Nhưng sau một lần đi ăn chung, bị đồng nghiệp gán ghép, tối đó, cả hai nhắn tin cho nhau. Mối quan hệ của họ xích lại gần hơn.
Họ hẹn nhau đi chơi, đi uống nước… và dần dần yêu nhau tự lúc nào không hay.
‘Làm cùng công ty nhưng tôi làm ca đêm (8h tối đến sáng), Hồng Chang làm ca ngày (8h sáng đến đêm) nên có ít thời gian cho nhau. Chúng tôi chỉ tranh thủ buổi tối - trước khi tôi vào làm - để gặp gỡ’, anh Tùng chia sẻ.
Khi yêu nhau, vì chênh lệch tuổi và sợ điều tiếng nên cả hai đều phải giữ im lặng.
Tuy nhiên một lần mối quan hệ của họ suýt bị lộ. Đó là lần cặp đôi đi du lịch tại Cô Tô (Quảng Ninh), anh Tùng quay video ghi lại cảnh 2 người đi chơi và để trong máy tính tại cơ quan.
Người đồng nghiệp của anh vô tình ngồi máy và xem được. Anh Tùng phải nhanh chóng dặn người đồng nghiệp này giữ bí mật cho họ.
Quá trình yêu nhau, cặp đôi gặp khó khăn trong việc xưng hô. ‘Lệch tuổi nên chúng tôi không thể xưng hô ‘anh em’ hay ‘bạn-tớ’ như các cặp đôi khác.
Cuối năm 2018 cả hai về chung một nhà. |
Lần đi du lịch ở Cô Tô, chúng tôi bị người chủ khách sạn gọi nhầm là ‘vợ chồng’ nên ngượng nghịu gọi nhau là ‘vợ chồng’. Nhưng trên công ty, vì sợ mọi người biết, cả hai vẫn ‘chị chị em em’, anh Tùng hài hước kể.
1 tháng trước đám cưới vào tháng 12/2018, cả hai mới công khai chuyện hẹn hò với mọi người ở công ty.
‘Tất cả đều bất ngờ. Ai nấy mắt chữ A mồm chữ O’ khi chúng tôi thông báo’, anh Tùng kể lại. Nhưng chặng đường để đi đến đám cưới của họ cũng không hề dễ dàng.
‘Khi chúng tôi lấy nhau, gần như không ai ủng hộ’, Thanh Tùng khẳng định.
‘Chúng tôi có quá nhiều khác biệt từ tuổi tác đến ngoại hình, tính cách và cả tôn giáo (anh Tùng theo đạo Thiên chúa)’, anh lý giải thêm.
Khi anh thông báo là đang tìm hiểu cô gái lớn hơn mình 4 tuổi lại xa quê (người ở Nam Định, người ở Thái Bình), bố mẹ anh rất lo lắng. Anh là con trai trưởng nên bố mẹ rất mong anh lập gia đình với người gần nhà.
Mẹ anh hỏi: ‘Con đã suy nghĩ kỹ chưa?’ và cũng đưa ra nhiều tình huống khó khăn cả hai sẽ phải đối mặt nếu kết hôn.
Khi họ lấy nhau, gần như không ai ủng hộ nhưng Thanh Tùng nói, anh muốn nghe theo quyết định của trái tim mình. |
‘Lúc đó, tôi chỉ nói: ‘Con biết bố mẹ muốn tốt cho con nhưng con muốn nghe theo quyết định của trái tim mình’. Cũng vì tôi nghiêm thúc với chuyện tình cảm của mình nên cuối cùng bố mẹ cũng phải ủng hộ’.
Về phía nhà vợ, anh Tùng cũng gặp khó khăn khi ra mắt. Thấy anh trẻ tuổi hơn con gái, mẹ của Hồng Chang đã khuyên chị nên suy nghĩ thật kỹ. Bên cạnh đó, chị cũng được người quen giới thiệu những người đàn ông chững chạc và thành đạt khác nhưng cuối cùng, chị vẫn kiên định với quyết định của mình.
Ngay trước thời điểm cưới, cặp đôi vẫn nghe được những lời can ngăn. ‘Nghe mọi người nói, tôi cũng suy nghĩ nhiều nhưng lúc đó tôi chỉ cười. Tôi cũng tâm sự với vợ sắp cưới: ‘Mọi người có nói này nói kia nhưng anh quyết định yêu và sẽ lấy em. Anh chỉ quan tâm đến hiện tại, chuyện tương lai, chuyện ngày mai hãy để mai tính’, anh kể lại.
Cặp đôi đã tìm mọi cách để chứng minh sự chín chắn trong quyết định của mình với bố mẹ 2 bên. Trong đó có một chuyện anh vẫn nhớ đó là mái tóc của vợ tương lai.
‘Tôi rất thích và ấn tượng mái tóc ngắn của cô ấy. Nhưng chuẩn bị đưa cô ấy về ra mắt gia đình mình, chúng tôi đã phải chờ tóc dài hơn, nhìn nữ tính hơn một chút để ‘ghi điểm’ với bố mẹ chồng tương lai’, anh Tùng nhớ lại.
Sau khi về chung một nhà, anh Tùng xin đổi ca để đưa đón vợ đi làm.
2 năm kết hôn, cuộc sống có những lúc bất đồng nhưng họ nhanh chóng làm lành.
‘Vợ có sở thích là ăn uống, cô ấy ăn vặt suốt ngày. Tôi không mong cô ấy giảm cân, nên đã cố tăng cân để ra đường nhìn hợp nhau hơn. Từ người 58 kg nay tôi đã 68kg’.
Sợ vợ buồn vì lấy chồng trẻ tuổi không được tinh tế, tâm lý nên vào các ngày lễ anh đều phải nhờ đồng nghiệp nữ ở công ty tư vấn quà tặng cho vợ.
Hiện tại, cặp đôi đang mong muốn có con để gia đình có thêm tiếng cười. |
‘Có lần 14/2, tôi mua 5 cốc trà sữa, bánh, nến xếp hình trái tim. Nhìn thấy trà sữa là mắt cô ấy sáng lên’, anh Tùng hài hước kể.
Anh cũng tranh thủ hỗ trợ việc nhà giúp bạn đời. ‘Mỗi lần vợ ‘sai’ đi rửa bát, tôi lại than thở: ‘Sao số anh khổ thế?’ hoặc ‘Vợ rửa đi cho giảm cân’ nhưng rồi tôi cũng phải rửa’.
Anh cũng kể lại một kỷ niệm của mình: ‘Thời mới yêu, tôi thường đưa bạn gái sang nhà chị gái mình chơi. Sau khi ăn cơm, vợ tôi vào rửa bát, tôi vào hỗ trợ cùng. Chị gái tôi đùa: ‘Ôi, đang tán tỉnh thì nó thế thôi em ơi’.
Nhưng sau này cưới nhau, sang nhà chị gái chơi, tôi vẫn cùng rửa bát với vợ và trêu lại chị tôi: ‘Chị thấy đấy nhé, trước hay sau cưới, em vẫn thế thôi’.
Hiện tại, cặp đôi đang mong muốn có con để gia đình có thêm tiếng cười.
Yêu một cô gái người Việt, anh chàng người Đức đã thích luôn đam mê của vợ. Cả hai cùng trở về Việt Nam để tham dự Sky tour của nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP.
" alt=""/>Chuyện tình chàng nhân viên và sếp nữ hơn 4 tuổi 'gây sốt’Nhưng ba mẹ tôi rất lo lắng khi con gái đã lớn mà chưa có người yêu trong khi các anh chị em đã có gia đình ổn định. Vì nghe ba mẹ càm ràm nhiều quá, anh chị cũng thúc giục nên tôi nhận lời mai mối với một anh cùng nghề, hơn 8 tuổi.
Nghe đâu, anh là con út của một gia đình công chức, nhà cửa xe cộ đầy đủ. Nếu cưới nhau, tôi chẳng phải lo lắng nhiều về kinh tế, chỉ cần sinh con nữa thôi. Chị gái tôi đã phác thảo chân dung về người đó như thế để động viên tôi gặp mặt.
Tính ra, chúng tôi đã có ba lần đi chơi riêng. Tôi thấy anh cũng ổn, ngoại hình không nổi bật nhưng ăn mặc chỉnh chu gọn gàng, nói chuyện lịch sự. Anh khoe mình nấu ăn giỏi, làm việc nhà chăm và quan niệm rất thoáng.
Lần gần đây, ba mẹ anh về quê dự đám cưới, anh rủ tôi đến nhà chơi. Tôi tính cả hai cùng đi ăn sau đó ghé nhà anh tí rồi về, chứ không muốn ở lại lâu. Nhưng khi đến đón tôi, anh đề nghị đi siêu thị mua thức ăn rồi về nhà anh nấu thay vì đi ăn ngoài tốn kém, lại đang dịch bệnh hạn chế đến chỗ đông người sẽ tốt hơn.
Lúc đầu, tôi hơi băn khoăn nhưng nghe anh nói có lý nên đồng ý. Chúng tôi ghé một siêu thị trên đường về, anh nói sẽ đãi tôi món vịt nấu chao. Anh tự tính toán nguyên liệu rồi lựa chọn, tôi chỉ đi cùng chứ không góp ý gì.
Tôi thấy anh mua khá nhiều đồ, chủ yếu là gia vị, nước mắm, dầu ăn, đường, rau củ quả…Anh bảo, do mẹ anh sức khoẻ không tốt nên anh đảm nhiệm việc chợ búa nấu ăn.
Giờ đi siêu thị thì mua luôn, vả lại nhiều mặt hàng đang khuyến mãi khá rẻ. Điều tôi thấy lạ là anh lựa chọn hàng rất lâu, thường rút điện thoại ra tính toán giá tiền mới lấy hàng. Đến kệ bán bột giặt, người ta đề khuyến mãi thêm một cái giỏ nhựa, anh cũng mua luôn.
Tôi đang nghĩ, với từng ấy đồ thì làm sao chở hết được trong khi hai người đi cùng một xe. Anh thấy tôi ngạc nhiên mới bảo, lâu lâu họ mới khuyến mãi tặng quà, lại giảm giá, tội gì mà không mua.
Tính ra, chúng tôi đi lòng vòng một tiếng rưỡi, anh mới mua xong đồ. Tôi có nghe chị gái bảo anh khá kỹ tính nhưng không nghĩ đến mức độ này. Nhưng từng ấy chưa khiến tôi sốc bằng chuyện xảy ra ở quầy tính tiền.
Hôm đó, siêu thị khá đông, mọi người xếp hàng đợi tính tiền, tôi và anh phải đợi lâu. Đến lượt mình, sau khi chốt hoá đơn thanh toán, anh chưa vội trả tiền mà đứng dò lui dò tới rất lâu khiến mọi người đằng sau sốt ruột.
Mất 10 phút, anh mới rút ví ra trả tiền, cô thu ngân đưa lại tiền thừa, anh nhẩm tính rồi lên tiếng hỏi: “Thế 600 của tôi đâu?”. Người đứng cạnh bắt đầu càm ràm hỏi: “600 trăm ngàn hay 600 trăm đồng thế”.
Cô thu ngân mở két tiền lấy đưa lại anh tờ 1000 đồng, lúc này mọi người cười khúc khích nhìn chúng tôi không khác gì sinh vật lạ. Tôi xấu hổ thật sự, cúi mặt đi nhanh còn anh cứ thủng thẳng còn bảo: “Anh ghét nhất là tính toán kiểu đó, cứ 100 người thì sẽ dư ra biết bao nhiêu tiền. Cũng may trả lại anh 1000 đồng chứ đưa mấy cái kẹo, anh sẽ không để yên đâu”.
Tôi chẳng biết nói gì, miệng đắng nghét. Nhìn thấy anh hì hục cột cả đống đồ lên xe, tôi bảo anh đăng ký dịch vụ giao hàng tận nhà của siêu thị cho khoẻ, hoàn toàn miễn phí.
Nhưng anh bảo: “Thôi em ơi, không tin tưởng được đâu, cứ người và của liền nhau mới an tâm”, tôi chỉ biết lắc đầu. Sau khi chất đồ xong, anh nói tôi lên xe để về nhà nhưng tôi không biết ngồi vào đâu cả.
Đến nước này, tôi giả vờ nghe điện thoại rồi xin lỗi có việc bận, không đến nhà chơi được, hẹn anh dịp khác rồi vội vã gọi taxi về. Lên xe rồi, nhìn anh khổ sở với đống hàng giữa phố xá đông đúc tôi thấy toát mồ hôi hột. Từ ngày đó, anh luôn tục gọi điện nhắn tin nhưng tôi không nghe máy.
Tôi nghĩ mình thật may mắn khi chưa dấn thân vào mối quan hệ tình cảm này.
Anh không thích gặp gỡ con gái ruột, nhưng lại rất chiều chuộng con gái riêng năm nay đã 18 tuổi của tôi. Vì vậy, tôi cứ thấy lo lắng.
" alt=""/>Bỏ chạy sau lần đi siêu thị cùng bạn trai dù tình yêu đang mặn nồng
Có rất nhiều người cứ chờ xem bên kia cư xử thế nào đã, hoặc người nọ chăm chăm chờ người kia nhượng bộ trước và "chiến tranh lạnh" bắt đầu diễn ra.
Rất nhiều người thường coi nhân nhượng là sự cam chịu mà không biết nhân nhượng chính là quy tắc vàng ứng xử trong hôn nhân. Nhân nhượng làm cho đời sống hôn nhân thay đổi theo chiều hướng tốt và củng cố hạnh phúc gia đình. Nhưng phải là nhân nhượng tích cực, nghĩa là bạn ý thức rõ lợi ích của sự nhân nhượng và chủ động thực hiện nó. Trong đời sống vợ chồng, không phải người yếu hơn cần nhân nhượng người mạnh hơn. Đây không phải là đặc quyền của kẻ mạnh, cũng không phải là sự yếm thế của kẻ yếu. Nhân nhượng là bí quyết triệt tiêu mọi xung đột gia đình.
Khi có xung đột gia đình, bạn cũng nên lưu tâm đến những điều sau để giúp cả hai cùng "hạ hỏa":
1. Đừng vội thất vọng. Nếu cả hai chưa tìm được tiếng nói chung thì hãy chủ động im lặng để người bạn đời có thời gian suy nghĩ.
2. Dù tức giận đến mấy cũng không được đe dọa người bạn đời bằng ly hôn.
3. Không lợi dụng những điểm yếu của nhau để công kích đối phương, buộc người bạn đời phải câm miệng.
4. Không lôi con cái vào phe mình, vì lời nói của chúng rất ít tác dụng đối với các bậc phụ huynh. Vả lại để con trẻ biết những xung đột của bố mẹ, chúng sẽ rất buồn, và nhiều khi có những hành vi tiêu cực.
5. Không được nhân dịp cãi nhau để kể chuyện "cổ tích", rằng hôm kia anh nốc rượu say nôn đầy nhà, tôi phải hầu anh cả đêm, hoặc hôm nọ, anh đi ăn tối với con nọ con kia mà không thèm gọi điện thoại cho tôi. vv và vv. Những câu chuyện "cổ tích" như thế sẽ đẩy cuộc đấu khẩu nhanh chóng lên đỉnh cao và câu chuyện sẽ bị lạc đề.
6. Hết sức hạn chế việc lấy bạn bè, họ hàng và gia đình làm trọng tài phân xử. Người xưa nói: "Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại". Chuyện xung đột vợ chồng, chẳng hay ho gì mà cho thiên hạ biết.
7. Không bao giờ được tái diễn cuộc cãi vã ngày hôm trước. Cuộc tái đấu khẩu bao giờ cũng quyết liệt hơn trận lượt đi. Âm hưởng của cuộc đấu hôm trước còn lâu mới tan.
8. Đừng phóng đại quá tầm quan trọng của vụ xung đột từ lần trước. Nó chỉ làm cho những vấn đề thêm tồi tệ chứ không ích lợi gì. Trong khi bốc hỏa, ai cũng có thể nói quá lời. Đừng vin vào lời nói quá đó để đẩy xung đột lên cao hơn.
9. Xác định điều quan trọng đối với đời sống hôn nhân không chỉ là phát hiện ra cái gì ở người bạn đời mà tìm ra cách sống phù hợp nhất với người bạn đời của mình.
Phải giải quyết đống đồ hỏng vì tích trữ thực phẩm quá nhiều; dừng họp online để cho con đi vệ sinh… là những tình huống bi hài trong mùa dịch.
" alt=""/>Vợ chồng cãi nhau, chỉ cần nhớ điều này sẽ giúp hai người 'hạ hỏa' ngay lập tức