Khi số ca mắc virus corona vẫn đang tăng mạnh,ướcrửataysáttrùngcháyhàngtrênmạnggiátăngvàilầbóng đá tbn nhu cầu mua các thiết bị y tế cá nhân như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn tăng mạnh. Điều này khiến cho các sản phẩm khan hàng, giá cả leo thang nhưng vẫn không có mà bán.Nước rửa tay tăng giá vài lần cũng không có hàng bánCác chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để tăng khả năng phòng nhiễm virus. Loại dung dịch rửa tay khô được nhiều người lựa chọn vì không cần phải rửa lại bằng nước, thời gian rửa nhanh chóng và có thể mang đi khắp nơi. Nhiều công ty cũng đã trang bị các lọ rửa tay, xịt khử trùng và khẩu trang phát cho nhân viên tại văn phòng.
Nhu cầu tăng cao khiến cho nhiều loại nước rửa tay sát trùng cháy hàng, tăng giá. Theo ghi nhận của Zing.vn, một lọ dung dịch sát trùng Aniosgel 500 ml thường dùng trong các cơ sở y tế hiện có giá bán tới hơn 600.000 đồng trên Shopee. Sản phẩm tương tự, nếu mua vào thời điểm trước khi "cháy hàng", giá chưa đến 200.000 đồng. Những gian hàng bán sản phẩm giá cũ trên nền tảng này đều đã thông báo hết hàng. "Đợt này khan hàng quá, bên tôi không có hàng mà bán. Đầu nguồn hàng họ cũng tăng giá, nên chúng tôi bắt buộc phải bán giá cao lên, thế mà cũng chỉ còn một ít để bán. Thường chúng tôi cung cấp hàng cho các cơ sở y tế, nhưng mấy hôm nay khách lẻ mua cũng rất nhiều", đại diện một cửa hàng chuyên kinh doanh thiết bị y tế tại Hà Nội giải thích khi Zing.vn hỏi về giá bán tăng mạnh trên sàn thương mại điện tử. Tại các cửa hàng thuốc và thiết bị y tế, giá nước rửa tay cũng tăng lên nhiều lần so với trước. Chị Nguyễn Giang, nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết ngày 30/1 đã mua một bình dung dịch rửa tay diệt khuẩn với giá 250.000 tại hàng thuốc, trong khi giá bình thường chỉ khoảng 100.000 đồng. "Lúc họ nói giá tôi đã hơi gợn rồi nhưng vẫn phải mua. Ai dè về nhà kiểm tra lại thì họ bán đắt hơn gấp đôi ngày thường. Giá tăng cao như vậy mà còn không có để mua", chị Giang cho biết. "Nước rửa tay giờ đa phần nhập từ Trung Quốc nên khan hàng cũng phải thôi. Tôi nghĩ sẽ còn khan hàng dài. Có một số loại nhập về từ châu Âu nhưng chắc sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu, mà giờ loại đó giá cũng phải 200.000-300.000 một chai 200 ml rồi. Nhìn chung nhiều mặt hàng giá nhập đã gấp đôi ngay sau Tết", anh Xuân Khánh, hiện công tác trong ngành dược và kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chia sẻ. Nhu cầu khẩu trang y tế tăng vài trăm lầnNgay từ trong đợt Tết âm lịch, khi Trung Quốc công bố virus corona mới lây từ người sang người, khẩu trang đã "cháy hàng" liên tục tại Trung Quốc. Mặt hàng này tiếp tục khan hiếm, giá tăng cao sau khi dịch lan rộng ra nhiều quốc gia khác. "Riêng nhu cầu mua khẩu trang tôi nghĩ đợt vừa qua phải tăng vài trăm lần. Không chỉ khách lẻ, các công ty mua mỗi lần chục nghìn cái là bình thường, để trang bị cho nhân viên. Đó là chưa kể những người gom hàng để xuất ngược lại Trung Quốc. Giờ chỉ cần có hàng mang sang Trung Quốc là có thể bán với giá gấp 10", anh Thành Công, cựu du học sinh Trung Quốc hiện kinh doanh mặt hàng này chia sẻ với Zing.vn.
Theo chia sẻ của anh Công, nhu cầu khẩu trang đã tăng từ cuối năm 2019. Các vụ cháy rừng ở Indonesia, Australia khiến nhu cầu khẩu trang tăng mạnh, khiến các nhà máy sản xuất bị quá tải. Virus corona bùng phát đúng đợt Tết âm lịch ảnh hưởng tới tâm lý người mua càng khiến cho mặt hàng này khan hiếm. Cả loại hàng nhập khẩu chính ngạch lẫn tiểu ngạch đều không đủ cung cấp. "Từ tháng 10 năm ngoái, hãng đã báo cho tôi là đặt hàng thì phải chờ khoảng 6 tháng. Nguồn hàng hiếm từ trước, lại đúng đợt nghỉ Tết, rồi buôn bán qua cửa khẩu khó khăn nên giá tăng mạnh. So với trước Tết chắc giá phải tăng gấp 10 lần. Tôi trước Tết có nhập một ít, nhưng mùng 1 đã bán hết sạch", anh Công nói thêm. Theo Reuters, tại quận Cửu Long ở Hong Kong, người dân địa phương xếp hàng tới 7 giờ trước các cửa hàng tiện lợi và nhà thuốc để mua khẩu trang. Nhiều người rơi vào cảnh chờ được đến lượt thì khẩu trang đã bán hết sạch. Ở Hàn Quốc, các nhà cung cấp khẩu trang đang tăng cường sản xuất. Nhiều nhà máy hoạt động liên tục 24/24. “Chúng tôi đang chia 2-3 ca để duy trì sản xuất liên tục, tuy nhiên công suất của chúng tôi có hạn”, lãnh đạo Kukje Pharma, một hãng sản xuất khẩu trang Hàn Quốc, cho biết.
Công ty này nhận đặt hàng “hàng chục triệu chiếc khẩu trang” kể từ ngày 24/1. Trong khi đó, tại Trung Quốc, hàng loạt nhà máy khẩu trang hoạt động xuyên Tết Nguyên Đán, công nhân không được nghỉ lễ. CMmask, công ty khẩu trang kiểm soát 30% thị trường Trung Quốc, nhận đơn đặt hàng 5 triệu chiếc/ngày, cao gấp 10 lần mức thông thường. Ông Hu Qinghui, Phó giám đốc CMmask, cho biết kho dự trữ 10 triệu chiếc của công ty đã cạn sạch hồi tuần trước. "Cửa hàng tôi hiện tại cũng chỉ còn vài hộp khẩu trang, tính ra khoảng mấy trăm chiếc. Bán hết rồi cũng chưa biết bao giờ mới có hàng trở lại", đại diện cửa hàng y tế tại Hà Nội chia sẻ. |