Dịch Covid-19 đang khiến các bệnh viện trên cả nước thiếu trầm trọng máu cấp cứu và điều trị. Người dân lo sợ dịch nên hạn chế đến các điểm hiến máu đông người. Nhiều bệnh viện phải huy động y bác sĩ hiến máu tại chỗ, song vẫn còn quá ít so với nhu cầu, không ít bệnh nhân nhập viện lâu ngày vẫn chưa có máu truyền. Trước tình trạng khan hiếm đến mức báo động, một số doanh nghiệp lớn đã vận động cán bộ nhân viên chung tay với ngành y tế đi hiến máu cứu người giữa dịch.Từ ngày 22-23/02, được sự chỉ đạo của Ban điều hành công ty Dược Hậu Giang, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên đã phối hợp với Đoàn khối Doanh nghiệp TP Cần Thơ tổ chức hoạt động hiến máu tình nguyện nhằm bổ sung nguồn máu dự trữ cho Bệnh viện Huyết học Truyền máu TP. Cần Thơ.
 |
Đoàn viên thanh niên Dược Hậu Giang cùng đoàn viên thanh niên của các doanh nghiệp tại Cần Thơ cùng tham gia hiến máu tình nguyện. |
Sáng 22/2/2020, người lao động đã gác lại công việc gia đình, vượt qua nỗi lo sợ Covid-19 đến hiến máu với mong muốn mang lại cơ hội sống cho nhiều người bệnh.
Đại diện Dược Hậu Giang cho biết, hiến máu cứu người không chỉ là nghĩa cử đẹp giàu tính nhân văn mà còn thể hiện ý thức và trách nhiệm của mỗi đoàn viên thanh niên Dược Hậu Giang khi cộng đồng cần đến sự giúp đỡ cấp bách. Mỗi người cho đi một phần máu rất nhỏ, sức khỏe không bị ảnh hưởng, nhưng với người nhận là cả “nguồn sống” mới, giúp bệnh nhân vượt qua lúc hiểm nguy.
Hiến máu nhân đạo cũng là truyền thống lâu đời của hãng dược này. Suốt 12 năm qua, “Ngân hàng máu sống Dược Hậu Giang” đã hiến hơn 3.300 đơn vị máu cho Bệnh viện Huyết học Truyền máu Cần Thơ, kịp thời cứu sống nhiều bệnh nhân. Nhờ công tác tuyên truyền tích cực của doanh nghiệp, người lao động nơi đây luôn nhận thức rõ lợi ích của một lần hiến máu có thể cứu sống 3 người, tái tạo các hồng cầu mới khỏe mạnh, giảm lượng calo dư thừa, giúp tinh thần vui vẻ, đồng thời kiểm tra sức khỏe thông qua xét nghiệm...
 |
Các bạn đoàn viên thanh niên Dược Hậu Giang luôn sẵn sàng chia sẻ những giọt máu của mình vì người bệnh. |
Năm 2020 quy trình tổ chức tiếp nhận máu giữa dịch Covid-19 khác biệt nhiều so với trước đây. Người lao động sau khi làm thủ tục đăng ký sẽ phải đo thân nhiệt, rửa nước sát khuẩn tay, sau đó mới đến các khâu khám sức khỏe sàng lọc người đủ tiêu chuẩn và xác định lượng máu hiến. Ban tổ chức cũng đã khử trùng toàn bộ khu vực hiến máu. Để hạn chế đông người, sau đó chia từng đợt theo giờ suốt 2 ngày liền cho các đơn vị lần lượt tham gia.
Anh Tuấn Tài (29 tuổi) cho biết đã có “thâm niên” 6 lần hiến máu ở doanh nghiệp. Anh chị em công nhân có phần lo ngại dịch, có người sợ kim tiêm, nhưng được công ty vận động và phổ biến kiến thức khoa học đúng đắn cũng như xây dựng quy trình lấy máu an toàn, nên ai cũng an tâm chia sẻ những giọt máu đến cộng đồng.
 |
Đại diện Ban chấp hành Công đoàn Dược Hậu Giang cũng đồng hành hiến máu cùng các bạn Đoàn viên thanh niên. |
Trước đó, Dược Hậu Giang cũng tặng máy đo thân nhiệt trị giá 1,9 tỷ đồng cho sở y tế tỉnh nhà; hơn 35.000 sản phẩm tăng sức đề kháng cho cán bộ y tế và người bệnh trên cả nước. Mỗi người một hành động nhỏ nhưng sự chung tay của tập thể doanh nghiệp lớn sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa rất lớn trong cộng đồng, truyền đi năng lượng tích cực cho toàn xã hội trong mùa dịch.
Doãn Phong
" alt=""/>Dược Hậu Giang hiến máu tình nguyện giữa dịch Covid
, đã đặt chân đến Đài Bắc lần đầu hôm 15/5. Hơn một năm rưỡi trước đó, anh ở Bangalore (Ấn Độ). Steven đến Đài Loan khi cảnh báo Covid-19 tại đó đã được tăng cường gần đây, và phải trải qua một thời gian cách ly ở nơi cách nhà anh ta hàng trăm cây số. Nhưng tình hình vẫn tốt hơn ở Ấn Độ.</p><p>)
Ấn Độ đang hứng chịu một trong những đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca tử vong trung bình hàng ngày đã vượt qua con số 4.000 trong tuần vừa rồi. Số ca nhiễm trung bình tăng từ khoảng 12.000 hồi tháng 3 lên hơn 400.000 một ngày trong tháng này.
Ngoài thiệt hại lớn về người, đại dịch đang gây ra sự hỗn loạn cho các công ty Đài Loan ở Ấn Độ - những người đang hy vọng xây dựng một cơ sở sản xuất thay thế cho Trung Quốc.
Vào ngày 10/5, Đài Loan đã đưa ra thông điệp khuyến khích người dân rời khỏi Ấn Độ do tình hình Covid-19 ngày càng tồi tệ. Giống như công ty của Steven, nhiều nhà cung cấp công nghệ Đài Loan đã làm theo.
Foxconn, có cơ sở sản xuất ở Ấn Độ, cũng nằm trong số đó. Hãng đã điều động một máy bay phản lực Gulfstream đưa khoảng 10 nhân viên Đài Loan hồi hương từ Chennai vào tối 12/5 và cho biết họ sẽ cố gắng giúp nhiều nhân viên bay trở lại Đài Loan hoặc Trung Quốc đại lục theo yêu cầu, công ty nói với Nikkei Asia.
Một người có hiểu biết trực tiếp về công ty này cho Nikkei biết: "Các giám đốc điều hành Foxconn họp bàn về tình hình phức tạp ở Ấn Độ hàng ngày. Tình hình tồi tệ hơn ở đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất, nhưng không có gì quan trọng hơn sự an toàn của nhân viên".
Foxconn là một trong những nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn đầu tiên hưởng ứng sáng kiến "Make In India" của Thủ tướng Narendra Modi vào năm 2015. Công ty có các nhà máy ở Andhra Pradesh và Tamil Nadu, cung cấp sản phẩm cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh và TV thông minh như Xiaomi cho thị trường địa phương. Họ cũng sản xuất iPhone cho Apple tại đây.
"Quy mô sản xuất iPhone ở Ấn Độ vẫn còn tương đối nhỏ. Chúng tôi luôn có thể nhanh chóng điều chỉnh năng lực của mình ở Trung Quốc, nơi Covid-19 đang được kiểm soát tương đối tốt, để bù đắp cho lượng bị hụt ở Ấn Độ", người này nói .
 |
|
Wistron, một nhà lắp ráp iPhone nhỏ hơn, có cơ sở sản xuất ở Bangalore, trong khi Pegatron, nhà lắp ráp iPhone lớn nhất sau Foxconn, đang xây dựng cơ sở sản xuất Ấn Độ đầu tiên ở Chennai và dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất một lượng nhỏ trước cuối năm nay. Theo Nikkei, Luxshare của Trung Quốc, một đối thủ mới nổi của Foxconn, bắt đầu lắp ráp iPhone vào cuối năm ngoái, cũng đang xây dựng một nhà máy ở Chennai.
Ấn Độ đang trên đà trở thành trung tâm sản xuất iPhone lớn nhất của Apple bên ngoài Trung Quốc, nhờ được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh trong vài năm qua.
Nhưng đợt bùng phát Covid-19 mới, cùng với những thách thức khác như các quy định phức tạp của địa phương và những khó khăn trong môi trường quản lý, đang làm các nhà đầu tư nản lòng.
Một giám đốc điều hành của Holtek Semiconductor, nhà phát triển chip vi điều khiển Đài Loan có văn phòng tại Ấn Độ, chỉ ra một số thách thức tại đây: "Môi trường đầu tư ở Ấn Độ vẫn là một điểm yếu lớn, hệ thống y tế và cơ sở hạ tầng còn tụt hậu, cộng với tình hình Covid-19 thực sự đau đầu. Đây từng là một thị trường mà chúng tôi hy vọng sẽ tập trung vào và mở rộng, nhưng sau một vài năm, chúng tôi cảm thấy rằng việc mở rộng ở đó không dễ dàng do vấn đề hạ tầng ... Tôi sẽ đề nghị những người không có nhu cầu mở rộng ở Ấn Độ ngay lập tức cân nhắc lại, nếu họ đang hướng tới Ấn Độ".
Giám đốc điều hành Holtek cho biết, 2 trong số 6 nhân viên của công ty này tại văn phòng Ấn Độ đã nhiễm Covid-19 rồi phục hồi. Tại Trung Quốc, nơi công ty của ông sử dụng hàng trăm lao động, các nhà phân phối của ông sử dụng tới hàng nghìn lao động, thì "không ai bị nhiễm virus".
Các nhà phân tích cho rằng, còn quá sớm để nói liệu sự gián đoạn Covid-19 có ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn của các công ty hay không.
Eric Tseng, Giám đốc điều hành kiêm chuyên gia phân tích chính của Isaiah Research cho biết: "Theo kết quả khảo sát chuỗi cung ứng của chúng tôi, tình trạng Covid-19 nghiêm trọng ở Ấn Độ có thể kéo dài hoặc trì hoãn kế hoạch mở rộng của một số công ty công nghệ. Tuy nhiên, rất nhiều công ty công nghệ đã lên kế hoạch đầu tư vào Ấn Độ vì thuận theo mong muốn của khách hàng. Họ thực hiện những kế hoạch đó cho mục đích chiến lược dài hạn. Nhưng tất cả các khoản đầu tư này đều phải được cân nhắc các yếu tố địa chính trị và kinh tế".
Ngoài Ấn Độ, Việt Nam và Đài Loan cũng được xem là đang hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khiến nhiều nhà sản xuất công nghệ chuyển một phần công suất khỏi Trung Quốc đến đó trong ba năm qua. Những cái tên tiêu biểu là Foxconn, Pegatron và Wistron, cũng như nhà sản xuất máy tính quan trọng của Google và MacBook, Quanta Computer cùng với nhà sản xuất Apple Watch - Compal Electronics.
Các nhà sản xuất hợp đồng mới nổi của Trung Quốc đại lục, như Luxshare và GoerTek, cũng đang tích cực xây dựng năng lực sản xuất của họ tại Việt Nam và Ấn Độ theo yêu cầu của Apple và các khách hàng khác.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 mới. Bắc Giang - một trong những trung tâm sản xuất hàng công nghệ đang phát triển mạnh ở Việt Nam - gần đây đã tạm dừng hoạt động tại 4 khu công nghiệp. Các nhà lắp ráp như Foxconn, Luxshare Precision Industry và GoerTek đều có cơ sở sản xuất tại tỉnh này.
Foxconn xác nhận với Nikkei Asia rằng các nhà máy của họ ở Bắc Giang - thuộc sở hữu của công ty con - đã tạm thời đóng cửa theo yêu cầu của chính quyền địa phương, trong khi các nhà máy ở tỉnh Bắc Ninh thì vẫn mở.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã có những động thái rất quyết liệt để giải quyết tình hình. Mới đây, trong cuộc họp với Ban chỉ đạo, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cho biết địa phương này đang phối hợp với Bắc Giang để có phương án đảm bảo hoạt động, tránh chuỗi đứt gãy sản xuất của các tập đoàn lớn, đa quốc gia để đảm bảo thực hiện "mục tiêu kép", vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng điều quan trọng hàng đầu là tỉnh phải rà soát từng doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, những doanh nghiệp bảo đảm đủ điều kiện an toàn dịch bệnh thì được phép quay lại sản xuất, nhất là những doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng sản phẩm cho các tập đoàn lớn, đa quốc gia như Samsung.
(Theo Nhịp sống kinh tế)

Foxconn sẽ sản xuất Macbook, iPad của Apple tại Bắc Giang
Nhà máy Fukang Technology của Foxconn tại KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang sẽ sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay, quy mô công suất khoảng 8 triệu sản phẩm/năm.
" alt=""/>Các nhà lắp ráp iPhone, Macbook chật vật vì Covid