- Xung quanh câu chuyện tuyển dụng viên chức ngành giáo dục đào tạo của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có một số tình tiết đáng chú ý.Ký hợp đồng ngắn hạn với hơn 260 giáo viên trượt xét tuyển
Tại buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh ngày 15/5 về vệc xét tuyển viên chức ở huyện Yên Phong, ông Nguyễn Nhân Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất sẽ ký hợp đồng có thời hạn (dưới 12 tháng) với hơn 260 giáo viên trượt xét tuyển viên chức vừa qua.
 |
Trường THCS Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nơi có 22/37 giáo viên hợp đồng. Kỳ tuyển dụng viên chức vừa qua chỉ có 4/22 người trúng tuyển. (Ảnh: Văn Chung). |
Ông Chiến cho biết, về lâu dài, sẽ không ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, mà chỉ cho phép ký hợp đồng lao động ngắn hạn (dưới 12 tháng) để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
Đồng thời, thống nhất tuyển dụng viên chức đối với ngành giáo dục bằng hình thức thi tuyển, không xét tuyển; trong đó, bộ đề thi do Sở Nội vụ chuẩn bị, các huyện thành lập hội đồng thi và tỉnh thành lập Ban chỉ đạo để kiểm tra, giám sát thi tuyển.
Đối với tuyển đặc cách, Ủy ban Nhân dân tỉnh đề xuất, người đang hợp đồng lao động có 36 tháng trở lên (hợp đồng lâu năm) đạt thành tích xuất sắc trong quá trình công tác (đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh, chiếc sỹ thi đua…) tỉnh sẽ xem xét, xét đặc cách căn cứ thâm niên công tác, thành tích đạt được, lấy từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu, số còn lại tiếp tục ký hợp đồng có thời hạn (dưới 12 tháng) chờ có chỉ tiêu sẽ cho thi tuyển tiếp.
Tỉnh sẽ dự phòng một số biên chế đề phòng tình huống luân chuẩn giáo viên và tuyển thẳng đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường có thành tích xuất sắc theo chủ trương thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh.
Chấm điểm không “rọc phách”
Mặc dù lãnh đạo tỉnh khẳng định sự việc khách quan, không có tiêu cực, nhưng một số tình huống phát sinh cho thấy những băn khoăn trong khâu tổ chức.
Ngày 6/9/2013 UBND huyện Yên Phong có văn bản kế hoạch xét tuyển 612 viên chức ngành Giáo dục - Đào tạo (dự kiến kéo dài từ ngày 26/11/2013 đến 14/12/2013).
Tại mục 10 của bản kế hoạch nêu các bước tổ chức thực hiện yêu cầu: từ ngày 07/11/2013 đến ngày 6/12/2013 gửi thông báo phỏng vấn đến các thí sinh đủ điều kiện dự tuyển; Tổ chức kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển; Tổng hợp kết quả phỏng vấn.
Từ ngày 7/12/2013 đến ngày 18/12/2013 thì sinh nộp bản sao bảng điểm hoặc học bạ của cả khóa học chuyên môn, nghiệp vụ có tính riêng điểm học tập và điểm tốt nghiệp hoặc quy đổi kết quả học tập theo tín chỉ sang tháng điểm 10; Tổng hợp điểm và hội đồng xét duyệt.
Như vậy có nghĩa kết quả phỏng vấn sẽ được công bố sau đó ứng viên mới nộp bảng điểm để đảm bảo sự khách quan.
Tuy nhiên, ngày 10/11/2013, UBND huyện Yên Phong, Hội đồng xét tuyển viên chức có thông báo do Trưởng phòng Nội vụ Lê Kim Trường ký gửi giấy báo kiêm thẻ dự phỏng vấn cho các ứng viên với lưu ý: “Thí sinh khi đi phỏng vấn mang theo bảng điểm photo đã được tách riêng điểm trung bình chung học tập và điểm trung bình chung tốt nghiệp hoặc đã được quy đổi ra thành thang điểm 10 (đào tạo tín chỉ) có chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền để nộp cho tổ thư ký.
Theo một lãnh đạo của Sở GD-ĐT Bắc Ninh, đơn vị cũng tổ chức tuyển dụng viên chức vừa qua thì việc nộp bảng điểm sau khi có kết quả phỏng vấn mới đảm bảo sự khách quan và tránh được tiêu cực xảy ra.
Một điểm khó cho các ứng viên nữa là điểm phỏng vấn không được phúc khảo (theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ).
Rà bảng thông báo kết quả phỏng vấn của huyện Yên Phong có thể thấy, nhiều ứng viên có bảng điểm ở mức khá trở lên, có thâm niên giảng dạy nhưng điểm phỏng vấn lại khá thấp. Trong khi đó, có những ứng viên bảng điểm thuộc diện trung bình, mới tốt nghiệp thì điểm phỏng vấn lại cao.
Theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, hiện chưa có quy định nào phân định rạch ròi vấn đề này. Tuy nhiên, trách nhiệm của đơn vị tuyển dụng là phải có phương án đảm bảo việc tuyển dụng phải minh bạch, không có tiêu cực.
Văn Chung
" alt=""/>Tình tiết mới vụ việc tuyển dụng giáo viên ở Bắc Ninh
Mới đây, Minh Nhí đăng đoạn video diễn cùng cố nghệ sĩ Anh Vũ trong tiểu phẩm "Thiên duyên tiền định" nhân lễ cúng Tổ sân khấu, cùng chuyện lần đầu mơ thấy Anh Vũ lúc mất đến nay. |
Minh Nhí - Anh Vũ là đồng nghiệp, anh em, bạn bè và cặp bạn diễn ăn ý trong nghề. |
Tâm sự với VietNamNet, Minh Nhí kể lại: “Chắc tại tôi suy nghĩ nhiều quá. Tối hôm qua đang ngủ, tôi nằm mơ thấy đang tập tuồng mới. Tự nhiên trong cả đám có Anh Vũ, mặc đồ đẹp lắm, mặt mày sáng trưng.
Cả bọn đùa giỡn, làm thơ vui vẻ lắm. Mọi người còn chọc vụ Anh Vũ làm thơ nữa. Tôi nhớ sực ra, mừng rỡ kêu lên: Trời ơi, vậy là Anh Vũ đâu có chết đâu!. Bất ngờ Vũ quay qua nói lại: 5 Tây em đi rồi mình ơi.
Vậy là tôi giật mình thức dậy, đồng hồ lúc đó là 4h05'. Tôi ngồi dậy, lấy cuộn khăn giấy đầu giường lau nước mắt.
Tôi bị cái sợ ma từ nhỏ tới giờ. Bình thường, khi tôi diễn là phải có người đứng ở cánh gà. Ở sân khấu của mình, tôi đi toilet cũng phải kêu học trò đi theo. Chắc cũng do trí tưởng tượng của mình cao quá.
Nói thật bạn đừng cười, chứ hôm đi đám ma Vũ về, tôi kêu: Vũ, anh sợ ma lắm nghen, đừng cho anh thấy nghen. Hồi Vũ còn sống, tôi với Vũ đi Mỹ diễn từng bị nhát ma trong khách sạn.
Vậy mà hôm qua mơ xong, tôi lại thấy rất bình thường, không sợ gì cả. Chứ cái kiểu về đứng đầu giường nói này nói nọ chắc tôi chết liền tại chỗ".
Giải thích về cách xưng hô, Minh Nhí cho biết: "Vũ xưa giờ nói chuyện với tôi toàn xưng em kêu mình không à. Mình ơi, cho em mượn cái xoong, Mình ơi, tối diễn xong, em mua chè cho mình ăn nghe?, Vũ toàn kêu vậy đó. Chuyện này anh em xung quanh biết hết".
 |
Minh Nhí khóc rất nhiều lần từ lúc Anh Vũ mất đến nay. |
Minh Nhí cũng nói thêm về chuyện chia sẻ trên facebook: "Thật ra, tôi mơ thì để bụng vậy thôi, không tính kể ra đâu. Tự nhiên bà Hồng Vân đăng cái clip tôi với Vũ diễn hồi cúng Tổ ở sân khấu kịch Phú Nhuận. Coi xong, tôi nhớ quá, rớt nước mắt luôn. Tôi buồn buồn mới đăng chuyện chiêm bao lên.
Từ lúc Vũ mất, ai đi đám ma về cũng kêu thấy Vũ, mà tôi có thấy gì đâu. Có lẽ, chắc sắp tới 49 ngày nên Vũ cho tôi thấy một lần trước khi đi. Chắc Vũ biết tính tôi sợ nên cho tôi gặp trong cảnh tập tuồng rất bình thường như vậy”.
Danh hài Minh Nhí và cố nghệ sĩ Anh Vũ không chỉ là đồng nghiệp mà còn thân thiết như gia đình. Mấy mươi năm làm nghề cùng nhau, cả hai đứng chung vô số sân khấu, diễn xuất ăn ý cùng nhau. Minh Nhí và Hồng Vân là hai nghệ sĩ chơi thân với Anh Vũ nhất ở Việt Nam.
Vào sáng 16/5, NSND Hồng Vân và gia đình Anh Vũ cúng 49 ngày cho cố nghệ sĩ ở chùa Ấn Quang. Thực tế, phải đến ngày 19/5 mới tròn 49 ngày Anh Vũ mất nhưng vì trùng ngày tổ chức đại lễ Phật Đản nên các sư thầy tổ chức cúng giỗ sớm 3 ngày.
Gia Bảo

Hồng Vân, Minh Nhí khóc nghẹn trang điểm cho nghệ sĩ Anh Vũ lần cuối
- Minh Nhí, Hồng Vân đã không kìm nén được nỗi sự xúc động trong tang lễ nghệ sĩ Anh Vũ tại chùa Ấn Quang, TP. HCM.
" alt=""/>Minh Nhí khóc khi lần đầu mơ thấy Anh Vũ