Thời sự

Cơ hội nào cho eSports Việt ở Asian Games 2022?

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-04-18 04:57:04 我要评论(0)

Những ngày qua,ơhộinàochoeSportsViệtởđt việt nam thông tin Trung Quốc chính thức đưa eSports vào hệ đt việt namđt việt nam、、

Những ngày qua,ơhộinàochoeSportsViệtởđt việt nam thông tin Trung Quốc chính thức đưa eSports vào hệ thống thi đấu tranh huy chương ở Asian Games 2022 là một sự kiện mang tính lịch sử với thể thao điện tử. Đây là cơ hội chưa từng có ở một sân chơi tầm cỡ châu lục, từ đó mở ra những bước tiến xa hơn cho sự phát triển của eSports nói chung.

Với eSports Việt Nam nói riêng, dẫu khoảng cách giữa sân chơi Đông Nam Á và châu Á là khá xa, vẫn có những cơ hội mà các tuyển thủ Việt nếu biết nắm bắt tốt có thể giành vàng về cho nước nhà. 

Có huy chương

Cơ hội lớn nhất hiện nay của thể thao điện tử nước ta đặt cả vào bộ môn Arena of Valor, tức Liên Quân Mobile. Ở ba kỳ World Cup được tổ chức, Việt Nam đã một lần lên ngôi vô địch ở hệ thống giải đấu cấp độ cao nhất của Liên Quân Mobile với sự xuất sắc của đội tuyển Team Flash.

Mặc dù sức mạnh của Team Flash không còn như năm xưa, hệ thống giải đấu Liên Quân Mobile trong nước vẫn có tính cạnh tranh cao và đủ áp lực để tạo ra những thần đồng ở hiện tại và cả tương lai.

Với một kỳ World Cup 2022 nữa tổ chức vào giữa tháng 4 trong khi Asiad Games 22 khởi tranh vào tháng 9, đội tuyển của chúng ta sẽ có thêm ít nhất một lần cọ xát trước khi bước vào tranh huy chương ở giải đấu lớn của châu Á.

Cơ hội nào cho eSports Việt ở Asian Games 2022?
Việt Nam sở hữu nhà vô địch thế giới Liên Quân Mobile Team Flash.

Vấn đề còn lại chỉ là sức mạnh của các đội tuyển trong khu vực. Ngoài nước chủ nhà Trung Quốc, các đội tuyển Hàn Quốc, Thái Lan và cả Đài Bắc Trung Hoa đều là những cái tên sừng sỏ ở bộ môn Liên Quân Mobile. Tuy vậy, đội tuyển Việt Nam vẫn được đánh giá ngang ngửa so với đối thủ và hoàn toàn có cơ hội giành huy chương vàng.

Bộ môn kế tiếp có khả năng giành huy chương cho Việt Nam là League of Legends, hay Liên Minh Huyền Thoại. Dù đã ba mùa liên tiếp không thể góp mặt ở sân chơi quốc tế, khu vực VCS của Việt Nam vẫn được đánh giá có sức mạnh số một ở Đông Nam Á. 

Vấn đề lớn nhất chính là cuộc chạm mặt các ngôi sao số một thế giới hiện nay ở Trung Quốc hay Hàn Quốc. Tuy vậy, cơ hội để Việt Nam có huy chương ở bộ môn này không phải bất khả thi khi phần còn lại của châu Á là những đối thủ vừa sức.

Có cơ hội

Ngoài các bộ môn gần như chắc chắn có huy chương, các môn có truyền thống nếu có sự đầu tư bài bản ở Việt Nam cũng có thể đem huy chương về cho nước nhà như PUBG Mobile, Dota 2.

Đáng tiếc là trình độ hiện tại của tuyển thủ Việt Nam đã ở một khoảng cách khá xa so với khu vực dù thời gian từ nay cho đến kỳ Asiad 19 còn khá dài. May mắn là PUBG Mobile vẫn đang duy trì được sự đầu tư với hệ thống giải đấu nội địa có tính cạnh tranh cao, trong khi Dota 2 gần như được coi là ‘dead game’ ở Việt Nam, tức game không còn người chơi đỉnh cao và cũng không còn nhà tài trợ mặn mà.

Không có cơ hội

Trong số các môn còn lại ở Asian Games 22, Dream Three Kingdoms 2, EA Sports FIFA, Hearthstone và Street Fighter V được xem là không có nhiều tia hy vọng giành huy chương.

Trong đó Dream Three Kingdoms 2 thậm chí còn không có cộng đồng ở Việt Nam, mặc dù đây chính là phiên bản tiếp theo của 3Q 360mobi từng được phát hành và đóng cửa năm 2018 ở nước ta. 

Cơ hội nào cho eSports Việt ở Asian Games 2022?
Một nửa trong số các môn thi đấu đều không có hy vọng giành huy chương cho đội tuyển Việt Nam.

EA Sports FIFA mà nhiều khả năng sẽ là FIFA 23 cũng không có cộng đồng người chơi và khác biệt rất lớn về cách chơi so với FIFA Online 4 đang phát hành ở Việt Nam. Điều này một phần là do người Việt có sở thích lớn hơn với PES (Pro Evolution Soccer) hay còn gọi là bóng đá Nhật. 

Còn lại Hearthstone và Street Fighter V tuy là những cái tên nổi tiếng trên thế giới nhưng cũng không có cao thủ ở Việt Nam. Và cho dù có, trình độ của chúng ta cũng rất khó vượt qua những cường quốc ở môn này như Trung Quốc hoặc Nhật Bản. 

Dẫu vậy trong số các môn không còn cơ hội, ngoại trừ Dream Three Kingdoms 2 là môn thi đấu đồng đội, các môn thi đấu cá nhân còn lại hoàn toàn có thể chứng kiến bất ngờ nếu có một tuyển thủ khao khát cống hiến, tập luyện và thi đấu ngay từ bây giờ.

Phương Nguyễn

Thể thao điện tử và cơ hội tỷ USD cho kinh tế số Việt Nam

Thể thao điện tử và cơ hội tỷ USD cho kinh tế số Việt Nam

Việt Nam có cơ hội và tiềm năng để phát triển lĩnh vực thể thao và trò chơi điện tử. Đây sẽ trở thành ngành công nghiệp không khói trong tương lai không xa.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Bài học quý giá

Nhằm tận dụng sự bất ổn của Iran do Cách mạng Hồi giáo gây ra, ngày 22/9/1980, nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein đã phát động một cuộc tấn công toàn diện chống Iran. Khorramshahr và Abadan, hai thành phố cảng lớn của Iran nằm ngay bên kia sông và hạ lưu sông Shatt-al-Arab gần cảng xuất khẩu dầu lớn Basra của Iraq, là những mục tiêu được “ưu tiên” nhắm đến.

Lực lượng Iraq được hỗ trợ bởi các trạm radar bố trí tại hai giàn khoan dầu ở Mina al-Bakr (ngày nay là al-Basrah Oilt Terminal) và Khor al-Omayah, cả hai đều ở mũi bán đảo al-Faw. Những radar cảnh báo sớm được lắp ở đấy giúp Không quân Iraq cảnh báo về các hoạt động của Không quân Iran. Họ cũng được hỗ trợ bởi tàu phóng ngư lôi và tên lửa do Liên Xô chế tạo.

Nhiệm vụ đặt ra cho Hải quân Iran là hạ gục cả hai giàn khoan dầu. Cuốn “Chiến tranh Iran-Iraq” của Pierre Razoux và “Iran trong Chiến tranh: 1500-1988” của Tiến sĩ Kaveh Farrokh cung cấp một số đánh giá của phương Tây về một trong những trận không-hải chiến được coi là khốc liệt nhất kể từ Thế chiến II này. Hải quân Iran đã giao cho ba trong số các tàu tên lửa lớp La Commandante là Joshan, Gordouneh và Paykan, thực hiện nhiệm vụ này.

{keywords}
Những chiếc F-5E được giao nhiệm vụ tấn công các tổ hợp tên lửa phòng không Iraq. Nguồn: internet

Các tàu chiến 265 tấn do Đức đóng với thủy thủ đoàn 30 thành viên và có thể chạy 41 dặm/giờ, mỗi chiếc được gắn một tháp pháo 76mm mục đích kép - đối đất và đối không, một pháo 40mm bắn nhanh và hai bệ phóng tên lửa đường ray đôi được trang bị tên lửa Harpoon do Mỹ chế tạo. Nhằm mục đích phòng không, tàu được bổ sung tên lửa phòng không vác vai SA-7.

Tuy nhiên, hai cuộc tấn công đầu tiên vào các giàn khoan chỉ thành công ở mức độ vừa phải. Trong Chiến dịch Kafka vào ngày 28/10, Paykan đảm nhận nhiệm vụ phòng không trong khi Joshan tập trung bắn phá al-Omayah và Gordouneh - pháo kích al-Bakr. Mặc dù các tàu chiến của Iran đã né được tên lửa chống hạm của Iraq bắn ở tầm xa và bắn hạ 3 máy bay chiến đấu của Iraq, pháo của họ bắn các giàn khoan dầu đã quá nóng mà không thể ngừng hoạt động.

Một cuộc tấn công tiếp theo ba ngày sau (Chiến dịch Ashkan) cũng có kết quả tương tự - mặc dù bị hư hỏng, các bệ và giàn radar có giá trị tỏ ra quá kiên cường trước các khẩu pháo 3 inch của tàu. Cuối tháng 11, pháo binh Iraq đã bắn phá bến dầu Abadan của Iran, làm giảm một nửa sản lượng nhiên liệu của Tehran. Bị ảnh hưởng bởi sự khó khăn về kinh tế, người Iran nhận ra rằng, Iraq thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn trước các cuộc tấn công như vậy.

Chiến dịch “Ngọc trai”

Rút kinh nghiệm thành công của Iraq trong việc chống đỡ các lực lượng trên không và trên biển, Lục quân, Hải quân và Không quân Iran đã ấp ủ một kế hoạch đầy tham vọng hơn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn. Trong Chiến dịch Morvarid (Pearl - Ngọc trai), họ không chỉ hy vọng loại bỏ các radar của Baghdad mà còn cả cơ sở hạ tầng dầu mỏ quan trọng của Iraq. Họ cũng hy vọng sẽ tiêu diệt Hải quân Iraq trong quá trình này.

Chiến dịch bắt đầu vào ngày 28/11 với cuộc tấn công nghi binh của các máy bay phản lực F-5 và F-4 của Iran vào căn cứ không quân Basra của Iraq trong khi Joshan và Paykan tiếp tục bắn phá hai sân bay. Khi hai tàu tên lửa Osa II của Iraq nặng 235 tấn phóng tên lửa P-15 Termti tầm xa, các tàu Iran đã né tránh thành công trước khi điều động tàu bằng tên lửa Harpoon đáng tin cậy hơn của họ, tham chiến.

{keywords}
Các máy bay F-14 Tomcat có nhiệm vụ che chắn trên không cho các lực lượng tham gia chiến dịch. Nguồn: internet

Sau đó, vào rạng sáng ngày 29/11, máy bay trực thăng AH-1J Cobras, Bell 214 và CH-47C Chinook của Iran độ bộ xuống khu vực giàn khoan cùng với các pháo hạm AH-1J Sea Cobra. Một máy bay tác chiến điện tử EC-130 bay trên đầu, gây nhiễu bất kỳ tín hiệu báo động nào. Trong khi các thủy thủ Sea Cobra được trang bị kính nhìn đêm bắn phá sàn tàu bằng pháo 20mm, lính đặc nhiệm Iran đổ bộ từ trực thăng đã loại bỏ hầu hết quân phòng thủ Iraq trong một cuộc đọ súng ngắn.

Đặc nhiệm Iran sử dụng tên lửa vác vai bắn hai máy bay phản lực của Iraq, sau đó, triển khai một số lượng lớn chất nổ và mìn, biến cơ sở dầu mỏ và căn cứ radar cảnh báo sớm của Iraq thành biển lửa, trong khi chỉ bị thương vong 12 người. Họ rút lui trên 6 thủy phi cơ. Vào thời điểm đó, các tàu tên lửa Osa của Hải quân Iraq và tàu phóng lôi P-6 dài 25 mét đã lao đến hiện trường, tìm cách trả thù cho việc phá hủy giàn khoan. Các tàu tên lửa của Iran thiếu đạn, đã cố gắng sử dụng các giàn khoan dầu bị đắm để che chắn trước hàng loạt tên lửa của Iraq.

Mọi thứ đã trở nên rối ren trong không trung khi các phi đội máy bay ném bom chiến đấu hai động cơ MiG-23BN và máy bay đánh chặn MiG-23MF lao vào các trận chiến cùng với trực thăng hải quân Super Frelon do Pháp chế tạo được trang bị tên lửa Exocet. Paykan đã né được một số tên lửa trước khi nhận được một cú trời giáng bởi một tên lửa Termit nặng 5.700 pound phát nổ gần đó. Tuy nhiên, khẩu pháo của nó đã hạ được một máy bay cường kích phản lực Su-22 hạng nặng đang lao vút trên đầu; sau đó, bắn tên lửa Harpoon cuối cùng của mình và đánh chìm một tàu khác của Iraq, nhưng bị trúng tên lửa do một trực thăng Iraq phóng.

Bộ Tư lệnh Hải quân Iran từ chối yêu cầu rút lui từ các chỉ huy tàu, vì nhiệm vụ của họ là hạ gục Hải quân Iraq để Không quân Iran phát huy sức mạnh. Máy bay phản lực F-4 Phantom xuất kích để giải cứu Paykan và nhanh chóng đánh chìm ba tàu phóng lôi P-6 bằng tên lửa Maverick. Cuối ngày hôm đó, một biệt đội Hải quân Iraq từ Umm Qasr bao gồm một tàu đổ bộ và ba tàu tuần tra nhỏ đã bị tiêu diệt bởi một cuộc tấn công khác của máy bay Phantom.

{keywords}
Cường kích F-4 Phantom có nhiệm vụ đánh bom tàu và các cơ sở dầu mỏ Iraq. Nguồn: internet

F-4 Phantom và F-5 Freedom Fighter đã tấn công Basra, hạ gục các khẩu đội tên lửa phòng không có thể cản trở cuộc tấn công đường không, đồng thời phá hủy thêm một số tàu thuyền và máy bay trực thăng Frelon. Tuy nhiên, sự can thiệp của họ quá muộn đối với Paykan đã bị hư hỏng. Hai chiếc Osa đã bắn bốn tên lửa Termit ở cự ly ngắn, các đầu đạn nặng ngàn cân của chúng cuối cùng cũng tiêu diệt được con tàu chiến đầy vết sứt méo.

Trong khi đó, một trận không chiến đã nổ ra giữa các máy bay chiến đấu MiG và Phantom được hỗ trợ bởi các máy bay chiến đấu F-14 Tomcat tiên tiến với các radar AWG-9 mạnh. Số liệu về hai bên đã bắn hạ bao nhiêu máy bay rất khác nhau. Iran đã mất từ ​​một đến ba chiếc Phantom do hỏa lực mặt đất và các máy bay MiG. Khoảng sáu chiếc MiG-23 đã bị phá hủy bởi cả Phantom và tàu tên lửa, và một chiếc MiG bị Tomcat bắn hạ khi phi công Iraq thực hiện một cuộc tấn công Joshan.

Kết cục bất ngờ

Để đổi lấy việc đánh chìm tàu ​​Paykan, Hải quân Iraq đã mất 5 tàu tên lửa Osa và 4 tàu phóng ngư lôi P-6 - khoảng 80% sức mạnh của hải quân nước này. Đáng kể hơn, việc mất các giàn khoan bến cảng đã làm giảm sản lượng dầu của Iraq xuống chỉ còn 17% so với sản lượng trước chiến tranh - từ 3,25 triệu xuống chỉ còn 550.000 thùng/ngày. Khi đã lao sâu vào cuộc xâm lược Iran, Hussein đã phải vay những khoản vay khổng lồ từ các quốc gia Ảrập láng giềng để mua số lượng lớn thiết bị quân sự để tiếp tục cuộc chiến.

Tuy nhiên, 8 năm sau, bản thân Hải quân Iran đã chứng kiến ​​phần lớn sức mạnh chiến đấu của mình bị phá hủy bởi Chiến dịch Bọ ngựa (Operation Praying Mantis) của Hải quân Mỹ và điều trớ trêu và mỉa mai là nhiều chi tiết giống Chiến dịch Morvarid đã lặp lại. Các tàu mặt nước của Hải quân Mỹ đã bắn phá hai giàn khoan dầu của Iran được sử dụng làm căn cứ quân sự và radar; cả hai đều bị tập kích bởi lính đặc nhiệm từ trực thăng và sau đó bị phá hủy, Không quân Mỹ sau đó đã đánh chìm phần lớn các tàu chiến của Hải quân Iran, bao gồm cả chiếc Joshan thiện chiến từng “vào sinh ra tử”.

Xem thêm tin tức quân sự trên VietNamNet

Theo VOV

Thất bại của chiến dịch “Hoa nhung tuyết” trên triền núi Kavkaz

Thất bại của chiến dịch “Hoa nhung tuyết” trên triền núi Kavkaz

Thất bại trong chiến dịch Hoa nhung tuyết đã đánh dấu sự phá sản kế hoạch Blau nhằm bóp chết Hồng quân Liên Xô của phát xít Đức.

" alt="Bí ẩn trận không" width="90" height="59"/>

Bí ẩn trận không

 - Sau tin rúng động được tờ The Sunday Times đăng tải, Chính phủ Anh đã lệnh cho Cơ quan phòng chống doping của nước này làm một cuộc điều tra khẩn cấp.

Thể thao xứ sương mù có ngày cuối tuần dậy sóng, khi tờ The Sunday Times loan đi tin động trời, hàng loạt VĐV dính dáng đến việc sử dụng chất cấm.

Cụ thể hơn, một bác sĩ có tên Mark Bonar tại London, trong 6 năm qua, đã bào chế đơn thuốc doping cho khoảng 150 VĐV thể thao, trong đó có các cầu thủ ở giải Ngoại hạng Anh, gồm Arsenal, Chelsea, Leicester. Bên cạnh đó là một số cái tên ở lĩnh vực xe đạp, quần vợt, quyền Anh,...

{keywords}

Sau scandal của Sharapova, đến lượt thể thao Anh dậy sóng

Trước thông tin gây sốc này, Bộ trưởng Bộ Văn Hoá - Truyền thông và Thể thao Anh, John Whittingdale, phát biểu với BBC: "Tôi bị sốc và lo ngại sâu sắc trước những cáo buộc. Tôi đã yêu cầu có một cuộc điều tra độc lập khẩn cấp về việc này".

Trong khi đó, cả Arsenal, Chelsea lẫn Leicester đều một mực phủ nhận, cho rằng The Sunday Times đưa tin hoàn toàn thiếu cơ sở.

"Những tuyên bố của The Sunday Times đưa ra là sai và hoàn toàn không có cơ sở. Chelsea chưa bao giờ sử dụng các dịch vụ của bác sĩ Bonar và cũng không có thông tin hay hồ sơ của bất cứ cầu thủ nào của chúng tôi sử dụng dịch vụ của ông ta.

Cầu thủ Chelsea thường xuyên được kiểm tra chặt chẽ bởi các cơ quan liên quan", đội bóng áo xanh phản pháo sau khi có tin cựu bác sĩ thể lực Rob Brinded đã "hợp tác" với Bonar.

Pháo thủ cũng lên tiếng: "Arsenal vô cùng thất vọng với những tuyên bố sai sự thật và vô căn cứ của The Sunday Times. Đội bóng chúng tôi luôn tuân thủ những quy định về doping một cách nghiêm túc. Cầu thủ của chúng tôi cũng nhận thức rõ vấn đề".

Và đội bóng đang bay cao ở NH Anh của Ranieri cũng phản ứng tương tự đồng thời khẳng định, luôn tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các quy tắc và quy định chống doping.

L.H

Hậu El Clasico: Siêu nhân Ronaldo đã trở lại" alt="Sao Arsenal, Chelsea bị nghi dùng doping, Chính phủ Anh ra tay" width="90" height="59"/>

Sao Arsenal, Chelsea bị nghi dùng doping, Chính phủ Anh ra tay

Nhưng thay vì theo học tại Đắk Nông, Hoàng Nguyên lại quyết định đăng ký vào Trường THPT Chuyên Nguyễn Du tại Đắk Lắk – nơi cách nhà hơn 100km.

“Em ấn tượng với sự sôi nổi của các phong trào ngoại khóa và sự năng động của học sinh tại đây. Ngoài ra, trường cũng có hai câu lạc bộ về hùng biện và thiện nguyện – giáo dục mà em rất yêu thích. Vì thế, em đã thuyết phục bố mẹ đồng ý với quyết định này”.

Bố mẹ của Nguyên vốn là giáo viên Ngữ văn bậc THPT tại Đắk Nông. Dù còn nhiều băn khoăn, nhưng cả hai vẫn tôn trọng lựa chọn của con.

Suốt 3 năm học tập dưới mái trường này, với Hoàng Nguyễn, đã mở ra cho em rất nhiều cơ hội về ngoại khóa và học thuật.

Nguyễn Hoàng Nguyên là học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk)

Yêu thích tranh biện, Hoàng Nguyên bắt đầu tham gia vào câu lạc bộ của trường. Đến năm lớp 11, Nguyên trở thành chủ tịch câu lạc bộ tranh biện, đồng thời cũng là người sáng lập ra giải “Tranh biện mở rộng Tây Nguyên”. Trong năm đầu tiên, giải thu hút 150 học sinh đến từ hơn 15 tỉnh thành khác nhau tham gia.

Hoàng Nguyên cho biết, mặc dù ở Việt Nam, các giải tranh biện thường được tổ chức rất nhiều nhưng lại có rất ít sân chơi dành cho những người mới bắt đầu. Vì vậy, mong muốn của em khi tổ chức giải này là hướng đến những đối tượng ấy.

Nguyên cũng mời giám khảo là những chuyên gia em từng gặp trong các cuộc thi tranh biện để đánh giá chất lượng đề và tham gia vào các buổi huấn luyện chuyên môn.

Ngoài tranh biện, vì yêu thích mảng kinh tế và cũng mong muốn theo đuổi chuyên ngành này ở bậc đại học, Nguyên đã dành nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu. 

Từng không ít lần chật vật với các khái niệm, nguyên lý về kinh tế học, trong khi bộ môn học này chưa xuất hiện trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, Nguyên mong muốn có thể đem những mảng nội dung ấy đến gần hơn với những học sinh có cùng sở thích.

Thời điểm là trưởng ban chuyên môn của Tổ chức giáo dục Kinh tế trẻ GlobEcom, Hoàng Nguyên cùng nhiều bạn trẻ đã xây dựng chiến dịch WikiEcon – nơi cung cấp các bài viết xoay quanh kiến thức thuộc lĩnh vực kinh tế.

Trong vòng 2 tháng, nhóm đã dịch hơn 300 bài viết Wikipedia từ tiếng Anh sang tiếng Việt về chủ đề kinh tế học. Đây cũng trở thành một kênh tham khảo cho những học sinh Việt Nam đang cần tìm kiếm nguồn thông tin cơ bản về kinh tế.

Đến năm lớp 11, Hoàng Nguyên quyết định thử sức nộp hồ sơ vào trường GHIS - một ngôi trường nội trú quốc tế ở Israel. Nguyên xem đây là bước “chạy đà” để nộp hồ sơ vào đại học Mỹ.

“Do ngôi trường GHIS dạy theo chương trình Tú tài quốc tế IB, nếu đỗ vào trường, cơ hội đến Mỹ của em sẽ rộng mở hơn vì các trường Mỹ đánh giá rất cao chương trình này. Em đã tự tìm hiểu các bước và làm hồ sơ, không ngờ lại trúng tuyển”, Nguyên nói.

Cậu học sinh Đắk Nông năm ấy giành được suất học bổng trị giá 42.000 USD và sẽ sang Israel học trong vòng 2 năm. Tuy nhiên sau đó, vì lý do gia đình, Nguyên đành gác lại suất học bổng này và tiếp tục theo học bậc phổ thông ở Việt Nam.

“Nếu tài chính hạn hẹp, cần phải có chiến lược rõ ràng”

Quãng thời gian sau đó, Nguyên tiếp tục tham gia các cuộc thi để củng cố cho bộ hồ sơ du học.

Tại cuộc thi Olympic Kinh tế Việt Nam, Nguyên vượt qua 3.000 thí sinh khác để trở thành một trong 5 thành viên của đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Kinh tế học quốc tế. Nam sinh sau đó đã giành được Huy chương Đồng. 

Ngoài ra, Nguyên còn là Á quân của Kỳ thi Olympic Toán học thế giới Pangea (PMW), từng giành nhiều huy chương ở bộ môn tiếng Anh.

Năm 2022, Nguyên đem mô hình hỗ trợ du học, giúp tối ưu hóa chi phí tham gia cuộc thi Young Tycoons Business Challenge, sau đó lọt vào top 0,25% thế giới.

Với bảng hồ sơ dày đặc thành tích, Hoàng Nguyên quyết định nộp đơn vào một số đại học của Mỹ, Singapore và Tây Ban Nha.

Đa dạng hóa lựa chọn bằng việc đăng ký thêm nhiều nước khác ngoài Mỹ, Nguyên lý giải: “Bố mẹ em đều là giáo viên. Do đó, số tiền gia đình có thể đóng góp nếu em đi du học Mỹ cũng khá khiêm tốn. Không có học bổng, việc du học của em hoàn toàn không thể. Thậm chí, nếu chỉ nhận được học bổng một phần, số còn lại cũng là gánh nặng rất lớn đối với gia đình em”.

Tuy nhiên, Nguyên cũng cho rằng, dù “apply” các trường ngoài Mỹ sẽ có nhiều cơ hội hơn, nhưng việc giành học bổng toàn phần thường khá khó khăn do các nước chủ yếu hỗ trợ sinh viên quốc tế khoảng 30 – 50% học phí.

“Khi tìm kiếm các trường ở Mỹ, em thường tìm hiểu khá kỹ về yếu tố tài chính. Các trường thường áp dụng một số chính sách tuyển sinh khác nhau, trong đó phổ biến chính sách“need-blind”(không cân nhắc đến khả năng đóng góp của ứng viên) và “need-aware”(xem xét đồng thời chất lượng hồ sơ và điều kiện tài chính của ứng viên).

Với những trường “need-aware”, mức tài chính đóng góp dưới 15.000 USD là đáng báo động và gây bất lợi cho học sinh quốc tế”.

Lần lượt nhận được thư từ chối hoặc rơi vào danh sách chờ kết quả của các trường Mỹ, Hoàng Nguyên từng hụt hẫng, dần mất hy vọng.

Tuy nhiên, ngôi trường cuối cùng thông báo kết quả - Đại học Duke (nằm trong top 25 thế giới) - đã chấp thuận hồ sơ của Nguyên và sẵn sàng cấp cho em học bổng toàn phần, bao gồm cả sinh hoạt phí, vé máy bay... Năm nay, Đại học Duke nhận gần 50.000 hồ sơ, nhưng chỉ chọn ra hơn 2.000 ứng viên vào trường.

“Kết quả này rất bất ngờ. Trước đó, em cũng từng biết có người bị tới 18 trường từ chối và chỉ được nhận vào 2 trường, nhưng một trong số đó lại là Đại học Princeton, ngôi trường top đầu của Mỹ”.

Việc nộp hồ sơ vào đại học Mỹ hiện nay, theo Nguyên đánh giá, khá “may rủi”.

“Ban tuyển sinh không chỉ đánh giá dựa trên năng lực mà còn quyết định bởi nhiều yếu tố mà ứng viên không thể kiểm soát được, ví dụ: Bố mẹ bạn từng học ở trường này hay không? Các bạn có phải là vận động viên hay không? Bố mẹ các bạn có khả năng đóng góp tài chính cho trường hay không?...

Thậm chí, nhiều thầy cô trong hội đồng tuyển sinh từng nói rằng, nhiều lúc họ từ chối một hồ sơ không phải vì bộ hồ sơ đó yếu mà là đã trùng lặp với hồ sơ trước đó”.

Vì thế, Hoàng Nguyên cho rằng, khi nộp hồ sơ Mỹ, điều quan trọng nhất, ứng viên cần phải có niềm tin vào bản thân. 

“Các bạn thường dễ mất niềm tin vào năng lực của mình nếu chẳng may bị đánh trượt. Bản thân em cũng từng như thế. Em đã đặt rất nhiều câu hỏi rằng: Mình đã có đủ tốt hay chưa? Mình đang thiếu những điều gì?...

Nhưng thực tế, rất khó đánh giá toàn diện một người chỉ qua một bài luận, vài hoạt động ngoại khóa hay thành tích học thuật. Cho nên, điều quan trọng nhất là phải chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng đối mặt, không bao giờ mất niềm tin vào bản thân”, Hoàng Nguyên nói.

Bài luận 'lạ' giúp nữ sinh 17 tuổi trúng học bổng Mỹ 6,2 tỷ đồng

Bài luận 'lạ' giúp nữ sinh 17 tuổi trúng học bổng Mỹ 6,2 tỷ đồng

Hà An, nữ sinh 17 tuổi, giành học bổng của 16 trường đại học ở Mỹ. Trong đó, em đã chinh phục học bổng trọn gói 4 năm, trị giá 6,2 tỷ đồng của Trường ĐH Agnes Scott College." alt="Chàng trai miền núi giành học bổng vào đại học top đầu thế giới" width="90" height="59"/>

Chàng trai miền núi giành học bổng vào đại học top đầu thế giới