Cách đây không lâu,ÔnglớncôngnghệMỹlầnlượtngãngựatạiTrungQuốtin bóng đá việt nam mới nhất các ông lớn công nghệ Mỹ coi Trung Quốc là miền đất hứa: thị trường 1,4 tỷ dân, tầng lớp trung lưu đang lên, xu hướng yêu thích sản phẩm và dịch vụ Mỹ… Giấc mộng tuyệt đẹp đó vỡ vụn sau khi Uber thừa nhận thất bại trong cuộc chiến với Didi Chuxing. Sau một trận chiến tốn kém, trong đó 2 bên đã bỏ cả tỷ USD để trợ giúp lái xe, Giám đốc Travi Kalanick quyết định “đình chiến”, đồng ý với một thỏa thuận trong đó kẻ chiến thắng mua lại toàn bộ hoạt động của Uber tại Trung Quốc, đổi lại là một vị trí trong hội đồng quản trị của Didi và cổ phần. Thất bại này đến chỉ sau một năm khi Uber tuyên bố Trung Quốc – thị trường chia sẻ xe hơi lớn nhất thế giới – là mục tiêu quan trọng nhất của họ. Nói cách khác, Kalanick nhìn ra được, ông chắc chắn không thể chinh phục thị trường này.
“Cách tiếp cận của Uber tại nhiều thị trường khá kiêu ngạo, từ coi thường quy định của giới taxi địa phương đến đe dọa các phương tiện truyền thông đưa tin không tốt về họ”, Zennon Kapron - Giám đốc quản lý của hãng tư vấn Kapronasia (trụ sở tại Thượng Hải) nhận định. “Tuy nhiên, kiêu ngạo là thứ cực khó làm nên thành công tại Trung Quốc”. “Cái thời mà bạn chỉ cần đơn giản bước vào thị trường Trung Quốc với một thứ gì mới - một thương hiệu soda hoặc một chiếc điện thoại thông minh mới - đã qua”, Tom Birtwhistle – nhà quản lý cao cấp của PricewaterhouseCoppers tại Hong Kong cho hay. “Giờ đây, nếu đặt chân vào Trung Quốc, bạn sẽ phải chiến đấu với rất nhiều đối thủ”. Quan sát cách Huawei, Xiaomi hay Oppo đẩy lùi thương hiệu Apple, có thể thấy thành công của họ đến từ chiến lược marketing “nặng đô” và thị hiếu yêu thích sản phẩm cây nhà lá vườn của người dùng Trung Quốc. “Cạnh tranh của các doanh nghiệp bản địa đã cải thiện đáng kể. Nhìn vào thị trường di động: các hãng sản xuất Trung Quốc từng cung cấp điện thoại rẻ tiền nhưng hiện tại, họ cung cấp cả các sản phẩm cao cấp”, Birthwhistle chia sẻ. “Cũng đã từng có những cuộc chiến về thương hiệu. Nhưng ngày nay, nhiều công ty mới có cách làm thương hiệu và marketing đẳng cấp không kém các đối thủ phương Tây”, ông bổ sung thêm.
Các ông lớn tại thung lũng Silicon trở nên tự mãn sau thành công tại châu Âu. Tuy nhiên, châu Âu có lẽ là ngoại lệ, theo nhà phân tích Duncan Clark – tác giả của cuốn sách Alibaba: ngôi nhà của Jack Ma. “Trong một thị trường quy mô như Trung Quốc, có một thứ gọi là ‘lợi thế sân nhà’, do các yếu tố như văn hóa, ngôn ngữ và tầm ảnh hưởng của chính phủ tạo ra”, ông nhận định. Uber cuối cùng phải chấp nhận rút lui khỏi cuộc cạnh tranh trực tiếp tại Trung Quốc, đổi lấy cổ phần của Didi Chuxing. Một thỏa thuận tương tự diễn ra giữa Yahoo và Alibaba vào năm 2005. eBay nhìn thấy triển vọng của mình tại Trung Quốc sớm bị đóng sập lại khi Alibaba tìm ra cách tốt hơn để thu hút người dùng. Google chọn cách treo công cụ tìm kiếm của mình, thay vì chấp thuận các điều khoản kiểm duyệt của chính quyền Bắc Kinh. Facebook xuất hiện tại Trung Quốc trong thời gian ngắn, trước khi bị chặn vào năm 2009. Những năm gần đây, nhà sáng lập Mark Juckerberg thể hiện rõ ý định đưa nền tảng này trở lại Trung Quốc.
“Tất cả các động thái gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc sẽ không có hiệu quả nhiều nếu Faceboook không đồng ý với một vài phương thức kiểm duyệt, hoặc cho phép chính phủ Trung Quốc truy cập dữ liệu trên Facebook, để đổi lấy quyền gia nhập thị trường”, Kapron cho hay. “Bằng không, họ chỉ đâm đầu vào tường”. “Các nhà làm luật và nhà đầu tư phương Tây dường như không muốn công nhận rằng Trung Quốc đang sở hữu hàng loạt đại gia công nghệ. Họ tập trung vào cách thế giới giới bên ngoài thay đổi Trung Quốc ra sao mà quên mất rằng Trung Quốc cũng đang thay đổi thế giới”, Andy Mok – Giám đốc quản lý của Red Pagoda Resource nói. Mặc dù thất bại trong nhiệm vụ của mình tại Trung Quốc, dự đoán của Kalanick có thể chính xác: “Trong khoảng 5 năm tới, sẽ có nhiều sự sáng tạo, phát kiến xuất hiện tại Bắc Kinh, hơn là thung lũng Silicon”, Bloomberg nhận định. |