- Thí sinh Trần Văn An thừa nhận hành vi đạo nhạc tại cuộc thi TheísinhTheDebutđạonhạcvìmuốnthửcảmgiácnhưSơnTùliverpool đấu với man city Debut đồng thời cho biết lý do “muốn một lần trải qua cảm giác bị người ta nói” như Sơn Tùng MTP.
- Thí sinh Trần Văn An thừa nhận hành vi đạo nhạc tại cuộc thi TheísinhTheDebutđạonhạcvìmuốnthửcảmgiácnhưSơnTùliverpool đấu với man city Debut đồng thời cho biết lý do “muốn một lần trải qua cảm giác bị người ta nói” như Sơn Tùng MTP.
Thông tin trên báo quả thật có nhiều điều hữu ích, đáng tin cậy, nhưng nhiều cái cũng… lá cải và nhảm nhí vô cùng. Tôi sẽ rất hạnh phúc nếu các thông tin ấy giúp nàng cải thiện cuộc sống gia đình, như chuyện nuôi con khỏe, dạy con ngoan, hướng dẫn phụ nữ ứng xử với nhà chồng để giữ hòa khí hay tiêu xài sao cho không ảnh hưởng đến ngân sách gia đình.
Thế nhưng, những gì người vợ yêu quý đang làm lại khiến tôi có cảm giác khó chịu vì nàng áp dụng máy móc, nói chính xác là bắt chước mà không cân nhắc xem có phù hợp với mình không.
Vợ tôi chưa từng bước chân vào những nơi xa xỉ như spa, nhưng chẳng biết nghe lời ai, giờ cứ mỗi cuối tuần lại cùng vài cô bạn thân đi chăm sóc da, tóc hoặc hẹn hò nhau cà phê như còn son rỗi. Nàng bỏ mặc cha con tôi ăn mì gói (có khi là cơm hộp) vì mỗi lần đi như thế ngốn hết của nàng mấy tiếng đồng hồ, có khi mất cả buổi. Thêm nữa, chi tiêu trong nhà tăng lên đáng kể trong khi mức lương của hai nhân viên văn phòng bình thường cộng lại không có dư cho những khoản xa xỉ.
Nhắc thì nàng bảo nàng đi spa để da dẻ đẹp ra, ngăn chặn lão hóa, đi cà phê là để giảm stress, tinh thần thư thái để có sức phục vụ cha con tôi, âu cũng là… cha con tôi “hưởng” chứ... ai (?), hay tôi không muốn vợ làm đẹp để ra ngoài dòm ngó mấy em tươi trẻ? Nghe vậy là tôi… á khẩu.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chưa hết, nàng còn tha về một lô áo quần với kiểu dáng mà tôi chưa từng thấy nàng mặc bao giờ, những chiếc áo không tay, cổ rộng, hoa hoè sặc sỡ với những đường khoét táo bạo. Nàng bảo, lâu lâu phải thay đổi cho đỡ nhàm chán, mấy ông ra ngoài bồ bịch chẳng phải vì hám của lạ đó sao?
Mấy “con hồ ly” đó có khi chẳng đẹp đẽ, giỏi giang hơn vợ nhà, chỉ được mỗi cái “mới, lạ”! Người ta bảo sự nhàm chán, cũ mòn sẽ giết chết hôn nhân. Tôi thấy điều đó vừa đúng, vừa… sai! Có những cái quen thuộc đã thành thói quen khiến người ta an lòng nên dễ bị “sốc” khi chứng kiến sự thay đổi.
Thế nhưng, mỗi lần tôi có ý nhắc thì nàng kết luận ngay là tôi ích kỷ, cản trở sự tiến bộ, chỉ biết “dìm hàng” vợ (?), nào giờ nàng hy sinh, vì chồng vì con quá nhiều rồi giờ cũng phải để nàng “tự yêu mình” một chút chứ!
Tôi rất cảm kích trước sự tận tụy, đảm đang, hết lòng vì chồng, con của các bà vợ; đánh giá cao những phụ nữ biết giữ giá trị bản thân, biết chăm chút để ngày càng hoàn thiện hơn trong mắt người đàn ông của mình, nhưng tôi không tán đồng những ai nhắm mắt chạy theo trào lưu, đánh mất mình chỉ vì những lời hô hào bình đẳng, bình quyền vớ vẩn để rồi thay đổi đến buồn cười như vợ tôi.
Không hiểu khi quyết tâm “cải tổ” toàn diện như vậy, vợ tôi có phân biệt được đâu là cái nên hay không nên áp dụng, nàng có biết sàng lọc để chọn cái không chỉ phù hợp với mình mà còn với mọi người xung quanh, để đừng trở nên “chỏi”, thậm chí khó coi trong mắt người khác!
(Theo PNO)Ngoại hình quan trọng đến thế sao?
Hôm qua nhân Ngày phụ nữ Việt Nam, giữa bao điều đẹp đẽ, vì sao chúng ta cứ mãi chúc những người phụ nữ "xinh đẹp và trẻ trung" mà lại không phải là "vui vẻ, khỏe mạnh, thành công, mạnh mẽ, tự tin, tự do, hay hạnh phúc"? Vì sao vẻ bề ngoài lại quan trọng tới vậy và vì sao việc miệt thị hình thể bằng lời nói (body shaming) lại được chấp nhận trong xã hội?
Mình được bố yêu chiều đặt cho cái tên cái tên Thùy Trang, tức Thùy Mị Đoan Trang, kèm theo đó là mong muốn con gái lớn lên đạt chuẩn gái Hà Nội: xinh xắn, cao ráo, trắng trẻo.
Trớ trêu thay, vừa bắt đầu vào mẫu giáo, mình đã được các bạn đặt cho biệt danh là "Trang béo". Từ ngày đó đến tận bây giờ, mình liên tục được cả nhà nhắc nhở "Ăn ít thôi không béo con nhé".
Có một khoảng thời gian khi còn học đại học, suốt hai năm liền, mình duy trì việc đi tập 2 lần sáng/tối và chỉ cho phép mức năng lượng nạp vào chỉ từ 700 - 800 kcal/ngày. Vào những ngày nhỡ ăn quá "quy định", mình sẽ tự ép bản thân ói ra và đi tập bù.
Trong khoảng thời gian cao điểm nộp khóa luận, đã có lần, mình ngất ngay cạnh bếp do thiếu năng lượng và làm việc quá sức. Đó là lần đầu tiên, mình nhận ra hệ quả của việc cố gắng chạy theo tiêu chuẩn của người khác.
Cũng dễ hiểu thôi, vào thời đại của bố mẹ chúng mình, chuẩn mực của vẻ đẹp phải là "mình hạc xương mai". "Vai em gầy guộc", "bàn tay xanh xao", "nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối" là những mỹ từ được dành cho các nàng thơ ngày ấy. Cùng giai đoạn đó, sự hạnh phúc của người phụ nữ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào việc tìm được một tấm chồng tốt, mà việc này lại phụ thuộc khá nhiều vào vẻ bề ngoài.
Cứ như vậy, theo thời gian, giá trị của người phụ nữ trong xã hội dần được đồng hóa với ngoại hình của họ. Thậm chí, trong cuốn sách "Trả giá cho cái đẹp (Beauty Pays)", nhà Kinh tế học David Hamermesh còn cho rằng những người có vẻ ngoài hấp dẫn hơn dễ tìm việc, được trả lương cao hơn và có người tình ở giai cấp cao hơn.
Bên cạnh đó, sự hiện diện của phụ nữ trong các ngành nghề thống trị bởi nam giới, thường bị áp đảo mạnh mẽ bởi hình ảnh những người phụ nữ xinh đẹp và thành công trong vai trò người mẫu, ca sĩ hay diễn viên điện ảnh.
Xin đừng chúc phụ nữ xinh đẹp và trẻ trung nữa! (Tranh: Mai Châm)
Vì những lý do trên, trong một xã hội đề cao vật chất và sự hào nhoáng, bất kỳ người phụ nữ nào có sự "lệch chuẩn" như có làn da nâu, thân hình quá mập mạp, hay mái tóc không vào nếp đều được cho là "thấp kém". Họ phải đứng trước nguy cơ bị phân biệt hay trêu ghẹo, hay nặng nề hơn là bị kỳ thị và miệt thị.
Những hành vi này thậm chí được bình thường hóa trên các phương tiện truyền thông đại chúng, như bộ phim "Cô gái xấu xí (Ugly Betty)", "Sắc đẹp ngàn cân" hay trong những câu nói bông đùa tưởng chừng như vô hại trong đời sống hàng ngày.
Phụ nữ có "trách nhiệm phải đẹp"?
Sự phân biệt, miệt thị hay kỳ thị ngoại hình không giúp một người cải thiện vẻ đẹp, mà ngược lại, còn có thể khiến họ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như ngăn cản họ trở thành phiên bản hoàn thiện nhất của chính mình. Đặc biệt là khi, những lời châm chọc này hướng vào các cô gái trong độ tuổi 10-24, độ tuổi mà người trẻ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ý kiến của người khác.
Một khảo sát về thái độ của các cô gái trẻ vào năm 2016 tại Anh quốc đã cho thấy, gần một nửa người tham gia cho rằng, họ không dám làm những điều mình yêu thích chỉ vì họ nghĩ, điểm yếu của họ chính là vẻ bề ngoài.
Ngoài ra, tổ chức phòng chống bạo lực của Hoa Kỳ "Stop Bullying" cũng cho biết, những trẻ tự ti về ngoại hình dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ việc bị trêu chọc và bắt nạt. Từ đó, trẻ mất dần lòng tự tôn, xa lánh bạn bè và có những biểu hiện hành vi tiêu cực khác.
Giáo sư và Bác sĩ Tâm thần Melissa Pereau còn cho hay, việc trêu chọc một người vì ngoại hình của họ còn khiến họ dễ vướng phải các hành vi gây hại cho sức khỏe như ăn - ói (ăn vô độ sau đó ép bản thân phải ói ra), giảm cân quá mức gây ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc mắc phải các rối loạn tâm lý khác như rối loạn chán ăn (anorexia nervosa) hay rối loạn trầm cảm.
Một nghiên cứu khác được đăng trên tạp chí y khoa "Béo phì" còn chỉ ra rằng, những người có cái nhìn tiêu cực về cân nặng của bản thân có nguy cơ mắc béo phì, các bệnh về tim mạch và đột quỵ gấp ba lần những người có cùng cân nặng và kích cỡ cơ thể nhưng không có nhận định tiêu cực về cân nặng của bản thân.
Mặt khác, theo lý thuyết Tâm lý học xã hội, những kẻ bắt nạt và trêu chọc người khác vì ngoại hình lại có cảm giác sung sướng khi "hạ nhục" được một người thuộc "phe chúng" và nâng cao giá trị của "phe ta". Hiện tượng này được gọi là "outgroup discrimination". "Phe chúng" ở đây có thể bao gồm những người không có ngoại hình giống mình như khác màu da, màu tóc và dáng người. Hiện tượng này cũng chính là căn nguyên của những vết đen trong lịch sử nhân loại - sự tàn sát của hàng triệu người Do Thái trong Holocaust và sự đau khổ của cả một sắc tộc trong Apartheid.
Vậy, trong thế kỷ của toàn cầu hóa, bình đẳng giới và tôn trọng nhân quyền, chúng ta đang ở đâu khi cả nhân loại đang tự đặt ra cho bản thân một câu hỏi lớn, đó là "Vai trò và giá trị của người phụ nữ thực sự là gì?"
Ngày bé, khi xung quanh mình toàn là những câu chuyện về các phụ nữ "thành công" nhờ nụ cười khả ái, dáng mình thon thả cùng làn da trắng thì câu chuyện truyền cảm hứng nhất đối với mình ngày đó lại là cuộc đời của Marie Curie, nhà bác học đã chết vì ung thư máu sau khi khám phá ra chất phóng xạ.
Hy vọng rằng, sự đóng góp của hàng triệu người phụ nữ thầm lặng như vậy trong các ngành nghề vốn xưa nay được cho là của đàn ông như Chính trị, Khoa học Công nghệ, Tài chính, Kinh doanh, Nông nghiệp và Công nghiệp… ngày càng được tôn vinh một cách xứng đáng. Từ đó, những người phụ nữ mới dần trút bỏ được "trách nhiệm phải đẹp" hay phải là món đồ trang sức trong thế giới này, để họ được sống đúng với con người mình, tự do và hạnh phúc mà không phải hứng chịu những lời chỉ trích từ bất kỳ ai khác.
Theo Dân Trí
Đây là lần đầu tiên tôi mua cúc họa mi từ phố về quê tặng mẹ và chụp ảnh hai mẹ con với nhau. Mưa bay lất phất, ướt cả vai áo nhưng mẹ cười vui vẻ.
" alt=""/>Xin đừng chúc phụ nữ xinh đẹp và trẻ trung nữa!Rồi chúng tôi tổ chức hôn lễ, mọi việc thật suôn sẻ. Tôi về sống chung với bố mẹ chồng, vì nhà chỉ còn mình anh. (ảnh minh họa)
Mẹ tôi đã gọi điện liên tục cho tôi, bảo tôi không nên yêu anh, cứ học xong về quê xin việc rồi lúc đó tính chuyện chồng con cũng vừa. Nhưng tôi cũng chẳng biết làm thế nào khi tình cảm ngày càng lớn. Về nhà anh thì mẹ anh cũng có vẻ ưng tôi, vì con gái miền Nam giọng nói dễ nghe, ngọt ngào. Bố mẹ anh cũng không nhận xét gì khó chịu về tôi.
Sau đó, chúng tôi quan tâm nhau nhiều lắm, chúng tôi còn tính cả chuyện tiết kiệm tiền chung để sau này lo lắng cho tương lai của hai đứa. Xin việc xong, chúng tôi mỗi người mỗi việc cũng ổn định nên cuối cùng, tôi đã thưa chuyện với bố mẹ tính chuyện cưới xin. Mẹ tôi không thích vì sợ con gái sau này khổ, vừa ở xa xôi lại còn lấy chồng Bắc, sau này mọi lễ nghĩa sẽ rất khó.
Rồi chúng tôi tổ chức hôn lễ, mọi việc thật suôn sẻ. Tôi về sống chung với bố mẹ chồng, vì nhà chỉ còn mình anh. Chúng tôi sống với nhau những ngày tháng đầu thật sự rất hạnh phúc. Nhưng mà thời gian trôi, mọi thứ bắt đầu phức tạp hơn.
Sống chung với nhau mới biết lòng nhau, người ta nói thế không sai chút nào thật. Bố mẹ chồng tôi không dễ tính như tôi tưởng, họ luôn bắt tôi phải tuân theo các quy tắc của mình. Tôi về nhà chồng, ngoài việc đi làm kiếm tiền, tôi còn phải làm việc nhà quần quật. Tôi bảo mẹ là nếu chúng tôi đi làm cả thì thuê người giúp việc nhưng nhất định mẹ tôi không đồng ý. Mẹ bảo ở nhà có việc gì mấy mà phải thuê người giúp việc, mẹ có thể làm được cần gì thuê người khác. Nhưng mẹ nào giúp tôi cái gì đâu. Mọi việc tôi làm từ đầu tới đuôi. Tôi đi làm về muộn, thậm chí 6-8 giờ mới về mà mẹ vẫn để tôi nấu cơm. Ở nhà mẹ cũng không nấu, mẹ bảo đó không phải việc của mẹ.
![]() |
Tại sao lại như vậy chứ, tôi thật lòng không biết, nếu cứ sống chung thế này, tôi có thể cố được bao lâu. Không lẽ là phải ở riêng, nhưng liệu chồng tôi có đồng ý hay không? (ảnh minh họa) |
Lúc ăn xong, nhiều hôm tôi mệt quá, thậm chí là ăn xong đã tới 10h, tôi muốn đi nghỉ để bát đũa đó, có lời nhờ mẹ để mai mẹ giúp tôi dọn, nhưng mẹ không hài lòng. Mẹ bảo là tôi lười, không nên nhờ mẹ làm những việc như vậy.
Tôi thấy lạ là ở nhà chồng, dù tôi có mệt hay không cũng phải dậy từ lúc sớm, dậy trước mẹ chồng chứ không nên ngủ trưa, dù là ngày cuối tuần. Nếu đi làm cả tuần, có một ngày cuối tuần mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi thì sao lại không được. Cứ phải dậy quét dọn nhà cửa từ sớm, rồi làm đủ mọi việc như lau dọn nhà cửa, lau cố chén, nghĩ mà mệt. Có hôm tôi muốn nghỉ cũng không được nghỉ, tôi cảm thấy chán vô cùng.
Lạ thật, mẹ chồng là không phải làm gì hết, còn con dâu cứ làm hùng hục. Lại còn có chuyện làm dâu mới thì phải này kia theo ý của cả họ. Tôi thấy bực bội lắm, thật tình là như vậy.
Về nhà chồng, tôi không khác gì người giúp việc nhưng kiếm tiền thì tôi vẫn phải kiếm, có ai thương cho tôi đâu. Thế mà bố mẹ anh vẫn không hài lòng vì nhiều khi tôi mệt, tôi cứ để đó mai dọn. Mẹ anh toàn nói tôi lười. Bây giờ tôi mới hiểu là con gái Nam khó làm dâu Bắc như mẹ tôi nói là thế này. Thế mà tôi không nghe theo lời mẹ, tôi đã cố chấp lấy anh vì không nghĩ ở Bắc, người ta lại sống khó khăn với con dâu như vậy.
Có gì không hài lòng, chúng tôi thường nói thẳng với nhau nhưng mẹ anh không làm thế, bà mang chuyện sang hàng xóm và họ hàng để nói, khiến tôi mệt mỏi vô cùng.
Tại sao lại như vậy chứ, tôi thật lòng không biết, nếu cứ sống chung thế này, tôi có thể cố được bao lâu. Không lẽ là phải ở riêng, nhưng liệu chồng tôi có đồng ý hay không?
(Theo Khampha.vn)" alt=""/>Mệt vì gái Nam về làm dâu Bắc