Giá trị của một chiếc ô tô đôi khi không thể hiện ngay ở giá bán niêm yết mà nằm ẩn ở những trang bị mang tính “tùy chọn - option”. Vì vậy,ữngtrangbịtốntiềnnhưngthừathãitrênôtôcảđờichẳngdùngđếbảng xếp hạng bóng đá serie a một chiếc xe full option sẽ “chênh” khá nhiều so với một chiếc xe chỉ trang bị tiêu chuẩn. Thế nhưng không phải lúc nào full option cũng tốt, mà còn phụ thuộc ở môi trường chiếc xe hoạt động.
Dưới đây là những tính tăng tùy chọn “thừa thãi”, không thực dụng ở Việt Nam.
Xe tự ghép lề, lùi chuồng
Đây là tính năng được quảng cáo là thông minh, bước tiến mới trong sử dụng ô tô cho cư dân đô thị. Một trong những mẫu xe bình dân sớm đưa công nghệ tự ghép xe song song là Ford Focus vào năm 2015 và nâng cấp lên tự lùi chuồng một năm sau đó. Và cái giá để trả cho tính năng này là thêm 100 triệu đồng so với bản tiêu chuẩn (giá 800 triệu đồng).
Tuy nhiên, thực tế nhiều khách hàng không mấy khi dùng tính năng này, có chăng chỉ là lúc đi mua xe được nhân viên bán hàng hướng dẫn.
Chị Nga (Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội) sở hữu chiếc Mercedes-Benz E300 có tính năng tự lùi chuồng tự động toàn diện, không cần đạp phanh như Ford Focus, nhưng gần như chưa bao giờ dùng đến. “Khu chung cư tôi ở các vạch ô kẻ đỗ xe khá bé, đỗ không khéo thì rất khó để mở cửa xe bước ra nên xe không quét được đủ khoảng trống. Hơn nữa hạ tầng ở Hà Nội thiếu chỗ đỗ trầm trọng thì việc đỗ xe kiểu liệu cơm gắp mắm là thường xuyên. Vì vậy tôi vẫn tự đỗ xe cho nhanh”, chị Nga nói thêm.
Dù đã xuất hiện khá lâu, nhưng tính năng tự động đỗ xe đến nay chỉ thấy ở một số dòng xe sang, trong khi đó ở dòng bình dân và tầm trung, không mấy hãng xe còn mặn mà áp dụng, vì nếu có sẽ khiến giá tăng trong khi người dùng không còn mấy hào hứng.
Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng (ACC)
Adaptive Cruise Control (ACC) là hệ thống kiểm soát hành trình tiên tiến, nâng cấp lên từ Cruise Control, không chỉ duy trì tốc độ lái xe được cài đặt trước mà còn có thể giảm hay tăng tốc độ dựa trên tốc độ lưu thông của xe phía trước hay nói đúng hơn là dễ dàng bám theo xe phía trước dưới dạng lái bán tự động.
ACC vài năm trở lại đây trở thành thước đo mà nhiều nhân viên bán hàng hay đem ra so sánh ở những chiếc xe có giá trên dưới 1 tỷ đồng, với lời quảng cáo tiện lợi và an toàn.
Tuy nhiên, thực tế một số chủ xe có tính năng ACC cho biết họ rất ít khi dùng bởi có người cả năm chỉ đi cao tốc có vài lần, trong khi ACC gần như phù hợp trên cao tốc. Bên cạnh đó, với văn hóa giao thông tại Việt Nam còn kém, việc các xe “điền vào chỗ trống” hay vượt bất chấp sẽ khiến người dùng xe có ACC không thể tự tin phó mặc cho máy tính dẫn dắt.
ACC được nhìn nhận tiện ích và hợp lý nhất là trên những hành trình đi theo đoàn, nơi tụ tập một nhóm xe đi cùng nhau, khi đó, các xe sẽ giữ được khoảng cách an toàn và dễ dàng hơn cho xe đi đầu dẫn đoàn.
Sưởi vô-lăng, sấy ghế
Đây là hai tính năng thường thấy trên xe nhập khẩu tư nhân có nguồn gốc ở các nước Bắc Âu hoặc Mỹ, nơi mùa đông thường rất lạnh, sẽ giúp người lái ngay lập tức cảm thấy ấm áp ở tay và ghế ngồi. Nhưng cũng có thể tìm thấy trên một số dòng xe Hàn quốc có truyền thống “ngập trang bị” như Hyundai Elantra hay Kia Sorento.
Tuy nhiên với đất nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam thì sưởi vô-lăng và sấy ghế gần như thừa thãi và ít sử dụng. Thậm chí ở miền Bắc, mùa đông có thể xuống dưới 10 độ thì cũng chỉ cần điều hòa có tính năng hai chiều là quá đủ cho người dùng.
Cửa sổ trời
Cửa sổ trời là trang bị gây nhiều tranh cãi nhất tại Việt Nam, nhất là mỗi khi mùa hè đến. Đây là trang bị thấy hầu hết ở các mẫu xe từ trên 500 triệu đồng tại Việt Nam, áp dụng để phân biệt giữa phiên bản tiêu chuẩn và cao cấp. Sự chênh lệch có thể tính bằng hàng chục triệu đồng.
Sự tiện lợi theo quảng cáo của cửa sổ trời (gồm cửa sổ trời một hàng ghế phía trước hoặc cửa sổ trời toàn cảnh – panorama) là dễ dàng thay đổi không khí, cảm xúc cho người ngồi trong xe chỉ với một thao tác bấm, gạt nút.
Đã xảy ra câu chuyện khá hài hước, nhiều chủ xe phải đi dán phim cách nhiệt, hoặc dán kín trần xe khi phải chịu cái nóng lên tới 40 độ C không hề hiếm khi vào hè. Trong khi đó, việc mở cửa sổ trời chỉ “sung sướng” nhất lúc chạy xe bên bờ biển hoặc ăn mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam. Thế nhưng đó lại là chuyện năm thì mười họa, không hề thường xuyên.
Tính năng tự lái
Đây là tính năng cao cấp vốn chỉ xuất hiện trên những xe đắt tiền như Volvo, Audi, Tesla...nhưng chưa mấy phổ biến ở Việt Nam.
Trên mạng xã hội đã từng xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh chiếc ô tô tự lái của Tesla phải “bất lực” khi tham gia giao thông Việt Nam. Theo đó, hệ thống tự lái của chiếc xe điện Tesla Model 3 đã không thể vận hành được, trên màn hình xuất hiện hàng chục tín hiệu nhỏ vây quanh xe và máy tính yêu cầu tài xế trực tiếp cầm lái, thậm chí thông báo việc vô hiệu hóa tính năng tự lái.
Điều đó có nghĩa với giao thông hỗn loạn, thiếu các vạch kẻ đường tiêu chuẩn và quá nhiều xe máy ở Việt Nam thì các công nghệ giám sát hành trình thích ứng và định vị làn đường vốn tích hợp trong các gói tính năng tự lái khó có thể phát huy được.
Đình Quý(tổng hợp)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!