Nhật Linh khoe được Văn Đức tặng quà trong ngày vía Thần tài và Valentine sớm. Ảnh chụp màn hình.
Cũng trong ngày vía Thần Tài, Khánh Linh khoe được trung vệ Bùi Tiến Dũng tặng cặp vòng vàng, cùng lời chúc cô và bé Shi có năm mới may mắn.
Cách đây một năm, cùng dịp này, Tư Dũng cũng tặng vợ món quà tương tự.
Trên trang cá nhân, chàng trung vệ đăng ảnh chụp cùng bạn gái và lãng mạn viết dòng chú thích: "'You are my Valentine".
Trong dàn cầu thủ, Văn Đức và Tiến Dũng nổi tiếng yêu thương, cưng chiều nửa kia.
Từ lúc yêu cho tới lúc cưới, hai cầu thủ luôn dành cho người thương những cử chỉ quan tâm, ngọt ngào trên mạng xã hội cùng những món quà giá trị.
Theo đó, trong thời gian chuẩn bị cho lễ thành hôn, Văn Đức đặt may cho Nhật Linh váy cưới đắt đỏ và không ngại đưa cô nàng đi thử đồ.
Sau đám cưới vừa diễn ra vào 30/1, không chỉ gửi lời cảm ơn đến những vị khách đặc biệt trong ngày trọng đại, tiền đạo sinh năm 1996 còn dành nhiều lời yêu thương cho Nhật Linh và ngọt ngào gọi bà xã là "idol".
"Cảm ơn và chào mừng "bạn chung giường" Võ Nhật Linh đã về với đội Đức cọt. Cố gắng, cố gắng hơn nữa nha "idol" của cọt", chân sút quê Nghệ An viết.
Cặp cầu thủ - hot girl đang chờ đón con đầu lòng.
![]() |
Khánh Linh hào hứng khoe cặp vòng vàng giá trị cho cô và con trai ngày Thần tài. Ảnh: Instagram NV. |
Trong dịp Tết Canh Tý, Trung vệ Bùi Tiến Dũng cũng lì xì vợ Nguyễn Khánh Linh hơn 200 triệu đồng.
"Bố lì xì mẹ Shi nha. Bố yêu mẹ nhiều", anh ngọt ngào nhắn nhủ. Tết năm nay cũng là Tết Nguyên đán đầu tiên đôi trẻ đón cùng nhau khi về chung một nhà và có thêm thành viên mới là bé Sushi.
Vào ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng), theo phong tục dân gian, người dân thường đi mua đồ để thờ cúng hoặc mua vàng cầu tài lộc may mắn, sung túc cho cả năm.
Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, người Sài Gòn phải bịt kín khẩu trang trong lúc đi ‘săn’ vàng, bày tiệc cúng.
" alt=""/>Văn Đức, Bùi Tiến Dũng tặng vàng, điện thoại cho vợ ngày vía Thần tàiĐậu nành là nguồn cung cấp protein lành mạnh và đầy đủ, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất béo tốt cho tim (Ảnh: Shuterstock).
Đậu nành cũng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học được gọi là isoflavone, một loại phytoestrogen tương tự như hormone estrogen. Đậu nành và isoflavone đậu nành đã được nghiên cứu rộng rãi và phát hiện có nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe.
Đậu nành có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm ở thời kỳ mãn kinh, giảm mức cholesterol LDL, hạ huyết áp ở người bị tăng huyết áp, bảo tồn sức khỏe xương sau mãn kinh, giảm nguy cơ ung thư vú.
Đậu nành và chức năng tuyến giáp
Trong nhiều năm, người ta cho rằng ăn đậu nành có thể cản trở chức năng tuyến giáp, có thể gây ra chứng suy giáp.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy isoflavone đậu nành ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp như ngăn chặn hoạt động của hormone tuyến giáp, gây suy giáp, giảm hấp thu thuốc tuyến giáp từ ruột, kích thích tuyến giáp phát triển gây bướu cổ, kích hoạt bệnh tuyến giáp tự miễn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người không cho thấy kết quả tương tự. Một phân tích tổng hợp năm 2019 gồm 18 thử nghiệm lâm sàng cho thấy đậu nành không có tác dụng đối với chức năng tuyến giáp tổng thể. Việc bổ sung đậu nành có liên quan đến sự gia tăng nhẹ nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH), nhưng dường như nó không có ý nghĩa lâm sàng.
Ngoài ra, một đánh giá năm 2022 của 417 nghiên cứu cho thấy isoflavone đậu nành không có tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp, nồng độ hormone tuyến giáp hoặc hormone sinh sản. Nói cách khác, nghiên cứu hiện tại không ủng hộ việc coi đậu nành như một chất gây rối loạn nội tiết.
Đậu nành có thể ảnh hưởng đến iod
Tuy nhiên, đậu nành có thể làm thay đổi chức năng tuyến giáp ở những người thiếu iod. Hormon tuyến giáp được sản xuất trong tuyến giáp. Iod, một khoáng chất thiết yếu trong chế độ ăn uống, là một thành phần của hormone tuyến giáp.
Đậu nành được cho là có tác dụng ức chế sản xuất hormone tuyến giáp bằng cách cản trở sự xâm nhập của iod vào tuyến giáp. Điều này có thể kích hoạt cơ chế phản hồi kích thích tuyến yên tiết ra nhiều TSH hơn.
TSH thường có chức năng thúc đẩy sản xuất hormone tuyến giáp. Khi hormone tuyến giáp thấp, nồng độ TSH tiếp tục tăng lên mức quá cao. Điều này có thể kích thích quá mức tuyến giáp và khiến nó to ra, hình thành bướu cổ.
Đậu phụ là món ăn quen thuộc trong đời sống của người dân Việt (Ảnh: N.P).
Quá nhiều đậu nành có thể là một vấn đề
Tiêu thụ quá nhiều đậu nành có thể làm thay đổi hoạt động của hormone tuyến giáp, nhưng cơ chế xảy ra những thay đổi này vẫn chưa rõ ràng.
Ví dụ, một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Sức khỏe Cộng đồng đã kết luận rằng khả năng có TSH cao tăng gấp 4 lần ở những người ăn hai khẩu phần thực phẩm đậu nành hàng ngày so với những người không ăn chút nào.
Một thử nghiệm lâm sàng năm 2018 cho thấy tác dụng này có thể là do isoflavone chứ không phải do đậu nành. Trong nghiên cứu này, những người tham gia được cung cấp protein đậu nành cộng với isoflavone hoặc chỉ protein đậu nành. Sau ba tháng bổ sung hàng ngày, chỉ nhóm isoflavone có nồng độ hormone tuyến giáp T3 và TSH tăng cao.
Nghiên cứu hiện tại cũng cho thấy phụ nữ dễ mắc các vấn đề về tuyến giáp liên quan đến các sản phẩm đậu nành hơn nam giới. Tuy nhiên, lý do cho phản ứng khác nhau này giữa nam và nữ vẫn chưa rõ ràng.
Đậu nành và thuốc điều trị bệnh tuyến giáp
Đậu nành có thể ngăn cản sự hấp thu tối ưu của thuốc thay thế tuyến giáp như levothyroxine. Điều này có thể khiến thuốc của bạn mang lại kết quả không nhất quán.
Nói chung, thuốc tuyến giáp nên được uống khi bụng đói để tránh hấp thu không đều. Nên tránh thực phẩm và đồ uống có chứa đậu nành trong 4 giờ trước và sau khi dùng thuốc.
Ngoài ra, những người đang điều trị bằng iod phóng xạ (RAI) nên tránh các sản phẩm đậu nành trong thời gian điều trị. Theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, việc tiêu thụ nhiều đậu nành có thể cản trở liệu pháp iod phóng xạ và nên tránh.
Bao nhiêu đậu nành là tốt cho sức khỏe?
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị người lớn nên tiêu thụ 25gr protein đậu nành mỗi ngày như một phần của chế độ ăn có lợi cho tim.
Đậu nành cũng được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung ở dạng viên nang và bột dưới dạng protein đậu nành hoặc isoflavone đậu nành. Nghiên cứu cho thấy dùng 50-100mg isoflavone đậu nành mỗi ngày là an toàn, nhưng số lượng cao hơn vẫn chưa được đánh giá.
Như vậy, theo nghiên cứu hiện tại, ăn đậu nành điều độ không ảnh hưởng đến sức khỏe tuyến giáp. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đậu nành có thể làm thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp và cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp.
Isoflavone đậu nành, hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính phytoestrogen, có tác dụng có lợi đối với sức khỏe tim mạch và có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh. Tuy nhiên, isoflavone đậu nành liều cao đã được chứng minh là làm tăng mức TSH và T3. Phụ nữ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng hơn.
Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết thêm, những người có tiền sử mắc bệnh ung thư nhạy cảm với nội tiết tố, chẳng hạn như ung thư vú, có thể chọn tránh các sản phẩm từ đậu nành do hàm lượng isoflavone đậu nành, có thể bắt chước tác dụng của estrogen trong cơ thể.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu mới phát hiện ra rằng việc ăn thực phẩm từ đậu nành không liên quan đến nguy cơ ung thư vú cao hơn.
Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng và Ung thư thậm chí còn phát hiện ra rằng việc ăn đậu phụ thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Ngoài ra, đậu nành có chứa goitrogen, là những hợp chất có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp.
TS Giang cũng lưu ý, điều quan trọng là phải duy trì lượng đậu nành ở mức vừa phải và thưởng thức như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt nếu chúng ta có tiền sử mắc các vấn đề về tuyến giáp.
Chung quan điểm, theo BS Nguyễn Việt Cường, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, một số nghiên cứu chỉ ra rằng trên những người vốn có chức năng tuyến giáp bình thường và không bị thiếu iod, isoflavones không làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Các tài liệu còn cho rằng thực phẩm từ đậu nành còn làm tăng liều hormone cần thiết trên bệnh nhân suy giáp.
Chính vì vậy, khẩu phần ăn chứa một hàm lượng đậu thông thường được coi là an toàn. Người bệnh bị suy giáp cũng không cần thiết phải kiêng đậu, điều quan trọng là phải đảm bảo cơ thể không bị thiếu iod.
" alt=""/>Mắc bệnh tuyến giáp ăn đậu phụ có sao không?Về lý do những clip nhạy cảm bị lộ ra, một số chuyên gia phỏng đoán video riêng tư của Văn Mai Hương bị lộ có thể do thông tin truy cập vào camera đã bị hacker tấn công. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp người lắp camera cho gia đình nữ ca sĩ có liên quan đến việc này.
"Vấn đề ở đây nằm ở đạo đức nghề nghiệp chứ không phải bảo mật camera. Việc giữ thông tin đăng nhập bản thân tôi cũng thường làm", anh Nguyễn Sỹ Hoàng Long, kinh doanh dịch vụ camera an ninh tại Đồng Nai cho biết.
Theo anh Long, lưu trữ mật khẩu camera giúp bên cung cấp dịch vụ dễ dàng bảo trì từ xa nếu khách cần gấp. Thêm nữa, người làm dịch vụ có thể đề phòng rủi ro quên mật khẩu của khách hàng. "Mật khẩu này chỉ có hãng mới lưu trữ, nếu quên phải mất rất nhiều thời gian và thủ tục mới có thể khôi phục được", anh Long nói thêm.
Kẻ phát tán clip bị xử lý như thế nào?
Tùy theo động cơ, người chia sẻ clip của Văn Mai Hương có thể bị xử lý tội đưa, sử dụng trái phép thông tin lên mạng; truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hoặc làm nhục người khác.
![]() |
Nhiều nghệ sĩ đứng về phía Văn Mai Hương sau sự cố bị phát tán video riêng tư. |
Liên quan đến việc ca sĩ Văn Mai Hương bị kẻ xấu phát tán clip tại nhà riêng lên mạng xã hội, luật sư Nguyễn Ngọc Việt (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết những người chia sẻ clip có thể bị xử lý nếu có đủ căn cứ.
Theo luật sư, trong trường hợp xác định được danh tính, mục đích những cá nhân chia sẻ clip thì những người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa, sử dụng trái phép thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông.
Ngoài ra, người chia sẻ clip có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, theo Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt lên tới 15 năm tù.
Nếu cơ quan chức năng chứng minh được việc phát tán clip nhằm mục đích làm nhục ca sĩ Văn Mai Hương thì người vi phạm còn có thể bị truy tố về tội Làm nhục người khác, theo Điều 155 Bộ luật Hình sự hiện hành, có khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù.
Trường hợp không đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng xác định được người thực hiện việc chia sẻ hình ảnh đó nhằm mục đích truyền bá hình ảnh trái đạo đức, thuần phong mỹ tục thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 174.
Theo nghị định này, hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung dâm ô đồi trụy, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc thì mức phạt tiền sẽ từ 30 đến 50 triệu đồng. Ngoài ra, người góp phần phát tán hình ảnh còn phải bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho nạn nhân, nếu họ có yêu cầu.
Luật sư Nguyễn Tri Đức (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết việc áp dụng để khởi tố hình sự hay phạt hành chính đều phải xét về tính chất, mục đích và hậu quả thiệt hại do các hành vi đó gây nên.
Văn Mai Hương nói riêng và các nạn nhân khi rơi vào tình huống này cần khẩn trương gửi đơn tố cáo sự việc đến cơ quan công an để điều tra, xử lý, ngăn chặn kịp thời các hành vi phát tán clip, hình ảnh.
Một nam sinh trường ĐH Công nghệ Nanyang bị đuổi học và phải hầu tòa sau cáo buộc quay lén bạn học trong nhà vệ sinh trường.
" alt=""/>Kẻ phát tán clip riêng tư của Văn Mai Hương là ai?