Nhận định, soi kèo Nashville SC vs Orlando City, 7h30 ngày 5/10
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1: Mòng biển gặp khó -
8h sáng, trong căn phòng rộng, cô giáo Nguyễn Thị Ái Toàn (43 tuổi) ngồi xếp bằng trên tấm thảm nhỏ. Cô ngồi gần như bất động. Gương mặt của cô hiền lành phúc hậu. Một phụ nữ bước vào, lặng lẽ tìm tấm thảm trải xuống đất ngồi đối diện với cô. Rồi tiếp theo vài người nữa cho đến khi căn phòng trở nên chật chội. Cô giáo nở nụ cười. Buổi tập bắt đầu. Lớp học đặc biệt của nữ diễn viên múa trong bệnh viện tâm thầnBuổi tập Yoga cho bệnh nhân tâm thần
Hình ảnh trên chúng tôi ghi nhận được tại phòng tập của khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 trên đường Nguyễn Ái Quốc (P. Tân Phong, TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Những động tác cơ bản. Trước mặt chị Toàn bây giờ đã đông đủ học viên. Già có, trẻ có. Nam có nữ có. Mặc trang phục bệnh viện, các bệnh nhân ngồi theo hàng ngay ngắn và trật tự. Trên gương mặt họ, người vui có người buồn cũng lắm. Trong nỗi vui buồn đó, họ đều có chung một nét ngây ngô đến ngờ nghệch...
'Hít vào thật sâu' - cô Toàn hô to. Các học viên cố hít cho sâu rồi dừng lại và thở ra từ từ khi tiếng hô của cô vang lên.
Tiếp theo đó, cả lớp ngồi xếp bằng trên tấm thảm. Hai tay ngửa ra đặt lên đầu gối. Đầu hơi cúi xuống, cả lớp bắt đầu ngồi thiền. Không gian dường như lắng đọng. Đôi mắt họ sụp xuống. Những ngổn ngang trong cuộc sống, những phiền muộn trong bệnh tật có lẽ đã tan biến để lại trong tâm chút an nhiên của cuộc đời.
Sau một động tác hơi nặng, cô giáo Toàn chỉ vào vòng bụng của mình rồi hỏi, 'Các anh chị có thấy nóng không?'. Cả lớp hô vang: 'Dạ có'. 'Tốt' - cô Toàn nói - có nóng như vậy vùng mỡ ở đây mới nhanh tan.
Cứ thế, hết động tác này đến động tác khác. Cô giáo Toàn hướng dẫn, tập luyện cho các học viên rất chân tình và đằm thắm. Học viên trong những giây phút như thế này đều trở nên hiền lành và ... ngoan ngoãn. Dường như Yoga đang có hiệu quả đối với những bệnh nhân tâm thần.
Chị Phan Thị Én, 42 tuổi ngụ ở Phan Thiết vào điều trị tại khoa đã hơn một năm. Chị kể lại, lúc đầu mới tập, chị thấy rất khó khăn nhưng đã 6 tháng trôi qua, giờ đây khi tập lại những động tác cũ chị thấy nhẹ nhàng hơn. Chị bày tỏ mong muốn được theo lớp tập luyện mỗi ngày để cơ thể được khỏe mạnh và tinh thần tỉnh táo hơn.
Cũng như chị Én, chị Lê Thị Thảo, 33 tuổi quê ở Tây Ninh, một bệnh nhân đã điều trị nhiều năm cho biết chị đã trải qua gần một năm theo lớp Yoga này. Đến nay chị cảm thấy khỏe hơn trước rất nhiều.
Sẽ phát triển Yoga để điều trị cho bệnh nhân
Lớp Yoga tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 được thành lập vào tháng 12 năm 2017. Ban đầu, có thể do tò mò nên số học viên là bệnh nhân nội trú tham dự rất đông.
Cô Ái Toàn, huấn luyện viên Yoga
Qua các buổi tập, nhiều bệnh nhân không tiếp thu được bởi Yoga đòi hỏi sự kiên trì. Một số đông không chịu nổi những động tác làm đau nhức cơ thể lúc ban đầu đã bỏ cuộc. Con số giảm dần chỉ còn lại 80 học viên.
Tết 2018, lượng học viên được đoàn tụ với gia đình nhiều, thêm một số khác không muốn học đã khiến cho số học viên giảm thêm một nửa. Đến nay, số học viên chính thức còn lại khoảng 20 người nhưng cũng không đều đặn lắm.
Hồi tưởng lại những ngày đầu bước chân vào bệnh viện, Ái Toàn cho biết, cô xuất thân là diễn viên múa của đoàn ca múa nhạc Đồng Nai. Do những khó khăn trong cuộc sống, năm 2004, gặp lúc giám đốc bệnh viện là bác sĩ - nhạc sĩ Nguyễn Thọ muốn dùng liệu pháp âm nhạc để trị liệu cho bệnh nhân bên cạnh trị liệu bằng thuốc nên đã tuyển dụng nhân sự mảng nghệ thuật để thành lập khoa Phục hồi chức năng.
Được chấp nhận, Ái Toàn chuyển công tác về làm việc hẳn ở bệnh viện. Hàng ngày Toàn dựng múa cho nhân viên bệnh viện, dạy múa cho bệnh nhân. Cứ thế kéo dài đến năm 2017 trong một lần tình cờ, Toàn ghi tên theo học lớp huấn luyện viên Yoga.
Qua lớp học này, Toàn cảm nhận được tinh túy của môn học và ấp ủ sẽ truyền đạt lại cho các bệnh nhân của mình. Toàn nói: 'Trước đây mình theo nghiệp múa nhưng múa chỉ cần độ dẻo trong khi Yoga ngoài dẻo ra còn cần rất nhiều nội lực. Vì thế, theo Yoga sẽ giúp mình cải thiện được nhiều về sức khỏe'.
Một bệnh nhân, là học viên theo học với Toàn từ ngày đầu, anh Trương Phan Duyên, 49 tuổi bày tỏ, sau một thời gian tập Yoga, sức khỏe anh rất khả quan. Anh nhớ lại những ngày đầu, rất mỏi mệt. Dần dần sức khỏe của anh tăng lên. Sau mỗi lần tập, mồ hôi tuôn ra tạo cho anh cảm giác thoải mái và thích thú.
Bà Huỳnh Thị Ngọc Xuân, Điều dưỡng trưởng và là người trực tiếp quản lý lớp Yoga khoa Phục hồi chức năng xác nhận những thành quả mà các bệnh nhân có được sau một thời gian luyện tập. Bà nói: 'Nhiều bệnh nhân khi chưa tập rất chậm chạp nhưng sau một thời gian đến với Yoga đã tỏ ra yêu đời hơn, thần sắc thay đổi từng ngày'.
'Trong năm tới chương trình tập Yoga cho bệnh nhân sẽ được mở rộng. Có thể Khoa sẽ trình lên Ban Giám đốc đề tài nghiên cứu khoa học về chương trình này', bà Xuân cho biết thêm.
Chuyện ở ngôi nhà giữa vườn cao su Bình Dương
'Con muốn hỏi ông, có ông cha khùng nào mà thương con như ba con không?', câu hỏi quá bất ngờ của đứa trẻ lớp 2 làm chúng tôi nghẹn lòng.
"> -
Sáng 10/12, bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức họp báo nhằm giới thiệu về Năm du lịch Quốc gia. Theo đó, các hoạt động trọng tâm và hoạt động hưởng ứng sẽ diễn ra trong suốt năm 2020 tại Ninh Bình và 24 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ninh Bình đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2020Tại họp báo, ông Bùi Thành Đông - Giám đốc sở Du lịch Ninh Bình cho biết: "Năm Du lịch quốc gia 2020 đã lựa chọn chủ đề Hoa Lư - Cố đô ngàn năm. Các hoạt động chính có lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2020 diễn ra tại chùa Bái Đính, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Hoa Lư, lễ hội Tràng An, hội thảo quốc tế về bảo tồn, khai thác các giá trị di sản văn hóa thiên nhiên thế giới gắn với phát triển du lịch bền vững, hội thảo Phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình…
Chiều về trên đầm Vân Long, Ninh Bình. Ngoài ra, 24 tỉnh, thành phố khác trên cả nước đã đăng ký các hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2020 như: Hà Nội, Hà Nam, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An… và các đơn vị thuộc bộ VHTTDL cũng tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc trong Năm Du lịch quốc gia 2020".
“Một trong những kết quả đáng ghi nhận trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch mà tỉnh Ninh Bình đã triển khai đó là việc tổ chức thành công Tuần Du lịch Ninh Bình với chủ đề Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An đã góp phần tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, thu hút khách du lịch về Ninh Bình trong mùa thấp điểm, nhằm hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch của tỉnh” – ông Đông chia sẻ.
Khi được hỏi lý do gì sao năm 2020, tỉnh Ninh Bình được chọn là Năm du lịch quốc gia, ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng bộ VHTTDL cho biết: "Ban tổ chức phải tuyển chọn những địa phương có tiềm năng du lịch, nhằm tạo sự lan tỏa cho địa phương ấy và những tỉnh lân cận. Ninh Bình có nhiều yếu tố để tổ chức năm du lịch quốc gia thành công. Địa phương này là điểm đến thân thiện của khách du lịch trong và ngoài nước, ngoài ra dịch vụ lưu trú và các yếu tố khác đều đáp ứng được những điều kiện mà chúng tôi đề ra".
Khu du lịch Tam Cốc đẹp hút hồn với những cánh đồng lúa chín vàng bên dòng Ngô đồng. Ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao Ninh Bình chia sẻ thêm, tại Năm Du lịch quốc gia 2020 sẽ có gần 70 hoạt động diễn ra trên cả nước, trong đó có 33 hoạt động tại tỉnh Ninh Bình với hoạt động chính là Lễ khai mạc dự kiến tổ chức tối ngày 20/2/2020. Trong Năm Du lịch Quốc gia 2020 sẽ có nhiều chương trình, hoạt động trọng tâm, trong đó có Cuộc thi Hoa hậu Kinh đô ASEAN 2020, triển lãm Mỹ thuật Khu vực II (Đồng bằng sông Hồng) lần thứ 25... đây sẽ là những hoạt động văn hóa mang đậm nét đặc trưng của người Ninh Bình.
“Ngay từ đầu năm 2019 tỉnh Ninh Bình đã tập trung các điều kiện cần thiết, chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2020. Năm Du lịch quốc gia là sự kiện văn hóa tiêu biểu, góp phần giới thiệu, quảng bá các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Ninh Bình. Tạo sự phát triển đột phá về du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo...”, ông Cường chia sẻ.
Tình Lê
Hang Múa, động Thiên Hà gây ấn tượng mạnh trên truyền hình Hàn
Những cảnh đẹp của Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến từ Phong Nha Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Tràng An và giờ là Hang Múa, động Thiên Hà...
"> -
Trong trận chung kết SEA games 30 gặp Indonesia, Đoàn Văn Hậu lập công lớn, ghi 2 bàn thắng, giúp đội tuyển Việt Nam giành huy chương Vàng với chiến thắng 3-0. Đoàn Văn Hậu từ cậu bé chăn bò thành người hùng sân cỏỞ quê nhà anh (thôn Xuân Lôi, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, Thái Bình), không khí vui mừng bao trùm khắp nơi.
Trước đêm chung kết, phóng viên VietNamNet đã có mặt ở nhà Văn Hậu. Tại đây, nhiều câu chuyện về cầu thủ mang áo số 5 được bố mẹ anh chia sẻ.
‘Tôi từng khuyên con bỏ ước mơ bóng đá’
Căn nhà của gia đình Văn Hậu nằm ở cuối xóm, mọi người đi vắng hết, chỉ còn bà Vũ Thị Nụ (SN 1971) - mẹ nam cầu thủ ở nhà.
Bà Nụ chia sẻ, ngay từ nhỏ, con trai đã có niềm đam mê đặc biệt với bóng đá. 5 tuổi, Hậu tự chơi một mình, cả ngày ôm trái bóng nhựa không biết chán.
Lên cấp 1, Hậu chập chững đặt những bước chân đầu tiên vào nghiệp ‘quần đùi, áo số’ khi tham gia giải phong trào ở trường. Từ đây, năng khiếu bóng đá của Hậu được thầy cô phụ trách chú ý.
Năm 9 tuổi, khi được thầy cô đưa đi đá từ cấp huyện, đến cấp tỉnh, Văn Hậu trúng tuyển vào Trung tâm đào tạo trẻ của Thái Bình (Trường Năng khiếu TDTT Thái Bình).
Bà Nụ xem lại ảnh con trai. ‘Ban đầu vợ chồng tôi không đồng ý cho con đi, các thầy về thuyết phục 3 lần. Thương con, tôi khuyên: ‘Nhà có rau ăn rau, cháo ăn cháo’, ở nhà với bố mẹ vẫn hơn. Con lên đó, xa gia đình sẽ cực khổ’. Nào ngờ con cứng rắn đáp: ‘Mẹ cho con đi, con tự chăm sóc bản thân’. Trước sự quyết tâm của con, vợ chồng tôi nén nước mắt, đưa con nhập học.
Một lần thăm con, tôi chứng kiến cảnh sinh hoạt tập thể, 3 học sinh ở chung một phòng, kê giường tầng nằm ngủ, dướt lót lớp áo mưa. Trời mùa đông rét căm căm, mấy đứa nhỏ không có nước nóng tắm rửa.
Tắm xong, con ôm đống đồ đi giặt giũ, tôi ứa nước mắt, định đón con về luôn nhưng con nhất định bám trụ đến cùng, nuôi dưỡng ước mơ của mình’, bà Nụ xúc động nhớ lại.
Đoàn Văn Hậu lúc nhỏ ở Trường Năng khiếu TDTT Thái Bình. Câu chuyện đang dang dở, ông Đoàn Quốc Thắng (SN 1968) - bố cầu thủ Văn Hậu về.
Ông Thắng bộc bạch: ‘Gia đình tôi làm nông, gia cảnh nghèo túng. Năm bà xã sinh Hậu, kinh tế không có, tôi phải đi làm thuê trên xà lan chở cát, con đâu được uống sữa, ăn uống đủ đầy nên thân hình có phần còi hơn các bạn cùng trang lứa. Vì thế, tôi chưa bao giờ dám nghĩ, một ngày con theo nghề cầu thủ.
Ngày xưa, nhà tôi nuôi mấy con bò. Bảy tuổi, Hậu được giao nhiệm vụ chăn bò trên đê. Trong lúc đợi bò ăn cỏ, con mang bóng ra tập cùng bạn. Cứ thế, triền đê là nơi gắn bó với tuổi thơ túng thiếu của Hậu.
Thời điểm con mới xa nhà, làm cha mẹ ai chẳng xót con. Vợ tôi mấy đêm đầu thức trắng, trằn trọc, không biết con ăn ngủ ra sao. Tôi là đàn ông, cứng rắn hơn, đôi lúc nhìn vợ như vậy cũng chạnh lòng nhưng tôi động viện bà xã, ‘con đã quyết tâm như vậy, hai vợ chồng không được mềm lòng’.
Bước hụt đầu đời
Năm 11 tuổi, Văn Hậu được Câu lạc bộ Hà Nội FC tuyển chọn, đưa về Hà Nội. Bố mẹ mua cho Hậu chiếc điện thoại đen trắng để liên lạc nhưng trong tuần các thầy quản lý. Cuối tuần, Hậu mới được dùng điện thoại. Hàng tháng, ông Thắng lên họp phụ huynh, nghe các huấn luyện viên trao đổi về tình hình của con.
Tủ gỗ trưng bày huy chương và bằng khen của Đoàn Văn Hậu ở quê nhà. Ở ngưỡng tuổi 15, Văn Hậu cũng có một số sở thích khác ngoài bóng đá, đó là chơi điện tử. Một lần, do quá ham vui, Văn Hậu bỏ ra ngoài chơi điện tử thâu đêm.
Huấn luyện viên Vũ Hồng Việt mời gia đình đến gặp. Trước mặt bố, thầy Hồng Việt đưa ra hai lựa chọn: ‘Một là em chọn bóng đá, bỏ chơi game. Hai là em chọn chơi game, bỏ bóng đá. Em chọn con đường nào?’. Văn Hậu bật khóc, xin lỗi bố và thầy, đồng thời xin tiếp tục con đường bóng đá.
‘Sau lần phạm lỗi đó, con cũng từ bỏ điện tử, chuyên tâm tập luyện, không bao giờ để bố mẹ hay thầy giáo buồn phiền thêm lần nào nữa.
Đến giờ, tôi rất tin tưởng vào bản lĩnh của con trai và tự hào khi con là một nhân tố, cùng đội tuyển Việt Nam mang vinh quang về cho Tổ quốc.
Tuy vậy, tôi vẫn nhắc nhở con, không được tự mãn, sa đà vào việc khác mà bỏ bê tập luyện, làm sa sút phong độ. Chiến thắng là của chung mọi người, không phải của riêng ai’, ông Thắng nói.
Bố mẹ cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Mặc dù con trai nổi tiếng, được nhiều người tung hô, săn đón nhưng vợ chồng ông Thắng, bà Nụ vẫn giữ nếp sống giản đơn, sống trong căn nhà cấp 4 rộng chưa đầy 60m2, cấy hai sào ruộng, chăn nuôi thêm đàn gà.
‘Trước ông nhà tôi nuôi 5 con bò, ba năm nay, thấy sức khỏe bố yếu, Hậu và anh trai bảo bố mẹ bán đi.
Con xa nhà từ nhỏ nhưng rất tình cảm, trời lạnh, con đều gọi điện nhắc nhở bố mẹ mặc ấm. Mỗi lần con về, tôi mổ gà, nấu đủ món nhưng Hậu chỉ thích ăn cơm dưa cà, rau củ’, bà Nụ kể thêm.
Nhà vườn ngàn m2 của gia đình Tiến Linh ở trung tâm Bình Dương
Từ hai bàn tay trắng, bố mẹ cầu thủ Tiến Linh tạo dựng được cơ ngơi bề thế ngay giữ khu dân cư sầm uất của tỉnh Bình Dương.
">