Kinh doanh

Soi kèo góc Crystal Palace vs Liverpool, 18h30 ngày 5/10

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-01-21 16:37:37 我要评论(0)

èogócCrystalPalacevsLiverpoolhngàlich 2024 Pha lê - 04/10/2024 16:11 lich 2024lich 2024、、

èogócCrystalPalacevsLiverpoolhngàlich 2024   Pha lê - 04/10/2024 16:11  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Cấu tạo hệ thống điều hòa trên xe ô tô.

Hầu hết, các xe ô tô ngày nay đều tích hợp bộ lọc gió trong hệ thống điều hòa giúp loại bỏ bụi bẩn, phấn hoa và côn trùng từ không khí trước khi đưa vào bên trong xe. Theo thời gian, bộ lọc gió điều hòa sẽ dần bị bụi bẩn lấp đầy, vì vậy chúng cần được vệ sinh hoặc thay thế theo định kỳ.

Khi bạn chọn chế độ tuần hoàn trên hệ thống điều hòa, nó sẽ ngừng lấy gió bên ngoài và tuần hoàn không khí bên trong xe. Đối với nhiều xe ô tô hiện đại, chế độ tuần hoàn không khí sẽ tự động chuyển sang chế độ lấy gió ngoài sau một thời gian ngắn.

Cửa hút gió bên ngoài sau đó sẽ mở ra để hút không khí trong lành vào. Điều này đảm bảo rằng khoang cabin có luôn có đủ một lượng không khí trong lành lưu thông khi bạn lái xe.

Các loại mùi từ hệ thống điều hòa

Dưới đây là những loại mùi mà bạn có thể sẽ cảm nhận được trên xe của bạn cho dù chiếc xe ô tô đó đã mua được vài năm hay vừa mới mua.

- Mùi mốc, mùi giấm (chua) hoặc có thể là mùi giống như mùi hôi của chó. 

- Mùi của chất chống đông, nước làm mát hoặc dầu động cơ.

- Mùi khí thải động cơ hoặc mùi trứng thối.

- Mùi của xăng hoặc nhiên liệu diesel.

- Mùi khét.

- Mùi thuốc lá hoặc khói xì gà.

Tại sao điều hòa ô tô có mùi hôi?

1. Mùi mốc hoặc mùi giấm

Mùi này thường được tìm thấy ở bộ lọc gió, trong dàn lạnh hoặc trong các ống dẫn của hệ thống điều hòa bởi hệ thống điều hòa có chức năng loại bỏ độ ẩm từ không khí.

Trong khi đó, độ ẩm trong môi trường tối là điều kiện lý tưởng để nấm mốc phát triển. Sự phát triển hữu cơ của nấm sẽ tạo ra loại mùi mà chúng ta gọi là mùi nấm mốc. Xe càng cũ thì tình trạng này càng dễ xảy ra.

Ngoài ra, những mùi này có thể tìm thấy ở những vị trí như thảm trải sàn của ô tô, bề mặt ghế nỉ. Độ ẩm dư thừa bên trong bất kỳ xe nào cũng có thể gây ra hiện tượng kể trên, đặc biệt, trong điều kiện khí hậu mưa hoặc trời lạnh ẩm.

2. Mùi của chất chống đông, nước làm mát hoặc dầu động cơ

Chất chống đông, nước làm mát hoặc dầu động cơ có thể bị rò rỉ ở bên trong khoang động cơ. Khi điều này xảy ra, các cửa hút gió của hệ thống điều hòa sẽ vô tình hút cả những mùi kể trên để chuyển vào bên trong xe.

Ngoài ra, rò rỉ chất chống đông trong dàn ống xoắn đốt nóng của hệ thống điều hòa sẽ tạo ra nhiều mùi hơn. Đồng thời, khi đó bạn có thể quan sát thấy chất chống đông nhỏ giọt ở vị trí bên phải hoặc bên trái của chỗ để chân.

3. Mùi khí thải động cơ hoặc mùi trứng thối

Mùi khí thải động cơ thường bị cửa hút gió của hệ thống điều hòa đưa vào bên trong cabin khi bạn khởi động xe lần đầu. Trong khi, mùi trứng thối thường sẽ xuất hiện ngay trong luồng khí thải của ô tô nếu bộ chuyển đổi xúc tác khí thải hoạt động không bình thường.

4. Mùi xăng hoặc dầu diesel

Mùi xăng hoặc dầu diesel có thể xâm nhập vào cabin xe do rò rỉ nhiên liệu ở động cơ, đường ống dẫn nhiên liệu hoặc bình chứa. Mùi nhiên liệu nếu được ngửi thấy từ bên ngoài có thể coi là trường hợp nghiêm trọng. Và nếu ngửi thấy chúng ở bên trong cabin, bạn cần giải quyết và xử lý ngay lập tức.

5. Mùi khét

Mùi khét cũng có thể lọt vào bên trong xe thông qua quá trình hút gió của hệ thống điều hòa. Thông thường, mùi khét sẽ bắt nguồn từ khu vực bánh xe, lý do phổ biến gây ra mùi khét chủ yếu là do quên hạ phanh tay hoặc sử dụng phanh quá nhiều.

6. Mùi thuốc lá hoặc xì gà

Mùi thuốc lá, xì ga có thể xuất hiện trên bất kỳ chiếc xe ô tô nào nếu xe đó có người hút thuốc. Các chất hóa học từ khói thuốc sẽ tích tụ trên các bề mặt của nội thất. Khi bạn thiết lập chế độ lấy gió tuần hoàn, các cặn bẩn gây mùi có thể sẽ lắng xuống và lọt vào các ống dẫn và lốc dàn lạnh của hệ thống điều hòa.

Cách xử lý giảm thiểu mùi hôi trong xe ô tô

Trước khi bắt tay vào giải quyết vấn đề mùi hôi, bạn sẽ tự hỏi có những cách nào để giảm thiểu nguy cơ xảy ra những mùi hôi này? Đối với hầu hết các mùi được liệt kê ở trên, câu trả lời là có.

1. Luôn bật điều hòa

Nhiều chủ xe có thói quen tắt điều hòa khi đang lái xe vì nghĩ rằng điều này sẽ tiết kiệm được nhiên liệu và chi phí. Nhưng việc bật hệ thống điều hòa khi lái xe sẽ giúp cho bên trong cabin luôn giữ được trạng thái thông thoáng và khô ráo. Điều này còn giúp giảm thiểu nấm mốc phát triển trong hệ thống điều hòa và cả bên trong xe.

2. Đậu xe ở những điểm có nắng

Khi đậu xe ngoài trời, hãy chọn một nơi có ánh nắng. Ánh nắng mặt trời là kẻ thù của nấm mốc. Nếu cần khử khuẩn và giảm mùi nấm mốc bên trong xe, hãy tránh xa các khu vực đỗ xe râm mát.

3. Giảm thiểu việc sử dụng tính năng tuần hoàn không khí

Tuần hoàn không khí của hệ thống điều hòa là một tính năng thú vị cần có khí bạn lái xe ở những vùng nông thôn, những khu vực bụi bẩn, hoặc bạn muốn làm mát hay làm ấm một cách nhanh chóng.

Nhưng điều này đồng thời cũng cản luồng không khí trong lành bên ngoài vào trong xe, từ đó có thể thúc đẩy quá trình phát triển của nấm mốc.

4. Luôn để thảm trải sàn khô ráo

Trong thời tiết ẩm ướt, hãy tháo thảm trải sàn nếu chúng bị ngấm nước và sau đó để chúng khô qua đêm. Thảm ướt chỉ cần đặt trong chỗ để chân của cabin cũng có thể sinh ra nấm mốc có mùi hôi. Thảm khô sẽ ít có xu hướng xảy ra điều này hơn.

5. Sửa các vị trí bị rò rỉ càng sớm càng tốt

Rò rỉ chất chống đông, dầu hoặc nhiên liệu (xăng hoặc diesel) sẽ để lại mùi khét lẹt quanh xe ô tô của bạn mỗi khi đưa xe vào gara. Nếu phát hiện ra những mùi này, hãy đưa xe đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Hãy nhớ rằng, nhiên liệu bị rò rỉ có thể dẫn tới nguy cơ hỏa hoạn. Mùi khí thải cũng gây ra nguy hiểm về sức khỏe với những người ngồi trong xe. 

6. Thay thế lọc gió điều hòa

Lọc gió điều hòa đều có niên hạn sử dụng và cần được thay thế theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều này nên được thực hiện hàng năm. Vứt bộ lọc gió điều hòa cũ cũng có thể loại bỏ được nguồn nấm mốc đang phát triển mà chúng ta khó nhìn thấy bằng mắt thường.

Ngô Minh (Theo Cartreatments)

Bạn đang có vướng mắc về sử dụng xe? Mời bạn đọc gửi câu hỏi xin tư vấn về Ban Ô tô - xe máy, báo VietNamNet qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn!

" alt="6 loại mùi cực kỳ khó chịu trên ô tô và cách khắc phục" width="90" height="59"/>

6 loại mùi cực kỳ khó chịu trên ô tô và cách khắc phục

-Ý kiến của Sở Quy hoạch –Kiến trúc Hà Nội (QH-KT) về quy định công trình cao tầng bắt buộc phải có tối thiểu 3 tầng hầm.

Như VietNamNetđã đưa tin, quy định dự án phải có từ 3 tầng hầm trở lên đang trở thành đề tài nóng trên thị trường bất động sản Hà Nội những ngày qua. Trước ý kiến cho rằng, thông báo về việc phải có tối thiểu 3 tầng hầm để xe và xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các công trình, khu đô thị, trung tâm thương mại của Sở QH-KT là vội vàng, trái luật, ông Lê Vinh, Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội cho rằng, nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu về chỗ để xe càng tăng mạnh. Với tốc độ đô thị hóa, gia tăng dân số, phương tiện giao thông tại Hà Nội, nhất là ở khu vực nội thành mạnh như hiện nay, nếu không sớm thực hiện chủ trương này thì nguy cơ ùn tắc là không thể tránh khỏi, thậm chí đường phố không còn lối đi.

{keywords}

Vấn đề chỗ đỗ xe ô tô cần phải đặt ra khi đầu tư một dự án cao tầng nhưng triển khai cần thận trọng, linh hoạt với thực tế.

Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước không thể đủ vốn đầu tư nên chủ trương của thành phố là tất cả các nhà đầu tư cùng tham gia vào việc này. Xu hướng thế giới là thế và Hà Nội cũng không ngoại lệ. Cần sớm thực hiện chủ trương này để giải quyết vấn đề giao thông tĩnh vốn rất bức xúc của Thủ đô. “Đây là chủ trương rất đúng đắn, có tầm nhìn xa của Thành ủy Hà Nội” – lãnh đạo Sở QH-KT nhấn mạnh.

Trao đổi về việc ra thông báo 1823 (14/6/2016) về việc phải có tối thiểu 3 tầng hầm để xe và xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các công trình, khu đô thị, trung tâm thương mại, theo ông Vinh sau khi Thành ủy ra thông báo, Sở có chỉ đạo nội bộ. Bởi các hồ sơ vẫn tiếp tục được nhà đầu tư nộp vào và Sở phải thụ lý theo quy định, không thể dừng được. Nếu không có hướng dẫn thì không được, vì thế Sở mới ban hành một thông báo mang tính chất nội bộ, hướng dẫn các bộ phận xử lý hồ sơ.

Sau đó, chúng tôi cũng đã báo cáo và UBND TP đã có văn bản chỉ đạo, giao Sở QH-KT chủ trì họp liên ngành để bàn phương án cụ thể hóa chỉ đạo của Thành ủy. Các sở sẽ họp liên ngành và Sở QH-KT sẽ tổng hợp ý kiến để sớm đề xuất thành phố. Khi nào UBND TP ban hành quy định thì mới chính thức có hiệu lực để thực hiện. Đây là việc phức tạp, liên quan đến nhiều đầu mối nên phải có thời gian. Nhưng hồ sơ hành chính thì Sở vẫn phải nhận vào và xử lý theo quy định.

Theo vị Giám đốc Sở nhiệm vụ của các sở ngành là phải họp bàn để tham mưu cho thành phố xem công trình nào sẽ áp dụng quy định này. Đối tượng nào sẽ làm tối thiểu 3 tầng hầm, đối tượng nào không… “Tóm lại là phân loại công trình, nội thành, ngoại thành thế nào, rất nhiều yếu tố. Hướng dẫn cụ thể thế nào còn đang bàn, chứ không có chuyện bắt buộc tất cả các công trình đều phải có tối thiểu 3 tầng hầm” – lãnh đạo Sở QH-KT nói.

Chủ trương công trình có tối thiểu 3 tầng hầm được nhiều người ủng hộ tuy nhiên doanh nghiệp cũng bày tỏ lo lắng quy định này có thể khiến giá nhà đội lên cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người mua nhà cũng rơi vào cảnh “nửa mừng nửa lo” bởi giá nhà sẽ tăng lên khi chi phí xây dựng tăng. Cùng với đó, vấn đề đặt ra liệu quy định trên đó có mâu thuẫn với hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành?

Trả lời vấn đề này, lãnh đạo Sở QH-KT Hà Nội cho biết, chủ trương này sẽ không xung đột hay trái quy định hiện hành bởi theo quy chuẩn đối với nhà cao tầng hiện nay như: Đối với nhà ở thương mại, cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ, phải bố trí tối thiểu 20m2 chỗ để xe (kể cả đường nội bộ trong nhà xe); đối với nhà ở xã hội cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ, phải bố trí tối thiểu 12m2 chỗ để xe (kể cả đường nội bộ trong nhà xe)..., là tiêu chuẩn tối thiểu, còn nhu cầu tăng cao do sự phát triển của thực tế thì việc tăng diện tích tầng hầm là đúng. Điều này cần giải quyết khi Hà Nội đang thiếu chỗ cho giao thông tĩnh phải đỗ xe trên vỉa hè.

“Với những chủ trương mới, chúng tôi nghĩ sự phản biện của dư luận xã hội là đương nhiên. Chúng tôi lắng nghe, tiếp thu các ý kiến phản biện một cách cầu thị. Thực tế, từ khi Sở ra thông báo, chúng tôi cũng chưa nhận được phản ánh của doanh nghiệp nào về chủ trương này”, ông Vinh nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành chức năng xung quanh quy định trong thiết kế và xây dựng tối thiểu có 3 tầng hầm. Cụ thể, UBND TP giao Sở QH-KT chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, chính sách để cụ thể hóa nội dung chỉ đạo của Thành ủy, báo cáo UBND TP trong tháng 5-2016.

Văn bản nêu rõ, kết quả nghiên cứu, đề xuất phải làm rõ những nội dung chủ yếu như: thẩm quyền, hình thức ban hành chính sách; sự đồng bộ, phù hợp của các biện pháp, chính sách đề xuất với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; phân loại các nội dung quản lý để có chính sách áp dụng phù hợp (phân loại theo mô hình đầu tư: nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, công trình công cộng, công trình hỗn hợp; theo quy mô đầu tư; theo không gian áp dụng: nội thành, ngoại thành…; các điều kiện về kỹ thuật khi xây dựng tầng hầm nhằm đảm bảo khả năng kết nối hệ thống các công trình ngầm; vấn đề chuyển tiếp khi áp dụng chính sách.

Hồng Khanh

Hàng loạt dự án "trên giấy" đã bị áp định mức 3 tầng hầm" alt="Công trình phải có tối thiểu 3 tầng hầm: Không bắt buộc tất cả" width="90" height="59"/>

Công trình phải có tối thiểu 3 tầng hầm: Không bắt buộc tất cả