您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Bé 1 tuổi cấp cứu vì suy tim, suy thận sau một ngày sốt, tiêu chảy
Kinh doanh8人已围观
简介Ngày 9/2,étuổicấpcứuvìsuytimsuythậnsaumộtngàysốttiêuchảket ngoai hang anh Bệnh viện Việt Nam ...
Ngày 9/2,étuổicấpcứuvìsuytimsuythậnsaumộtngàysốttiêuchảket ngoai hang anh Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã tiếp nhận bệnh nhi Đ.V.T., địa chỉ Lưu Kỳ, Thủy Nguyên, Hải Phòng vào cấp cứu.
Trước đó một ngày, bé T. sốt theo cơn, ăn kém, nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng 5-6 lần/ngày. Gia đình cho uống thuốc và theo dõi tại nhà. Thấy con có biểu hiện mệt nhiều, chậm chạp, da xanh tái, cha mẹ cho bé T. nhập viện.
Các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu cho bệnh nhi. Bé T. bị tiêu chảy cấp nặng, toan chuyển hóa, suy thận, suy tim cấp, rối loạn điện giải… Bệnh nhi được điều trị hỗ trợ thở oxy, bù nước điện giải, tích cực điều chỉnh toan kiềm, dùng kháng sinh và thực hiện chế độ chăm sóc bệnh nhi cấp 1.
Sau 2 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi tiến triển tốt, tỉnh táo hơn, đỡ mệt, không nôn, không sốt. Tám ngày sau đó, trẻ được xuất viện.
Bác sĩ chuyên khoa I Đào Thị Loan - Phó Trưởng khoa Nhi, chia sẻ, bé T. nhập viện với biểu hiện của tiêu chảy cấp, li bì, khó thở, bỏ ăn, không uống được, môi khô, mắt trũng, có diễn biến nhanh, tiên lượng rất nặng.
Qua trường hợp này, bác sĩ Loan khuyến cáo, nếu trẻ bị tiêu chảy phân lỏng không đỡ đồng thời quấy khóc nhiều hoặc có các biểu hiện bất thường như sốt cao, li bì, ăn uống kém, nôn nhiều, khát, mắt trũng, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đặc biệt, thời tiết ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, các gia đình nên thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh bề mặt đồ dùng, cho trẻ uống vắc xin phòng rotavirus...
Thói quen khiến người trẻ có nguy cơ hỏng thận
Phù mặt và cổ chân nên người phụ nữ đi khám bệnh, chị bất ngờ khi biết hai thận của mình đang gặp vấn đề.Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Lazio vs Sociedad, 03h00 ngày 24/01: Điểm tựa Olimpico
Kinh doanhNguyễn Quang Hải - 23/01/2025 08:44 Cup C2 ...
阅读更多Đen Vâu gợi nhắc 2 tác phẩm kinh điển, Thái Trinh ra mắt MV mới sau lễ ăn hỏi
Kinh doanhĐen Vâu viết ca khúc để tôn vinh tình bạn. MV đan xen hình ảnh từng thành viên trong ban nhạc ở những bối cảnh đồi cát khác nhau, kết hợp cùng cô gái múa uyển chuyển dưới hồ nước. Điều này ẩn dụ cho một tâm hồn tự do, khát khao kết nối với mọi người.
Chi tiết nhân vật chính tìm thấy chiếc thuyền và hồ thuỷ tinh với chú cá nhỏ tượng trưng cho việc tìm thấy hy vọng và ý nghĩa trong cuộc sống. Việc anh gặp gỡ những người bạn, cùng nhau đẩy thuyền xuống nước biểu thị sức mạnh của tình bạn.
Soobin (Soobin Hoàng Sơn) cũng vừa ra mắt MV Ai mà biết được, tiếp nối đoạn kết dang dở trước đó của MVgiá như. Nam ca sĩ lần đầu kết hợp nữ rapper tlinh trong ca khúc hiphop, R&B, khai thác thế mạnh việc phát triển giai điệu, màu sắc cá nhân.
Ai mà biết đượckể về vấn đề chung của cặp đôi khi yêu: Người thì đổ lỗi, người lại thấy bản thân hy sinh quá nhiều dù đối phương không thể cảm nhận. Dù tình yêu có nồng nhiệt, những bất đồng vẫn xảy ra.
Hình ảnh trong MV thể hiện sự tương phản, mặt trời phản ánh nhân vật nam, mặt trăng thể hiện nhân vật nữ, thể hiện tình yêu luôn có những quan điểm đối nghịch.
Soobin cũng ra mắt toàn bộ 10 ca khúc thuộc album đầu tay Bật nó lên, gồm:Intro, Dancing in the dark, Sunset in the city, Sẽ quên em nhanh thôi, giá như, Ai mà biết được, Bật nó lên, Heyyy, Luật anh, Lu mờ. Phần nhạc được sản xuất bởi giám đốc âm nhạc SlimV và ê-kíp gồm Touliver, Binz...
Thay vì chọn cố định một thể loại xuyên suốt album, Soobin muốn thể hiện nhiều màu sắc mà anh ấp ủ như pop - R&B, ballad, hip hop và afrobeat, đồng thời cho thấy khía cạnh khác của bản thân trong tình yêu.
Thái Trinh ra MV sau đám hỏi với chàng trai bí ẩn
Ra mắt MV ngay sau lễ ăn hỏi, Dung dăng dung dẻ là món quà Thái Trinh muốn dành tặng hôn phu cùng người hâm mộ trong sự kiện trọng đại của cuộc đời.
Bài hát thuộc thể loại R&B được viết mộc mạc, đưa người nghe vào thế giới tình yêu trong trẻo, tươi sáng, tránh xa cuộc sống bộn bề.
Sau khi chia tay người yêu cũ, Thái Trinh viết bài này với ước mong gặp được một chàng trai bình thường, biết quan tâm, lo lắng cho cô, có thể cùng nắm tay dạo phố và tận hưởng tình yêu giản dị như bao người. Khi tìm được người đó - là chồng hiện tại, cô quyết định phát hành bài hát.
MV ngập tràn hoa và cây cỏ biểu thị thế giới nội tâm của cô gái khi yêu. Ở đó, cô say sưa làm việc cả ngày không biết mệt để chăm sóc khu vườn cùng cây cà chua đặc biệt. Nhờ công sức và tấm lòng của cô gái, cây đơm hoa kết trái tình yêu, trở thành con người và đáp lại tình cảm của người vun trồng.
Trích đoạn MV 'Dung dăng dung dẻ'
Freaky đảm nhận phần rap và đóng vai người làm vườn. Nhân vật của anh lại mang thông điệp không phải lúc nào cho đi tình yêu cũng được đáp lại tương xứng.
Thái Trinh sinh năm 1993, vừa tổ chức lễ ăn hỏi tại Thái Bình hôm 24/6. Cô che mặt chú rể vì anh không hoạt động showbiz, ngại lộ danh tính trước truyền thông.
Ảnh, video: NVCC
Ca sĩ Thái Trinh lên tiếng khi bị chê 'phát tướng, mặc như phù thủy'Theo ca sĩ Thái Trinh, việc sống không điều độ trong thời gian dài dẫn đến mất kiểm soát cân nặng, để lại hình ảnh chưa đẹp trước công chúng.">...
阅读更多Tình trăm năm tập 204: Vợ chồng gặp trong khách sạn, hạnh phúc với tình một đêm
Kinh doanhVợ chồng ông Mới tại chương trình Tình trăm năm. Ảnh cắt từ chương trình Tại chương trình Tình trăm nămtập 204, bà An kể: “Hôm đó xí nghiệp hết việc làm, giám đốc yêu cầu chúng tôi vào sắp xếp lại kho hàng.
Trong lúc làm việc, tôi bất ngờ bị bọ cạp cắn. Vừa sợ, vừa đau tôi hét toáng lên. Nghe vậy, ông ấy đến giúp đỡ, đưa tôi đi đắp vết thương. Từ đó, tôi nhận thấy ông là người tốt và dần mở lòng”.
Sau lần ấy, ông bà bắt đầu hẹn hò, có những buổi đi chơi riêng với nhau. Ông Mới thường đạp chiếc xe cũ chở bà đi xem phim. Tại rạp xem phim, ông bà có với nhau nụ hôn đầu đời.
Khi tình cảm chín muồi, ông Mới quyết định cầu hôn người con gái mình yêu. Nhận thấy ông Mới yêu thương, chăm sóc mình hết lòng, bà An đồng ý.
Gia cảnh khó khăn, ông bà tổ chức đám cưới giản dị nhưng ấm áp tình thân tại nhà riêng. Gia đình hai bên tự nấu các món ăn đãi khách. Trước đám cưới ít ngày, bố mẹ ông Mới chặt tre, ngâm trong ao trước nhà.
Sau đó, bố mẹ ông Mới chẻ tre, đan từng tấm phên, làm phòng tân hôn cho con. Bà An cũng tự mua giấy báo về quét hồ, dán lên phên tre để phòng tân hôn của mình kín đáo, thẩm mỹ hơn.
Cưới xong ít hôm, đôi vợ chồng trẻ rời huyện Bình Chánh vào trung tâm thành phố mưu sinh. Tại đây, bà An bán quần áo cũ, ông Mới chạy xe ôm kiếm sống. Công việc ổn định, ông bà dần vượt qua khó khăn.
Tưởng chừng cuộc sống vợ chồng cứ thế ấm êm, thì mẹ của ông Mới bất ngờ ngã bệnh. Sau nhiều lần vào viện điều trị, bà cụ trở về nhà, cần người chăm sóc.
Vì chữ hiếu, ông Mới xin phép vợ cho mình về chăm, nuôi mẹ đau ốm. Bà An đồng ý, chấp nhận ở lại thành phố, một mình nuôi con nhỏ.
Tìm kiếm hạnh phúc kiểu tình một đêm
Thời điểm ấy, bà An vừa sinh con, phải nghỉ bán hàng nên không có thu nhập. Kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào tiền chạy xe ôm của ông Mới. Thế nên, khi ông về quê chăm mẹ, bà An gặp nhiều khó khăn.
Để nuôi con, bà ra khu vực chợ Nguyễn Tri Phương buôn bán lặt vặt. Ở ngoại thành, ông Mới cũng tranh thủ thời gian đi làm thuê, phụ hồ để có tiền chăm mẹ, giúp vợ nuôi con.
Dù khoảng cách không quá xa, nhưng ông bà vẫn không thể thường xuyên gặp mặt. Khoảng 2 tuần một lần hoặc khi gom góp được ít tiền, ông Mới mới vào thành phố gặp vợ, thăm con.
Tuy nhiên, ông bà cũng không có không gian riêng để tâm sự vì nhà quá chật. Cả hai đành dắt nhau ra khách sạn để tìm hạnh phúc vợ chồng theo kiểu tình một đêm.
Bà An chia sẻ: “Lúc đó, nhà tôi chật lắm, lại có thêm con, nên vợ chồng không có không gian trò chuyện, tâm sự. Mỗi lần ông ấy lên thăm, chúng tôi lại phải ra khách sạn hẹn hò.
Hai vợ chồng ở với nhau một đêm, rồi sáng lại chia tay. Tôi nói vui với ông ấy đây là tình một đêm. Nhưng những đêm ấy còn hạnh phúc hơn lúc mới cưới”.
Dù sống xa nhau, nhưng ông bà không sợ chuyện “xa mặt cách lòng”. Cả hai tin tưởng, thấu hiểu và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Sau 3 năm phải hẹn hò, gặp nhau trong khách sạn, ông bà mới được đoàn tụ.
Về sống chung, ông Mới phụ vợ buôn bán nhỏ ở chợ. Khi rảnh rỗi, ông chạy xe ôm kiếm thêm thu nhập cho đến khi lâm nhiều bệnh nặng.
Chồng bệnh, một mình bà An bên cạnh chăm sóc, thuốc thang. Vừa vất vả mưu sinh vừa chăm chồng đau bệnh, nhưng bà không một lời than vãn.
Trong đời sống hôn nhân, ông bà cũng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Khi vợ chồng có chuyện không vui hay mâu thuẫn, ông bà chọn cách im lặng chờ cho sự việc nguôi ngoai rồi tự làm lành.
Bằng cách này, gần 40 năm qua, ông bà chưa một lần cãi vã hay nứt vỡ hạnh phúc.
Bà An khẳng định ông Mới là người chồng hiền lành, thương vợ. Suốt thời gian sống chung, ông chưa một lần lớn tiếng với bà.
Trong khi đó, ông Mới biết ơn vợ đã thương yêu, chăm sóc mình khi bệnh tật. Ông tâm sự: “Nếu không có bà ấy, tôi không có ngày hôm nay.
Vì thế, tôi rất thương bà ấy. Vợ tôi có cái tâm rất tốt. Nếu có kiếp sau, tôi nguyện được yêu và trở thành vợ chồng với bà ấy thêm lần nữa”.
Lời nói của ông Mới khiến bà An không giấu được niềm vui. Bà kể thêm rằng, khi vợ chồng còn trẻ, ông Mới rất lãng mạn, tình cảm. Ông không bao giờ quên tặng hoa, quà cho bà vào những ngày lễ đặc biệt trong năm.
Bây giờ, vì nhiều bệnh và có tuổi, ông không còn lãng mạn được như trước. Tuy nhiên, tình yêu thương của ông dành cho bà vẫn vẹn nguyên như ngày đầu.
Cuối chương trình, ông Mới quay sang nhìn vợ, nói: “Thời gian qua, vợ chồng mình rất vất vả. Anh đau bệnh nhiều, nhờ em ở bên cạnh chăm sóc mà anh cố gắng vượt qua để bảo bọc, chăm sóc vợ con. Cám ơn em đã luôn sát cánh bên anh”.
Kết thúc lời cám ơn tận đáy lòng, ông tình cảm đặt lên má bà nụ hôn nồng ấm.
Bí quyết giữ lửa hôn nhân giúp cặp đôi U90 có hạnh phúc viên mãn
Sở hữu bí quyết giữ lửa hôn nhân đặc biệt, vợ chồng ông Tú và bà Khanh không chỉ có hạnh phúc viên mãn mà tình yêu càng thêm sâu đậm dù đã ở tuổi U90.">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Villarreal, 22h15 ngày 25/1: Bám đuổi gắt gao
- Căn tính của dân tộc
- Bia Bỉ, điệu Rumba thành di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại
- Ngoại lệ của công bằng
- Nhận định, soi kèo Long An vs Bà Rịa Vũng Tàu, 16h00 ngày 23/1: 3 điểm nhọc nhằn
- Cổ thụ, có nên trồng trên phố?
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Mỹ vs Costa Rica, 07h00 ngày 23/1: Đất lành Orlando
-
Bà Paulin Khoo đưa cà phê cho khách. Ảnh: CNA Bà Paulin Khoo sinh sống ở Singapore. Kể từ khi nghỉ hưu, bà ở nhà hỗ trợ con cái, chăm sóc các cháu. Vài tháng nay, bà quyết định trở lại làm việc, mở quán cà phê ngay tại nhà.
Quán của bà mang tên Kopikhoo, không chỉ phục vụ cà phê mà còn đem lại những cuộc trò chuyện đầy niềm vui cho khách hàng. Quán được cải tạo từ bức tường bên ngoài nhà bếp của gia đình, trên phố Tembeling, khu Joo Chiat.
Quán mới khai trương được khoảng 7 tuần nhưng đã nhanh chóng trở thành điểm dừng chân thú vị cho nhiều người qua đường.
Cảm hứng mở quán, đi làm trở lại đến từ con trai bà, anh Nicholas Khoo (48 tuổi), làm trong ngành tiếp thị. Trong đại dịch Covid-19, anh đã học cách pha cà phê và chỉ dẫn cho mẹ. Thấy mẹ rảnh rỗi, anh gợi ý bà mở quán Kopikhoo.
"Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, ở tuổi của mình, tôi lại bán cà phê. Tôi đang tận hưởng cuộc sống của một người nghỉ hưu, gặp gỡ bạn bè, quây quần bên con cháu. Và một ngày, tôi muốn thay đổi mọi thứ", bà chia sẻ.
Các cháu của bà Khoo giúp bà trông coi quán cà phê vào cuối tuần. Còn những ngày khác, bà tự mình điều hành quán.
Bà thường bắt đầu công việc từ 6h. Khoảng 7h30, quán của bà đã sẵn sàng nhưng đến 8h, bà mới chính thức mở cửa. Dù quán mới hoạt động nhưng đã được nhiều khách yêu thích, xếp hàng dài chờ bà mở cửa, theo CNA.
Dù mới làm quen với công việc một thời gian ngắn nhưng bà Khoo đã thuần thục pha chế và phục vụ khách hàng. Bà ghi từng đơn hàng vào cuốn sổ nhỏ treo ở cửa sổ, từ tên khách, thức uống yêu thích, cho đến phương thức thanh toán.
Những ngày cuối tuần, quán cà phê nhỏ nhộn nhịp hơn. Quán đóng cửa lúc 16h nhưng bà Khoo thường nán lại thêm một lúc để dọn dẹp.
Cụ bà 96 tuổi ở Hà Tĩnh mê tập gym, bơi lội gây sốt mạng xã hội
Cụ bà 96 tuổi khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi sức khỏe dẻo dai, tinh thần minh mẫn. Hàng ngày, cụ chăm chỉ tập gym, đi bộ, bơi lội... để rèn luyện sức khỏe." alt="Người phụ nữ khởi nghiệp ở tuổi 73, mỗi sáng khách xếp hàng dài chờ đợi">Người phụ nữ khởi nghiệp ở tuổi 73, mỗi sáng khách xếp hàng dài chờ đợi
-
Và để bảo vệ Pu mỗi khi cô đi làm về khuya, Chải âm thầm đi theo vợ sắp cưới.
Trong khi đó, sau khi cứu Pu (Thu Hà Ceri) khỏi đám thanh niên hư hỏng giữa đêm, không hiểu vì lý do gì mà Thái (Vương Anh Ole) lại mắng cô. Nghe chuyện, Quang (Võ Hoài Vũ) rất hả hê dù trước đó chưa từng thấy bạn thân nặng lời với phụ nữ.
Ở diễn biến khác, lo lắng vì em út của phòng gặp nguy hiểm, Như (Yên Đan) không ngần ngại chỉ cho Pu bí kíp để phòng thân mỗi khi bị sàm sỡ. Hành động của Như khiến Pu bật cười thích thú nhưng lại bị chị Lê (Khánh Ly) phản đối.
Lý do Thái mắng Pu? Diễn biến chi tiết tập 26 phimĐi giữa trời rực rỡlên sóng VTV3 vào 20h tối nay.
Quỳnh An
Diễn viên gây tranh cãi nhất Đi giữa trời rực rỡ là ai?
Hoàng Khánh Ly, diễn viên thủ vai Lê trong "Đi giữa trời rực rỡ" đến từ Nghệ An. Cô sở hữu vóc dáng cao ráo và gương mặt ăn ảnh, phong cách đời thường trái ngược trên phim." alt="Đi giữa trời rực rỡ tập 26: Chải gặp Thái để khẳng định chủ quyền với Pu">Đi giữa trời rực rỡ tập 26: Chải gặp Thái để khẳng định chủ quyền với Pu
-
CEO Kim Thoa. Từ những kiến thức khoa học đọc được do các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục học, thần kinh học như Montessori, Glenn Doman, Shichida... đúc kết, bà Thoa khẳng định, việc nuôi dạy trẻ nên bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Thời kỳ dưới 6 tuổi là thời điểm vàng để con phát triển não bộ và hình thành tư duy. Nếu cha mẹ bỏ qua thời điểm này là lỡ mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy con.
Với gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành sách và phát triển văn hóa đọc cộng đồng, bà Kim Thoa cho biết bán cầu não phải chứa đựng các năng lực siêu nhiên, vượt trội của con người. Nếu được kích hoạt đúng thời điểm, nó sẽ giúp trẻ phát huy các năng lực thuộc về thiên tài. Sau giai đoạn này, bán cầu não phải gần như đóng lại, nhường chỗ cho hoạt động của bán cầu não trái.
Sự khác biệt giữa não bộ của một người bình thường với một thiên tài nằm ở cách tác động, kích thích bằng ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh… từ bên ngoài vào bên trong thông qua 5 giác quan. Trong 5 giác quan đó, hoạt động đọc có liên quan trực tiếp tới 3 giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác). Vì thế, theo bà Kim Thoa, việc cho trẻ đọc sách từ nhỏ là điều rất nên làm.
Một ví dụ điển hình về thói quen đọc sách mà bà Kim Thoa nhận thấy là người Do Thái. Dân tộc này chỉ chiếm 0,2% dân số thế giới nhưng lại sở hữu hơn 20% giải Nobel. Người Do Thái còn có ba nghi lễ đặc biệt liên quan đến sách: lễ hôn sách, lễ chôn sách và lễ trưởng thành khi trẻ 3 tuổi. Trong những ngày lễ đặc biệt đó, đều có sự xuất hiện của sách.
Từ ví dụ này, bà Kim Thoa cho rằng dạy trẻ đọc sách không chỉ giúp học ngôn ngữ và âm thanh mà còn kích thích các năng lực vượt trội trong bán cầu não phải. Đây là hoạt động cần thiết để phát triển trí tuệ và tạo nền tảng cho tư duy cho trẻ trong tương lai.
Theo bà Thoa, cha mẹ nên chủ động hình thành thói quen đọc sách cho trẻ từ giai đoạn ấu thơ. Điều này giúp trẻ phát triển niềm khao khát khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh khi lớn lên. Thói quen này được hình thành từ việc lặp đi lặp lại hành động từ nhỏ.
Lều Phương Anh và con gái nhạc sĩ Phạm Tuyên cùng lan toả văn hoá đọcCa sĩ Lều Phương Anh và con gái nhạc sĩ Phạm Tuyên kết hợp mở câu lạc bộ đọc sách À Ơi, lan toả văn hoá đọc tới các em nhỏ." alt="Để đến mẫu giáo mới dạy con đọc sách là quá muộn">Để đến mẫu giáo mới dạy con đọc sách là quá muộn
-
Nhận định, soi kèo Persita vs Madura United, 19h00 ngày 24/1: Cửa dưới thất thế
-
Ảnh lột tả mức độ tàn phá của thảm họa động đất tại thành phố Kahramanmaras, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP Tôi vội rời khỏi nhà, tay không rời chiếc điện thoại để cập nhật dòng sự kiện trên các mạng xã hội. Ngày càng có nhiều hình ảnh và video về thảm họa cùng lời kêu gọi hỗ trợ của các tổ chức. Thông tin về ảnh hưởng của động đất lan ra 9 thành phố lân cận khiến tôi tự hỏi liệu đây có phải là thảm họa động đất lớn nhất từ trước tới nay hay không.
Khoảng 11h sáng, tôi nhận được điện thoại từ Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ (ĐSQ) yêu cầu đưa lên trang cộng đồng tin tức về động đất để xem có ai bị ảnh hưởng hay không, từ đó thu thập thông tin về sự an toàn của mọi người, báo cáo ĐSQ hoặc cho số hotline để mọi người có thể trực tiếp liên lạc.
Ngay sau đó, tôi bắt đầu chạy thông tin trên trang Cộng đồng người Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đến 13h ngày 6/2, truyền thông tiếp tục đưa tin về cơn địa chấn thứ hai mạnh 7,5 độ Richter tại thành phố đông nam Kahramanmaras, với video quay cảnh một phóng viên đang làm phóng sự về công tác cứu hộ đã trực tiếp chứng kiến động đất xảy ra.
Đến tối cùng ngày, các dữ liệu tạm thời ghi nhận hơn 4.000 người thiệt mạng và gần 15.000 người bị thương. Tuy nhiên, căn cứ toàn cảnh về động đất ở 10 thành phố đông nam, giới chuyên gia đánh giá số thương vong sẽ còn tăng.
Sống ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2009, tôi từng trải qua nhiều cơn địa chấn. Trong 3 năm qua, tôi đã chứng kiến trận động đất mạnh 6,8 độ Richter ở thành phố Elazig khiến 44 người thiệt mạng hồi tháng 1/2020 và trận động đất mạnh 6,9 độ Richter xảy ra ngoài khơi biển Aegean, khiến 117 người thiệt mạng và nhiều tòa nhà bị san phẳng. Song, khi nhìn bán kính ảnh hưởng 500km của trận động đất mới, tôi hiểu thảm họa khủng khiếp như thế nào.
Đêm đó, tôi trằn trọc không ngủ được và nằm suy nghĩ cách giúp các nạn nhân động đất. Nghĩ đến việc Việt Nam hay tổ chức các chương trình hỗ trợ đồng bào lũ lụt miền Trung, tôi tính tại sao mình không làm một đợt ủng hộ cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng thảm họa.
Ngay hôm sau, 7/2, tôi đăng thông tin lên trang cộng đồng để kêu gọi mọi người tham gia ủng hộ cho nạn nhân động đất. Lập tức, hơn 10 anh chị em gọi điện tới đề nghị tham gia và cùng tôi đi đến các xưởng để quyên góp đồ ủng hộ hoặc mua đồ dùng thiết yếu để ủng hộ. Đến cuối ngày, chúng tôi gom được 4 thùng quần áo với hơn 700 bộ, chủ yếu là quần áo mùa đông của trẻ con và một ít áo phông dài tay cho nam giới, rồi giao cho Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD).
Khi trao 4 thùng hàng, tôi nói với các nhân viên AFAD rằng: “Người Việt chúng tôi có truyền thống tương thân, tương ái. Hơn nữa, tôi coi Thổ Nhĩ Kỳ là quê hương thứ hai của mình vì vợ tôi cũng là người Thổ Nhĩ Kỳ”. Họ vô cùng cảm động, ôm tôi và muốn chụp ảnh cùng nhóm. Họ đồng thời cảm ơn tấm lòng của cộng đồng người Việt.
Sau khi anh Bùi Xuân Mai đăng ảnh chụp chúng tôi giao đồ ủng hộ cho AFAD lên trang cộng đồng, tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại hơn từ những người Việt đang ở châu Âu và cả ở Việt Nam bày tỏ mong muốn ủng hộ cho các nạn nhân. Đặc biệt, tôi nhận lời đề nghị trực tiếp từ 2 công ty của người Việt tại Istanbul muốn phối hợp quyên góp 50 thùng thực phẩm và nhu yếu phẩm sẵn có. Tôi thực sự rất cảm động và lên kế hoạch thực hiện ngay với 2 công ty này.
Trong lúc đi thu gom đồ ủng hộ, bầu không khí ảm đạm bao trùm cả nước, giữa thời tiết rét buốt mùa đông khiến tôi đôi lúc nghẹn ngào. Không ai có tâm trí làm việc hay bất cứ hoạt động gì khác, ngoài việc chăm chú theo dõi tin tức trên truyền hình, nín thở theo dõi các nỗ lực giải cứu những người bị mắc kẹt. Ngay cả khi lên tàu điện ngầm, tôi cũng cảm thấy sự im lặng đến ớn lạnh. Không ai trò chuyện với ai, khác xa ngày thường.
Ngay trong chiều 8/2, chúng tôi kết thúc công tác chuẩn bị cho 50 thùng thực phẩm và 4 thùng quần áo, rồi vận chuyển đến địa điểm nhận ủng hộ của chính quyền quận Bakırköy, thành phố Istanbul.
Tại đây, hàng trăm tình nguyện viên Thổ Nhĩ Kỳ thuộc các lứa tuổi đang tất bật tiếp nhận các thùng hàng quyên góp, sắp xếp và phân loại chúng. Trong lúc chúng tôi bốc dỡ đồ, rất nhiều ánh mắt của họ hướng về phía các thùng hàng dán các lá cờ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ cạnh nhau. Nhiều người tới bắt tay chúng tôi. Một phụ nữ trung tuổi hỏi tôi xuất xứ của các thùng hàng. Tôi đáp: “Từ người dân Việt Nam, cô ơi”. Người phụ nữ tỏ ý cảm ơn và lấy điện thoại ra chụp ảnh.
Sau khi thực hiện xong đợt ủng hộ, chúng tôi quay trở về công việc. Nhưng vẫn còn rất nhiều người Việt từ trong nước liên hệ đến trang cộng đồng và trang web của ĐSQ hỏi về cách ủng hộ. Rất may, hiện Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Nội đã ra thông báo cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ sống tại Việt Nam về cách thức ủng hộ và người Việt cũng có thể tham gia theo sự hướng dẫn của họ.
Đến ngày 10/2, theo công bố của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, đã có 19.388 nạn nhân động đất thiệt mạng và 77.711 người bị thương. Có thể vẫn còn nhiều người bị vùi lấp trong đống đổ nát của những tòa nhà đổ sập, chờ được giải cứu. Tôi đặc biệt chú ý đến câu chuyện về các cuộc giải cứu thần kỳ, như việc tìm thấy một em bé 10 ngày tuổi còn sống sót sau hơn 90 giờ bị mắc kẹt.
Hôm nay, trên đường lái xe về nhà, tôi nghe đài phát thanh thông báo ở nơi xảy ra động đất "bắt đầu xuất hiện mùi khó chịu, vì thế công tác cứu hộ cần được đẩy nhanh hơn nữa”. Tim tôi chợt thắt lại vì hiểu “mùi khó chịu” đó là gì. Cầu chúc cho Thổ Nhĩ Kỳ và tất cả người dân vượt qua thảm họa này càng sớm càng tốt.
Dương Nam Phương
Istanbul ngày 10/2/2023
Hành động ý nghĩa của người Việt tại ‘tâm chấn’ Thổ Nhĩ Kỳ
Cộng đồng người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu cao tinh thần nhân đạo, phát động các đợt quyên góp giúp đỡ người dân sở tại vượt qua những khó khăn do trận động đất kinh hoàng ngày 6/2 gây ra." alt="Lời khẩn cầu của 1 người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ khi có 'mùi khó chịu' nơi động đất">Lời khẩn cầu của 1 người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ khi có 'mùi khó chịu' nơi động đất