho biết địa chỉ là 15 phút sau có hàng. Nếu mua với số lượng lớn, địa điểm giao dịch sẽ là từ khu vực phố Sủi, huyện Gia Lâm lùi đến chân cầu Phù Đổng. Tiền trao cháo múc. Khi PV đặt nghi ngại bị tráo hàng, bên kia đầu dây vồn vã trấn an: “Chúng tôi đã bán được 2 năm cho rất nhiều khách hàng ở nội thành, rất uy tín, anh không cần lo lắng”.

{keywords}

Nhìn ngoài đời, gói “cỏ Mỹ” này trông không khác nhiều gói thuốc lào.

Tương tự, một trang web khác có tên “Cỏ Mỹ” với số liên lạc 01665.566.xxx cũng nhanh chóng “khớp lệnh” của PV trong vai khách hàng. Giá mua lẻ thì 200.000 đồng/3 điếu. Mua gói dạng sợi thì 600.000 đồng/8gr. Khu vực giao dịch là đường Trường Chinh còn nếu khách ở xa thì sẽ có người giao đến tận nơi. Thậm chí, chủ hàng còn khẳng định số lượng bao nhiêu cũng có cùng đảm bảo xanh rờn: Không “phê”, trả lại tiền. Thắc mắc vì sao giá lại cao hơn các địa chỉ bán hàng khác trên mạng, chủ hàng cho biết hàng thật, chất lượng cao thì giá cao. Thậm chí người này còn khuyến cáo trên thị trường hiện nay có nhiều loại, gọi tên “cỏ Mỹ” để lừa, thực chất là hàng nhập từ Trung Quốc, Lào với giá rất rẻ, dùng rất nguy hiểm, dễ bị sốc…

“Bập” vào, là không dứt ra được

Tôi đi gặp Bắc - cậu bạn cũ, để xác tín những gì vừa mắt thấy, tai nghe. Bắc năm nay 34 tuổi, gầy nhẳng, có thâm niên trong “nghề” hút sách... Bắc giải thích: “Nên hiểu thế này, “cỏ Mỹ” thực chất là một loại ma túy nguy hiểm, ở dạng sợi thái nhỏ và đóng gói như túi thuốc lào. Do quá trình tổng hợp, điều chế dễ dàng nên giá khá mềm, lại dễ sử dụng nên hiện tại khá được ưa chuộng. Vấn đề ở chỗ, nhiều người vẫn nghĩ “cỏ Mỹ” không gây nghiện, nhưng khi bập vào, không dứt ra được”. Theo lời Bắc, “cỏ Mỹ” trên thị trường hiện có nhiều loại với các tên gọi khác nhau. Bên ngoài những bao bì cũng có nhiều cái tên đa dạng. Nếu trước kia, khi chưa chính thức bị cấm, các trang mạng xã hội sẵn sàng cung cấp hình ảnh thật của cỏ Mỹ với đủ các loại hình ảnh màu mè thì giờ đã “kín đáo” hơn khi sử dụng chiêu ngụy trang bằng… các loại trà khác nhau có tên rất kêu như Fake weed, K2, Spice Sliver… Thậm chí, không ít các gói “cỏ Mỹ” còn được ngụy trang dưới dạng các gói… trà giảm cân. “Thực tế, việc ngụy trang “cỏ” dưới các gói trà giảm cân đang được khá nhiều đại lý áp dụng, bởi nếu nhìn bề ngoài, cỏ Mỹ tổng hợp khá giống một số loại trà giảm cân thông thường. Khách mới thì cứ lên mạng mà tìm. Còn không thì có những địa chỉ quen. Dễ như mua rau”, Bắc cho biết thêm.

{keywords}

Để qua mắt cơ quan chức năng, “cỏ Mỹ” hiện đang được nhiều đại lý ngụy trang bằng những gói trà giảm cân.

Kể với tôi về cái thứ cảm giác kỳ ảo “cỏ Mỹ” đem lại, Bắc cho biết, lần đầu dùng giấy OCB quấn “cỏ” ngay tại quán trà đá, cảm giác “cỏ” đem lại như say bia... Lần thứ hai, Bắc bắt đầu ngồi một mình mắng cái đầu gối: “Đứng im! Đừng có rung nữa”. Sau đó, Bắc ngồi lắng nghe tiếng... gió xem gió đang nói gì, cảm giác như có người thủ thỉ vào tai những điều khi tỉnh lại chẳng thể nhớ. Lần thứ ba, quên mất đường về nhà, thấy mọi con đường đều giống hệt nhau, Bắc nhớ đến gương mặt người thân đã quá cố và bật khóc ngon lành. Lần thứ tư, thứ năm, thì bắt đầu xuất hiện ảo giác, có lần, Bắc đã cầm bật lửa quyết tâm đốt cháy tóc thằng bạn ngồi đối diện. Nhiều lần sau đó, là chìm trong những cảm giác hư hư thực thực...

“Chợ cỏ” ngoài đời thực

Thông qua Bắc, tôi liên hệ với H - một đầu mối cung cấp “cỏ” có tiếng tại khu vực quận Hai Bà Trưng. Hàng của H, theo quảng cáo, là chuẩn và giá cả phải chăng. Không những thế, việc giao dịch với H cũng rất nhanh và thuận tiện bởi tay này bán hàng tại nhà riêng nằm sâu trong một con ngõ nhỏ trên phố Trần Khát Chân.

Sau khi liên lạc, có mặt tại con ngõ và đi đến số nhà đã được cung cấp vào lúc chập tối, theo quan sát của chúng tôi trước cửa nhà của H kê 3 chiếc ghế con. Ở đó, có 3 thanh niên đang ngồi công khai hút những điếu thuốc nhồi “cỏ” bên trong với mùi ngai ngái...

Thấy tôi đọc đúng “mật khẩu”, H sau phút giây đề phóng đã tỏ ra thoải mái hơn, quảng cáo: “Nhiều tiền thì cứ ca mà hút, 500.000 đồng gói 2gr, êm và say hơn. Còn không thì lấy “cỏ” cũng được”. Sau đó, H đưa cho tôi xem những gói nylon nhỏ trong suốt bằng cỡ 2 ngón tay, bên trong nhìn rõ những sợi “cỏ” nhỏ sậm màu cánh gián, ngắn và dầy hơn sợi thuốc lào một chút. Vờ như cần về xin ý kiến, tôi đánh bài “chuồn” trong câu gọi với theo của chủ nhà: “Mày cứ yên tâm, hàng anh chuẩn rồi, không ưng lần sau ra đây anh trả lại tiền”… Ngoài H, chúng tôi cũng được giới thiệu đến một nhân vật nữa tên K, địa điểm giao dịch là một quán game ở sát chân cầu Cống Mọc. Đến điểm hẹn, không cần chờ đợi quá lâu, một thanh niên chỉ khoảng 20 tuổi đã đến và chìa ra trước mặt chúng tôi gói “cỏ” loại 7,5gr đồng thời yêu cầu thanh toán.

Không chỉ nhộn nhịp tại khu vực nội thành, theo tìm hiểu của chúng tôi, cơn lốc “cỏ Mỹ” giờ đây cũng đã tràn cả về các vùng quê xa trung tâm, gây xáo trộn nếp sinh hoạt của một bộ phận giới trẻ nông thôn. Sau nhiều nỗ lực liên hệ, chúng tôi cũng được đồng ý cho xuất hiện tại một buổi giao dịch giữa hai đầu nậu tại khu vực ngã tư Vác (phố Vác, huyện Thanh Oai) vào lúc 23h30’ ngày cuối cùng của tháng 9. Do sự xuất hiện bất ngờ của vị khách không mời là tôi, nên lịch hẹn bị lùi lại mất gần 1h đồng hồ. Trong lúc chờ đợi, Mạnh - người đã đồng ý cho tôi theo, giải thích “cỏ” được chia làm 3 loại: Thường, Mỹ và Ca. Do điều kiện kinh tế, thanh niên nông thôn chủ yếu hút loại bình dân. Hơn 2 năm trong nghề, Mạnh chưa từng nhận được đơn hàng nào mua Ca. Cậu này cũng cho biết thêm: “Ở khu vực ngoại thành, “cỏ” chủ yếu được ở dạng điếu lẻ, mỗi điếu người bán lãi khoảng từ 50 - 150 nghìn đồng. Gọi là “cỏ Mỹ” cho oai chứ phần lớn chỉ toàn hàng Trung Quốc hoặc Lào. Bập vào món này, nghiện lúc nào không biết”. Sau khoảng 1h chờ đợi, một thanh niên dong dỏng cao được Mạnh giới thiệu là đại lý “cỏ” của toàn huyện Thanh Oai cũng xuất hiện. Sau khi đe nẹt Mạnh vài câu (vì sự xuất hiện của tôi), cuộc giao dịch diễn ra cũng rất chóng vánh. Mặc dù là số lượng được cho là khá lớn nhưng cũng không khác mua lẻ là bao nhiêu. Đưa tiền là lấy hàng, không cần hỏi han, kiểm tra.

Ở ngay thủ đô, đang có những lứa thanh niên vùi mình trong thứ “cỏ” độc hại, đánh đổi tương lai bằng phút giây bốc đồng. Việc mua bán thứ “cỏ Mỹ” này thì đang quá dễ dàng. Đây là một thực trạng đáng báo động, cần sự vào cuộc mạnh tay hơn nữa của các cơ quan chức năng.

Nguy hại khôn lường

Theo BSCK II Nguyễn Trung Quân (Bệnh viện Quân y 103), hoạt chất chính có trong “cỏ Mỹ” là XLR-11 hay còn gọi là 5-fluoro-UR-144. Chất này khi sử dụng gây hoang tưởng, dãn đồng tử, hoại não, mất trí và tạo ảo giác kích động mạnh, nguy hiểm hơn cả cần sa. Người sử dụng nhiều sẽ bị loạn thần, mất kiểm soát, suy kiệt sức khỏe và cần phải được đưa vào viện điều trị, cai nghiện. Trước những hiểm họa của “cỏ Mỹ” đối với cộng đồng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2015/NĐ-CP bổ sung “cỏ Mỹ” vào danh mục các chất ma túy và tiền chất. Theo nghị định này, hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép “cỏ Mỹ” sẽ xử lý hình sự như hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán cần sa.

(Theo Lao Động)

">

“Cỏ Mỹ” mua bán công khai giữa Hà Nội

友情链接