Xu hướng tất yếuHóa đơn điện tử là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ. Đây là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển, vận hành doanh nghiệp bởi những lợi ích không thể bàn cãi không chỉ với doanh nghiệp, mà còn với cơ quan quản lý và xã hội: Các doanh nghiệp khi sử dụng hoá đơn điện tử sẽ tiết kiệm chi phí hoá đơn, giấy tờ; tiết kiệm thời gian; đảm bảo an toàn, tiện lợi; dễ dàng quản lý; Cơ quan Thuế sẽ có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về hóa đơn để phục vụ cho việc thanh, kiểm tra thuế và phân tích rủi ro về thuế, khắc phục được tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn khống… giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Đặc biệt khi thương mại điện tử đang giữ ngôi vương như hiện tại, hoá đơn điện tử là công cụ không thể thiếu để hoàn thiện xu hướng này.
 |
|
Việc áp dụng hóa đơn điện tử trong bán hàng, cung ứng dịch vụ đã và đang được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại châu Á, cụ thể như ở Singapore, Chính phủ nước này đã đưa hóa đơn điện tử vào triển khai từ năm 2003; tại Đài Loan, hóa đơn điện tử được áp dụng thí điểm vào năm 2000 và được áp dụng rộng rãi từ năm 2006; còn tại Hàn Quốc, Cơ quan Thuế thiết lập tổ công tác nghiên cứu triển khai hóa đơn điện tử vào năm 2008 và đến năm 2011, các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bắt buộc phải tham gia.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã đưa quy định về hoá đơn điện tử từ năm 2010 (Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010), bắt đầu thí điểm vào năm 2015 tại một số doanh nghiệp ở Hà Nội, TP.HCM và quy định sử dụng bắt buộc vào năm 2020 (theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP).
Tuy nhiên, Theo ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế cho biết: “Trên thực tế vẫn còn không ít người nộp thuế chưa trang bị đầy đủ thiết bị để có thể kết nối điện tử với cơ quan thuế, rất nhiều người cũng chưa kịp làm quen với chứng từ điện tử, hoá đơn điện tử và trên thực tế nền tảng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, trang thiết bị máy móc của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử cũng chưa đáp ứng được ngay nên việc điện tử hóa giao dịch được lùi đến 1/7/2022 thay vì kể từ 1/11/2020 như dự kiến ban đầu”.
Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có thêm thời gian để tìm hiểu, chuẩn bị các phương án về nhân lực, máy móc, công nghệ… để hoàn toàn thay thế hoá đơn giấy truyền thống bằng hoá đơn điện tử.
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trước ngày 01/7/2020, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử. Như vậy về cơ bản, hoá đơn giấy không còn giá trị, tuy nhiên, theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử vừa được Chính phủ ban hành thì hóa đơn giấy vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến hết ngày 30/6/2022.
MobiFone Invoice - giải pháp tin cậy
Nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin, máy móc, mạng internet hay nguồn lực nhân sự có chuyên môn tốt, trình độ tin học khá để có thể sử dụng hóa đơn điện tử không phải là vấn đề quá lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp, tuy nhiên lựa chọn phần mềm hoá đơn điện tử nào mới là bài toán khiến cho một số đơn vị vẫn đang phải loay hoay trong quá trình chuyển đổi.
Trên thị trường hiện có rất nhiều nhà cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử uy tín, chất lượng, trong đó, giải pháp MobiFone Invoice là một trong những sản phẩm đang được đánh giá cao. MobiFone Invoice được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, tối đa bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp với các ưu điểm nổi trội.
Với MobiFone Invoice, các doanh nghiệp có thể phát hành, quản lý, xứ lý nghiệp vụ hoá đơn chuyên nghiệp; tự thiết kế mẫu hoá đơn theo yêu cầu hoặc lựa chọn trong thư viện mẫu phong phú; báo cáo thống kê, quản lý truy cập và phân quyền nhanh gọn dễ dàng,…
Nhằm khuyến khích các khách hàng doanh nghiệp sớm chuyển dịch sang sử dụng hoá đơn điện tử, toàn bộ các doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng các gói khác nhau dao động từ gói 300 đến gói 100.000 với số hoá đơn tương ứng là 300 - 100.000 hoá đơn, kể từ ngày 01/04/2021, MobiFone dành tặng lên tới 500 hóa đơn sử dụng miễn phí trong vòng 3 tháng cho các doanh nghiệp đăng ký mới. Chi tiết tham khảo: https://mobifone.vn
Ngọc Minh
" alt="MobiFone Invoice"/>
MobiFone Invoice

Tuy nhiên, Apple đã vô hiệu hoá hoàn toàn tất cả iPhone bị đánh cắp. Điều này khiến nhiều kẻ trộm "bẽ bàng" vì họ vừa ăn trộm một cục sắt vô giá trị.
Cả 2 trường hợp trên có lẽ sẽ rất khác nếu xảy ra ở Việt Nam, nơi Apple dường như không đụng chạm đến những hành vi can thiệp không chính thức vào thiết bị.
"Từ lâu, việc "rã xác" đồ Apple để lấy linh kiện cho sửa chữa không quá xa lạ với người Việt", Lê Khánh, chuyên viên sửa chữa thiết bị Apple tại quận 10, TP.HCM cho biết.
Tại Việt Nam, một chiếc iPhone ăn cắp có giá 13-15 triệu đồng
“Tại Việt Nam, những chiếc iPhone bị đánh cắp sẽ bị xả linh kiện ra để làm phụ tùng thay thế. Ví dụ, iPhone 11 Pro Max sẽ được mua xác lại với giá 13-15 triệu đồng. Những linh kiện này sau đó sẽ được thay thế cho những chiếc máy bị hư hỏng”, Nguyễn Phúc Bửu, chủ một cửa hàng chuyên sửa chữa iPhone tại TP.HCM cho biết.
 |
Tại Việt Nam, iPhone ăn cắp thường được "rã xác" bán linh kiện. Ảnh: iFixit. |
Theo ông Bửu, thậm chí, nhiều tiệm còn có thể can thiệp phần mềm để biến những chiếc iPhone trộm cắp thành loại hàng “IMEI ẩn”, hoạt động bình thường nhưng không được Apple thừa nhận.
Theo đó, việc "rã xác" iPhone để lấy linh kiện bán cho các cửa hàng sửa chữa không phải là hiếm gặp. Thợ sửa có thể vượt qua mọi rào cản phần cứng, phần mềm trong khi Apple chưa có những động thái pháp lý với những cửa hàng này.
Tình trạng này ít diễn ra trên thế giới. Từ trước đến giờ, Apple luôn hạn chế quyền được sửa chữa thiết bị và việc "rã máy" để bán xác, hoặc thay thế linh kiện không qua cơ sở chính thức của họ được coi là bất hợp pháp.
Tại Việt Nam, linh kiện Apple được nhập trực tiếp từ Trung Quốc, thị trường rộng lớn với hàng trăm nhà cung cấp. Nhiều website được lập ra để trao đổi mua bán các linh kiện này.
"Nguồn linh kiện khá đa dạng, chính hãng có, không chính hãng cũng có. Linh kiện không chính hãng đến từ Trung Quốc có chất lượng không quá tệ. Còn linh kiện chính hãng thương được rã từ các thiết bị đã hư hỏng nặng hoặc máy trộm cắp, bị khóa iCloud...", ông Khánh nói thêm.
Tại Na Uy, bị phạt 26.000 USD khi giữ 63 chiếc màn hình iPhone
Nhưng ở các quốc gia khác như Mỹ hoặc khu vực châu Âu, những chiếc iPhone bị đánh cắp sẽ là vô giá trị. Cố gắng sửa chữa chúng, các chủ tiệm có thể vướng vào rắc rối.
Điều này xuất phát từ sự giới hạn của Apple về Quyền sửa chữa (right to repair). Theo đó, các thiết bị của Apple chỉ có thể được sửa chữa bởi Apple. Như vậy, những linh kiện "rã" được từ iPhone ăn cắp sẽ không có nơi tiêu thụ.
Tháng 7/2017, cơ quan chức năng Na Uy đã chặn một thùng hàng được gửi từ Hong Kong đến cửa hàng sửa chữa PCKompaniet. Bên trong gói hàng có chứa 63 màn hình cảm ứng thay thế có logo Apple.
 |
Tại các nước như Mỹ, iPhone muốn sửa chữa phải được sự đồng ý của Apple. Ảnh: iFixit. |
Apple khẳng định một số màn hình là hàng giả và không có nguồn gốc được tuồn ra từ chuỗi cung ứng của công ty.
Tháng 11/2017, Huswise, chủ cửa hàng PCKompaniet từ chối phá hủy gói hàng trên, Apple đã đệ đơn kiện để ngăn chặn việc thay thế những màn hình này lên iPhone. Kết quả vụ kiện, Huswise giành chiến thắng tại tòa án Oslo với lý do cửa hàng của ông không giới thiệu với khách đây là màn hình Apple. Tòa án yêu cầu Apple bồi thường cho Huswise số tiền tương đương 1.450 USD.
Sau đó, Apple tiếp tục đệ đơn lên Tòa án Phúc thẩm Na Uy. Ở lần này, kết quả vụ kiện có phần lợi nghiêng về phía Apple. Tòa án cho rằng chủ cửa hàng đã vi phạm vào sản phẩm thuộc thương hiệu của công ty Mỹ.
Huswise đã kháng cáo lên Tòa án tối cao của Na Uy. Phán quyết của tòa án tối cao ra lệnh phá hủy 62 màn hình điện thoại bị các quan chức hải quan thu giữ và trả các chi phí pháp lý của Apple khoảng 26.000 USD.
Apple tìm mọi cách quản lý việc sửa chữa thiết bị
Các nhà sản xuất thường xây dựng các rào cản công nghệ và pháp lý để ngăn chặn người tiêu dùng và kỹ thuật viên độc lập sửa chữa sản phẩm của họ.
Hạn chế sửa chữa được áp dụng theo nhiều hình thức như: thiết kế các đầu vít không phổ biến, sử dụng các điều khiển phần mềm trên các sản phẩm, hiển thị mã lỗi, không công bố hướng dẫn sửa chữa và giới hạn cung cấp linh kiện.
Apple là một trong những công ty phản đối gay gắt nhất luật về Quyền sửa chữa. Công ty được cho đã đổ tiền vào các chiến dịch vận động hành lang chống lại quyền này.
Apple cho rằng, nếu khách hàng sửa chữa trái phép, họ có thể tự làm tổn thương chính mình trong lúc thay pin. Nhưng Apple không cung cấp bằng chứng rằng những chấn thương như vậy đã từng xảy ra.
 |
Nếu thay màn hình iPhone chính hãng nhưng không can thiệp phần mềm cũng không thể sử dụng. Ảnh: iFixit. |
Đồng thời, theo OneZero, những người vận động hành lang cho Apple cũng nói với các nhà lập pháp bang Nebraska rằng nếu họ thông qua luật Quyền sửa chữa, điều đó sẽ khiến bang này trở thành một thánh địa của các tin tặc.
Về phần cứng, các sản phẩm của Apple thường đạt điểm thấp trong bảng xếp hạng về khả năng sửa chữa của iFixit. Ví dụ, iPad rất khó sửa vì có một miếng keo giữ dây cáp. Vì vậy, thiết bị này chỉ đạt 2/10 điểm về khả năng sửa chữa, trong khi đó HP Elite x2 nhận được 10/10 điểm.
Theo Kyle Wiens, Tổng biên tập của iFixit, chuyên trang đánh giá khả năng sửa chữa thiết bị điện tử, các sản phẩm của Apple được làm ra để không thể tái chế, phục hồi. "Thiết bị hư hỏng đó chỉ có thể kết thúc vòng đời ở bãi rác", Wiens nói.
Bên cạnh các khó khăn trong thiết kế phần cứng, Apple cũng tác động vào phần mềm.
 |
Tại Việt Nam, việc tìm mua linh kiện thay thế cho các sản phẩm Apple rất dễ dàng. |
"Nếu thay pin hay màn hình Apple kể cả chính hãng vào iPhone cũng không thể sử dụng bình thường được. Mỗi linh kiện được gán mã, nếu ráp sai mã màn hình sẽ báo lỗi, pin sẽ không thể hiển thị phần trăm", ông Khánh cho biết.
Theo ông Khánh, Apple lần đầu can thiệp vào phần mềm là từ khi những chiếc iPhone trang bị TouchID. Trên toàn thế giới, linh kiện này không thể được thay thế bởi mỗi TouchID đều có một mã riêng và chỉ có Apple mới chỉnh sửa chuỗi mã này cho tương thích. Công cụ được sử dụng là độc quyền từ nhà cung cấp Cameron mà chỉ kỹ thuật viên Apple mới có chứng nhận sử dụng.
Bên cạnh đó, Apple cũng đã kêu gọi thành công Amazon loại bỏ những cửa hàng bán linh kiện thay thế Apple trên nền tảng thương mại điện tử này.
Chiến lược này phát huy hiệu quả, không chỉ trong đợt này, các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo lẫn ngợi khen chiếc lược của Apple. "Trộm iPhone từ cửa hàng Apple cực kỳ dễ, và cũng cực kỳ ngu ngốc", TechRadar viết vào năm 2016.
Nhưng mọi thứ đang dần thay đổi.
Apple dần nới lỏng quyền được sửa chữa
Việc sản xuất smartphone mà không cho phép sửa chữa được cho là cách kinh doanh không bền vững.
Các chiến dịch ủng hộ Quyền sửa chữa được các tổ chức như iFixit, Repair.org chỉ trích mạnh mẽ các đại gia công nghệ trong đó có Apple về những giới hạn mà họ đặt ra.
Một số nguyên liệu để sản xuất điện thoại như lithium, nhôm, vàng được cho sẽ cạn trong 100 năm tới nếu con người tiếp tục tiêu thụ điện thoại ở mức hiện tại.
 |
Mỗi chiếc iPhone tiêu tốn 31 gram nhôm. Ảnh: BI. |
Đáp lại làn sóng phản đối này, tháng 8/2019, Apple tuyên bố chương trình đối tác sửa chữa mới. Theo đó, công ty sẽ bán linh kiện, công cụ và phần mềm cho các cửa hàng sửa chữa độc lập. Đây được xem là bước nhượng bộ của Apple với cuộc chiến bảo vệ Quyền sửa chữa.
Nhưng thực tế, các hợp đồng mà Apple yêu cầu đối tác độc lập thực hiện cho thấy táo khuyết vẫn đang chống lại Quyền sửa chữa.
Ví dụ, các đối tác phải đồng ý cho Apple kiểm tra cửa hàng, ngay cả khi ngừng hợp tác với Apple một năm.
Nội dung kiểm tra là để chắc chắn đối tác chỉ sử dụng linh kiện do Apple cung cấp. Đồng thời, các đối tác này cũng không được nói với khách hàng họ được Apple ủy quyền sửa chữa. Nathan Proctor thuộc tập đoàn Nghiên cứu Phúc lợi Công cộng Mỹ cho rằng chính sách này chẳng có lợi gì cho cửa hàng ngoài việc buộc họ phải sử dụng linh kiện của Apple cung cấp để tránh bị kiện.
Những người ủng hộ quyền sửa chữa cho rằng chính sách mới của Apple là một cách chơi chữ để tránh mang tiếng độc quyền.
Apple được lợi gì?
Theo Phonearena, lợi ích của Apple ở đây rất rõ ràng. Các sản phẩm đã qua sử dụng, được tân trang đang cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm mới của Apple khiến phần lợi nhuận mới kiếm được giảm đi.
Bằng cách hạn chế những người sửa chữa điện thoại, Apple giảm được sự cạnh tranh này một cách chủ động. Tuy vậy, nó đi ngược lại lợi ích của người dùng và việc bảo vệ môi trường.
Dễ thấy nhất là trường hợp của AirPods, mẫu tai nghe không dây bán chạy nhất thế giới.
 |
Giảm số iPhone có thể sửa chữa sẽ giúp Apple tăng doanh thu bán iPhone mới. Ảnh: iFixit. |
Bài báo "AirPods là một bi kịch" của nhà báo Caroline Haskins đã chứng minh rõ nét sự phát triển không bền vững của Apple. Theo đó, AirPods sử dụng viên pin lithium-ion đặc thù, mà ngay cả Apple cũng không thể thay mới.
Tổng biên tập iFixit đã gọi AirPods là một thiết bị ác quỷ bởi khả năng tàn phá môi trường của nó. Trong khi đó, Galaxy Buds của Samsung có khả năng sửa chữa vượt trội được chứng nhận bởi iFixit.
Tóm lại, AirPods không thể sửa chữa thì người dùng sẽ phải mua AirPods mới. Đó là nguồn lợi mà Apple luôn muốn đảm bảo.
Các chuyên gia cho rằng Apple rồi cũng sẽ phải nới lỏng quyền sửa chữa để phù hợp các nguyên tắc về môi trường. Tất nhiên, họ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ an ninh như tiêu thụ hàng gian hoặc máy bị "rã xác" bán linh kiện dễ dàng hơn.
(Theo Zing)

Apple theo dõi iPhone bị cướp trong bạo loạn tại Mỹ
Apple phát cảnh báo rõ ràng đến những ai đã cướp iPhone từ cửa hàng của mình: Bạn “đang bị theo dõi”.
" alt="Vì sao iPhone ăn trộm ở Mỹ không bị 'rã xác' để bán linh kiện như VN?"/>
Vì sao iPhone ăn trộm ở Mỹ không bị 'rã xác' để bán linh kiện như VN?