. Nhiều lúc em có ý nghĩ mong cho má gặp được ai đó có thể thay thế ba, lo toan, yêu thương má, thông cảm, dìu dắt chúng em.</p><p>Em quyết định nói thẳng quan điểm là không chấp nhận ông ta thì má nói: )
- Con tham gia, góp ý thì má coi thường, coi là trẻ con. Ông ta bước vào gia đình mình thì sẽ không thể có chúng con. Má hãy nghĩ kỹ đi: hoặc là có chúng con, hoặc là có ông ấy, chứ không thể...
Em chưa nói hết câu thì má mắng át và cho rằng em chưa hiểu gì về ông ta. Rồi em và má cứ lòi qua tiếng lại. Cuối cùng bà cũng chẳng úp mở:
- Thôi, má cũng chẳng muốn giấu các con nữa. Những năm qua, từ khi ba qua đời, không có ông ấy, làm sao má nuôi nổi các con trong khi lương giáo viên của má quá thấp. Các con đã ăn học đàng hoàng, không thiểu thứ gì là nhờ ông ấy giúp đỡ. ông thương má con mình, lại sống độc thân từ lâu. Má sẽ gắn bó với ông ấy phần đời còn lại.
Em thấy đến lúc này má mới bộc lộ ý nghĩ thật và không coi em là con nít nữa nên đã thẳng thắn tranh luận, vẫn giữ quan điểm không muốn ông ấy xuất hiện. Má nói rất nhiều, chủ yếu kể về hoàn cảnh và những điểm tốt của người đàn ông kia. Em phần nào nguôi bớt nỗi bức xúc, nhưng vẫn chưa thể yên tâm. Má kể ông ta góa vợ, có hai con đã lớn, người học nước ngoài, người đã về nhà chồng. Em quyết định sẽ "bí mật" đi tìm hiểu để biết rõ về ông ta. Và sau một thời gian ngắn, qua nhiều nguồn có thể tin cậy, em đã biết rõ: ông tên Lợi, từng là giám đốc một công ty nhà nước, nhưng không hiểu vì lý do gì đã xin về nghỉ hưu trước tuổi để mở công ty tư nhân.
Ông ta và vợ ly hôn, chứ không phải góa vợ như lời má em nói. Người ta nói rằng lúc đương chức, ông Lợi mắc tội gì đó nên bị kỷ luật, mới xin nghỉ. Và bị vợ bỏ đúng thời điểm này. Em nói chuyện này với má xem bà có biết rõ không, hay bị ông ta gạt thì bà cho biết chính ông đã kể rõ ngọn ngành mọi chuyện, không giấu điều gì. Biết rõ, bà càng cảm thông và muốn chia sẻ với ông. Như vậy, má em đã cho rằng ông Lợi là người tốt nên quyết tâm gắn bó. Sau lần ấy, em không có ý định ngăn cản má, đã nói với em trai là chấp nhận mọi quyết định của má và cố gắng nghĩ tốt về ông Lợi.
 |
Ảnh minh họa |
Cuộc sống của 3 má con em cứ trôi đi như thế, êm ả, bình lặng. Thỉnh thoảng ông Lợi xuất hiện, luôn mua quà, khi thì trái cây, lúc bánh ngọt, có lần thịt quay, gà mổ sẵn. Và ông đã ở lại ăn cơm cùng má con em. Hình như nghe theo lời má góp ý, ông đã gần gũi, chuyện trò, tỏ ra tâm lý hơn với bọn em. Má có vẻ vui. Ông đang lên kế hoạch đưa cả nhà đi chơi xa vào 2 ngày nghỉ cuối tuần thì bỗng xảy ra một sự việc, em thấy vô cùng khó xử; không biết có nên cho má biết?
... Hôm ấy, như thường lệ, vào lúc 17 giờ, ông Lợi đến. Chỉ có một mình em ở nhà, đứa em trai đi học thêm đến tối mới về. Má em có việc gì đó ở trường, điện thoại về nói nếu đói cứ ăn cơm trước, phải sau 18 giờ mới xong việc.
Em vào bếp nấu cơm và nói ông Lợi ngồi uống nước chờ. Nhưng ông đã chủ động vào bếp với em. Em rất ngại vì đang mặc bộ đồ ở nhà (áo cóc tay khoét rộng cổ, quần soóc, lại không mặc áo lót ở trong). Không muốn ông vào bếp khiến em mất tự nhiên, mà thay quần áo khác thì rất nóng, khó chịu. Em nhạy cảm thấy ông ta cứ muốn xán đến gần và nhìn chòng chọc vào ngực, đùi em - cái nhìn không bình thường của những người đàn ông có máu... khiến phụ nữ chúng em rất ghét. Em đành nói khéo để ông trở ra phòng ngoài ngồi:
- Có thể má cháu sắp về, thấy bác vào bếp thế này lại trách cháu không biết pha nước mời khách.
- Nhưng bác có phải là khách đâu. Cháu yên tâm đi, má cháu sẽ rất vui khi thấy bác cháu mình cùng làm bữa.
Có thể là như thế. Nhưng em vẫn mặc thêm chiếc áo khác ra ngoài và thay chiếc quần soóc. Sau đó, ông Lợi đã trở ra ngoài ngồi đọc báo. Đến khi em vào buồng tắm, được một lúc, như linh cảm thấy có người nhìn mình, em mới quay ra thì phát hiện ông Lợi đã dán mắt vào cái khe cửa chỉ hẹp bằng chiếc đũa, do em vô ý đã không kéo mạnh cửa (khe cửa rất nhỏ, ở xa không thể nhìn được vào trong). Em choáng váng, mặt đỏ nhừ, người như muốn đổ sập xuống, xấu hổ vì lần đầu tiên bị kẻ khác giới nhìn cơ thể khỏa thân của mình chỉ là một phần, điều tủi nhục hơn là bị giày vò bởi ý nghĩ: sao má mình lại có thể yêu và quyết định lấy một kẻ đốn mạt đến vậy?
Sau tiếng kéo lại cánh cửa rất mạnh, ông ta mới bỏ ra. Không hiểu ông đã ngắm nhìn em như vậy bao lâu rồi. Em vừa muốn gào lên, phỉ nhổ và chửi bới, nhưng lại kịp nghĩ có thể má sẽ về đúng lúc này. Ông Lợi đã lại cắm đầu vào mấy tờ báo, coi như không có chuyện gì xảy ra. Em thì lầm lũi xuống bếp dọn cơm đợi má về. Đến khi cả má và em trai về, chuẩn bị ăn cơm thì ông ta không ở lại, nói với má có việc gấp phải đi. Chỉ em mới hiểu rõ là ông ta đã bịa lý do để rút.
Nhưng những ngày sau đó, ông Lợi vẫn đến với má bình thường, như không có chuyện gì xảy ra. Ông ta nhiệt tình, lo toan cho em và đưa em trai hơn hẳn trước.
Em vô cùng bức xúc chuyện này. Em có nên nói cho má biết? Nếu nói, liệu má có tin? Hoặc tin, má sẽ bị "sốc" thì" sao? Em rất lo má đau khổ.
TS.Nguyễn Đình San Dứt khoát là em phải kể rõ với má - và chỉ riêng má, chứ chớ nói với đứa em trai. Rồi để má em tự quyết định mọi việc. Em hãy tin má em là giáo viên, sẽ biết cách thế nào là cần thiết nhất. Còn với ông Lợi, em hãy cứ xử sự bình thường, lịch sự, coi như chưa có chuyện gì xảy ra. Nhiếp ảnh gia Zun Phan Cuộc sống luôn xảy ra những điều khó tin nhưng đó là sự thật. Có những người đàn ông khi nhìn thấy một cô gái, bất kể đó là ai, họ cũng sẵn sàng thèm khát mà không cảm thấy đáng xấu hổ. Với trường hợp của bạn, chắc chắn bạn sẽ còn phải chịu nhiều cảnh tương tự như vậy và sâu xa hơn, có thể bạn sẽ bị xâm hại nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Tôi không nói rằng ông ta có ý định xấu ngay với bạn, nhưng dục vọng trong lòng con người, khi có những tác nhân kích thích, như bia rượu chẳng hạn, thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Tôi cũng không loại trừ mẹ bạn vì tình yêu mà ngu muội không tin lời con nói. Nhưng không còn cách nào khác, phải cho người trong nhà hiểu chuyện, để cùng kết hợp hoặc có thái độ rõ ràng với người đàn ông có thể sẽ bước vào gia đình bạn. Mong bạn bình tĩnh và xử lý tốt mọi việc bình an. |
(Theo CSTC)" alt="Người tình của mẹ làm em kinh hãi"/>
Người tình của mẹ làm em kinh hãi

Nếu sống trong các toà chung cư, bạn cần lưu ý khi đi thang máy trong thời điểm này. Tốt nhất, bạn không nên chạm tay vào thanh tay cầm hay dựa người vào thang máy bởi đó có thể là nơi tiếp xúc chung của rất nhiều người.
Bạn cũng cần giữ khoảng cách với người đi chung thang, không đứng quá gần hoặc chạm vào nhau. Thậm chí, nếu thang đang có đông người, nên bỏ qua lượt đi đó để đợi lượt thang sau.
Đồng thời, khi đã bước vào không gian chung, bạn cũng không nên trò chuyện dẫn đến nguy cơ bắn nước bọt vào người xung quanh.
2. Giao nhận hàng hoá
 |
Nhận hàng hóa trong mùa dịch Covid-19 cần giữ khoảng cách. |
Trong thời gian thực hiện giãn cách, để hạn chế đi lại, việc mua bán online là phổ biến với nhiều người. Tuy nhiên, người vận chuyển hàng hoá thường phải tiếp xúc với rất nhiều người ở các khu vực khác nhau nên có nguy cơ lây nhiễm cao.
Khi đi ra khỏi nhà, bạn nên mang theo chai xịt khuẩn. Xịt sau khi bạn chạm vào bất cứ đâu như nút bấm thang máy, cửa...
Khi phải tiếp xúc với người giao hàng, bạn nên thực hiện động tác giao nhận nhanh nhất có thể, nếu được thì nên thanh toán bằng hình thức chuyển khoản thay vì trả tiền mặt. Bạn cũng có thể nhắn trước người giao hàng đặt hàng ở cửa nhà để tránh tiếp xúc trực tiếp.
Sau khi nhận hàng xong, bạn nên rửa tay, vứt bỏ khẩu trang dùng 1 lần, rửa kính chắn giọt bắt, thay quần áo... rồi mới làm các công việc khác.
3. Tập thể dục trong nhà
Nếu là người có thói quen tập thể dục hằng ngày, bạn có thể khắc phục việc không được đi ra ngoài hay đến phòng tập bằng cách tập thể dục trong nhà. Bạn có thể dễ dàng tìm được các bài tập tại chỗ mà vẫn hiệu quả trên YouTube hoặc trên các ứng dụng tập thể dục miễn phí.
4. Luôn thực hiện quy định 5K
Cho dù chỉ ra khỏi nhà trong những trường hợp cần thiết như đi làm, đi chợ, hoặc di chuyển trong khu vực dân cư mình sinh sống, tất cả mọi người cũng nên có ý thức thực hiện đầy đủ quy định 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế.
Những biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh xuống mức thấp nhất có thể.
5. Giữ tinh thần lạc quan, tích cực
 |
Trồng hoa ở ban công..., giúp thư giãn. |
Cuộc sống và công việc của rất nhiều người chắc chắn đã bị xáo trộn và ảnh hưởng trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, vì mục đích chung - đẩy lùi dịch bệnh mỗi người nên cố gắng khắc phục những bất tiện cá nhân.
Cùng với các biện pháp đảm bảo an toàn, mỗi người đều nên duy trì một tinh thần lạc quan, tích cực trong thời điểm này. Khi phải ở trong nhà quá lâu, bạn có thể tìm đến các thú vui lành mạnh như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, trồng cây, dọn dẹp sạch nhà cửa... những việc làm mà trong cuộc sống bận rộn thường ngày bạn ít có cơ hội thực hiện.
Tinh thần lạc quan luôn là “liều thuốc” quý giá và quan trọng giúp mỗi người có thể vượt lên nhiều nghịch cảnh và biến cố trong cuộc sống.
Đăng Dương

Covid-19 giúp ta hiểu thêm về cuộc sống và những điều tốt đẹp
Đại dịch đặt chúng ta vào những tình huống đầy thử thách, nhưng cũng là dịp để bản thân học cách thích nghi, thay đổi theo mọi thứ và hài lòng với những gì có thể.
" alt="5 lưu ý phòng tránh Covid"/>
5 lưu ý phòng tránh Covid
Chủng virus Corona đang biến đổi không ngừng và cuộc chiến chống dịch còn nhiều cam go, nhưng những tình nguyện viên như Nguyễn Thanh Tâm (20 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, TP.HCM) và hàng nghìn người trong tuyến đầu chống dịch vẫn đang cố gắng không ngừng. Bởi họ hiểu, những nỗ lực đó có thể đổi về sinh mạng của người bệnh.00h11 phút, Thanh Tâm trở về phòng sau 14 tiếng tình nguyện trong khu cách ly tập trung tại thành phố Thủ Đức (TP. HCM).
Vừa thiếp đi được mấy phút, chàng trai quê Tiền Giang choàng tỉnh, ánh mắt hốt hoảng, không giấu phần mệt mỏi, mồ hôi trên trán vẫn còn nhễ nhại. “Cứ nhắm mắt lại là tiếng còi xe cấp cứu bên tai, mùi thuốc sát trùng thoang thoảng và hình ảnh đau đớn của bệnh nhân chập chờn hiện lên, tôi không thể chợp mắt được”. Gần 2 tuần nay chưa đêm nào Thanh Tâm có một giấc ngủ trọn vẹn. Riêng đêm nay, anh thức trắng hoàn toàn.
Ban đầu, vị trí Thanh Tâm đăng ký là ở bệnh viện dã chiến, nhưng ở đó đã đủ người nên anh chuyển sang khu vực hỗ trợ tiêm vắc xin lưu động của thành phố Thủ Đức .
 |
Thanh tâm lấy thông tin cá nhân của người dân đến tiêm Vắc xin Covid-19. |
Công việc của những tình nguyện viên như anh là điều phối trong quá trình tiêm vắc xin, đo huyết áp cho bệnh nhân, ghi chép các số liệu cụ thể, hướng dẫn bệnh nhân về phòng bệnh, dọn dẹp sắp xếp chỗ ở cho người bệnh, vận chuyển lương thực thiết yếu từ xe vào khu cách ly,...
Hơn một tháng nay anh rong ruổi khắp các địa điểm tiêm lưu động cùng những chiến hữu của mình. Công việc của nhóm Thanh Tâm phụ trách là hỗ trợ y bác sỹ lấy thông tin và điều phối người dân trong quá trình tiêm vắc xin.
Điểm tiêm chiều hôm đó là nhà văn hóa thiếu nhi Thủ Đức. Dưới cái cái nóng 36-37 độ trong bộ đồ bảo hộ y tế kín mít, mồ hôi ròng ròng như tắm, Nguyễn Thanh Tâm vẫn hoạt động như một con thoi.
Mắt không ngừng quan sát và nhắc nhở mọi người tuân thủ quy định giãn cách, nhiệm vụ của anh là đảm bảo số lượng người tiêm không bị ùn ứ bất cứ khâu nào. “Mấy hôm đầu về, cổ họng khô rát, đau, không phát nổi ra tiếng vì hô hào cả ngày và nói quá nhiều”.
 |
Thanh Tâm (ngoài cùng bên trái) cùng các bạn tình nguyện viên sau giờ tình nguyện. |
Hơn một tháng tình nguyện, tiếp xúc với y bác sỹ cùng quá trình làm việc đã giúp chàng trai miền sông nước nắm được những thông số và kỹ năng y tế cơ bản. “Ban đầu chưa biết và cũng bỡ ngỡ nhưng làm nhiều nên quen, tôi đã học được cách sơ cứu khi bị thương, các chỉ số khỏe mạnh của một người bình thường và nhiều điều thú vị khác của y học”.
Hoàn thành điểm tiêm ở trung tâm thiếu nhi Thủ Đức, đoàn xe lưu động chuyển sang điểm tiêm trung tâm thương mại Gigamall. Mỗi ngày, bình quân anh phải tiếp xúc với trên dưới 1000 người, nguy cơ tiếp xúc với F0 rất cao. Khi được hỏi có sợ không, người con miền Tây quả quyết: “Khi lựa chọn việc này, tôi đã chấp nhận mọi khó khăn, nguy hiểm rồi, chỉ có tỉnh hay ngất, không có vui hay buồn, càng tiếp cận tiêm cho càng nhiều người càng tốt”.
Những lần chứng kiến cơn đau đớn của bệnh nhân nhiễm Covid-19, Tâm cảm thấy ngộp thở và lặng người đi. Những ca trở nặng được đưa vào bệnh viện dã chiến. Họ không dùng mũi mà phải thở bằng miệng, mỗi lần “lỡ” hít thở bằng mũi thì cơn đau phổi ập đến khiến bệnh nhân quằn quại, thống khổ vô cùng. “Có bệnh nhân đã xin bác sĩ cho họ “được giải thoát” vì không chịu đựng được”.
“Nếu chỉ một lần nhìn thấy nỗi thống khổ của họ, bạn sẽ hiểu tại sao chúng tôi phải cố gắng chiến đấu từng ngày”. Trên gương mặt đầy những vết hằn sâu do thiết bị bảo hộ y tế để lại, ánh mắt người con miền Tây vẫn sáng ngời.
Trước đó, Tâm đã về nhà tránh dịch nhưng khi thấy tình hình dịch bệnh ở TP.HCM phức tạp, Tâm đã trở lại với suy nghĩ “nếu ai cũng sợ và lùi lại phía sau, thì ai sẽ tiến lên chống dịch”. Đến tận hôm nay, chàng trai 20 tuổi vẫn chưa dám báo tin cho mẹ vì sợ nơi quê nhà mẹ mình sẽ lo lắng.
 |
Sau những giờ tình nguyện vất vả, Thanh Tâm và người bạn của mình cùng trò chuyện, san sẻ áp lực vất vả và nỗi nhớ gia đình. |
Số lượng bệnh nhân ngày càng đông trong khi sức người có hạn khiến gánh nặng trong khu cách ly tăng thêm bộn phần. Mặc dù hoạt động theo nhóm và đã có sự sắp xếp, luân phiên nghỉ ngơi, nhưng kiệt sức trong quá trình tình nguyện là điều không thể tránh khỏi, thậm chí đã trở thành cảnh tượng quen thuộc.
“Không ai bắt chúng tôi làm nhiều đến vậy, nhưng khi nghĩ rằng chỉ cần chúng tôi cố gắng thêm một chút, sẽ có thêm những người bệnh được cứu chữa thì ai cũng cố gắng bằng tất cả sức lực mà mình có”.
Mới hôm qua, đang thực hiện nhiệm vụ, một bạn tình nguyện viên nữ ngất đi. Không có sự hốt hoảng hay sợ hãi, Tâm và mọi người bình tĩnh đưa người đồng đội của mình vào cáng nằm nghỉ ngơi và chăm sóc. Dưới cái nóng cùng bộ đồ bảo hộ y tế kín mít, giọng nói chàng trai trẻ ấy vẫn không giảm đi phần hào sảng và quả quyết: “chúng tôi ngất nhưng đổi lại nhiều người được sống, đáng đánh đổi lắm chứ”.
Đã 4h40 phút sáng, một đêm không ngủ, nhưng chàng thanh niên 20 tuổi vẫn giữ cho mình thói quen tập môn Muay Thái và thể hình. “Đó là cách tôi duy trì năng lượng để tiếp tục chiến đấu”.
Một trong những điều khiến Tâm cảm thấy hạnh phúc khi tham gia chiến dịch này là anh chàng đã làm quen được với một nữ sinh trường Y ở Đà Nẵng. “Những thời khắc khó khăn và mệt mỏi nhất trong khu cách ly, chúng tôi đã cùng nhau chiến đấu, sát cánh vượt qua, thấu hiểu và san sẻ những áp lực cho nhau, điều đó làm tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc và may mắn”.
Anh và nữ bác sỹ tương lai đã có với nhau một lời hẹn “đến khi dịch bệnh qua đi, cả hai sẽ gặp nhau và cùng đi du lịch tại Đà Nẵng”.
Phan Nga

Cô gái lai Việt - Thái kể chuyện chống dịch: Bị dân mắng, được dân thương
Bật khóc khi bị người dân mắng mỏ, rưng rưng xúc động khi được người dân dúi vào tay lốc sữa... - những trải nghiệm vui buồn đã giúp cô gái 19 tuổi trưởng thành và trân quý cuộc sống hơn.
" alt="Lời hẹn khi hết dịch Covid"/>
Lời hẹn khi hết dịch Covid