Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Shabab vs Al Khaburah, 22h30 ngày 24/1: Bỏ xa đối thủ -
Bảo Trâm Idol sinh con gái thứ haiBảo Trâm hạnh phúc ngày đón con gái thứ 2 chào đời. Bảo Trâm được chú ý sau khi tham gia chương trình Vietnam Idol 2012 và lọt top 3. Tuy sở hữu giọng hát tốt nhưng khi phát hành một số sản phẩm âm nhạc như Chỉ còn những mùa nhớ hay tham gia cuộc thi The Winner is, nữ ca sĩ không tạo được dấu ấn.
Cô kết hôn với ông xã Hải Linh vào tháng 10/2015. Chồng của top 3 Vietnam Idol 2012 khi đó làm việc trong một công ty nội thất. Sau khi kết hôn, nữ ca sĩ ít tham gia các hoạt động giải trí, cô dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình. Cặp đôi đón con gái đầu lòng vào năm 2017.
Nữ ca sĩ khoe hình ảnh ở tháng cuối cùng của thai kỳ.
Chồng Bảo Trâm từng tâm sự: "Trước khi gặp Bảo Trâm, tôi cũng không bao giờ nghĩ mình sẽ lập gia đình sớm như vậy, sớm tới gần 10 năm so với kế hoạch. Tôi định 35 tuổi mới lấy vợ, 40 tuổi mới sinh em bé đầu lòng. Thế mà Trâm làm đảo lộn hết. Nói vui vậy thôi! Mọi thứ giữa chúng tôi phát triển rất tự nhiên. Gặp nhau, yêu nhau, rồi cảm thấy không muốn rời nhau, vậy là cưới! Cũng có thể sự nghiệp của Trâm bị ảnh hưởng ít nhiều vì quyết định đó nhưng cô ấy chưa bao giờ than phiền.Tôi không phải là dân trong nghề nên không giúp được gì nhiều cho công việc của vợ. Những gì tôi có thể làm là tôn trọng những khác biệt trong nghề nghiệp của cô ấy, chia sẻ việc nhà để cô ấy có thời gian cho ca hát và giúp đỡ khi cô ấy cần. Mà cũng không dễ để có cơ hội giúp đỡ Trâm đâu. Khi gặp khó khăn, cô ấy luôn tìm cách tự giải quyết trước. Chỉ khi không giải quyết được, cô ấy mới tìm kiếm sự giúp đỡ. Tôi thích sự độc lập đó ở vợ mình".
Mời xem clip tự tạo của bài viết:
Ngân An
Bảo Trâm: 'Nghệ sĩ trốn thuế vì có cát-xê hơn 100 triệu đồng/show'
Giọng ca "Chỉ còn những mùa nhớ" chia sẻ việc giữ tất cả hợp đồng biểu diễn, trong đó nói rõ việc bên nào chịu trách nhiệm đóng thuế.
"> -
Cô giáo xin lỗi sau bức ảnh học sinh che ô bị lên án gay gắtNhững hình ảnh đang lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt.
Hai ngày vừa qua, cộng đồng mạng Trung Quốc đã liên tục chia sẻ những hình ảnh người phụ nữ được cho là giáo viên thản nhiên đi lại, nghỉ ngơi trong khi 1 học sinh nam liên tục đi bên cạnh che ô để cô khỏi bị nắng chiếu từ mọi phía như một nô lệ.
Ngay sau khi được đăng tải, những bức ảnh này đã khiến dư luận Trung Quốc bức xúc bởi họ cho rằng đây là hành động lạm dụng trẻ em và vi phạm những chuẩn mực đạo đức.
Trước làn sóng phản đối, lên án gay gắt người giáo viên trong bức ảnh ngày một lan rộng, Phòng Giáo dục và đào tạo quận Bảo Sơn, thành phố Thượng Hải đã lên tiếng xác nhận người giáo viên xuất hiện trong những bức ảnh bị lên án những ngày vừa qua hiện đang công tác tại một trường tiểu học của quận.
Nhà trường nơi cô đang công tác đã nhận được thông tin về vụ việc trên và đã kiểm điểm cô giáo vì hành động không đúng mực.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Paper hôm thứ Ba vừa qua, cô giáo trong những bức ảnh trên đã gửi lời xin lỗi chân thành tới toàn thể mọi người và cho biết cô không hề bắt ép học sinh che ô cho mình và em học sinh đó hoàn toàn tự nguyện.
"Sự việc xảy ra vào ngày dã ngoại của trường, tôi đã không từ chối khi em học sinh đề nghị che ô cho mình. Tôi đã nghĩ đó là một hành động rất bình thường, tôi đã không nghĩ nó lại khiến mọi người phẫn nộ đến thế. Từ trước tới nay, tôi vẫn luôn đối xử rất tốt với học sinh của mình ", cô giáo chia sẻ.
Cô bật khóc cho biết cô không bắt ép học sinh che ô cho mình.
Cô cho biết bản thân cô đã thực sự bị choáng váng khi nhìn thấy những bức ảnh lan truyền chóng mặt trên mạng cũng như những phản ứng gay gắt mà dư luận dành cho cô. Và những lời chỉ trích đó đã giúp cô nhận ra hành động sai trái của mình.
Tuy nhiên, ngay cả khi nghe được lời giải thích và xin lỗi từ phía cô giáo, những cuộc tranh cãi của cư dân mạng Trung Quốc dường như vẫn chưa đi đến hồi kết.
"Dù học sinh có tình nguyện làm việc đó thì cô giáo cũng không nên tận hưởng một cái thoải mái như vậy". - Một người dùng mạng nhận xét.
Tuy nhiên, cũng đã có người hiểu và lên tiếng bảo vệ cô giáo. "Ít nhất thì cô ấy cũng đã nhận lỗi với một thái độ đúng mực. Chúng ta nên khoan dung hơn để cô ấy có thể tiếp tục sự nghiệp giảng dạy của mình" - một người khác lên tiếng.
- Thu Phương(Theo CCTVNews)
-
Những kỹ năng sinh tồn nhất thiết phải dạy conMột lần, nhà mình chờ chuyển tiếp ở một sân bay, thời quan quá lâu nên việc để mắt liên tục đến chúng trở nên rất mệt mỏi, loáng một cái con biến mất khỏi tầm mắt. Hắn đã biết túm lấy một cô mặc đồng phục, nhân viên trong sân bay để được họ lên loa thông báo cho bố mẹ tới nhận.
- Mẹo vặt giúp con gây tiếng ồn khi bị lạc (trường hợp trẻ không có điện thoại).
Khi cho con đi chơi ở những khu vui chơi quá rộng, người đông, khó tìm được nhau, giống như Disney Land chẳng hạn, bố mẹ nên bỏ vào túi con một chiếc còi đồ chơi để chúng có thể thổi khi lạc bố mẹ hoặc rơi vào tình huống bị làm cho sợ hãi.
2. Dạy chúng cách xem bản đồ.
3. Dạy chúng bơi.
4. Dạy chúng cách sơ cứu như rửa vết thương, khử trùng vết thương, dán băng y tế đơn giản...
5. Ở nhà một mình.
6. Khi bố mẹ gặp sự cố như bất tỉnh, tai nạn.
Ở tủ lạnh, mình luôn treo một list số điện thoại quan trọng như xe cấp cứu, cứu hỏa, cảnh sát... Dạy trẻ cách gọi điện tới số gọi cấp cứu khi cần, nếu dùng điện thoại di động thì để loa để vừa nói được, vừa có thể giúp đỡ bố/mẹ, người đang ở trong trạng thái bị thương chẳng hạn.
7. Xác định thực phẩm nào ăn được trong trường hợp cần sống sót.
Không phải đi đâu xa, thiết thực nhất là ngay tại trong nhà, nhiều trẻ ở thành phố hoàn toàn lúng túng khi bị đói lúc chỉ có một mình.
Trước đây có trường hợp một bé tuổi mẫu giáo đã sống sót khi bị bỏ quên trong nhà nhiều ngày nhờ biết tự mở tủ lạnh, lôi tất cả những thứ có thể ăn được như trứng sống ra ăn.
Trẻ em ở phố hầu hết ít để ý tới điều này. Thậm chí, tụi trẻ như con mình, sinh ra ở Thụy Sĩ, từ bé tới giờ chỉ uống nước chai Evian, còn không có thói quen uống nước ở vòi hay đun nước máy sôi lên để uống.
Vì thế, rất thường xuyên mình phải nhắc chúng đừng quên là nếu có lúc nào nhà hết nước chai. Các con phải biết là nước vòi dùng được hoặc tìm kiếm ở những nguồn khác trong trường hợp đặc biệt, như mở ấm nước điện vẫn đang còn nước, dùng đá trong tủ lạnh làm tan chảy, để ý các loại đồ ăn khô có thể ăn được có trong các hộc tủ, đồ ăn sống trong tủ lạnh...
Dạy chúng xác định thực phẩm trông như thế nào là đã hỏng, mốc, không còn có thể ăn được (trong sinh hoạt hàng ngày).
Nếu ai sống ở môi trường có đất đai, gần thiên nhiên thì dạy con cách nhận diện, xác định nguồn thực phẩm từ cây quả, thảo dược.
8. Dạy chúng về các thao tác thoát hiểmnhư khi có hỏa hoạn, có động đất, trong trường hợp nguy cập nhất, phải lánh nạn thì cố gắng nhặt theo thứ cần kíp nhất, như điện thoại, chai nước (đồ ăn, đèn pin, nếu có thể), vật dụng nào gây tiếng ồn như còi (đồ chơi bình thường bố mẹ vẫn rất ghét ý lại rất có ích trong nhiều trường hợp đấy nhé).
9. Dạy chúng cách đi đường một mình an toàn
Tụi trẻ nhà mình bắt đầu tự đi học bằng các phương tiện công cộng hoặc tự đi lại trong thành phố bằng taxi từ lớp 3.
Vì thế, dặn chúng nhận diện phương tiện như biển số xe, tên công ty xe, những tòa nhà hay biển hiệu quan trong trên con đường lạ chúng đi qua là rất cần thiết, ngoài ra, chúng cần mang theo điện thoại và đảm bảo là không được chơi games đến vạch pin cuối cùng.
Khi về Việt Nam, mình dặn chúng ở trường hợp bị lạc mà không có điện thoại trên người, không vội vàng túm lấy người lạ để xin giúp đỡ, nên bình tĩnh quan sát và đi vào một nhà hàng, cửa hiệu nào nhìn đàng hoàng, có vẻ tin cậy được nhất, ngồi đó và gọi nhờ điện thoại ở lễ tân cho người nhà.
Đối với trẻ nhỏ tuổi như chúng, dạy tự vệ không quan trọng bằng việc phòng tránh mối nguy hiểm, vì chúng quá nhỏ, nếu gặp kẻ gian là người lớn thì chúng khó mà chống cự được, vì vậy cần :
- Dặn con cố gắng tránh đi vào toilet ở nơi công cộng một mình, nếu có bạn đi cùng thì cũng không la cà lâu ở bên trong. Nếu có anh, chị, em thì luôn đi với nhau, trông chừng nhau ở những nơi thế này.
- Dạy trẻ không nhận bất cứ món đồ ăn nào từ người lạ, không nói chuyện. Ở trường, ngoài giáo viên ra, con không được tiếp nhận và tin vào bất cứ một thông tin gì khác lạ so với thường ngày mà không tự miệng bố mẹ dặn dò.
- Trường hợp bỗng bị kẻ nào lôi đi mà không thể bỏ chạy được vì bị túm giữ thì kháng cự bằng cách đu chặt lấy chân kẻ gian, cố gắng nằm xoài ra đất, dùng sức nặng của cơ thể mình víu xuống và kêu gào hết sức có thể, để cản trở việc kẻ gian di chuyển (như lôi vào xe).
10. Nếu có điều kiện thì tiếp đến, mới dạy chúng những kỹ năng khác, ít khẩn cấp hơn như nhóm lửa, cách làm chín thực phẩm một cách đơn giản.
Con cần biết mở nắp hộp đồ ăn (ở nước ngoài), cách dùng tấm khăn, vải để lọc nước bẩn và đun chín ở trường hợp bị khát ở nơi không có nước sạch, cách dựng lều hoặc che phủ kín toàn thân để ngủ mà không bị muỗi...
Bố mẹ cũng có rất nhiều điều phải học để bảo vệ con mình trước khi dạy con mình những kỹ năng sống sót cần thiết đấy.
Một ví dụ nhỏ thế này. Mình nhớ đã từng xem phóng sự về một vụ trẻ con bị bắt cóc ở một khu vui chơi. Kẻ bắt cóc đã nhanh tay thay đồ cho đứa trẻ.
Nhân viên an ninh của khu vui chơi đã được huấn luyện cho những công việc này nên họ đã chặn tất cả các cửa và dặn cha mẹ đứa trẻ là phải chú ý tới đôi giầy của mỗi đứa trẻ để nhận diện con chứ đừng nhìn lướt qua quần áo, vì kẻ bắt cóc thường chỉ kịp thay quần áo chứ ít chú ý tới giầy dép. Thật là một kinh nghiệm hữu ích.
(Theo Sức Khỏe Đời Sống)
">