Đối với dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư không thuộc sở hữu nhà nước, thì hệ số bồi thường không vượt quá 2 lần diện tích sử dụng căn hộ cũ ghi trong sổ đỏ.
Theo dự thảo, căn hộ mới được đền bù không nhỏ hơn 25m2, đảm bảo tỷ lệ căn có diện tích nhỏ hơn 45m2 không vượt quá 25% tổng số căn hộ chung cư.
Quy định yêu cầu nhà đầu tư cân đối giữa tổng diện tích sàn căn hộ hiện trạng và tổng diện tích sàn nhà ở theo quy hoạch được duyệt. Việc sử dụng phần diện tích để kinh doanh phải đảm bảo tổng dân số của dự án không vượt quá dân số đã được phê duyệt theo quy hoạch.
Theo dự thảo, phần diện tích còn lại sau khi bố trí cho các chủ sở hữu tầng 1 của nhà chung cư cũ, chủ đầu tư được kinh doanh thương mại để bù đắp kinh phí đầu tư xây dựng dự án, đảm bảo hiệu quả tài chính của dự án.
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay có gần 1.580 nhà chung cư cũ, trong đó có hơn 1.200 nhà thuộc 76 khu chung cư và hơn 300 chung cư cũ độc lập.
Chính sách cải tạo chung cư cũ của TP Hà Nội được thực hiện từ năm 2005 nhưng đến nay mới có gần 19 dự án được hoàn thành, 14 dự án đang triển khai.
Theo dự thảo quy định chi tiết Nghị định 69/2021, với dự án cải tạo, xây lại nhà chung cư do Nhà nước thực hiện, hệ số bồi thường (hệ số K) là 1. Nếu căn hộ mới có diện tích lớn hơn căn cũ, chủ sở hữu phải trả tiền cho phần chênh lệch. Hiện việc tính hệ số K khi xây dựng, cải tạo chung cư cũ được thành phố áp dụng theo Quyết định 48/2008. Không phân biệt căn hộ nhà nước hay xã hội hóa, chung cư cũ khi xây lại đều có chung hệ số K là 1,3, nhân với hệ số chuyển tầng. Cụ thể, với căn hộ cũ ở tầng 1, khi xây mới nếu ở tầng 2 sẽ có hệ số chuyển tầng là 0,1 và cứ lên thêm một tầng tăng 0,1 cho đến mức tối đa 0,5 (từ tầng 6 trở lên). |
Chất béo: Chất béo trong chế độ ăn uống cung cấp nguồn năng lượng dồi dào nhất, cũng như giúp hấp thụ vitamin A, D, E và K.
Các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh bao gồm cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, quả hạch, hạt, trứng, bơ sữa và dầu ô liu. Hạn chế các lựa chọn như thịt đỏ, thịt xông khói, xúc xích, đồ chiên, bánh ngọt và các loại đồ ăn nhanh.
Vitaimin và khoáng chất: Giúp hỗ trợ phục hồi cơ, phát triển xương, thị lực và giúp cung cấp sản xuất năng lượng.
Để có được trạng thái thi đấu tốt nhất, người chơi thể thao nên ăn các thực phẩm theo công thức màu cầu vồng (trái cây và rau với các thực phẩm nhiều màu sắc). Ví dụ bông cải xanh, cà rốt, ớt ngọt, rau bina, quả mọng, nho, táo, anh đào, và cà chua.
Tổng mức năng lượng: Hầu hết các công thức để tính toán nhu cầu năng lượng đều dựa trên giới tính, độ tuổi, cân nặng và chiều cao, mức độ hoạt động thể chất. Vận động viên, người chơi thể thao nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng thể thao để có một chế độ dinh dưỡng tối ưu.
Ăn trước khi tập luyện
Bữa ăn chính nên được ăn trước 3-4 giờ và bữa ăn nhẹ nên dùng 1-2 giờ trước khi tập luyện.
Bữa ăn chính: miến gà, cơm, bông cải xanh, sữa, quả việt quất, ngũ cốc nguyên hạt.
Bữa ăn phụ: nửa phần bơ đậu phộng và thạch hoặc thịt nguội kèm bánh mì sandwich, nho, nước hoặc sữa.
Ăn trong lúc tập luyện
Thực phẩm chính dùng trong khi tập thể dục là carbohydrate, đặc biệt là nguồn glucose và chất điện giải. Nếu bài tập kéo dài hơn một giờ, cơ thể cần tiêu thụ thêm 30-60 gram carbs trong quá trình hoạt động. Do đó, có thể bổ sung đồ uống thể thao, kẹo năng lượng, trái cây.
Ăn để hồi phục cơ thể sau tập luyện
Thực phẩm dùng để phục hồi lại cơ thể bạn nên dùng trong vòng 30 phút sau tập luyện. Nếu bỏ lỡ bữa ăn tiếp theo, người chơi thể thao nên cố gắng tiêu thụ 30-60 gram carbs chuyển hóa nhanh và 10-25 gram protein năng lượng cao. Sau đó, ăn bữa ăn bình thường trong khoảng 2-3 giờ sau tập luyện.
Trong thời tiết nóng hoặc tập luyện nhiều hơn 2 giờ, hãy cố gắng bổ sung chất điện giải vào bữa ăn, chủ yếu là loại natri và kali với chế phẩm thức ăn hoặc đồ uống. Ví dụ: sữa socola ít béo, chuối, nước cam, sinh tố.
Nước
Nếu việc tập luyện kéo dài hơn một giờ trong điều kiện nóng hoặc môi trường ẩm ướt, nên uống đồ uống thể thao chứa đựng 10–19 gram đường và 100–200 mg natri. Mất nước có thể khiến người tập thể thao bị giảm hiệu suất, tăng sự mệt mỏi và nguy cơ mắc bệnh lý rối loạn điều nhiệt.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Vũ Ngọc Vương
Khoa Y học Thể thao, Bệnh viện Quân y 175