
Điểm chuẩn ĐH Ngoại thương 2017 cao nhất 28,25
Nguồn: Global Cyber-security Index 2018 của ITU.
Kết quả này đã giúp Việt Nam xếp ở vị trí thứ 11 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thứ 5 khu vực Đông Nam Á về việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Đáng chú ý khi thứ hạng của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột biến, tăng 51 bậc so với vị trí thứ 101 của năm 2017.
Theo ông Hoàng Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT - Bộ TT&TT), thứ hạng Việt Nam trên bảng xếp hạng của GCI có sự tăng trưởng nhảy vọt bởi so với những năm trước, Bộ TT&TT đã chủ động cung cấp cho ITU nhiều dữ liệu chi tiết hơn. Điều này đóng vai trò quan trọng bởi từ những dữ liệu đó, tổ chức này đã có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về những gì đang diễn ra tại Việt Nam.
![]() |
ông Hoàng Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT). |
Bên cạnh các bảng xếp hạng của những tổ chức quốc tế uy tín, Việt Nam cũng cần có đánh giá của riêng mình để làm sâu hơn ngữ cảnh Việt Nam. Do vậy, Bộ TT&TT đã lần đầu tiên công bố đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin mạng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước tại Việt Nam năm 2018.
Đây sẽ là một sở cứ để các cơ quan, tổ chức quốc tế tham khảo, từ đó đưa ra quyết định đầu tư vào Việt Nam. Việc xếp hạng về an toàn thông tin sẽ trở thành hoạt động thường niên, được tổ chức định kỳ bởi Bộ TT&TT. Trong tương lai, Bộ TT&TT cũng sẽ tiến tới việc đánh giá an toàn thông tin cho các doanh nghiệp và tổ chức khác trong xã hội.
Bảng xếp hạng ATTT các cơ quan, tổ chức nhà nước tại Việt Nam
Với bảng xếp hạng vừa được Bộ TT&TT công bố, phạm vi của nó sẽ bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – trừ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Cục ATTT sử dụng phương pháp đánh giá kết hợp giữa kết quả khảo sát và việc ghi nhận thực tiễn từ các hệ thống giám sát. Trong đó, có cả những số liệu thực tiễn về tình trạng lây nhiễm mã độc, tình trạng lộ lọt thông tin tài khoản, tình trạng bảo đảm ATTT của các trang/cổng TTĐT và số lượng sự cố nghiêm trọng đã được ghi nhận tại mỗi cơ quan.
Từ đây, Cục ATTT đã tạo ra chỉ số Cyber Security Index (CSI) và phân loại mức độ triển khai công tác bảo an toàn, an ninh mạng tại các cơ quan, tổ chức theo 5 mức độ A, B, C, D và E.
Kết quả đánh giá cho thấy, trong số 90 cơ quan, đơn vị được khảo sát, 17% xếp loại B (khá), 70% xếp loại C (trung bình) và 13% xếp loại D (mới bắt đầu quan tâm đến ATTT).
Đáng chú khi không có đơn vị nào xếp loại A (Đã quan tâm triển khai ATTT ở mức tốt) hay loại E (Chưa quan tâm đến ATTT).
![]() |
Kết quả xếp hạng CSI 2018 về an toàn, an ninh mạng đối với khối các cơ quan trung ương. |
Đối với khối cơ quan trung ương, các đơn vị được đánh giá cao nhất (loại B, mức khá) gồm Bảo hiểm Xã hội VN, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng chính phủ. Đây đều là những cơ quan có nguồn lực đầu tư mạnh về ATTT.
Trong đó, Bộ Công thương, Bộ KH&CN, Bộ Nội vụ và Uỷ ban Dân tộc là những đơn vị được đánh giá thấp nhất (loại D), tức mới chỉ bắt đầu quan tâm đến ATTT.
![]() |
Kết quả xếp hạng CSI 2018 về an toàn, an ninh mạng đối với khối các tỉnh thành, địa phương. |
Đối với khối địa phương, Bắc Ninh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai, Lâm Đồng, Lào Cai, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc là những tỉnh thành được đánh giá cao nhất (loại B, mức khá).
Các tỉnh gồm Cà Mau, Khánh Hoà, Lai Châu, Long An, Nam Định, Phú Yên, Sóc Trăng, Tiền Giang là những đơn vị địa phương có mức xếp hạng thấp nhất (loại D), tức mới chỉ bắt đầu quan tâm đến ATTT.
Trọng Đạt
" alt=""/>Xếp hạng ATTT Việt Nam: 17% cơ quan, tỉnh thành loại khá, 70% loại trung bìnhSau đó, L. đã đè Đ. nằm úp xuống đất rồi đánh tới tấp vào đầu và người khiến nam sinh này bị thương.
Gia đình sau đó đã đưa em Đ. đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình để điều trị từ ngày 17 – 22/5 thì xin về nhà theo dõi.
Tuy nhiên, sau đó, bệnh tình Đ. có dấu hiệu trở nặng nên gia đình đã cho nhập viện lại.
Về thông tin em Đ. bị đánh ngay trong giờ học thể dục, trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Văn Phúc, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Tuyên Hóa nói: “Không có chuyện em Đ. bị đánh trong giờ học, giờ đó cả lớp đang học tin học thì bị cúp điện nên ra sân tập thể dục, không có giáo viên ở đó”.
Bác sĩ Nguyễn Viết Thái, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình cũng thông tin, thời điểm tiếp nhận, bệnh nhân Đ. có những biểu hiện đau đầu, buồn nôn. Kiểm tra bước đầu không phát hiện nạn nhân có dấu hiệu tổn thương não nhưng bệnh viện vẫn để bệnh nhân ở lại theo dõi, điều trị.
"Sau đó người nhà có nguyện vọng xin cháu về nhà, ngày 24/5 gia đình đưa bệnh nhân trở lại nhập viện. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán cháu lên cơn hen phế quản và tiến hành cho thở khí dung và tiếp tục lưu cháu lại ở bệnh viện để điều trị và theo dõi cơn hen của cháu" bác sỹ Thái thông tin.
Được biết, hiện Phòng GD-ĐT huyện Tuyên Hóa đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương cùng gia đình theo dõi và chăm sóc sức khỏe học sinh tại bệnh viện, báo cáo Phòng GD-ĐT để có hướng xử lý rõ ràng, minh bạch.
Hải Sâm
" alt=""/>Nam sinh lớp 6 ở Quảng Bình bị bạn đánh nhập viện trong giờ họcThứ ba,ở nhiều nước trên thế giới, môn Lịch sử trong Chương trình trung học phổ thông luôn là môn học bắt buộc (Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc…).
Từ các lý lẽ trên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, môn Lịch sử có vị trí đặc biệt, có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh cần được trang bị khối lượng kiến thức này.
Vì vậy, đại biểu thống nhất đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân, đội ngũ chuyên gia lịch sử, các đại biểu Quốc hội theo hướng quy định Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với khối lượng kiến thức phù hợp; thiết kế bao gồm khối lượng kiến thức lịch sử (phần bắt buộc) và khối lượng kiến thức định hướng nghề nghiệp (phần lựa chọn).
Khi môn Lịch sử cấp THPT là môn học lựa chọn, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đưa ra 3 khả năng.
Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, học sinh sẽ học tổng thời lượng 210 tiết/3 năm học (tăng 70 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, đồng thời lựa chọn chuyên đề học tập là môn Lịch sử, học sinh sẽ học tổng thời lượng 315 tiết/3 năm học (tăng 175 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Nếu học sinh không lựa chọn môn Lịch sử thì không học thêm tiết nào. Kiến thức phổ thông dừng lại ở kiến thức chương trình tiểu học, trung học cơ sở và tích hợp ở một số môn học khác. Về thời lượng học ít hơn Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là 140 tiết.
Cũng như ở giai đoạn giáo dục cơ bản, ở cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục lịch sử cũng được đưa vào Nội dung giáo dục của địa phương, trong đó có những chủ đề về lịch sử địa phương chiếm thời lượng khoảng 10 tiết/năm học cho mỗi lớp, đồng thời, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông là môn học bắt buộc với thời lượng 35 tiết/năm học, trong đó giáo dục cho học sinh về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Sau khi nghe thảo luận, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
'Còn ôm đồm và trình bày tẻ nhạt'
Bà Nguyễn Thị Việt Nga (Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) cho biết đồng tình với kiến nghị trong báo cáo của Ủy ban về việc quy định Lịch sử là môn học bắt buộc.
Theo bà Nga, qua nghiên cứu thấy hiện nay học sinh không mặn mà với môn học này, thể hiện qua việc ở nhiều kỳ thi điểm rất kém và phỏng vấn một số học sinh nói không thích môn Lịch sử.
Bà Nga cho rằng nguyên nhân không hẳn do môn học này không hấp dẫn mà do chương trình nặng về kiến thức hàn lâm, ôm đồm và cách trình bày khá tẻ nhạt.
Đồng thời hiện nay việc dạy học và thi môn Lịch sử vẫn theo phương pháp cũ. Ở một số trường, dù các giáo viên có thay đổi về phương pháp, tìm tòi, ứng dụng công nghệ thông tin... nhưng mục đích vẫn chỉ là cung cấp và yêu cầu học sinh ghi nhớ sự kiện con số.
"Ví dụ như có sử dụng máy chiếu thì cũng là chiếu sự kiện, con số thay vì giáo viên lên bục giảng. Dù có chiếu hình ảnh minh họa nhưng cái đích cuối cùng vẫn là yêu cầu học sinh ghi nhớ sự kiện, con số... thì các em rất khó nhớ" - bà Nga nhận định.
Phải cân nhắc kỹ nếu sửa thành môn bắt buộc
Trong khi đó, Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội lại đưa ý kiến rất đáng lưu ý, rằng hiện toàn bộ kiến thức cơ bản, cốt lõi về lịch sử Việt Nam và thế giới đã được dạy học bắt buộc ở cấp học THCS. Nếu Lịch sử thành môn bắt buộc ở cấp THPT thì phải sửa cả chương trình môn học này.
“Chương trình được xin ý kiến 2 lần năm 2015 và 2017. Chương trình các môn được xin ý kiến 2 lần, xin ý kiến các Sở GDĐT, xin ý kiến giáo viên, các cơ sở giáo dục. Hội đồng Quốc gia thẩm định chương trình mới với giáo sư sử học Phan Huy Lê sau nhiều lần xem xét đã thông qua. Chương trình đã xin ý kiến các hội đồng, ủy ban, ban tuyên giáo… Sau khi nhận được đồng thuận cao thì đã thông qua chương trình này” - bà Thúy cho biết.
Đồng thời, bà Thúy đặt vấn đề "Bên cạnh việc lắng nghe dư luận, chúng ta phải xem Bộ GD-ĐT ban hành chương trình đó là đúng hay sai. Nếu đúng thì chúng ta phải kiên quyết bảo vệ, nếu sai thì phải trình các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi. Và nếu sai thì cơ quan nào phải chịu trách nhiệm".
"Nếu sửa thì trong bối cảnh này có phù hợp hay không, khi chỉ còn 3 tháng nữa là năm học mới bắt đầu, hay lại là "đẽo cày giữa đường”. Đó là những vấn đề chúng ta phải xem xét thật kỹ" - bà Thúy lưu ý.
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội): Sẽ là thách thức nếu Lịch sử là môn lựa chọn Trao đổi với Vietnamnet, PGS.TS Nguyễn Quang Liệu khẳng định “Chỉ khi biến Lịch sử trở thành môn học khiến học sinh hứng thú, yêu thích, thì dù là môn học lựa chọn hay bắt buộc, Lịch sử vẫn có chỗ đứng. Còn khi chưa làm được điều đó, để Lịch sử trở thành môn học lựa chọn, tôi nghĩ sẽ không phù hợp”. Việc để môn học này trở nên hấp dẫn và lôi cuốn với học sinh hơn, PGS Liệu cho rằng, trước hết giáo viên cần phải thay đổi. Những người dạy Lịch sử cần phải là những người được đào tạo bài bản, tâm huyết, có trách nhiệm, đồng thời cần phải không ngừng đổi mới sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kỹ thuật thi và đánh giá. Ngoài ra, thay vì mang nặng tính hàn lâm, thông tin sự kiện, số liệu nhàm chán, sách giáo khoa cũng cần phải được thiết kế sao cho hấp dẫn và lôi kéo học sinh hơn. Theo PGS Liệu, chính trong các nhà trường hiện cũng chưa thật sự coi trọng môn Lịch sử; bản thân phụ huynh vẫn coi môn học này là môn phụ, môn không quan trọng... Đó cũng là những nguyên nhân khiến học sinh không mấy hứng thú và yêu thích môn học này. Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa năm học mới sẽ bắt đầu, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay là Chính phủ cần phải sớm quyết định môn Lịch sử là môn học bắt buộc hay lựa chọn, từ đó các trường và giáo viên mới có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng nhất. |
Ngân Anh – Thúy Nga
" alt=""/>Đề nghị Bộ Giáo dục tiếp thu ý kiến, quy định Lịch sử là môn bắt buộc