您现在的位置是:Bóng đá >>正文

Ngã Tư Sở hết 'khổ' nhưng sông Tô Lịch bao giờ trong xanh?

Bóng đá811人已围观

简介Tôi không sinh ra ở Hà Nội,ãTưSởhếtkhổnhưng sôngTôLịchbaogiờtrực tiếp đá banh hôm nay nhưng những nă...

Tôi không sinh ra ở Hà Nội,ãTưSởhếtkhổnhưng sôngTôLịchbaogiờtrực tiếp đá banh hôm nay nhưng những năm tháng tươi đẹp nhất của đời tôi, năm tháng sinh viên xa nhà, lại gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tôi đã đi qua những mùa thu Hà Nội đẹp quá đỗi, đi qua những cơn mưa tầm tã với đỉnh điểm là trận lụt lịch sử năm 2008, đi qua bao kỷ niệm buồn vui ngày sinh viên với bạn bè, những người cũng xa quê lên thủ đô trọ học. Tình cảm của tôi với Hà Nội cứ lớn dần theo năm tháng.

Tôi ra Hà Nội học trường Bách Khoa năm 2004, mang theo gia tài là chiếc giường gỗ bố đóng cho. Chiếc giường theo tôi đi khắp các căn gác trọ sinh viên, từ một khu chung cư cũ kỹ ở ngõ nhỏ phố Trung Tự, tới ngôi nhà người quen cuối con đường ngoằn nghèo qua cầu Cống Mọc rẽ vào khu dân cư đông đúc phố Quan Nhân, và rồi chiếc giường yên ổn hơn bốn năm trời ở tầng ba một căn gác trọ ở phố Tô Vĩnh Diện.

Cùng với đó là chiếc xe đạp Thống Nhất mà bố mua cho ngày nhập học đã theo tôi đi khắp mọi nẻo đường thủ đô. Và với tôi, sự thay đổi của thủ đô thể hiện rõ nét nhất ở sự thay đổi ở một ngã tư gần các khu trọ tôi từng ở - nơi mà người ta hay gọi với cái tên "Ngã Tư Khổ".

Với những ai từng đi qua khu vực Ngã Tư Sở, có lẽ ai cũng phải thốt lên "khổ quá". Vào giờ cao điểm, mọi ngả đường dẫn tới Ngã Tư Sở đều tắc cứng. Xe đạp, xe máy, ôtô chen nhau, khói xe, bụi đường rồi mồ hôi nhễ nhại, lại vào lúc tan tầm đói lả mệt nhoài sau một ngày học hành, làm việc vất vả, người với người nhìn nhau lắc đầu ngao ngán. Ngay cả vỉa hè cũng không còn một lối đi. Và một hình ảnh "kinh điển" của Ngã Tư Sở là một chàng sinh viên khỏe mạnh, nhấc bổng chiếc xe đạp và luồn lách giữa dòng xe cộ để mở lối đi mình cho mình.

Tắc đường là điều dễ hiểu bởi lưu lượng người đổ về khu vực này là cực lớn, trong khi các con đường dẫn tới ngã tư đều nhỏ hẹp. Đó là trục đường chính Nguyễn Trãi từ Hà Đông đi vào nội thành, giao với đường Trường Chinh và đường Láng. Còn phía bên kia là đường Tây Sơn với trường đại học Thủy Lợi. Ở phía Tây Sơn còn có chùa Phúc Khánh, mà vào ngày rằm, hay mùng Một thì với một người "kinh nghiệm" như tôi cũng chỉ phải chờ tới qua 8-9 giờ tối mới dám đi qua để trở về nhà trọ (bởi người đi lễ đông tới mức đi bộ cũng khó mà chen qua nổi).

>> Mương dẫn nước thải bãi rác sạch hơn sông Tô Lịch

Ngã Tư Sở những ngày rào tôn để xây cầu vượt, làm đường hầm đi bộ là những ngày thật sự gian khó. Đường xá vốn đã chật hẹp nay lại lầy lội, bụi bay bám bẩn mọi lối đi và khắp các nhà xung quanh. Phải nói rằng, để có bộ mặt tươi đẹp như ngày hôm nay, những năm tháng xây dựng vất vả đó là không thể tránh khỏi. Và thật may mắn cho những ai được hưởng thụ thành quả lao động và phát triển của thủ đô như bây giờ. Còn với tôi, những năm tháng gian khó nơi "Ngã Tư Khổ" sẽ không thể nào quên.

Ngày đó, con đường Trường Chinh còn rất chật hẹp với các cửa hàng bán đồ vật liệu xây dựng bám sát mặt đường, tạo thành nút thắt cổ chai kéo dài tới đoạn giao nhau với đường Tôn Thất Tùng (chỗ Đại học Y). Rồi phía cuối đường Trường Chinh còn có Ngã Tư Vọng giao nhau với đường sắt và đường Giải Phóng cũng nổi tiếng ùn tắc không kém. Hồi còn trọ học ở phố Quan Nhân, tôi đi học từ trường Bách Khoa về đều phải đi qua hai ngã tư đó, nên thường xuyên được nếm trải "đặc sản" tắc đường.

Bây giờ, hai ngã tư "đau khổ" trên đã được mở ra hai làn rộng rãi, trở thành một con đường đẹp đẽ với hàng xà cừ cổ thụ xanh mát. Còn đi về phía Đông của Ngã Tư Sở, trên đường Nguyễn Trãi, một khu trung tâm liên hợp tầm cỡ đầu tiên của Hà Nội mọc lên với các tòa nhà cao tầng, trung tâm mua sắm nhộn nhịp. Ngay sát bên là con đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông hiện đại.

Thật sự, nhìn ở tầm gần, Ngã Tư Sở là đại diện tiêu biểu cho thủ đô Hà Nội về phát triển đô thị: xóa tan các điểm đen về tắc đường, mở rộng các con đường, mọc lên các tòa nhà, các công trình giao thông hiện đại, giúp Hà Nội xứng tầm với thủ đô của một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và thịnh vượng.

Tuy nhiên, có một điều tôi trăn trở cho thủ đô, là chưa thể có cho mình một dòng sông trong xanh, thanh mát. Tôi nghĩ, ở bất cứ nước nào trên thế giới, một thủ đô phải gắn liền với một dòng sông, và dòng sông ở thủ đô như một lẽ tự nhiên đi vào thi ca, gắn với niềm vui, nỗi buồn của bao tao nhân mặc khách.

Ví như dòng sông Seine của Paris (Pháp), dòng sông Thames của London (Anh), dòng sông Moskva của Moscow (Nga), dòng sông Danube chảy qua 4 thủ đô của bốn nước là Vienna (Áo), Belgrade (Serbia), Bratislava (Slovakia) và Budapest (Hungary), hay như dòng sông Singapore của Singapore ngay gần Việt Nam.

Ở Hà Nội cũng từng có một dòng sông tươi đẹp từng đi vào thi ca, đó là Tô Lịch:"Nước sông Tô vừa trong vừa mát. Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh"... Nhưng hiện tại, Tô Lịch lại là một dòng sông ô nhiễm với bao nước xả thải chưa xử lý đổ vào mỗi ngày.

Tags:

相关文章



最新文章

友情链接