1. Thỏa thuận các nguyên tắc sốngTrước khi về chung một nhà, các cặp đôi nên tạo ra một lịch trình giờ sinh hoạt, những việc cần làm và đặt ra các nguyên tắc để sống cùng nhau. Sau đ, hai bên cùng ngồi lại bàn bạc để có sự thống nhất chung.
Theo một cuộc khảo sát, những thói quen xấu trong phòng tắm cũng có thể gây ra những cuộc chia tay. Vì vậy, xây dựng các quy tắc, quy ước là điều nên làm nếu bạn không muốn mối quan hệ đi xuống.
2. Chia sẻ công việc nhà
Một nghiên cứu cho biết 56% người đã kết hôn tin rằng chia sẻ công việc nhà là chìa khóa quan trọng để có một cuộc hôn nhân thành công.
Các bạn cần có sự phân công nhiệm vụ, tùy thuộc vào khả năng và lịch trình của mỗi người. Vợ chồng cũng có thể cùng nhau làm một số việc nhà để gắn kết tình cảm hơn.
3. Trung thực về tiền bạc
Giống như việc nhà, các khoản chi tiêu trong gia đình nên được coi là trách nhiệm chung. Các cặp vợ chồng cần thảo luận về kế hoạch phân chia các hóa đơn như thế nào, tùy thuộc vào mức lương cá nhân.
Đối tác phải luôn trung thực về vấn đề tiền bạc để tránh các vấn đề về lòng tin. Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, để tránh những tranh cãi về tài chính, các cặp đôi nên thường xuyên ngồi lại để xem xét các khoản chi tiêu và kế hoạch tiết kiệm.
4. Học cách đối phó, chấp nhận thói quen xấu của nhau
Khi bắt đầu sống cùng nhau, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các tật xấu của đối phương như để tất bẩn trên sàn, nhai quá to, ngủ ngáy…
Để các cặp đôi tránh làm nhau phát điên, họ nên tìm cách giải quyết những thói quen khó chịu này. Bạn nên học cách chấp nhận, cảm thông hoặc thẳng thắn trò chuyện để đi đến sự thống nhất chung.
5. Cùng nhau thực hiện các hoạt động
|
\ |
Một bài báo từ tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Người tiêu dùng nói rằng, những cặp đôi thực hiện các việc nhỏ cùng nhau sẽ trải qua “những cảm xúc tích cực và sự hài lòng hơn trong mối quan hệ”.
Những việc có thể đơn giản như cùng nhau tập thể dục, thư giãn trên ghế trong khi xem phim hoặc bôi kem dưỡng da cho nhau…
6. Dành cho bạn đời không gian riêng
Sống chung không có nghĩa là bạn phải dành từng giây, phút cho nhau. Để cho nhau có thời gian ở một mình cũng là điều rất tốt cho các mối quan hệ.
Thời gian một mình cho phép chúng ta suy ngẫm về nhiều thứ, bao gồm cả bản thân và có thể giúp chúng ta trưởng thành, chín chắn hơn.
7. Đặt ra các quy tắc cho khách đến chơi nhà
Các cặp đôi có mức độ thoải mái khác nhau khi ở cùng gia đình và bạn bè của vợ hoặc chồng vì vậy, điều quan trọng là phải đặt ra các quy tắc cơ bản cho khách. Họ cần phải thống nhất về việc ai có thể đến, thời điểm lý tưởng là bao lâu và họ có thể ở lại trong bao lâu.
Thảo luận về các vấn đề chuẩn bị trước khi khách đến, như kế hoạch bữa ăn và các hoạt động dự kiến, cũng có thể giúp ngăn ngừa tranh cãi.
8. Không nhất thiết giải quyết xung đột trước khi đi ngủ
Các cặp vợ chồng có thể biến ngôi nhà của họ thành một không gian an toàn về mặt tình cảm bằng cách tạo ra một môi trường tích cực và giải quyết mọi xung đột.
Theo Tiến sĩ tâm lý học xã hội Amie M. Gordon, lời khuyên: “Đừng bao giờ đi ngủ khi tức giận” đã lỗi thời. Những người căng thẳng và kiệt sức dễ phản ứng tiêu cực hơn. Gordon khuyên bạn nên nhấn nút tạm dừng và ngủ, nếu cần. Xung đột được xử lý tốt hơn khi cả hai đối tác ở trạng thái tinh thần tối ưu và trong điều kiện tối ưu.
Ngọc Trang(Theo Brightsie)
" alt=""/>8 bí quyết vàng giúp hôn nhân bền chặt
Dưới đây là những dòng nhật ký của Thảo trên trang facebook cá nhân hướng về quê hương.
Ngày... tháng 5/2021
Vân Trung, Việt Yên quê em, mọi người vẫn đang gồng mình chống dịch. Xe cứu thương vẫn ra vào liên tục.
Ai có gạo góp gạo, ai có rau góp rau...
Ai bị cách ly thì ở nhà, ai không bị thì đi giúp cộng đồng chống dịch...
Nhìn lương thực tập kết nhiều vậy thôi nhưng không thấm gì so với số công nhân đang cách ly tại thôn.
Mọi người cố lên, chúng ta sẽ tiếp tục đánh thắng trận này. Cả nước vẫn đang hướng về Bắc Giang...
|
Người dân ở xã Vân Trung, Việt Yên, Bắc Giang sắp xếp lương thực được cộng đồng ủng hộ |
Ngày... tháng 5/2021
Đêm, tiếng còi xe cứu thương vẫn hú inh ỏi. Vừa có chiếc cứu thương đi ra, giờ lại có xe đi vào.
- Hình như nhà H.H vừa có công nhân bị "bế" đi.
- Kia chiếc nữa kìa, nhà T.Đ sao ấy.
Cứ mỗi lần tiếng còi xe cứu thương rú lên, những người dân ở cạnh lại thò đầu ra ngoài cửa sổ nhìn xem nhà ai có người dương tính Covid-19 bị đón đi.
|
Nửa đêm, lại có tiếng còi rú lên của xe cứu thương. Một người hàng xóm lại được "bế đi" vì tiếp xúc gần F0 |
Chỉ cần nhìn thấy xe cứu thương chẳng may dừng lại trước cửa một lát thôi (có thể họ xác định lại vị trí) cũng khiến những người ở gần cảm thấy sợ hãi. Khi chiếc xe đi qua, họ lại thở phào trong lo lắng.
“May quá, không phải nhà mình”, “Nhà bên kia rồi mọi người ạ”… các công nhân, chủ nhà trọ nhắn nhau qua những group chat.
Gần 2 giờ sáng, xe cứu thương vẫn ra vào tấp nập. Âm thanh quá quen thuộc thời gian này nhưng mỗi lần rú lên vẫn khiến người dân sợ hãi.
Ai cũng lo không biết liệu xóm trọ nhà mình có người nhiễm không. Mọi người nhắc nhau, thôi đi ngủ, trời sắp sáng rồi…
Các cá nhân, những nhà hảo tâm, đội tình nguyện, các đoàn y, bác sĩ,... trên cả nước vẫn đang dốc lòng vì Bắc Giang.
Rồi chúng ta sẽ vượt qua...!
Ngày... tháng 5/2021
Đến ngày 27/5, Bắc Giang đã có 1543 người nhiễm Covid-19. Con số ấy khiến Bắc Giang trở thành tỉnh có số người nhiễm covid-19 lớn nhất cả nước từ trước đến nay. Toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh đang đồng lòng chống dịch. Con số "khủng" ấy cũng xuất phát từ sự dũng cảm và trách nhiệm của Bắc Giang trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Người dân ở 57 tỉnh trong cả nước đang lao động và làm việc tại các khu công nghiệp ở Bắc Giang. Nếu Bắc Giang cho dừng hoạt động các khu công nghiệp sớm để công nhân các tỉnh trở về địa phương, chắc chắn, số lượng bệnh nhân Covid-19 của tỉnh không đến mức kỷ lục như vậy.
Tuy nhiên, Bắc Giang đã không làm như vậy. Bắc Giang chỉ đóng cửa các khu CN khi đã xét nghiệm cho hơn 140.000 công nhân, đưa các ca dương tính đi điều trị, đưa các F1 đi cách ly. Những người âm tính hoặc nghi ngờ được đưa về nơi ở, cách ly tại nhà, có chính quyền kiểm soát...
Bắc Giang đã không vội vã để công nhân trở về các địa phương. Đó là sự lựa chọn khó khăn. Nhưng, không thể có sự lựa chọn khác. Vì, khi chấp nhận gánh chịu rủi ro về mình, Bắc Giang đã mong có thêm 1 sự an toàn hơn cho cả nước, cho cộng đồng, để dịch bệnh không lây lan ra diện rộng. Đó không chỉ là sự dũng cảm, đó còn là trách nhiệm với dân tộc của những người lãnh đạo.
Sự dũng cảm và trách nhiệm ấy của Bắc Giang khiến cho số lượng người nhiễm Covid-19 tăng nhanh.
Nhưng Bắc Giang không đơn độc! Cả nước đang hướng về Bắc Giang. Những chiến sĩ áo trắng ở thành phố mang tên Bác, ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội,... với hàng ngàn y bác sỹ dốc sức trên tuyến đầu chống dịch.
Hàng chục ngàn người đang tình nguyện rời xa gia đình, xa những người thân yêu để phục vụ công tác chống dịch ở Bắc Giang.
Rất nhiều người đã ủng hộ về tiền, nhu yếu phẩm... cho những khu cách ly và bệnh viện dã chiến ở Bắc Giang.
Đặc biệt, chàng trai Đặng Minh Trí lái xe cứu thương vượt 600 km ra Bắc Giang tình nguyện chống dịch với tâm nguyện "hết dịch mới về".
Tất cả mọi người đang hướng về tâm dịch Bắc Giang với tất cả lo lắng, yêu thương...
Bắc Giang cố lên! Chúng ta sẽ vượt qua! Mọi chuyện rồi sẽ qua...
Dương Thị Thảo(xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)
Thầy giáo nhắn vợ làm y tá ở tâm dịch Bắc Giang: Đừng khóc nhé!
"Mình phải tắt máy nhanh khi vợ gọi điện nói chuyện với con, vì mình sợ cô ấy sẽ khóc, khóc vì nhớ con", thầy giáo có vợ làm y tá đang công tác ở tâm dịch Bắc Giang, trải lòng.
" alt=""/>Bắc Giang, rồi mọi chuyện sẽ qua