Vào những ngày nắng nóng,ầmkhidùngđiềuhòavừanguyhiểmvừatốnđiệgiá vàng 9999 hôm nay bao nhiêu điều hòa là thiết bị không thể thiếu để làm mát ngôi nhà của bạn. Để mức nhiệt độ như thế nào vừa đảm bảo sức khỏe lại tiết kiệm điện năng là vấn đề nhiều người dùng quan tâm. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn sử dụng điều hòa hiệu quả trong ngày hè.
Để nhiệt độ điều hòa phù hợp
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Dũng, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Nhiệt - Lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội, không nên để nhiệt độ trong phòng và ngoài trời quá chênh lệch nhau. Sự chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời quá lớn gây ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của người dùng.
“Cài đặt nhiệt độ trong phòng điều hòa chỉ chênh 8-12 độ so với ngoài trời. Những ngày nắng nóng như gần đây - nhiệt độ trên 37 độ thì nhiệt độ cài trong nhà chỉ khoảng 26-28 độ là phù hợp”, PGS.TS đưa ra nhận định.
Nhiệt độ trong phòng điều hòa chỉ chênh 8- 12 độ so với ngoài trời. Ảnh: Daily Mail |
Ông Việt Dũng lý giải, nhiệt độ chênh lệch quá lớn sẽ gây nguy hiểm. Đặc biệt, với gia đình có người gìà, trẻ em hoặc người có tiền sử bệnh tim mạch, áp huyết hoặc phổi… nếu ra vào môi trường nhiệt độ chênh lệch quá 12 độ sẽ gây ra sốc. Người sức khỏe yếu có thể ngất hoặc bị tai biến.
Đặt sleep mode vào ban đêm
Sử dụng điều hòa về ban đêm, PGS.TS Nguyễn Việt Dũng khuyến cáo các gia đình, nếu sử dụng các loại điều hòa hiện đại, thì nên dùng chế độ “sleep mode” (chế độ ngủ) bởi cứ sau 2 giờ, điều hòa tự động tăng thêm 1-2 độ. Đến khi nhiệt độ trong phòng đạt 28 độ thì máy sẽ dừng và duy trì ở mức này.
“Trước lúc đi ngủ, nhiệt độ điều hòa có thể để ở 25 độ, sau đó máy sẽ tự nhích dần nhiệt độ lên đến sáng là hợp lý, vừa giúp tiết kiệm điện năng, vừa bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng”, ông nói.
Sử dụng chế độ powerful khi muốn lạnh nhanh
Một vấn đề mà ông Dũng lưu ý là thói quen làm lạnh đột ngột căn phòng của nhiều gia đình. Không ít người đi ngoài nắng về nhà, vừa vào phòng đã bật điều hòa ở nhiệt độ thấp nhất để giảm sâu nhiệt độ trong phòng.
Tuy nhiên việc làm này vừa tốn điện vừa không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người có tiền sử bệnh về hô hấp, tim mạch.
“Phần lớn các loại điều hòa hiện nay, trên điều khiển có chế độ làm lạnh nhanh (power full). Với trường hợp muốn làm lạnh nhanh, chúng ta có thể sử dụng chế độ này, điều hòa sẽ chạy chế độ cung cấp tải lạnh lớn nhất trong vòng 30 - 45 phút để hạ nhanh nhiệt độ trong phòng.
Sau khi làm giảm lượng nhiệt tích trong phòng, nhiệt độ sẽ được nâng dần lên trở lại chế độ cài đặt bình thường (ví dụ 26 độ). Việc này giúp chúng ta vừa tiết kiệm năng lượng và phù hợp sức khỏe”, PGS.TS Việt Dũng nói thêm.
PGS.TS cũng chia sẻ, luồng gió thổi của điều hòa không phải lúc nào cũng đều hết được căn phòng. Ví dụ năng suất làm lạnh của điều hòa có thể đủ cho căn phòng nhưng gia đình bố trí quá nhiều thiết bị, đồ dùng sẽ làm cản trở luồng gió nên trong phòng nhiệt độ không đều, không được lưu thông.
Vì vậy, gia chủ có thể kết hợp sử dụng thêm quạt đảo gió như thiết bị quạt cây, quạt trần làm không khí trong nhà lưu thông.
“Khi chúng ta kết hợp sử dụng 2 thiết bị và cài đặt ở khoảng 26 độ sẽ giúp tiết kiệm được 2-4% việc tiêu thụ điện năng. Ngoài ra, nó còn đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng", ông Việt Dũng cho biết.
Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Nhiệt - Lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng khuyến cáo, nhiều gia đình để làm lạnh nhanh và tiết kiệm điện đã đóng kín căn phòng sử dụng điều hòa.
Việc này khiến tiêu thụ điện năng của điều hòa giảm xuống do nhiệt độ ngoài không thê xâm nhập vào nhưng đây là việc không nên vì liên quan đến sức khỏe người dùng.
Chú ý độ ẩm khi sử dụng điều hòa
“Theo quy chuẩn tối thiểu, mỗi người phải có 20-30 lít không khí từ bên ngoài cấp vào. Nếu ở trong phòng đóng kín quá lâu, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt với người bị bệnh xoang, hô hấp, người già và trẻ em”, ông Dũng nói.
Ông cũng khẳng định, việc nhiều người cảm thấy mệt sau khi ngủ trong phòng điều hòa có thể là do chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm giữa trong phòng và ngoài trời quá lớn. Bên cạnh đó, căn phòng đóng kín, thiếu oxy cũng là tác nhân gây mệt mỏi.
Theo ông Dũng, việc sử dụng điều hòa cần phải có sự quan tâm, chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm và tính khử bụi, khử khuẩn trong môi trường sử dụng điều hòa.
Việt Nam là quốc gia có độ ẩm cao, đặc biệt với khu vực miền Bắc. Nếu trong không gian điều hòa lạnh sâu và độ ẩm không phù hợp sẽ tạo ra cảm giác khó chịu, khô mũi, khô da.
Người dùng điều hòa nên tạo ẩm cho không gian bằng máy tạo hơi ẩm, để chậu nước hoặc khăn ướt trong phòng.
“Việc này có tác dụng tăng độ ẩm, tăng cảm giác dễ chịu nhưng cũng sẽ gây điện năng tiêu thụ nhiều hơn”, ông Dũng nhấn mạnh.
Mẹo đơn giản nhưng giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền
Bạn quyết tâm rất lớn cho việc tiết kiệm hàng tháng, nhưng bằng cách nào đó bạn lại tiêu hết tiền. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn.