![]() |
Phòng ngủ của hai vợ chồng Tuấn Hưng được trang trí theo phong cách sang trọng, sử dụng gam màu trầm với những đồ trang trí ngọt ngào và tinh tế. |
![]() |
Tuấn Hưng còn treo thêm các khung tranh để tăng tính nghệ thuật cho căn phòng. |
![]() |
Thu Hương chứng minh sự khéo léo khi trang trí một góc phòng bằng đóa hoa rực rỡ, bên cạnh đó là lối ra ban công. |
![]() |
Ban công là nơi để hai vợ chồng tâm sự, ngắm cảnh và tận hưởng bình yên bên nhau. |
![]() |
Tuấn Hưng đã tặng vợ bộ ghế mây, kết hợp cùng với những đóa hoa hồng để tạo ra không gian lãng mạn này. |
![]() |
Không gian sống của họ là một trong những khu đô thị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu khu biệt thự bên sông sang trọng, đẳng cấp, được thiết kế và xây dựng theo mô hình của thành phố Venice (Italy). Phòng khách rộng rãi, sang trọng với nhiều tiện ích hiện đại. |
![]() |
Ngay bên cạnh đó là nơi đặt đàn piano, nơi tạo cảm hứng cho những ca khúc mới của Tuấn Hưng. |
![]() |
Phòng ăn được bố trí sang trọng và đẳng cấp. |
![]() |
Phòng tắm cũng khiến cho nhiều người ghen tị vì sự tiện nghi và rộng rãi. |
![]() |
Chuyển về nhà mới vào khoảng giữa năm 2019 nhưng đến Tết 2020 thì khoảng sân vườn trước biệt thự của nam ca sĩ mới dần được hoàn thiện. Tuấn Hưng cho thợ xây hồ cá, mua nhiều cây kiểng đắt tiền về tạo nên không gian xanh mát. Cây cảnh làm cho không gian thoáng mát và xanh hơn. |
![]() |
Trong khi đó, hồ cá làm cho biệt thự sang trọng và tràn đầy sức sống. |
![]() |
Tuấn Hưng chia sẻ rằng phải mua đủ loại cây để thỏa mong ước bấy lâu nay. |
![]() |
Tuấn Hưng hạnh phúc bên vợ và 3 nhóc tì đáng yêu. Xuất phát điểm nhóm nhạc Quả Dưa Hấu, đến nay Tuấn Hưng vẫn là một cái tên hot và đắt show trong lẫn ngoài nước. Anh là một trong những nghệ sĩ sở hữu khối tài sản đồ sộ từ nhà biệt thự chục tỷ đồng, xe hơi 16 tỷ, chuỗi cửa hàng kinh doanh và có cả một quán cà phê dành để anh ca hát nằm ngay trung tâm Hà Nội. |
Đức Trung
Tuấn Hưng 2 tay 2 mic, bịt khẩu trang kín mít trên sân khấu "Hãy cứ là tình nhân 2" diễn ra tối 9/2.
" alt=""/>Vợ Tuấn Hưng khoe phòng ngủ lãng mạn trong biệt thự tiền tỷĐám mây tiếp tục tăng trưởng và phát triển với những ứng dụng mới
Cơ sở hạ tầng điện toán đám mây là cốt lõi của hệ thống đường truyền phân phối của gần như tất cả các dịch vụ kỹ thuật số, từ mạng xã hội và giải trí phát trực tiếp đến xe kết nối và cơ sở hạ tầng Internet vạn vật (IoT). Các mạng siêu nhanh mới và sắp ra mắt như 5G và Wi-Fi 6E không chỉ đồng nghĩa với việc sẽ có thêm dữ liệu được phát trực tiếp từ đám mây mà chúng ta còn có thể phát trực tiếp các hình thức dữ liệu mới. Điều này thể hiện qua sự bùng nổ của các nền tảng chơi game trên cloud như Stadia của Google và Amazon Luna. Mức đầu tư vào những nền tảng này sẽ gia tăng trong giai đoạn năm 2022. Chúng ta cũng sẽ chứng kiến sự xuất hiện của VR/AR trên đám mây, mang đến những bộ tai nghe gắn mic nhỏ hơn và kinh tế hơn. Từ góc nhìn của khách hàng, về bản chất, công nghệ đám mây giúp các công nghệ khác trở nên nhẹ hơn, nhanh hơn và truy cập thuận tiện hơn, và điều này sẽ là động lực thúc đẩy chính trong công cuộc chuyển dịch thêm nhiều dịch vụ sang cloud.
![]() |
Hybrid cloud làm lu mờ sự khác biệt giữa public và private clouds
Từ khi các doanh nghiệp bắt đầu “lên mây”, họ có hai lựa chọn. Họ chọn public cloud dễ truy cập, dùng đến đâu thanh toán đến đó hoặc private cloud tùy chỉnh hơn và linh hoạt hơn. Private cloud (trong đó tổ chức có đám mây của riêng mình và dữ liệu chỉ lưu hành trong nội bộ tổ chức) đôi khi cũng cần thiết vì những lý do quản lý và an ninh. Ngày nay, các công ty như Microsoft, Amazon và IBM đang thúc đẩy việc trình làng các mô hình “hybrid” sử dụng phương pháp tiếp cận vẹn cả đôi đường. Dữ liệu mà khách hàng cần truy cập nhanh chóng và thường xuyên có thể được lưu trữ trên máy chủ public của AWS hoặc Azure và có thể truy cập thông qua các công cụ, ứng dụng và bảng điều khiển kỹ thuật số. Dữ liệu nhạy cảm và quan trọng hơn có thể lưu trữ trên server riêng được giám sát hoạt động truy cập và có thể được xử lý bằng các ứng dụng độc quyền. Một động lực thúc đẩy khác đằng sau sự phát triển phổ biến của hybrid cloud là nhiều công ty đang phát triển vượt quá những bước tiến đầu tiên của mình vào lĩnh vực điện toán đám mây và đã hình thành nên những lợi ích, đang tìm kiếm thêm các ứng dụng mới. Kết quả là, nhiều công ty tham gia vào môi trường “multi cloud”, sử dụng nhiều dịch vụ mà đôi khi thuộc về các nhà cung cấp khác nhau. Hybrid cloud có thể giúp giảm bớt sự phức tạp của điều này nhờ nhấn mạnh vào việc hợp lý hóa trải nghiệm người dùng và duy trì thiết bị phụ trợ.
![]() |
Xu hướng điện toán đám mây 2022 |
Trí tuệ nhân tạo trong điện toán đám mây
Điện toán đám mây đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) – được Giám đốc điều hành của Google, Sundar Pichai, mô tả tác động đối với xã hội là “có sức ảnh hưởng lớn hơn điện hay lửa”. Các nền tảng machine learning yêu cầu năng lực xử lý và băng thông dữ liệu rất lớn để đào tạo và xử lý dữ liệu, và các trung tâm dữ liệu đám mây đã biến điều này thành khả thi với tất cả mọi người. Hầu hết AI “hằng ngày” mà ta thấy xung quanh mình – từ Google Search đến bộ lọc Instagram – đều sống trong đám mây, và công nghệ dẫn lưu lượng truy cập từ trung tâm dữ liệu đến thiết bị của chúng ta và quản lý cơ sở hạ tầng lưu trữ được xây dựng dựa trên máy học. Sự phát triển và tiến hóa của đám mây và AI gắn bó cực kỳ chặt chẽ và điều này sẽ càng trở nên đúng hơn trong năm 2022 và về sau. Các xu hướng mạnh mẽ của AI sẽ là các thuật toán “sáng tạo” – máy học mô hình phát sinh có thể tạo ra mọi thứ từ dữ liệu nghệ thuật cho đến dữ liệu tổng hợp để đào tạo thêm AI – cũng như mô hình hóa ngôn ngữ – gia tăng độ chính xác với máy móc có thể hiểu được ngôn ngữ của loài người. Điện toán đám mây chắc chắn sẽ đóng vai trò chính yếu trong việc đưa những dịch vụ này đến tay người dùng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng để cung cấp những dịch vụ này.
Sự trỗi dậy của nền tảng serverless
Serverless cloud là một khái niệm tương đối mới đang thu hút sự chú ý trong thị trường từ các nhà cung cấp bao gồm Amazon (AWS Lambda), Microsoft (Azure Functions) và IBM Cloud Functions. Đôi khi được gọi là “functions-as-a-service”, nền tảng serverless có nghĩa là các tổ chức không bị ràng buộc bởi việc cho thuê máy chủ hay chi trả những khoản tiền cố định cho lưu trữ hoặc băng thông. Xu hướng này hứa hẹn một dịch vụ dùng đến đâu trả đến đó đích thực, trong đó cơ sở hạ tầng sẽ mở rộng một cách vô hình khi ứng dụng yêu cầu. Đương nhiên, không hẳn là serverless – vẫn có máy chủ – nhưng sẽ bổ sung thêm một lớp trừu tượng khác giữa người dùng và nền tảng, nghĩa là người dùng không cần liên quan đến cấu hình và chi tiết kỹ thuật. Nền tảng Serverless trong điện toán đám mây sẽ đóng vai trò quan trọng trong xu hướng rộng hơn trên đám mây và toàn bộ bối cảnh công nghệ tạo ra trải nghiệm người dùng mới giúp dễ tiếp cận với đổi mới hơn.
![]() |
Chuyển đổi số cùng COPE2N của CMC Telecom chỉ với 1 click trong 5 phút |
Đón đầu mọi xu hướng “lên mây” với hệ sinh thái số COPE2N
Được CMC Telecom nghiên cứu, phát triển và xây dựng cùng với các đối tác hàng đầu Việt Nam và thế giới, COPE2N là một hệ sinh thái chuyển đổi số cung cấp những tư vấn chuyên sâu nhất cho các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như Ngành bán lẻ, Logistic, Ngành hàng tiêu dùng, Tài chính, Chăm sóc sức khỏe, Bất động sản… Bên cạnh chức năng tư vấn và hiểu biết sâu sắc về chuyển đổi số, hệ sinh thái của COPE2N là những sản phẩm của CMC Telecom với các đối tác công nghệ lớn trên thế giới như Microsoft, Google, Amazon cũng như các sản phẩm Make in Vietnam dành riêng cho đặc thù thị trường Việt. Doanh nghiệp chỉ cần “1 Click” và mất 5 phút để cùng COPE2N thực thi chiến lược chuyển đổi số thông qua những nhóm sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số trong Quản trị doanh nghiệp: quản trị nhân sự, quản trị công nghệ, quản trị giao nhận, quản trị bán hàng, quản trị văn phòng, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và tối ưu quản trị, vận hành. Để đưa ra được những lời khuyên, gợi ý phù hợp cho từng nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, COPE2N sở hữu đội ngũ chuyên gia đầu ngành của CMC Telecom có kiến thức và chuyên môn sâu rộng trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính.
Trong cuộc đua chuyển đổi số, nếu doanh nghiệp đang đi tìm một giải pháp số hóa chuyên nghiệp, toàn diện và đầy đủ thì COPE2N chính là một “địa chỉ” uy tín.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT vừa công bố những dự kiến thay đổi liên quan tới thi và tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm 2016. Có thể nói đây là những dự kiến thay đổi khá căn bản trong công tác xét tuyển như tăng cường hơn nữa sự tự chủ của nhà trường với việc không cấp giấy báo điểm, thí sinh được tự do đăng ký tuyển sinh…
![]() |
GS Nguyễn Minh Thuyết: Xã hội và báo chí đang “xả stress” vào giáo dục và y tế. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Bộ Giáo dục nên đứng ra giải thích
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đưa ra quan điểm về vấn đề này.
- Loay hoay mãi việc tuyển sinh không phải là việc hay. Trong toàn bộ quá trình đào tạo đại học, tuyển sinh chỉ là một khâu và không phải khâu quan trọng nhất. Đổi mới nội dung, quy trình, phương thức đào tạo để nâng cao chất lượng mới là những vấn đề Bộ GD-ĐT và các trường phải tập trung.
Theo tôi, tổ chức thi tốt nghiếp THPT và tuyển sinh không phải là việc của Bộ mà là của cơ sở,. Việc thi tốt nghiệp THPT nên để các Sở GD-ĐT tổ chức, việc tuyển sinh giao cho các trường đại học, cao đẳng. Các trường có thể tổ chức thi tuyển riêng, liên kết thi tuyển theo cụm, theo học bạ là tùy mỗi trường.
Việc Bộ GD-ĐT nên tập trung bây giờ là có biện pháp để các trường kiểm định chất lượng, công bố kết quả kiểm định theo định kỳ.
Tất nhiên Bộ không thể ép các trường kiểm định được vì đây là quyền tự chủ của mỗi trường. Nhưng mỗi năm một lần, Bộ công bố danh sách các trường đã được kiểm định. Điều này sẽ gây sức ép lên các trường, bởi nếu không kiểm định, trường học cũng chỉ là một dạng công ty thôi, sẽ không tạo lập được uy tín với thí sinh và phụ huynh.
Khi ở trong nước chưa có một tổ chức kiểm định độc lập đủ uy tín, trường có thể mời các tổ chức trong khu vực vào kiểm định. Đây chính là cơ hội để giáo dục đại học Việt Nam đối chiếu mình với chuẩn khu vực. Những trường đạt kết quả kiểm định tốt sẽ khẳng định được vị trí của mình trong khu vực.
Ông có cho rằng có lệch lạc gì ở cả cơ quan quản lý lẫn dư luận hay không, khi mà cả Bộ GD-ĐT và dư luận đang quá tập trung vào khâu tuyển sinh?
- Trước hết, việc cải tiến tuyển sinh xuất phát từ ý thức trách nhiệm của Bộ GD-ĐT mong muốn giảm bớt cồng kềnh, tốn kém cho thí sinh và phụ huynh.
Dư luận cũng góp phần vào sự thay đổi liên tục này. Trước đây, các trường đã từng thi riêng. Sau khi báo chí phản ánh về sự căng thẳng tốn kém, thì “3 chung” ra đời. Rồi dư luận về sự căng thẳng, cồng kềnh của hai kỳ thi (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) đã dẫn tới phương án tổ chức kỳ thi “2 trong 1” (thi tốt nghiệp THPT quốc gia) như vừa qua.
Đứng ra tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình, nhưng điều đó không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của một cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương. Công việc chính của cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương là xây dựng chiến lược, văn bản quy phạm pháp luật, thanh tra kiểm tra…, chứ không phải làm thay Ban giám đốc các sở, Ban giám hiệu các trường.
Cũng có thể Bộ không muốn làm nhưng lại chịu sức ép từ cơ quan cấp trên.
Còn nếu bảo rằng có lợi ích về tài chính ở đây không mà Bộ cứ “ôm” việc, tôi cho là không, hoặc nếu có thì rất ít, không đáng với những gánh nặng mà việc này mang lại.
Có lẽ, trước hết chính Bộ GD-ĐT nên đứng ra giải thích tại sao Bộ cứ phải “ôm” lấy việc này, rồi mới bàn vào chi tiết sửa đổi.
Có sửa gì cũng phải công bố sớm
Còn truyền thông góp phần như thế nào vào sự “loay hoay” sửa đổi cách thi cử, thưa ông?
- Báo chí đã rất nhạy cảm, phản ánh kịp thời những sự việc, hiện tượng bất hợp lý diễn ra trong quá trình thi cử.
Nhưng chắc chắn là báo chí cũng gây sức ép lên cơ quan quản lý. Như tôi đã nói, một phần do sức ép của báo chí mà trước đây Bộ GD-ĐT phải tìm phương án “3 chung”, cũng như vừa rồi kỳ thi THPT quốc gia ra đời.
Tôi muốn kể một ví dụ khác về sức ép của báo chí, là việc đào tạo đại học theo hai giai đoạn dưới thời Bộ trưởng Trần Hồng Quân. Tôi cho rằng đây là sự đổi mới tiến bộ, phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng đã không duy trì được lâu dài.
Với cách chia giai đoạn để đào tạo như vậy, khi học xong giai đoạn đại cương, sinh viên có thêm một lần nữa lựa chọn chuyên ngành học thật sự phù hợp. Giai đoạn đại cương cũng để sàng lọc những sinh viên không đạt yêu cầu.
Cách đào tạo như vậy cũng cho phép sinh viên có nhu cầu hay hoàn cảnh riêng được tạm nghỉ học một thời gian, khi chứng chỉ ĐH đại cương được bảo lưu tới năm 38 tuổi…
Những cải tiến tiến bộ này sau đó bị dư luận, thông qua báo chí, gây sức ép khá dữ dội. Báo chí phản ánh có những phụ huynh than thở rằng khi con đỗ đại học mình đã bán trâu bán bò làm cỗ chiêu đãi hàng xóm. Vậy mà chỉ một năm rưỡi sau con đã xách balo về. Gia đình tốn kém và xấu hổ...
Lỗi xét ra là của gia đình và chính sinh viên, nhưng rồi chính những tiếng nói như vậy trên báo chí đã gây sức ép, khiến cải tiến này không duy trì được lâu.
Nếu chỉ xét riêng trong kỳ thi và tuyển sinh năm vừa qua thì sao, thưa ông?
-Tôi thấy rằng năm vừa rồi dư luận đánh giá hơi quá, khi đưa những ý kiến cho rằng những đổi mới thi cử, tuyển sinh là bỏ đi hết.
Nếu bình tĩnh nhìn nhận, thì giai đoạn đầu của kỳ thi THPT quốc gia cũng có những điểm tốt. Việc có nên tiếp tục thi chung như thế không, thì tôi cho rằng không. Có điều, cái gì tốt vẫn nên ghi nhận.
Tôi có cảm tưởng báo chí rất ít muốn khen giáo dục, mà hay chăm chú vào những chuyện, những chi tiết chưa tốt, làm cho ngành giáo dục lúng túng.
Có một vị lãnh đạo ngành trước đây từng tâm sự với tôi rằng: “Xã hội đối xử với giáo dục như với học sinh cá biệt. Quay phải không được, mà quay trái cũng không xong”.
Xã hội và báo chí đang “xả stress” vào giáo dục và y tế, dù có những ngành có thể tệ hơn.
Nhưng cũng phải nói rằng, nếu các lãnh đạo ngành có bản lĩnh thì việc mình mình cứ làm, có kết quả tốt xã hội sẽ thừa nhận thôi. Tuy nhiên, tôi cho rằng ít người có thể chịu sức ép dư luận.
Vậy thì những dự kiến thay đổi trong năm 2016 mà Bộ vừa đưa ra, theo ông nhìn nhận, chủ yếu là do những vướng mắc nội tại của phương thức thi – tuyển, hay do dư luận?
- Tuyển sinh năm vừa rồi có những lúng túng, có những cái sai, chủ yếu là do Bộ “ôm đồm”. Dư luận kêu, Bộ sửa là phải.
Lẽ ra, khi làm việc lớn như thế, cơ quan chức năng phải nghiên cứu kỹ, dự đoán hết các tình huống, lên phương án giải quyết chu đáo các tình huống có thể phát sinh, rồi mới làm. Trong quá trình thực hiện, Quy chế tuyển sinh quy định như thế nào phải giữ vững như thế, không giải quyết theo sự vụ phát sinh… Nhưng mọi việc đã không diễn ra như vậy, bởi vừa muốn ôm hết vừa muốn tốt đẹp hoàn hảo là rất khó.
Tuy nhiên, nếu đã nhận thấy phương án chưa hoàn thiện, thì dứt khoát phải sửa đổi. Không vì tự ái , vì giữ thể diện mà không làm.
Theo tôi, bây giờ, Bộ cần tập trung nghiên cứu, sửa đổi Quy chế một cách căn bản. Không sửa lắt nhắt, bởi nếu làm vậy sẽ chạy theo sự vụ suốt đời.
Và nếu có sửa gì cũng nên công bố sớm để thí sinh có điều kiện chuẩn bị. Những công bố thay đổi của năm vừa rồi, theo tôi, là muộn.
Xin cảm ơn ông.
Xem thêm:
Những điểm mới dự kiến của kì thi THPT quốc gia năm 2016" alt=""/>“Loay hoay mãi tuyển sinh không phải việc hay”