Tỷ lệ phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm đã đạt hơn 77%
Ngày 16/10,ứtrưởngBộYtếnêuđiềucầnbiếtđểpháthiệnsớmungthưvúlịch thi đấu u23 châu a Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú "Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu" năm 2024 với thông điệp "Bưởi hay chanh, khỏe tươi xanh mới đẹp".
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết, ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở nữ giới không chỉ trên thế giới mà cả tại Việt Nam. Theo thống kê từ GLOBOCAN năm 2022, thế giới ghi nhận gần 2,3 triệu ca mới mắc và 666.000 ca tử vong do ung thư vú mỗi năm.
Việt Nam ghi nhận khoảng 24.600 ca mới mắc và 10.000 ca tử vong mỗi năm, chiếm 1/3 tổng số ca ung thư ở nữ giới.
"Đặc biệt, độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, tạo ra thách thức lớn cho cả người bệnh và hệ thống y tế. Nhiều phụ nữ vì e ngại mà trì hoãn việc khám tầm soát, dẫn đến việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khiến điều trị trở nên khó khăn và kém hiệu quả", Thứ trưởng Thuấn nói.
Do đó, tầm soát ung thư vú đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp giảm đáng kể chi phí và thời gian điều trị.
Theo Thứ trưởng, hiện nay, y học đã đạt nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư vú, từ phẫu thuật, xạ trị, hóa trị cho đến các phương pháp tiên tiến như liệu pháp nội tiết, nhắm trúng đích và miễn dịch. Những bước tiến này đã nâng cao chất lượng điều trị, mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân.
Tại sự kiện, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đánh giá cao Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng và Roche Pharma Việt Nam cùng các đơn vị đồng hành đã sáng kiến tổ chức chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú.
Chiến dịch đã cùng với các bệnh viện và các cơ quan truyền thông tuyên truyền giúp phụ nữ nâng cao nhận thức, quan tâm đến bản thân, đặc biệt chủ động tầm soát phát hiện sớm ung thư vú.
Những năm gần đây, tỷ lệ phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm (giai đoạn 0, 1, 2) đã đạt hơn 77% so với 52% ở giai đoạn 2008-2010. Nếu được chẩn đoán sớm, tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân có thể lên đến 90%, thậm chí với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi, tỷ lệ sống thêm 10 năm ở giai đoạn sớm là trên 80%.
Làm gì để phát hiện sớm ung thư vú?
Thứ trưởng kêu gọi cộng đồng hãy cùng chung tay đẩy lùi bệnh ung thư vú. Các doanh nghiệp, tổ chức cần đưa chương trình sàng lọc ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng đối với phụ nữ bước sang tuổi 40 vào chương trình khám sức khỏe định kỳ để hướng tới một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh.
"Tôi muốn nhấn mạnh đến các chị em phụ nữ: Đừng trì hoãn! Hãy yêu bản thân, chủ động chăm sóc sức khỏe và cần lưu ý 5 điều dưới đây để phát hiện sớm ung thư vú, để điều trị đạt hiệu quả cao", Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Cụ thể, 5 điều chị em cần biết gồm:
- Biết nguy cơ của mình mắc ung thư vú.
- Biết cách mình có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
- Biết cách tự khám vú đúng cách.
- Biết khi nào cần đi khám, phát hiện sớm ung thư vú: là khi có các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ ung thư vú.
- Biết nơi khám ung thư vú.
GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, cũng hy vọng các chương trình truyền thông và khám sàng lọc ung thư vú hàng năm trên toàn quốc sẽ thúc đẩy cộng đồng nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư vú, một căn bệnh có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện kịp thời.
Các dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư vú
Ở giai đoạn đầu, chị em có thể nhận thấy sự thay đổi ở vú khi khám vú hàng tháng hoặc những cơn đau nhỏ bất thường dường như không biến mất.
Các dấu hiệu sớm của ung thư vú bao gồm:
- Thay đổi hình dạng của núm vú.
- Cơn đau ở vú không biến mất sau kỳ kinh tiếp theo.
- Nổi u cục mới không biến mất sau kỳ kinh tiếp theo của bạn.
- Tiết dịch núm vú từ một bên vú có màu trong, đỏ, nâu hoặc vàng.
- Mẩn đỏ không rõ nguyên nhân, sưng tấy, kích ứng da, ngứa ngáy hoặc phát ban trên vú.
- Sưng tấy hoặc một khối u xung quanh xương đòn hoặc dưới cánh tay.
- Một khối cứng với các cạnh không đều có nhiều khả năng là ung thư.