Tồn kho 2 năm, Kia Sorento phải giảm giá xe cả trăm triệu đồng để xả hàng

Ngoại Hạng Anh 2025-04-07 00:02:54 2736
本文地址:http://mobile.tour-time.com/news/08a599693.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Tianjin vs Beijing Guoan, 18h35 ngày 2/4: Phá dớp?

ảnh lũ 2.jpg
Chiếc ô tô bị lũ cuốn được trục vớt vào ngày 20/9. Ảnh: Nguyen Quyen Quy

Phía sau đó là câu chuyện ấm lòng về hành động nỗ lực cứu người trong lúc nguy nan của cặp vợ chồng làm nghề chài lưới ở xóm Bến Vôi, thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội. 

Trao đổi với PV VietNamNet, anh Nguyễn Văn Hòa (SN 1975, trú tại thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu) – người đàn ông làng chài cứu người trong đêm vắng đã chia sẻ nhiều hơn về tình huống đặc biệt này. 

Vợ chồng anh Hòa làm nghề chài lưới trên sông Tích. Vào khoảng 22h30 ngày 17/9, như thường lệ, anh Hòa và vợ là chị Nguyễn Thị Thọ (SN 1974) chèo thuyền ra sông kéo cá. Đến gần cầu Đông Yên, anh phát hiện ánh đèn hậu của một chiếc ô tô đang sáng lấp ló trên sông.

Anh vội vàng chèo thuyền lại gần thì phát hiện hai thanh niên đang chật vật bám vào đuôi xe, đồng thanh kêu cứu. Vợ chồng anh áp sát đưa người gặp nạn vào bờ, còn chiếc ô tô chìm sâu dưới làn nước lũ.

“Chiếc thuyền nhỏ quá, đưa cả 2 người lên ngồi thì thuyền chìm mất. Tôi mới bảo một người lên, còn một người bám vào chặt vào mạn thuyền rồi cùng nhau vào bờ. Đoạn đường vào bờ khoảng 60m, may mắn tất cả đều an toàn”, anh Hòa kể lại.

anh lũ 1.jpg
Anh Hòa làm nghề chài lưới trên sông Tích, đã thành công cứu người gặp nạn trong đêm. Ảnh: M.Q

Người đàn ông làng chài kể thêm, sau khi được cứu lên bờ, anh thanh niên vẫn rất hoảng loạn. Không quan tâm đến chiếc ô tô chìm trong nước lũ, họ chỉ mong được trở về nhà. Thấy vậy, anh Hòa đã gọi taxi đưa 2 thanh niên về, bản thân thì gọi điện báo cáo sự việc lên UBND xã.

Chia sẻ về hành động cứu người, anh Hòa nói đó là một cơ duyên đặc biệt. “Bình thường, vợ chồng tôi thường đi đánh cá vào lúc 20h. Hôm đó người mệt, tôi mới bảo vợ để hơn 22h hẵng đi, nào ngờ lại có duyên gặp người bị nạn nên cứu được. 

Lúc đó, tôi không nghĩ gì nhiều, cũng không sợ nguy hiểm, chỉ nghĩ làm sao đưa được 2 thanh niên ấy vào bờ an toàn. Tôi nghe kể, 2 cậu ấy quê ở Hải Dương, hôm đó có việc ngang qua đây không may cả người và xe bị lũ cuốn”, anh chia sẻ.

Vào ngày trở lại xã Cấn Hữu nhờ lực lượng chức năng trục vớt xe ô tô, 2 thanh niên mong muốn được vào thăm nhà và gửi lời cảm ơn đến vợ chồng anh Hòa. Tuy nhiên, nhà anh bị ngập sâu, vợ chồng phải trú ở nơi lánh nạn của xã nên chưa thể tiếp đón. 

“Hai thanh niên vẫn hẹn vào ngày nước rút sẽ đến nhà chơi”, anh Hòa kể.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã Cấn Hữu xác nhận thông tin trên là đúng sự thật. Khoảng 0h ngày 18/9, ông nhận được tin vợ chồng anh Hòa ở xóm Bến Vôi giải cứu thành công 2 thanh niên gặp nạn ở vùng nước ngập.

“Hai thanh niên đó đi từ phía xã Đông Yên sang xã Cấn Hữu. Thấy biển cảnh báo vùng ngập sâu, họ cử một người xuống xe kiểm tra, cảm thấy vẫn có thể đi được nên đánh xe vào. Ô tô chạy thêm khoảng 500m thì bánh xe nổi, họ cố đẩy xe quay lại nhưng không được. Cuối cùng, cả người và xe trôi dạt ra vùng ngập sâu. 

Vì không phải dân địa phương nên 2 thanh niên không hiểu rõ tình trạng ngập ở đây, còn phía xã Cấn Hữu đã chốt chặn toàn bộ hướng vào vùng ngập”, ông Dũng thông tin.

Nắm được thông tin về hành động cứu người của đôi vợ chồng làm nghề chài lưới, ông Dũng đã báo cáo lên ban phòng chống thiên tai của huyện. Hành động đẹp của họ được ghi nhận.

“Vợ chồng anh Hòa là dân làng chài nên đảm bảo được an toàn trong quá trình làm nghề chài. Phía xã cũng làm báo cáo đề xuất khen thưởng cho hai vợ chồng vì hành động cứu người kịp thời”, ông Dũng nói.

Ông Dũng cho biết thêm, chiều 20/9, lực lượng chức năng đã hoàn thành việc trục vớt chiếc xe ô tô.

'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'Trong lúc chạy lũ thấy vợ chần chừ, chồng tôi kéo tay giục giã: ‘Đi thôi em ơi, bám vào áo anh, còn người là còn của. Em với con còn sống thì anh mới làm lại được’”, chị Thoa chia sẻ.">

Vợ chồng nghề chài cứu 2 người trong chiếc ô tô bị lũ cuốn giữa đêm ở Hà Nội

Giải thưởng Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020 được báo VietNamNet khởi xướng lần đầu tiên nhằm vinh danh những hành động, dự án của các cá nhân, tổ chức có sức lan tỏa và gây ảnh hưởng tới cộng đồng.

14 nhân vật được đề cử là các cá nhân đã xuất hiện trên báo VietNamNet, có những đóng góp công sức, tài năng, những ý tưởng sáng tạo  vì một cuộc sống tốt đẹp hơn của người Việt Nam. Những việc làm của họ là những “đốm lửa” lan tỏa nhiệt huyết, sự tử tế với cộng đồng xung quanh.

4 nhân vật được độc giả bình chọn cao nhất năm nay là cô giáo Trương Thị Nhượng, "cha đẻ" ATM gạo miễn phí - Hoàng Tuấn Anh, sinh viên Ngô Minh Hiếu và nguyên Chủ tịch xã Bắc Trạch, Quảng Bình - Phan Thanh Miên (đã mất). Các nhân vật hoặc người thân của họ sẽ đại diện cho 14 người có mặt trong lễ vinh danh tối 18/12 tại Hà Nội. 

{keywords}
Cô giáo Trương Thị Nhượng, giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Tân Thành (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang)

Cô giáo Trương Thị Nhượng,giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Tân Thành (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là nhân vật có lượng bình chọn cao nhất: 44.743 bình chọn.

Cô giáo Trương Thị Nhượng (sinh năm 1973), với thâm niên 26 năm đứng lớp các điểm trường vùng cao, là người có đóng góp đáng kể trong việc kết nối, kêu gọi đầu tư xã hội hoá cho những điểm trường xa xôi ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Bằng sự nhiệt huyết của mình, cô Nhượng đã kêu gọi các nhà hảo tâm xây mới 5 điểm trường, sửa chữa 3 điểm trường, xây dựng nhiều cây cầu, nhà tình thương cho người dân vùng cao. Cô cũng thường xuyên kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ trang phục, thiết bị phòng học cho nhiều điểm trường khó khăn ở Hà Giang. 

Hiện tại, cô cũng nhận nuôi nam sinh có hoàn cảnh khó khăn Vàng Seo Hải đã được 3 năm nay. Những đóng góp của cô được chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao. 

{keywords}
Ông Phan Thanh Miên (bên phải) - nguyên Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (đã mất)

Nguyên Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình – Phan Thanh Miên: 28.654 lượt bình chọn. Ông là nhân vật đặc biệt của sự kiện lần này. 

Trong trận lụt vào giữa tháng 10, ông Phan Thanh Miên cùng các lực lượng cứu hộ cứu nạn của địa phương giải cứu thành công nhiều hộ gia đình bị cô lập bởi nước lũ.

Trong quá trình cứu dân, ông Miên bị thương ở khớp gối phải nhưng vì tình huống khẩn cấp nên tiếp tục dầm nước lũ nhiều ngày để cứu hộ, cứu đói cho bà con. Sau mưa lũ đi qua, ông Miên bị phát hiện nhiễm vi khuẩn gây ra bệnh whitmore và qua đời.

Hình ảnh vị chủ tịch xã ngâm mình trong nước lũ để cứu người già, em nhỏ ra khỏi vùng nguy hiểm được lan tỏa trên mạng xã hội gây xúc động với cộng đồng.

Chị gái của nguyên chủ tịch xã Phan Thanh Miên sẽ thay ông nhận kỷ niệm chương trong lễ vinh danh sắp tới.

{keywords}
Hoàng Tuấn Anh – “cha đẻ” của phát minh ATM gạo miễn phí trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng. 

Hoàng Tuấn Anh - “cha đẻ” của phát minh ATM gạo miễn phí: 24.142 bình chọn

Xuất phát từ mong muốn chung sức cùng cộng đồng đẩy lùi dịch Covid-19, Hoàng Tuấn Anh, 35 tuổi, đã nung nấu phải làm một cái máy có thể phát đồ miễn phí an toàn cho người nhận.  Từ đó, "ATM gạo" ra đời với tinh thần: "Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác".

Từ một máy đầu tiên tại địa chỉ 204B đường Vườn Lài, quận Tân Phú (TP.HCM), không lâu sau hàng trăm máy "ATM gạo" khác cũng được đặt tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để giúp đỡ người nghèo và khó khăn trong thời điểm cách ly xã hội.

Không chỉ thế, máy "ATM gạo" còn được xuất ngoại để giúp cho các nước nghèo khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nặng nề hơn.

{keywords}
Ngô Minh Hiếu (sinh viên Trường ĐH Y Dược Thái Bình) cõng bạn suốt 10 năm học phổ thông. 

Ngô Minh Hiếu, chàng sinh viên 10 năm cõng bạn bị tật nguyền đến trường: 24.159 bình chọn

Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh là học sinh Trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hóa. Nguyễn Tất Minh bị liệt chân, không thể đi lại. Suốt 10 năm qua, Hiếu đã tự nguyện cõng bạn từ nhà tới trường.

Việc làm của Hiếu truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ tin vào những điều tốt đẹp luôn hiện hữu trong cuộc sống qua những hành động nhỏ bé. Hiếu được tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2020. Hiện tại Hiếu theo học Trường ĐH Y Dược Thái Bình, còn Minh là sinh viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. 

Ngoài 4 người có mặt trong lễ vinh danh tối 18/12, VietNamNet sẽ gửi bằng chứng nhận cho 10 cá nhân và nhóm trong danh sách đề cửvề nơi cư trú. VietNamNet xin được tôn vinh các gương mặt tích cực, truyền năng lượng mới bằng những câu chuyện tử tế, để độc giả ngày một tin yêu vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

VietNamNet khởi động bình chọn “Nhân vật truyền cảm hứng 2020”

VietNamNet khởi động bình chọn “Nhân vật truyền cảm hứng 2020”

14 nhân vật được chọn trong danh sách đề cử “Nhân vật truyền cảm hứng 2020” xuất hiện trên VietNamNet, có đóng góp thiết thực, đôi khi là quyết sách táo bạo. Mời độc giả bình chọn tại đây.

">

Công bố 'Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng' 2020

Nhận định, soi kèo Tivoli Gardens vs Cavalier, 03h30 ngày 4/4: Khó cho cửa dưới

{keywords}Ông K’Mun Sơn chỉ 2 cặp ché cổ được các tay buôn cổ vật hỏi mua với số tiền bằng nhiều mùa rẫy gộp lại. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

“Thà bán đất, bán trâu chứ không bán ché”

Ngồi cùng vợ trên ngôi nhà sàn đang trên đà xuống cấp, ông ông K’Mun Sơn (ngụ huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện kể về vật thiêng của người K’Ho tại cao nguyên Di Linh trong niềm say đắm lạ kỳ.

Ông nói, ở Di Linh này, bây giờ hầu như không còn ai giữ được ché cổ của tổ tiên. Ché cổ vốn đã ít ỏi, nay càng khan hiếm hơn. Ché được các tay buôn cổ vật săn lùng trước khi người K’Ho nơi đây chưa từ bỏ các hủ tục, còn lánh mình sau những vạt rừng.

Lúc ấy, nhà sàn nào cũng có ché ông, ché bà. Khi bước chân vào những gia đình có uy tín trong buôn, người ta phải giật mình, thán phục vì bắt gặp dàn ché cổ to lớn, màu men bóng bẩy, rực rỡ.

Thế rồi những đồng tiền từ giới buôn cổ vật ùa vào buôn làng, cuốn phăng chiêng, ché, xà gạc cổ khỏi nhà người dân. Các bậc cao niên trong thôn K’Ming (thị trấn Di Linh) kể, họ không biết "người Kinh giàu có mua ché để làm gì".

Thế nhưng, những tay buôn ché cổ trả giá rất cao. Không thể cầm lòng trước món tiền quá lớn, nhiều gia đình người K’Ho chấp nhận bán đi vật thiêng của dòng họ để đổi lấy nhà gạch, ruộng bằng…

Sở hữu bộ sưu tập ché cổ với số lượng lớn, ông K’Mun Sơn dĩ nhiên trở thành “mồi ngon” của những tay buôn cổ vật. Ông nói, mỗi năm, ông gặp và từ chối khách lạ đến hỏi mua ché “không dưới chục lần”.

{keywords}
Đây là 2 cặp ché cổ có tên gọi mặt trăng, mặt trời. Ông Sơn tiết lộ, một nhà nghiên cứu văn hóa tại địa phương xác nhận, hiện nay, chỉ ông mới có đủ 2 cặp ché Nhật – Nguyệt như thế. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

“Mỗi người đến tìm tôi bằng một cách khác nhau. Có người giả vờ là nhà nghiên cứu văn hóa đến thăm quan ché rồi đặt vấn đề mua lại. Có người thẳng thắn nói rằng mình trong giới buôn ché cổ cho nhà giàu, có người lại tìm cách làm thân rồi tỉ tê, dụ dỗ tôi bán ché. Họ trả giá cao lắm, có người trả cả mấy trăm triệu đồng để mua lại cặp ché ông, ché bà của tôi”, ông K’Mun Sơn kể.

Thế nhưng, ông vẫn quả quyết, “cái bụng mình không ưng bán ché”. Mặc ai trả giá, mặc ai tỉ tê, dụ dỗ, ông vẫn một mực chối từ, kiên quyết không bán.

Để khẳng định ý định của mình, ông nói với chúng tôi rằng, "nếu gia đình gặp chuyện” thà bán đất, bán lúa, bán trâu chứ không bao giờ bán ché.

Liều mình chống nạn “chảy máu” vật thiêng

Ông Sơn nói: “Bây giờ giá ché cổ cao lắm. Tiền bán một cái ché cổ bằng mấy mùa rẫy, mùa lúa. Nhưng bán đi là bán cả nét đẹp văn hóa dân tộc mình, bán đi linh hồn cha ông mình. Tôi không bán để giữ lại văn hóa dân tộc và cũng để làm gương cho người khác”.

Ông Sơn cũng chia sẻ, việc chống lại nạn “chảy máu” cổ vật khiến ông gặp phải không ít rắc rối. Không thuyết phục được ông, các tay buôn cổ vật nhắm đến bà Ka Nhoi, vợ ông. Thậm chí, các đối tượng này còn dụ dỗ, kích động con cái ông để họ thúc ông bán ché.

{keywords}
Già làng K’Tiếu cẩn thận lau chùi, cất giữ, bảo quản những vật thiêng của dân tộc mình. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Bà Ka Nhoi kể: “Họ đến nhiều lần lắm. Ban đầu, họ nói chỉ đến xem ché cho biết nhưng sau đó hỏi mua. Họ trả tiền cao lắm. Tôi nói không bán, họ bảo rằng, khi chúng tôi chết đi, con cái tôi cũng bán, có khi còn vứt bỏ. Bây giờ được giá, bán còn có lời. Tuy nhiên, chúng tôi quyết rồi, không bán ché đâu”.

Cũng theo bà Ka Nhoi, không chỉ kiên quyết không bán ché dù gia đình thiếu trước hụt sau, ông Sơn còn vận động bà con trong làng không bán ché cổ, xà gạc cúng,… Ông đến từng gia đình vận động, khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mình cũng như chia sẻ thêm giá trị tinh thần của những chiếc ché cổ.

Trong khi đó, ông K’Broh cũng kiên quyết nói không với việc bán cổ vật của dân tộc. Bằng uy tín của một cán bộ về hưu, mỗi khi có dịp, ông đều phân tích về những vật thiêng của người K’Ho. Qua đó, ông khuyên bà con không bán ché, bán xà gạc.

{keywords}
Ông luôn đau đáu chuyện “chảy máu” vật thiêng và bản sắc văn hóa dân tộc K’Ho dần mai một. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Tại thôn Duệ (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh), già làng K’Tiếu cũng giữ vững tấm gương bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Tại huyện Di Linh, già Tiếu được biết đến như người con ưu tú, đầy uy tín của thôn Duệ.

Ông không chỉ nắm rõ các luật tục dân tộc mình mà còn là người truyền lửa văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Thế nên việc ông vẫn giữ gìn các vật thiêng của cộng đồng người K’Ho khiến dân làng cảm phục, “không dám” tự ý bán đi cổ vật của dân tộc.

Già Tiếu nói: “Tôi rất buồn vì những bản sắc của dân tộc mình ngày càng mai một. Người K’Ho đánh mất ché, xà gạc cúng… vào tay lái buôn cổ vật cũng chỉ là một khía cạnh trong việc bản sắc dân tộc bị mai một dần thôi. Tuy vậy, nếu không chữa được cái nhỏ thì làm sao sửa được cái lớn”.

“Khi có người đến nhà hỏi mua ché, xà gạc cúng, tôi đều từ chối và khuyên họ nên rời khỏi buôn làng, tìm một loại vật dụng hay thú vui khác để mua, sưu tầm. Tôi cũng nói thẳng là không chỉ tôi mà các gia đình khác trong thôn nếu còn ché, xà gạc cũng sẽ không bán cho họ đâu”, già Tiếu nói thêm.

Người phụ nữ Hà thành hơn 50 năm làm nghề sửa chữa ô tô

Người phụ nữ Hà thành hơn 50 năm làm nghề sửa chữa ô tô

Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghề sửa chữa ô tô, bà Hồng Sâm vẫn chưa có ý định nghỉ, dù đã bước qua tuổi 70. 

">

Từ chối giàu sang, liều mình chống nạn 'chảy máu' vật thiêng

{keywords} 

Say tàu xe thực ra là một phản ứng “nhầm lẫn” của não. Ví dụ, khi đang lái xe, mắt và tai của chúng ta gửi thông điệp đến não rằng chúng ta đang di chuyển, nhưng cơ bắp của chúng ta được thư giãn. Vì vậy, não của chúng ta bị nhầm lẫn và sinh ra phản ứng say tàu xe.

Có nhiều mẹo và thủ thuật khác nhau mà bạn có thể đã nghe để tránh say tàu xe, chẳng hạn như nhai kẹo cao su hoặc cố gắng ngáp. Tuy nhiên, có một cách hữu dụng ít phổ biến hơn, đó là nhét nút tai vào một bên tai của bạn để đánh lừa não bộ.

Một số người nói rằng cách này sẽ có hiệu quả hơn nếu bạn cho nút bịt tai vào tai đối diện với tay thuận của bạn. Vì vậy, nếu bạn là người thuận tay phải, hãy đặt nút vào tai trái và ngược lại.

2. Khi đi du lịch với người khác, hãy gửi một ít quần áo của bạn trong hành lý của họ

{keywords}
 

Gần 25 triệu chiếc túi bị thất lạc hoặc chuyển nhầm mỗi năm. Có vẻ đây không phải là vấn đề lớn nếu hành lý được trả lại sau đó, nhưng đi du lịch vào kỳ nghỉ của bạn mà không có hành lý thì đúng là một trải nghiệm thảm họa.

Để tránh mọi rắc rối, hãy gửi một ít quần áo của bạn trong túi của người đi cùng và đặt một số khác của họ vào túi của bạn. Nếu một trong hai túi bị mất, bạn vẫn sẽ có đồ để mặc.

3. Nếu bạn muốn ngắm sao, đừng ngắm vào ngày trăng sáng

{keywords}
 

Nếu bạn nhìn lên bầu trời vào ban đêm, bạn sẽ thấy Mặt Trăng của chúng ta tỏa sáng đến nỗi đôi khi bạn khó nhìn thấy bầu trời xung quanh nó. Điều này xảy ra vì Mặt Trăng đang phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.

Khi ngắm sao vào giai đoạn trăng non, bản thân Mặt Trăng hầu như không thể nhìn thấy được. Vì vậy, bạn có thể nhìn lên, tìm kiếm chòm sao Đại Hùng hay Bắc Đẩu.

4. Dùng băng dính Scotch để ngăn ngừa vết phồng rộp

{keywords}
 

Nếu bạn thích đi giày cao gót, chắc bạn sẽ biết cảm giác khó chịu như thế nào khi đôi giày mới tuyệt đẹp của bạn gây ra vết phồng rộp.

Nghiên cứu cho thấy, bạn có thể tránh được sự khó chịu này nếu dán một ít băng dính Scotch vào giày, xung quanh phần tiếp xúc với gót chân. Nó sẽ làm giảm ma sát và ngăn ngừa mụn nước.

5. Nếu bạn muốn khử mùi tỏi trên tay, hãy chà vòi bếp

{keywords}
 

Nếu thích nấu ăn, bạn sẽ biết thật khó khăn để khử mùi tỏi, hành hoặc mùi cá trên tay. Để khử mùi khó chịu, bạn có thể dùng tay chà xát lên đồ inox. Lưu huỳnh trong tỏi liên kết với kim loại trong thép không gỉ; phản ứng giữa lưu huỳnh và kim loại sẽ nhanh chóng loại bỏ mùi khó chịu.

6. Dùng cốc sứ để mài dao

{keywords}
 

Có thể bạn đã từng cảm thấy khó chịu khi nhận ra con dao của mình bị cùn ngay trước khi chuẩn bị bữa ăn.

Trong trường hợp này, cốc cà phê yêu thích của bạn có thể giúp ích. Hầu hết mọi cốc sứ đều có viền thô xung quanh đáy. Chỉ cần lật ngược cốc, giữ lưỡi dao ở một góc 45 độ và di chuyển nó qua vành, lặp lại quá trình 5-10 lần từ cả hai bên, bạn đã có một con dao sắc.

7. Ngâm bỏng ngô trong nước để tránh hạt không nở

{keywords}
 

Nếu bạn thích tự làm bỏng ngô, đôi khi bạn sẽ thấy rằng một số hạt vẫn không bị bung và vì vậy chúng khá cứng nếu nhai phải.

Bạn có thể khắc phục điều này nếu ngâm chúng trong nước trước khi chế biến. Tốt nhất là ngâm qua đêm nhưng nếu cần gấp, bạn có thể ngâm khoảng 10-15 phút. Độ ẩm bổ sung sẽ giúp các hạt bung ra.

8. Đặt một chiếc thìa nóng lên vết muỗi đốt để giảm ngứa

{keywords}
 

Khi muỗi đốt, nó sẽ truyền nước bọt xuống dưới da của bạn và đó là nguyên nhân gây ngứa.

Nhiệt độ có thể làm tan protein trong nước bọt. Vì vậy, hãy đặt một chiếc thìa dưới vòi nước nóng trong một phút, sau đó đặt nó lên vết cắn - nó sẽ giúp bạn hết ngứa.

10 mẹo hay ngăn gàu hữu ích cho chị em vào mùa đông

10 mẹo hay ngăn gàu hữu ích cho chị em vào mùa đông

Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa gàu hiệu quả trong mùa đông này. 

">

8 mẹo đơn giản tránh rắc rối trong cuộc sống hằng ngày

友情链接