Nhận định, soi kèo Al Minaa vs Newroz, 21h00 ngày 4/2: Tin vào chủ nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Motherwell vs Celtic, 22h00 ngày 2/2: Khách gặp khó -
Di sản quý báu từ những đóng góp lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Hoàng Hà Tháng 6/2006, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch Quốc hội. Vừa thực thi trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan lập pháp của Nhà nước với nhiều đổi mới trong tổ chức, điều hành các hoạt động của Quốc hội, đồng chí tiếp tục giữ vai trò người phụ trách công tác lý luận của Đảng.
Đặc biệt, đồng chí là người được Bộ Chính trị giao trách nhiệm làm Phó trưởng thường trực Tiểu ban Văn kiện, trực tiếp chỉ đạo toàn bộ việc nghiên cứu tổng kết thực tiễn, chuẩn bị nội dung cho báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội 11 của Đảng và bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH – xây dựng nên Cương lĩnh năm 2011.
Từ năm 2011 - 2016 (khóa XI), đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư, đồng thời cũng là người thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp phụ trách công tác lý luận của Đảng. Đồng chí yêu cầu 6 tháng một lần làm việc với thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương và dù rất bận với công việc của người lãnh đạo cao nhất của Đảng, không bao giờ đồng chí lỗi hẹn hoặc thay đổi lịch làm việc.
Mỗi một lần làm việc là một lần đồng chí kiểm tra, đánh giá công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, nhắc nhở, động viên ban lãnh đạo Hội đồng Lý luận Trung ương trong công việc chuyên môn và gợi ý những vấn đề mới đặt ra mà Hội đồng Lý luận Trung ương cần tập trung nghiên cứu, tổng kết.
Tổng Bí thư yêu cầu: “Nghiên cứu lý luận là phải trên cơ sở nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà đi sâu vào thực tiễn để phát hiện, phân tích, đánh giá, tổng kết những vấn đề mới phát sinh, tìm ra cái mới, dự báo được chiều hướng vận động, phát triển của các lĩnh vực đời sống. Làm được như thế mới thực sự đóng góp được cho công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước. Nếu chỉ ngồi sau bàn giấy hay sao chép lại những bài vở cũ thì làm sao tìm ra được cái mới, làm sao có lợi cho ai”.
Từ nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng, do yêu cầu công việc chung, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giao công việc phụ trách trực tiếp công tác lý luận của Đảng cho đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Mặc dù không trực tiếp phụ trách nhưng đồng chí vẫn thường xuyên theo dõi các hoạt động nghiên cứu tổng kết lý luận, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các đồng chí Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, gợi ý những vấn đề mới cần quan tâm nghiên cứu, hoặc giao nhiệm vụ nghiên cứu, tìm ra lời giải về cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn.
Cả cuộc đời gắn bó với công tác lý luận của Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng là người rất nghiêm túc, thận trọng và cầu thị đối với các vấn đề lý luận. Đồng chí thường nhắc nhở: “Cái gì nghiên cứu kỹ, thấy thật sự rõ rồi hãy đưa ra áp dụng vào thực tế, tổ chức thực hiện; nếu còn thấy chưa rõ, còn có nghi ngờ thì cần phải nghiên cứu tiếp cho rõ hãy làm!”.
Trong từng bài viết, bài nói có liên quan đến các vấn đề lý luận chính trị, đồng chí đều yêu cầu văn phòng đưa đi hỏi ý kiến các cơ quan, đơn vị khoa học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu có liên quan. Có khi, đồng chí chỉ định trực tiếp người phải xin ý kiến góp ý. Khi nhận được ý kiến góp ý, đồng chí đều đọc rất kỹ, trực tiếp tiếp thu, sửa chữa vào bài viết.
Có lần, đồng chí còn phát hiện cả những ý kiến, nội dung đã trùng lặp với các tài liệu cũ. Đôi khi, đồng chí còn cho mời người góp ý đến để trao đổi, làm rõ vấn đề tại sao tiếp thu hay không tiếp thu.
Có lần khi trao đổi về ý kiến đề nghị đưa nội dung về “hệ thống chính trị” vào cùng với “xây dựng Đảng” thành một trụ cột chính sách là “xây dựng Đảng, hệ thống chính trị là then chốt”, đồng chí giải thích: “Ta phải hiểu rằng, nói xây dựng Đảng là then chốt xuất phát từ cái lý: Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thành công của cách mạng. Các đồng chí cán bộ, đảng viên nào không hiểu vấn đề này thì ta cần giải thích để cùng hiểu, cùng làm. Những người nghiên cứu lý luận mà không hiểu điều này thì rõ ràng là cách nghĩ hời hợt, là không thể chấp nhận được!”.
Có lẽ chính thái độ nghiêm túc, cầu thị, phương pháp làm việc bài bản, thận trọng, phương pháp tư duy sâu sắc, toàn diện, kết hợp với những trải nghiệm thực tiễn phong phú bằng nhiều con đường khác nhau đã giúp đồng chí Nguyễn Phú Trọng từ một người được đào tạo về ngữ văn trở thành một nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta, có sự hiểu biết sâu sắc, phong phú về nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội của đất nước.
Di sản lý luận chính trị của đồng chí Nguyễn Phú Trọng rất to lớn. Đồng chí để lại hàng nghìn bài viết, gần 30 quyển sách. Nội dung các vấn đề trong di sản lý luận chính trị của đồng chí bao quát hầu hết các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Đồng chí là người trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, tổng kết, chuẩn bị nội dung cho Cương lĩnh 2011. Có thể nói, với Cương lĩnh 2011, Đảng ta đã có bước tiến rất xa trong nhận thức lý luận về đường lối đổi mới, trong đó, vấn đề trung tâm, cốt tử là nhận thức lý luận về mô hình CNXH mang đặc thù Việt Nam, mô hình riêng của Việt Nam.
Trong mô hình đó, nhiều vấn đề lý luận đã tạo cơ sở cho việc xác định đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng, có những bước chuyển rất quan trọng, thể hiện sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta.
Đó là đặc trưng về kinh tế phản ánh những bước chuyển quan trọng: Từ kế hoạch hóa toàn bộ sang nền kinh tế gắn với thị trường; từ một thành phần sở hữu công cộng sang nhiều thành phần, đa sở hữu; từ quan hệ đơn tuyến theo ý thức hệ sang làm bạn, làm đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới; từ coi thành phần kinh tế tư nhân là đi ngược lại đường lối xây dựng CNXH sang coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước...
Hay đặc trưng về chính trị, trong đó chuyển từ chuyên chính vô sản sang hệ thống chính trị; từ Nhà nước đại diện cho lợi ích của một số giai cấp thành Nhà nước đại diện lợi ích cho toàn dân tộc; từ Nhà nước chuyên chính vô sản – Nhà nước XHCN sang nhà nước pháp quyền XHCN, thượng tôn pháp luật...
Hoặc đặc trưng về quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã có những bước chuyển. Đó là chuyển sang quan hệ đa phương trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia, dân tộc; đó là chuyển sang nguyên tắc “4 không” - không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; đó là từ xác định đối tác, đối tượng quan hệ quốc tế theo các chủ thể cố định sang xác định đối tác, đối tượng trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc, không phân biệt theo chủ thể...
Chính những bước chuyển to lớn về nhận thức lý luận của Đảng là tiền đề cho việc đổi mới chủ trương, chính sách, tạo nên những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong đổi mới, giúp cho nước ta chưa bao giờ có được “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Là nhà lãnh đạo gánh vác những trọng trách đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là nhà lý luận xuất sắc, gắn bó cả cuộc đời mình với công tác lý luận chính trị của Đảng. Những đóng góp về lý luận của đồng chí không chỉ có ý nghĩa như cơ sở khoa học phục vụ quá trình hoạch định đường lối đổi mới, mà còn trở thành di sản quý báu, có ý nghĩa lâu dài trong cả sự nghiệp xây dựng đất nước tiến lên CNXH của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
"> -
Diễn viên Tô Dũng bị phản ứng vì bênh Doãn Quốc ĐamDoãn Quốc Đam với tạo hình vai Mến 'Làng trong phố'. Mới lên sóng được 3 tập nhưng Làng trong phốdã ngay lập tức trở thành chủ đề bàn luận của khán giả, chủ yếu xoay quanh giọng lạ của nhân vật Mến của Doãn Quốc Đam. Trên các Fanpage VTVGovà VTV Giải trí, khán giả bày tỏ quan điểm gay gắt.
Bên cạnh số ít khen ngợi sự sáng tạo của diễn viên, phần đông thể hiện sự bức xúc, khó chịu vì giọng của nhân vật Mến quá khó nghe. Thậm chí nhiều người vì quá ức chế nên đã tuyên bố dừng xem phim và chỉ trở lại khi nhân vật này nói giọng bình thường như ở phần 1.
Dưới bài đăng giới thiệu tập 2 của ê-kíp Làng trong phốmà chủ yếu nhấn vào giọng khàn của Mến, diễn viên Tô Dũng - nam diễn viên rất được yêu thích với vai Điền trongCuộc đời vẫn đẹp saođã thể hiện quan điểm của mình và lên tiếng bênh vực diễn viên Doãn Quốc Đam.
Tô Dũng Anh viết: "Khán giả thì thích xem những gì mình muốn nhưng diễn viên chúng tôi thì lại thích và muốn làm những gì mà mình thấy. Tôi gặp đầy người khàn cả giọng vì rượu, lắm người run lên bần bật, co giật vì thiếu rượu. Riêng tôi lại quá ngưỡng mộ anh Đam vì bằng cách nào đi nữa thì không vai nào của anh giống vai nào".
Khi vấp phải phản ứng dữ dội của khán giả, Tô Dũng phân bua: "Lúc làm thì diễn viên luôn tìm tòi cái mới để thể hiện còn đâu ai biết trước được khán giả sẽ đón nhận thế nào. Làm quá thì khán giả chửi 'làm gì có người như thế ngoài đời'. Rồi nếu thấy như thế ngoài đời đưa vào phim thì lại bảo 'phim chứ có phải đời đâu mà diễn như thế. Thử thách bản thân và thất bại là chuyện bình thường".
Doãn Quốc Đam. Lập luận của diễn viên vấp phải phản ứng của nhiều khán giả. Bạn Nguyễn Duyên không đồng tình với ý kiến của diễn viên Tô Dũng. "Tất nhiên là khán giả sẽ xem những gì mình thích và diễn viên cũng là để diễn cho khán giả xem chứ không phải diễn xong rồi ngồi tự xem lại bản thân mình diễn".
Bạn Thanh Ly phản bác: "Nghệ sĩ sáng tạo thì khán giả rất ủng hộ nhưng cũng phải phù hợp. Khán giả xem phim nghe không rõ lời nhân vật thì cũng bị giảm hiệu quả của phim. Giọng vừa thều thào vừa khản đặc nghe mệt lắm".
Bạn Diễm Ngọc viết: "Tôi rất hiểu và trân trọng những gì mà diễn viên các anh cống hiến cho vai diễn của mình và tôi cũng đã xem đoạn phỏng vấn anh Đam trả lời tại sao lại có giọng như thế. Tuy nhiên, sau tập 1 phát sóng thì tôi thật sự mong rằng anh Đam cũng như ê-kíp làm phim hãy cân nhắc điều chỉnh lại giọng nói của Mến trở về như cũ.
Thứ nhất, giọng nói như vậy hiện rất khó nghe và đang không phù hợp với thị hiếu người xem. Tôi là thanh niên trẻ khỏe tai rõ thế này mà còn nghe anh Đam nói câu được câu mất thế thì người già hay những người trung niên họ không thể nghe được và không hiểu anh ấy đang nói gì.
Minh chứng là gia đình tôi từ bố mẹ đến ông bà đều bảo rằng nghe không hiểu Doãn Quốc Đam đang nói gì và chỉ muốn chuyển kênh. Hơn nữa, nếu thiểu số chê thì đó là vấn đề nằm ở họ nhưng nếu đa phần đều nói rằng có vấn đề thì tôi nghĩ cần có sự thay đổi cho phù hợp.
Khán giả góp ý với hy vọng giọng nói của nhân vật Mến sẽ thay đổi trong các tập tới. Thứ hai, tôi thấy có lẽ không thật sự cần thiết để anh Đam phải thay đổi giọng đến mức thế vì không liên quan đến phần 1 và cũng không liên quan đến ở phần 2. Nếu nói rằng khàn cả giọng vì rượu thì đáng ra nhân vật Mến đã phải khàn giọng từ phần 1 chứ không phải đến phần 2 giọng mới bị như thế. Tôi nhớ là ở cuối phần 1 nhân vật này đã quyết tâm bỏ rượu rồi. Vậy thì có cần thiết phải để giọng như thế không?".
Tuy phản đối giọng khàn của nhân vật Mến nhưng bạn Diễm Ngọc vẫn khẳng định diễn xuất của Doãn Quốc Đam quá tuyệt vời và khán giả chỉ góp ý về giọng nói với mong có thể thay đổi trong các tập tiếp theo. "Sáng tạo là tốt nhưng nếu không phù hợp thì cũng rất khó để giữ chân khán giả", bạn này viết.
Bạn Trần Hà Ngân nêu ý kiến: "Mong ê-kíp làm phim và diễn viên Quốc Đam lắng nghe góp ý từ khán giả và sẽ có sự điều chỉnh. Nếu chỉ chừng một vài tập thì được chứ nguyên cả bộ phim mà giọng nhân vật Mến như hiện tại thì không ổn".
Có thể thấy sức hút của Mến và sự kỳ vọng quá lớn của người xem vào nhân vật này. Hiếm có bộ phim nào mới lên sóng đã nhận được sự quan tâm góp ý lớn của khán giả như vậy. Làng trong phốhiện vẫn đang quay và phát sóng trên VTV1 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Quỳnh An
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Khán giả đòi bỏ phim 'Làng trong phố', muốn đạo diễn 'chữa giọng khàn' cho MếnNhân vật Mến ở 'Làng trong phố' nói giọng thoại khàn khiến nhiều khán giả than khó nghe và cảm thấy mệt khi xem phim.">
-
Cả đời tôi ăn lộc của… Thị Nở NS Đức Lưu Thị Nở góp cổ phần ở trường Đại học, sống sung túc vào tuổi 85NSƯT Đức Lưu sinh năm 1939, bà nổi danh với vai Thị Nở trong phim Làng Vũ Đại ngày ấycách đây hơn 40 năm. Bà vừa có một thời gian dài sống ở TPHCM cùng vợ chồng người con trai thứ 2. Tuy nhiên các con của bà vừa quyết định về Hà Nội sinh sống nên bà cũng theo các con về ngoài Bắc.
Căn nhà nhỏ ở Xã Đàn (Hà Nội) sạch sẽ, ấm cúng vì có bàn tay chăm sóc của bà. Khi có người đến chơi nhà, nữ nghệ sĩ tuổi U90 hoan hỷ khoe ảnh, kỷ vật của gia đình. Đó là bức ảnh chụp khoảng năm 1951 - 1952 gồm toàn thể anh chị em và bố mẹ bà khi sơ tán ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hay ảnh bà cùng con trai cả chụp cùng nhau sau ngày thống nhất đất nước, lúc đó nghệ sĩ Đức Lưu để tóc dài. Hoặc ảnh bà chụp với người chồng quá cố - GS.TS Trần Hạ Phương.
Nhà bà treo nhiều tranh quý. Thời trẻ, nhiều danh họa đã vẽ bà, có cả bức tranh họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ chân dung của chồng bà. Những bức tranh khác được treo trang trọng trong nhà như nhắc nhớ quá khứ đầy tự hào, hạnh phúc của người nghệ sĩ già.
Ở một góc không thể thiếu trong căn nhà, bà trưng bày 2 bức tượng Chí Phèo và Thị Nở - hình ảnh của bà và NSND Bùi Cường - trong bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Thong thả, bà mới chia sẻ cuộc sống, công việc của mình với phóng viênDân trí.
Cho đến bây giờ khán giả vẫn nhớ tới bà với vai diễn Thị Nở trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy", nhiều người tò mò bà đến với nghệ thuật thế nào?
- Quê gốc tôi ở Ba Vì (Hà Tây cũ, nay là Hà Nội), sau khi vào trường Văn công của Tổng cục Chính trị, tôi được cử sang trường Điện ảnh Việt Nam khóa I năm 1957 để học cùng với những diễn viên như: NSND Lâm Tới, NSND Trà Giang, NSND Minh Đức, Lân Bích…
Sau đó tôi về xưởng phim truyện (nay là Hãng phim truyện Việt Nam) làm việc, thời gian sau tôi chuyển sang Nhà hát Kịch Hà Nội công tác đến khi nghỉ hưu.
Tôi vui vì người ta cứ nhắc tới Đức Lưu là nhắc tới Thị Nở trong Làng Vũ Đại ngày ấycủa đạo diễn Phạm Văn Khoa năm 1982. Có lẽ, vai diễn này là định mệnh của tôi.
Thời đó, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã đi tìm diễn viên đóng Thị Nở cả năm trời, có đến gần 20 người thử vai này nhưng đều bị trượt. Một trưa hè, khi tôi đang ở căn nhà trên phố Triệu Việt Vương (Hà Nội), thì ông Khoa gõ cửa. Nhìn thấy ông ấy, tôi đã biết ngay ông đi tìm diễn viên cho phim của mình.
Ông Khoa nói: "Tôi muốn gặp cô để mời vào một phim". Tôi trả lời: Em biết anh tìm vai gì rồi, là vai Thị Nở đúng không?". Anh Khoa gật đầu và đưa kịch bản cho tôi. Khi đọc kịch bản, tôi cảm giác như "cá gặp nước", nghĩ đúng vai diễn định mệnh đây rồi, vai Thị Nở thuộc về tôi thật là may mắn.
Tôi thường nói với mọi người, cả đời tôi ăn lộc của… Thị Nở, lộc chính là cái danh, từ khi vào vai này, ai cũng biết đến tôi dù vai diễn ngắn. Lộc của tôi không phải là tiền mà cơ hội làm nghề, được gặp gỡ nhiều người.
NSƯT Đức Lưu bên cạnh những bức tranh nhiều danh họa vẽ bà. Bà có nhiều kỷ niệm gắn liền với vai diễn Thị Nở không?
- Nhiều chứ. Vào vai Thị Nở, tôi phải hóa trang xấu hơn, răng đen, mặt nhom nhem, mặc váy đụp… xấu hơn ngoài đời, nhưng nhân vật này vẫn có sự hấp dẫn của một người phụ nữ lực điền.
Ngay sau khi ông Phạm Văn Khoa đến tìm tôi thì ngày hôm sau tôi đến đoàn thử phục trang, vừa mặc váy vào, tôi thoại: "Ăn cháo đi, sao hôm qua liều thế, nếu trúng gió là chết toi đấy", và... dúi cho bạn diễn một cái.
Thế là cả đoàn phim vỗ tay rào rào. Hội đồng nghệ thuật của phim gồm đạo diễn Hải Ninh, Phạm Văn Khoa... đều đứng lên nói: "Thị Nở đây rồi", khiến tôi rất xúc động. Đến giờ, tôi vẫn không quên được khoảnh khắc này.
Hôm đó, tôi vẫn chưa gặp Bùi Cường - người đóng Chí Phèo của phim. Cường là người ngoại đạo, làm phim tay ngang, tôi lại đang nổi tiếng nên cậu ấy rất tôn trọng tôi. Cường ít tuổi hơn tôi, chúng tôi xưng chị - em ngoài đời với nhau. Sau này, có thời gian làm phim nhiều nên hai chị em thân và hay đi cùng nhau.
Có điều đặc biệt là sau này, nhiều nơi, nhiều làng gốm, mỹ nghệ ở miền Bắc thường lấy hình ảnh chúng tôi trong phim để làm tượng Chí Phèo - Thị Nở để trang trí trong nhà, góc sân... Nhiều khán giả gặp chúng tôi cũng mang những bức tượng nhỏ của hai nhân vật này tặng khiến chúng tôi rất vui.
Tôi vẫn thường nghĩ, là nghệ sĩ có được danh khó, việc giữ được danh càng khó hơn. Nhiều nghệ sĩ làm nghề đến già, đến hết đời mà không ai biết mặt đặt tên. Tôi luôn được nhắc đến với vai diễn đặc biệt trong một bộ phim nổi tiếng nên rất hạnh phúc.
Cả nước biết tên nhưng… không có tiền
Bà nổi tiếng từ các bộ phim, sân khấu kịch... Ở thời kỳ hoàng kim, cát-xê chắc rất cao?
Tôi được biết đến với vai diễn trong phimCô gái công trường, nhưng sau khi đóng Làng Vũ Đại ngày ấy, tôi nổi tiếng gấp 10 lần, được cả nước biết đến Đức Lưu nhưng tôi… không có tiền.
Hồi đó, sau khi đóng Làng Vũ Đại ngày ấy, tôi và Bùi Cường (vai Chí Phèo), đi đâu cũng được khán giả nhận ra. Thời đó, nghệ sĩ ít, phim ảnh chưa có nhiều nên xuất hiện bất cứ đâu, chúng tôi được chào đón ghê lắm.
Có nơi mời hai chúng tôi tới nói chuyện nhưng ngày đó, chỉ đi nói chuyện thôi chứ không có thu nhập. Chúng tôi vẫn sống bằng đồng lương của nghệ sĩ do Hãng phim trả. Diễn viên ngày nay còn có sự kiện, có quảng cáo chứ hồi đó nghệ sĩ thuần lắm, chỉ biết làm nghệ thuật mà không đòi hỏi gì.
Nghệ sĩ Đức Lưu khoe ảnh bà và chồng hồi trẻ. Thu nhập từ nghề diễn không nhiều thì bà nuôi con thế nào?
- Cũng tiết kiệm mà nuôi con thôi. Tôi sinh 2 con cách nhau 12 năm nên cũng có thời gian để kiếm tiền, dù không nhiều. Hãng phim hồi đó có chế độ tem phiếu. Mỗi tháng, tôi cũng được một ít thịt, gạo, mấy hộp sữa để nuôi con.
Có thời gian, tôi đi làm phim phải mang con theo, tuy vất vả nhưng được sống với đam mê của mình nên tôi cũng vui mà cố gắng vượt qua khó khăn. Thời đó, phim đếm trên đầu ngón tay, nên không có nhiều việc, chúng tôi phải cố gắng diễn trên sân khấu.
Bà và ông xã gặp nhau thế nào?
- Năm 1961, tôi học trường Điện ảnh, còn ông ấy dạy ở trường Đại học Tổng hợp, sinh viên của hai trường đi thực tập ở chùa Thầy. Chúng tôi quen nhau ở đó rồi yêu nhau. Ngày nghỉ, ông ấy thường đạp xe từ Lò Đúc đến chỗ tôi chơi.
Hồi ấy yêu nhau trong sáng, vì hai người ngồi trên 1 chiếc xe đạp khá nặng nên chúng tôi thường dắt xe đi bộ từ Cao Bá Quát chỗ tôi về Lò Đúc chỗ ông ấy và ngược lại, một tối đi lại như thế 2-3 lần là đến 11h đêm, chúng tôi chào nhau ra về.
Thi thoảng, khi đi chơi, ông ấy cũng mời tôi một bát phở. Ngày đó, chúng tôi ăn như thế là sang lắm. Ông ấy đi dạy học rồi nên cũng có tiền hơn tôi.
Ông ấy đi du học ở Đức về nên rất văn minh và ga-lăng. Bố mẹ tôi là cán bộ nên cũng để cho con tự quyết định hôn nhân. Quen nhau một năm thì chúng tôi kết hôn. Ngày đó cũng vất vả, hai vợ chồng chưa có nhà nên phải mượn nhà một anh bác sĩ đi B ở phố Mã Mây để ở. Sau đó, chúng tôi được một bà bác họ cho mượn nhà ở phố Triệu Việt Vương.
Thời gian sau, chúng tôi về ở khu tập thể của trường Đại học Bách Khoa cho đến khi về hưu thì hai vợ chồng mới mua được một căn nhà ở Xã Đàn này.
Tôi sống thoải mái, không phải lo về kinh tế
Chồng làm khoa học, vợ là nghệ sĩ, hai nghề trái ngược nhau vậy ông có tạo điều kiện cho bà làm nghệ thuật không?
- Ông ấy luôn tạo điều kiện và rất hãnh diện khi lấy được một diễn viên, lại nổi tiếng. Bạn bè thường hỏi ông: "Mày làm thế nào mà "cưa" được diễn viên xinh đẹp vậy?".
Quê ông ở Duy Xuyên, Quảng Nam, khi về làm dâu mọi người cũng rất yêu quý tôi. Hồi đó, mẹ chồng tôi còn sống, tôi thi thoảng có về quê chồng.
Thời điểm lấy chồng tôi đã nổi tiếng rồi nên ở quê chồng nhiều người biết. Có lần về quê, ông Hồ Nghinh - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam hồi đó - còn cho xe để chở tôi về nhà chồng. Về Quảng Nam mọi người cũng rất quý, đi hội nghị nào tôi cũng được giới thiệu đầu tiên. Sự vinh dự này không tiền bạc nào mua được.
Bà đi diễn kịch bận rộn như vậy thì ai chăm con giúp bà?
- Tôi sinh con đầu năm 1965, 12 năm sau là năm 1977 tôi mới sinh con thứ 2. hai vợ chồng tự thu xếp để lo cho gia đình. Tôi đi làm thì ông ấy ở nhà cơm nước, chăm con và đi dạy học. Khi tôi sinh con thứ 2, cuộc sống đỡ khó khăn hơn, chúng tôi đã có tiền để thuê người giúp việc chăm con.
Ông ấy còn chăm con khéo hơn tôi, nấu ăn cũng ngon. Tôi là kiểu nghệ sĩ lông bông có biết nấu nướng gì đâu. Ông ấy chiều vợ con lắm nên tôi rất hạnh phúc.
Ông ấy trân trọng tôi lắm, chỉ tiếc là ông mất sớm. Ngày xưa có chồng, tôi dựa vào ông ấy nhiều. Ông là người nghiêm túc, tôi ảnh hưởng từ chồng nhiều. Khi ông ấy mất, tôi tưởng không đứng dậy được nhưng cuối cùng tôi vẫn vững vàng, dựa vào con, vào cháu mà sống.
Hiện tại, các con đã trưởng thành, có điều kiện nhưng tôi vẫn muốn ở lại ngôi nhà giữ nhiều kỷ niệm của hai vợ chồng.
Ở một mình tôi cũng cô đơn, nhưng sự cô đơn này là do ngoại cảnh. Tôi nhìn thấy cảnh xã hội nhiều chuyện rối ren, khó kiếm cho mình một người bạn tốt. Con người giờ thực dụng, tính toán quá, tìm một người đồng cảm với mình rất khó.
Cuộc sống hiện tại của bà thế nào?
- Tôi hạnh phúc vì các con trưởng thành, các cháu nội cũng rất giỏi giang. Hàng ngày, tôi cũng phải tu dưỡng và làm gương cho con cháu. Hai con trai ở riêng nhưng mỗi khi rảnh rỗi hay cuối tuần là đến thăm mẹ. Ở đây, tôi có người giúp việc nên không vất vả gì.
Tôi không phải lo kinh tế, các con không để mẹ thiếu thứ gì cả. Tôi có nhiều thời gian và dùng tiền lương, thu nhập của mình đi làm từ thiện, giúp các cháu nhỏ khó khăn ở vùng cao. Đây cũng là việc làm mà nhiều năm nay tôi gắn bó.
Sáng tôi dậy từ 6h rồi ngồi thiền, sau đó ăn sáng và xem ti-vi. Chiều đi bộ ra hồ gần nhà. Ở tuổi 85 nhưng tôi vẫn tự học, học hàng ngày. Ngoài đạo đức, tôi muốn dạy các cháu, dù mình thế nào cũng chưa bằng ai, cần phải rèn luyện thêm để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Người ta bảo bà rất đại gia vì vẫn có thu nhập cao từ việc đóng cổ phần ở một trường Đại học?
- Từ năm 1996, tôi và ông Trần Phương là một trong những người đầu tiên sáng lập ra trường Đại học Công nghệ kinh doanh Hà Nội. Tôi có tên trong cổ phần của trường. Hàng tháng tôi vẫn nhận lương từ trường. Tôi có mặt trong thành phần chủ chốt của trường, có những quyết định mới gì thì Ban lãnh đạo nhà trường vẫn phải hỏi ý kiến chúng tôi.
Nói chung, tôi có cuộc sống sung túc, có tiền đi du lịch, làm từ thiện và yên tâm tuổi già.
Ảnh: Toàn Vũ
(Theo Dân Trí)
'Thị Nở' Đức Lưu tuổi 84 không thấy mình già, hạnh phúc bên con cháu'Thị Nở' Đức Lưu nói bà không quan trọng tuổi tác vì lúc nào cũng yêu đời. Nữ nghệ sĩ tận hưởng niềm vui bên con cháu và tích cực với công tác từ thiện.">