Một người dùng cho biết anh ta đã phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ đợt vừa rồi để đổi lấy chiếc Note 7 thay thế, nhưng giờ thậm chí chiếc Note 7 "an toàn" đó cũng nằm trong danh sách thu hồi. Người đàn ông này không muốn lại tốn thêm nhiều thời gian cho việc đó nữa.
" alt=""/>Hàng triệu dân Hàn chây ì không trả lại Galaxy Note 7Ngày 8/8/2017, Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết, trong tháng 8/2017 Viettel sẽ hoàn thành việc nâng băng thông miễn phí cho khách hàng trên toàn quốc. Đây là đợt nâng băng thông lớn nhất của Viettel từ trước đến nay, được tiến hành trên diện rộng và áp dụng cho toàn bộ khách hàng đang sử dụng cũng như khách hàng hòa mạng mới.
Theo đó, đối với khách hàng đang sử dụng, Viettel vẫn giữ nguyên gói cước cũ nhưng được nâng cấp miễn phí băng thông để khách hàng trải nghiệm tốc độ mới cao hơn.
Cụ thể, khách hàng trước đây sử dụng gói cước có tốc độ từ 10Mbps trở xuống được nâng lên 15Mbps và các khách hàng đang sử dụng các gói cước có tốc độ 10Mbps đến 30Mbps được nâng thêm 5Mbps so với tốc độ cũ.
Đối với hòa mạng mới, khách hàng có thể lựa chọn các gói cước Net1, Net2, Net3, Net4, Net5, Net6 với băng thông trong nước lần lượt là 15Mbps-20Mbps-25Mbps-30Mbps-35Mbps-40Mbps.
" alt=""/>Viettel nâng băng thông dịch vụ InternetCả nước mới có 9 trạm thu phí không dừng
Theo thống kê của Công ty TNHH Thu phí tự động (VETC), Việt Nam hiện có hơn 21.000 km đường quốc lộ, 730 km đường cao tốc và hơn 100 trạm thu phí với lưu lượng xe khoảng 1,2 triệu lượt xe/ngày đêm.
Năm 2016, chỉ riêng phí đường bộ thu qua các trạm BOT đạt khoảng 23.000 tỷ đồng. Con số này cho thấy lượng giao dịch khổng lồ của các phương tiện giao thông khi qua các trạm thu phí.
Theo lộ trình của Bộ Giao thông Vận tải, đến cuối năm 2017 các trạm thu phí trên toàn quốc phải có làn thu phí tự động và hết năm 2020 sẽ bỏ barie tại các trạm thu phí. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, khi chỉ còn 4 tháng nữa là kết thúc năm 2017, việc triển khai trạm thu phí tự động không dừng lại diễn ra vô cùng chậm chạp.
Thống kê cho thấy, tại thời điểm tháng 8/2017 chỉ có 9/28 trạm thu phí nằm trong danh mục các trạm phải lắp đặt thu phí tự động không dừng (được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2015) đi vào hoạt động.
Còn lại hàng loạt dự án BOT hiện vẫn chủ yếu vận hành theo mô hình thu phí thủ công và từ lâu đã bộc lộ nhiều nhược điểm do không đáp ứng được nhu cầu phát triển, gây ùn tắc giao thông, dẫn tới thực trạng thiếu tường minh, khó bảo đảm được tính minh bạch tài chính và gây ra nguy cơ thất thoát phí lớn.
Trong khi đó, nếu các trạm đưa vào ứng dụng CNTT với dịch vụ thu phí điện tử tự động (thu phí không dừng) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan quản lý và người sử dụng như tiết kiệm thời gian khi lưu thông qua trạm, giảm ùn tắc (xe đi qua trạm thu phí tự động không dừng chỉ mất từ 3-5 giây, trong khi qua trạm thu phí thủ công khoảng 3 phút – PV), tiết kiệm nhiên liệu xăng dầu, các trạm thu phí quản lý tốt nguồn thu và tiết kiệm chi phí nhân lực thu phí…
Theo các chuyên gia, điều kiện để triển khai thu phí không dừng hiện không có rào cản về công nghệ cũng như chính sách. Để thúc đẩy thanh toán điện tử trong thu phí tự động đường bộ, Chính phủ đã ban hành các cơ chế, tạo hành lang pháp lý để vận hành hệ thống như đưa ra cơ chế giám sát của cơ quan quản lý nhà nước; các quy định về sử dụng chứng từ, hóa đơn điện tử hay việc miễn giảm phí trong thời gian đầu sử dụng dịch vụ...
Cùng đó, để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận công nghệ, việc tổ chức dán thẻ E-Tag, mở tài khoản giao thông miễn phí đã được Công ty TNHH Thu phí tự động thực hiện rộng rãi ở các địa phương có trạm thu phí sử dụng dịch vụ, thông qua các trung tâm đăng kiểm, các trạm thu phí, các điểm dịch vụ… Việc nộp tiền vào tài khoản thu phí được thực hiện đa dạng qua các kênh như Mobile Banking, Internet Banking, ví điện tử và các điểm dịch vụ nạp tiền trên toàn quốc...
" alt=""/>Mắc bệnh sợ minh bạch, nhà đầu tư BOT đang chây ì triển khai thu phí không dừng?