Điều đó khẳng định các hành vi phạm tội phải được xác định kéo dài từ khi hành vi đó xảy ra cho đến khi Nhà nước lấy lại được quyền quản lý tài sản hoặc khi tội phạm bị ngăn chặn.
Do đó, thiệt hại phải tính đến thời điểm 2 bên hủy hợp đồng ở dự án Khu dân cư Phước Kiển và thời điểm cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án ở dự án Ven Sông.
Vì vậy, VKSND TP.HCM đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng xác định thời điểm thất thoát tài sản Nhà nước trong vụ án thực tế là số tiền Nhà nước bị thất thoát cho đến khi được ngăn chặn (tức thời điểm Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố vụ án).
Trước đó, ngày 19/10, TAND TP.HCM đã tuyên phạt ông Tất Thành Cang 6 năm tù, ông Trần Công Thiện 13 năm tù. Các bị cáo khác cũng phải lãnh 3 năm đến 11 năm tù cùng về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”.
Theo Bản án sơ thẩm, các cá nhân tại Công ty Tân Thuận (là công ty Nhà nước) và Văn phòng Thành ủy TP.HCM đã có sai phạm nghiêm trọng trong vụ bán rẻ 32ha đất công ở xã Phước Kiển và 169.229m2 đất của Dự án khu dân cư Ven Sông Tân Phong cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.
Tháng 8/20216, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đề nghị đầu tư theo tỷ lệ 75:25 hoặc xin nhận chuyển nhượng 100% dự án. Bị cáo Trần Công Thiện, nguyên TGĐ Công ty Tân Thuận, đã chỉ đạo thuộc cấp thuê Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.HCM xác định giá bình quân là 1,05 triệu đồng/m2. Sau đó, Công ty Tân Thuận xây dựng đơn giá chuyển nhượng là 1,25 triệu đồng/m2.
Công ty Tân Thuận đã nhận của Quốc Cường Gia Lai 374 tỷ đồng cùng tiền thuế VAT là 23 tỷ đồng. Sau đó, hợp đồng bị hủy bỏ, Công ty Tân Thuận đã trả lại cho Công ty Quốc Cường Gia Lai cả tiền chuyển nhượng, tiền thuế VAT, thêm tiền lãi suất là 21 tỷ đồng. VKS xác định số tiền nhà nước thiệt hại ở dự án này là 202,6 tỷ đồng.
Tới tháng 11/2017, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng toàn bộ 32.967 m2 đất thuộc khu 4 dự án khu dân cư Ven Sông (phường Tân Phong, quận 7) cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 20 triệu đồng/m², gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 532,6 tỷ đồng.
Quá trình chuyển nhượng đã không thực hiện đúng các quy định pháp luật, không thực hiện việc thẩm định giá để xác định quyền sử dụng đất theo thị trường theo thời điểm chuyển nhượng vốn (năm 2017), không xây dựng giá và không thực hiện việc đấu giá theo quy định, gây thất thoát, thiệt hại cho tài sản của Nhà nước số tiền hơn 735 tỷ đồng.
Nhiệm vụ của Tổ công nghệ số là tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của công nghệ số; hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ số và tiếp cận công nghệ mới.
Xã Hương Sơn, huyện Bình Xuyên, có hơn 8.000 nhân khẩu, trong đó phần lớn người dân chưa thành thạo về công nghệ, do đó, 9 Tổ công nghệ số tại 9 thôn dân cư đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ, hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm, sử dụng các thiết bị số và giải đáp những thắc mắc liên quan đến công nghệ.
Qua đó, người dân bước đầu đã làm quen với khái niệm chuyển đổi số; từng bước tiếp cận, cài đặt và sử dụng các ứng dụng thông minh phục vụ công việc, cuộc sống. Đến nay, hơn 70% người dân trong xã đã hoàn thành cài đặt định danh điện tử và thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ mà còn là việc thay đổi cách thức hoạt động của các dịch vụ công, vì vậy, Tổ công nghệ số tại thị trấn Tam Hồng, huyện Yên Lạc giúp người dân tham gia các dịch vụ công trực tuyến như đăng ký hộ khẩu, xin cấp giấy tờ, thanh toán các khoản phí; hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng dịch vụ số phục vụ nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch…; tham gia sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tam Hồng Phạm Quang Đức cho biết: “Nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các Tổ công nghệ số, người dân địa phương thuận lợi tiếp cận, sử dụng công nghệ mới để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế địa phương. Khi người dân sử dụng tốt các ứng dụng và nền tảng trực tuyến, dịch vụ hành chính công sẽ giúp giảm tải công việc cho cán bộ địa phương và mang lại sự hài lòng, tiết kiệm thời gian cho người dân”.
Thành viên Tổ công nghệ số thôn Khoan Bộ, xã Phương Khoan, huyện Sông Lô hỗ trợ người dân cài đặt định danh điện tử. Ảnh: Dương Chung
Tại xã Phương Khoan, huyện Sông Lô, 10 Tổ công nghệ số ở các thôn dân cư đã hỗ trợ tích cực cho Ban Chỉ đạo triển khai Đề án 06. Đồng chí Nguyễn Tiến Thuận, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ công nghệ số thôn Khoan Bộ chia sẻ: “Thực hiện nhiệm vụ được giao, tôi cùng các thành viên trong tổ đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân về vai trò, ý nghĩa, chủ trương của việc chuyển đổi số, đồng thời hỗ trợ người dân sử dụng máy tính, điện thoại thông minh để cài đặt định danh điện tử.
Đối với người già, người khó khăn đi lại, chúng tôi đến tận nhà hỗ trợ cài đặt định danh điện tử và liên lạc hỗ trợ người đi làm ăn xa qua điện thoại thực hiện các ứng dụng số liên quan đến dân cư.
Thôn Khoan Bộ có 180 hộ thuộc 5 tổ liên gia; chúng tôi đã lập 5 nhóm zalo của 5 tổ liên gia và 1 nhóm zalo chung có đại diện của mỗi hộ gia đình để tuyên truyền về việc thực hiện chuyển đổi số”.
Trung úy Phạm Tuấn Vũ, Công an xã Phương Khoan cho biết: "Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, lực lượng Công an xã đã xây dựng và tích cực triển khai kế hoạch thực hiện chuyển đổi số tại địa phương; đồng thời, phối hợp với Tổ công nghệ số hướng dẫn hỗ trợ được 3.690/3.720 người dân kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử VneID, từ đó, giúp người dân thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính công, giúp học sinh kịp thời sử dụng tài khoản định danh điện tử để phục vụ cho việc đăng ký tuyển sinh đầu cấp.
Hỗ trợ người dân tiếp cận với công nghệ số là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tổ công nghệ số cơ sở. Tuy nhiên, hoạt động của các Tổ công nghệ số còn gặp khó khăn do hạn chế về cơ sở hạ tầng, thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn... Do đó, rất cần sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể để Tổ công nghệ số tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong cộng đồng.
TheoMinh Hường(Báo Vĩnh Phúc)
" alt=""/>Tổ công nghệ số đóng vai trò làm cầu nối giữa người dân với công nghệ sốTheo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Minh, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, sáng 22/5 các bác sĩ đã phẫu thuật cho bé H.
Bệnh nhi chỉ nặng hơn 5kg, cơ thể và não bộ còn rất non nớt. Để chuẩn bị cho ca phẫu thuật, các bác sĩ phải thực hiện kỹ lưỡng từ khâu gây mê hồi sức và suốt quá trình thực hiện phẫu thuật cẩn trọng, tỉ mỉ từng thao tác kỹ thuật.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Ma Công Thanh, Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, đối với trẻ nhỏ mới chỉ 2,5 tháng tuổi, bác sĩ phải tính toán lượng thuốc gây mê đúng liều lượng chính xác, kích cỡ ống nội khí quản phù hợp với lứa tuổi, kỹ thuật thao tác gây mê hồi sức phải chuẩn, kèm theo trang thiết bị y tế đầy đủ, đồng thời theo dõi sát các chỉ số sinh tồn của trẻ trong quá trình gây mê, đảm bảo vô cảm tốt cho trẻ.
Trong gần một giờ phẫu thuật, kíp mổ đã thực hiện mở hộp sọ kích thước khoảng 2cm, lấy bỏ máu tụ, nâng xương sọ bị lún và đặt dẫn lưu ngoài màng cứng cho bệnh nhi thuận lợi và thành công. Sau mổ, các chỉ số sinh tồn và sức khoẻ bệnh nhi ổn định.
Bác sĩ Minh khuyến cáo tình trạng lún sọ thường gặp ở trẻ dưới một tuổi. Nguyên nhân thường do tai biến khi sinh, trẻ bị ngã khi tập đứng tập đi hoặc ngã từ trên cao xuống. Vị trí thường bị lún ở hộp sọ là vùng đỉnh đầu. Phụ huynh cần quan tâm, theo dõi và chăm sóc bé an toàn để đề phòng trẻ ngã và bị chấn thương.
Đối với phần sọ não bị lún mà không xử trí đúng chỉ định thì nguy cơ ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh của bé về sau là rất cao, như động kinh, vỡ sọ tiến triển, rò dịch não tủy dưới lớp cân trên sọ. Khi trẻ bị tai nạn, gia đình nên theo dõi và chủ động cho trẻ tới cơ sở y tế để đánh giá chấn thương sọ não.