Kính xem màn hình ảo 40 inch |
Kính xem màn hình ảo 40 inch |
Ảnh minh họa. (Nguồn: anandtech.com)
Nhà ở thông minh (smarthome) là một trong những xu hướng công nghệ lớn đáng chú ý nhất trong 5 năm qua. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và đặc biệt là thiết bị cầm tay, một căn nhà thông minh được điều khiển từ xa không còn là thú vui riêng của giới thượng lưu.
Smarthome đã trải qua một giai đoạn phát triển bùng nổ, được thúc đẩy phần lớn nhờ sự ra mắt của các trợ lý “ảo” như Alexa của Amazon và Google Assistant của Google cùng những thiết bị hỗ trợ như máy quay, loa thông minh và hệ thống cảm biến.
Tuy nhiên, lĩnh vực công nghệ này còn khá mới mẻ và còn những vấn đề mà nhiều người dùng chưa lường trước được khi họ quyết định mua những thiết bị và ứng dụng smarthome tiên tiến đầy hấp dẫn.
Những thiết bị "ngắn ngày"
Đáng buồn thay, tình huống "sản phẩm chết yểu" có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với bất kỳ sản phẩm nào.
Một kịch bản thường thấy là người dùng thích một thiết bị smarthome nào đó, rồi họ quyết định mua, cài đặt, sử dụng và cảm thấy rất hài lòng với sản phẩm này.
Nhưng đột nhiên, sản phẩm bị ngừng sản xuất, hoặc tệ hơn là phía công ty cung cấp ngừng hoạt động khiến thiết bị đang sử dụng bỗng nhiên không còn công dụng vì các dịch vụ phụ trợ bắt buộc của nó đã bị cắt.
Phần lớn các trường hợp trên xảy ra với các công ty khởi nghiệp. Một ví dụ đáng chú ý là Lighthome, một trong những máy quay an ninh gia dụng đầu tiên có tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhận dạng khuôn mặt với giá bán khá hợp lý là 299 USD.
Lighthome đi kèm một hệ thống cảm biến đặt tại các cửa ra vào và cửa sổ. Chúng có thể quét và thiết lập mô hình 3D cho căn phòng được lắp đặt, giúp giám sát an ninh cho ngôi nhà, báo cho chủ nhà biết khi có ai đó xâm nhập, thậm chí hệ thống có thể phân biệt được những cảm biến bị kích hoạt do thú cưng hay do con người đi qua lại.
Nhưng công ty phát triển chiếc máy quay này đã phải đóng cửa năm 2019, chưa đầy một năm sau khi mở bán sản phẩm, với lý do không đạt được thành công thương mại như mong muốn. Những chiếc máy quay được trang bị công nghệ tiên tiến đó bất chợt trở thành đồ bỏ.
Ngay cả các công ty lớn có thâm niên đôi khi cũng ngừng sản xuất hoặc cập nhật một số dòng thiết bị của họ mà không thông báo hoặc báo rất hời hợt cho khách hàng.
Công ty sản xuất loa thông minh Sonos đã hứng chịu nhiều chỉ trích từ người tiêu dùng hồi đầu năm nay khi thông báo ngừng cung cấp các bản cập nhật cho các dòng loa Zone Players, Connect và Connect:Amp. Dù những dòng loa này đều đã hơn 10 năm tuổi nhưng người dùng vẫn cảm thấy phía công ty đang sử dụng chiêu “lỗi thời có tính toán” để buộc các khách hàng trung thành phải nâng cấp thiết bị.
Đối với những hệ thống âm thanh truyền thống, người dùng chỉ cần bảo dưỡng đúng cách là có thể sử dụng chúng trong hàng chục năm với nhiều phương tiện khác nhau như TV, máy tính.
Ngược lại, hệ thống loa của Sonos kết nối thông qua giao thức mạng riêng của họ, giúp đảm bảo chất lượng đường truyền và tín hiệu ổn định hơn so với những dòng loa Bluetooth khác. Nhưng điểm yếu là chúng buộc phải chạy trên Internet và khó có thể liên kết với những sản phẩm đời mới hơn nếu không được cập nhật phần mềm.
Khi các nhà sản xuất không thực hiện cam kết
Nói cách khác, trong trường hợp này, nhiều khách hàng cảm thấy bị phía công ty sản xuất thiết bị lừa phỉnh.
Một câu chuyện được giới đam mê smarthome chú ý gần đây liên quan tới Wink Labs, một công ty khá nổi danh trong vài năm gần đây nhờ giải pháp kết nối và điều khiển các thiết bị smart home trên một giao diện hợp nhất.
Wink Labs đã thành công phần lớn nhờ mô hình dịch vụ miễn phí của họ. Tính tới tháng 5/2020, Wink Labs cho biết đã có hơn 4 triệu thiết bị được kết nối với mạng lưới của họ - một con số khá đáng kể.
Nhưng vào đầu tháng Năm, Wink Labs đã thông báo yêu cầu khách hàng trả phí dịch vụ hàng tháng 4,99 USD để có thể truy cập thiết bị của mình từ ứng dụng Wink thông qua điều khiển bằng giọng nói hoặc giao diện lập trình Wink API. Thời hạn để khách hàng bắt đầu đăng ký là trong vòng 1 tuần kể từ thông báo đưa ra.
Đương nhiên, khách hàng của Wink đã phản ứng dữ dội khi phải đối mặt với khả năng mất tất cả quyền kiểm soát và cài đặt thiết bị nếu họ không đăng ký. Sự giận dữ đối với thông báo của Wink Labs thậm chí đã dẫn đến một vụ kiện tập thể chống lại công ty này.
Đối với khách hàng, vấn đề không nằm ở việc họ phải trả phí đăng ký hàng tháng mà là do thông báo của Wink Labs quá bất ngờ và họ không có thời gian chuẩn bị. Sự thay đổi này cũng rất tréo ngoe khi cụm từ “không phải mất phí đăng ký hàng tháng” vẫn được in trên bao bì sản phẩm của Wink Labs.
Ông Rocco Ancona, một giám đốc công nghệ tại Thung lũng Silicon và cũng là một người dùng sản phẩm của Wink Labs lâu năm, đã đưa ra nhận xét rằng mô hình kinh doanh của công ty này không hề bền vững.
Wink Labs đã cố gắng đạt được thành công với việc bán một thiết bị phần cứng trả tiền trọn gói ở mức giá khá rẻ, hứa hẹn không tính phí dịch vụ hàng tháng, trong khi vẫn phải đảm bảo cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, bảo trì phần mềm và chi phí phát triển. Tuy nhiên, để duy trì lâu dài mô hình này là một việc không dễ dàng.
Việc công ty chỉ thông báo trước một tuần về gói đăng ký theo tháng, đe dọa đến hệ thống smarthome mà nhiều người đã mất hàng năm để phát triển, chắc chắn đã gây mất lòng tin với nhiều khách hàng.
Không ai có thể phủ nhận tiềm năng của smarthome trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, năng suất, hoạt động giao tiếp truyền thông và giải trí cho người dùng.
Tuy nhiên, người dùng nên chuẩn bị trước tâm lý rằng một sản phẩm công nghệ tiên tiến của ngày hôm nay rất có thể trở thành đồ bỏ chỉ sau một thời gian ngắn.
Đó là một thực tế khắc nghiệt đối với lĩnh vực smarthome non trẻ ở thời điểm hiện tại, khi đổi mới sáng tạo luôn đi kèm với rủi ro về một tương lai chưa hoàn toàn vững chắc cho các sản phẩm và thậm chí cho cả những công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn./.
(Theo Vietnam+)
Smarthome đang là một tiêu chuẩn được rất nhiều người ưa thích và thiết kế cho không gian sống của chính mình, trong đó có cả tỷ phú Mark Zuckerberg.
" alt=""/>Người tiêu dùng cần cẩn trọng với xu hướng công nghệ smarthomeTấm ảnh do Joshua Irwandi chụp thu hút sự quan tâm của dư luận
Bức hình ngay lập tức tạo nên luồng phản ứng mạnh mẽ ở đất nước 267 triệu dân. Truyền hình đã trình chiếu tấm ảnh trong bản tin thời sự và người phát ngôn của đội phản ứng chống nCoV của Indonesia cũng chia sẻ khoảnh khắc này.
Irwandi thực hiện dự án cho hãng Nat Geo. Bức ảnh chia sẻ trên Instagram của hãng này có tới một triệu lượt thích chỉ trong vài giờ. Hình đăng trên trang cá nhân của Irwandi cũng có tới 340.000 tương tác.
“Rõ ràng bức hình có sức mạnh khơi dậy tranh luận về virus corona. Chúng ta phải nhận thấy sự hy sinh, mạo hiểm của các bác sĩ, y tá”, Irwandi chia sẻ.
Ông Fred Ritchin, Hiệu trưởng danh dự của Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế, đồng ý về tác động của bức ảnh: “Ở đây chúng ta có một xác ướp. Nó khiến bạn phải nhìn, cảm thấy khiếp sợ”.
“Đối với tôi, bức ảnh thể hiện một ai đó bị chối bỏ, bọc trong lớp màng nhựa, xịt khử trùng, biến thành xác ướp... Điều đó có ý nghĩa nhất định. Mọi người tránh xa những ai bị nhiễm virus bởi họ không muốn ở bất cứ nơi nào gần virus”, ông Ritchin nói thêm.
Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Irwandi cũng vấp phải những chỉ trích. Một ca sĩ nổi tiếng đã cáo buộc anh bịa đặt vì Covid-19 không nguy hiểm tới vậy. Người này cho rằng nếu người nhà không thể vào thăm bệnh nhân thì nhiếp ảnh gia cũng vậy.
Những người hâm mộ ca sĩ trên còn đưa ra giả thuyết Irwandi đã sử dụng hình nộm để dàn dựng bức ảnh. Thậm chí, đạo đức nghề nghiệp của nhiếp ảnh gia cũng bị nghi ngờ. Anh bị yêu cầu phải cung cấp tên bệnh viện.
“Chi tiết về cuộc sống riêng tư của tôi đã bị công bố mà không có sự đồng ý của tôi. Chúng ta đã đi quá xa khỏi mục đích của bức ảnh”, Irwandi nói.
Tuy nhiên, Irwandi đã nhận được sự ủng hộ của Hiệp hội các phóng viên ảnh Indonesia. Họ khẳng định bức ảnh đạt các tiêu chuẩn báo chí và yêu cầu ca sĩ trên xin lỗi và người này đã phải làm như vậy.
Khi được hỏi về kế hoạch trong tương lai, Irwandi ngập ngừng trong chốc lát: “Tôi nghĩ tôi sẽ sống khép mình trong một thời gian”.
An Yên (Theo Nat Geo, CNN)
Hàng trăm người lao vào các trung tâm y tế để đưa thi thể của bệnh nhân nhiễm virus nCoV về nhà chôn theo truyền thống.
" alt=""/>Bức hình gây sốc của nạn nhân tử vong vì CovidDịch vụ AWS Direct Connect là một giải pháp dịch vụ đám mây của CMC Telecom và AWS nhằm giúp thiết lập kết nối mạng chuyên dụng trực tiếp từ phía khách hàng đến hệ thống máy chủ AWS nhanh nhất và an toàn nhất, nhờ lợi thế CMC Telecom là nhà cung cấp hạ tầng viễn thông với hạ tầng kết nối và Data Center trung lập.
AWS Direct Connect là 1 phần trong giải pháp về CloudExpress, được cung cấp bởi CMC Telecom - mang đến giải pháp cung cấp kết nối mạng an toàn và hiệu suất cao giữa các trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng của AWS, Google, Microsoft Azure, Oracle và IBM. |
Sử dụng dịch vụ AWS Direct Connect của CMC Telecom, khách hàng nhận được những tư vấn hàng đầu của các chuyên gia có chứng chỉ cao nhất của AWS hỗ trợ, đồng thời nhận được những lợi thế:
Giảm chi phí băng thông:Các hệ thống có khối lượng công việc nặng và mức băng thông lớn tiết kiệm được chi phí nhận và gửi dữ liệu lớn nhờ AWS Direct Connect. Doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng truyền trực tiếp các gói dữ liệu lớn từ hoặc đến AWS, từ đó chi phí truyền dữ liệu và cam kết băng thông với nhà cung cấp cũng sẽ giảm xuống.
Hiệu năng mạng nhất quán:Với AWS Direct Connect, doanh nghiệp có thể chọn dữ liệu sử dụng kết nối chuyên biệt và cách thức định tuyến dữ liệu có thể mang đến trải nghiệm mạng nhất quán hơn qua kết nối dựa trên Internet thông thường.
Tương thích với tất cả các dịch vụ của AWS:AWS Direct Connect là dịch vụ mạng và hoạt động với tất cả các dịch vụ AWS có thể truy cập qua Internet, chẳng hạn như Amazon Simple Storage Service (Amazon S3), Elastic Compute Cloud (Amazon EC2) và Amazon Virtual Private Cloud (Amazon VPC).
Kết nối riêng với Amazon VPC:Doanh nghiệp có thể sử dụng AWS Direct Connect để thiết lập giao diện ảo riêng từ mạng tại chỗ đến Amazon VPC của doanh nghiệp, từ đó mang đến kết nối mạng riêng, băng thông cao giữa mạng và VPC của doanh nghiệp.
Linh hoạt:AWS Direct Connect giúp doanh nghiệp dễ dàng thay đổi quy mô kết nối để đáp ứng nhu cầu của mình. AWS Direct Connect cung cấp kết nối 1 Gbps và 10 Gbps và doanh nghiệp có thể dễ dàng cung cấp nhiều kết nối nếu cần thêm dung lượng. Doanh nghiệp còn có thể sử dụng AWS Direct Connect thay vì thiết lập kết nối VPN qua Internet đến Amazon VPC của doanh nghiệp, giúp tránh phải sử dụng phần cứng VPN thường không thể hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu cao hơn 4 Gbps.
Đơn giản:Doanh nghiệp có thể đăng ký dịch vụ AWS Direct Connect nhanh chóng và dễ dàng qua Bảng điều khiển quản lý AWS. Bảng điều khiển cung cấp dạng hiển thị đơn nhất để quản lý hiệu quả tất cả các kết nối và giao diện ảo. Doanh nghiệp cũng có thể tải xuống các mẫu bộ định tuyến đã tùy chỉnh cho thiết bị mạng của mình sau khi cấu hình một hoặc nhiều giao diện ảo.
Giải bài toán tiết kiệm chi phí cùng CMC Telecom
Cùng với kinh nghiệm triển khai AWS Direct Connect với các doanh nghiệp lớn cũng như tại Việt Nam, CMC Telecom là đối tác tư vấn ủy quyền cao cấp của AWS, đó cũng là một trong những lý do Analise.AI tin tưởng lựa chọn. Đặc biệt, với yêu cầu triển khai nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh liên tục, CMC Telecom trở thành lựa chọn đáng tin cậy với đội ngũ kỹ thuật cao, chứng chỉ quốc tế và khả năng hỗ trợ nhanh chóng các yêu cầu.
Ngoài ra, từ dịch vụ AWS Direct Connect này của CMC Telecom đã mở ra cho khách hàng giải pháp khác giúp giải quyết đồng thời bài toán chi phí và trải nghiệm khách hàng. Đó là di dời hạ tầng đám mây AWS từ Úc về Singapore giúp rút ngắn được khoảng cách đường truyền và mang đến chất lượng kết nối tốt hơn.
Analise.AI là một trong những công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành y, giúp các bác sĩ chuẩn đoán “X-quang lồng ngực bằng AI”. Analise.AI sử dụng dữ liệu từ hàng triệu kết quả hình ảnh đã thẩm định từ các bác sĩ chuyên khoa trên toàn cầu, từ đó phân tích bằng công nghệ AI và đưa ra chuẩn đoán với tính chính xác cao hơn.
Với các khách hàng sử dụng đám mây AWS như Annalise.AI, việc sử dụng kênh truyền theo cách truyền thống đặt ra thách thức về chi phí cao nếu thuê kênh riêng, tuy nhiên chất lượng kết nối cũng không đảm bảo, độ trễ cao và băng thông giới hạn. Thay vào đó, đường truyền AWS Direct Connect không thông qua Internet công cộng, được kết nối trực tiếp đến đám mây AWS nên có độ an toàn cao hơn, tốc độ nhanh hơn, thời gian trễ thấp hơn và tính bảo mật cao hơn các kết nối Internet thông thường.
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số nào thiết yếu cho doanh nghiệp?
Bên cạnh dịch vụ AWS Direct Connect, CMC Telecom còn cung cấp nhiều giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp trên nền tảng của AWS.
Solution Provider:CMC Telecom đem đến các giải pháp toàn diện từ AWS giúp doanh nghiệp hiện đại hóa ứng dụng, tiết kiệm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả mà không phải lo về vấn đề thanh toán. Tiếp cận sản phẩm của AWS một cách dễ dàng và đơn giản.
Managed Service:Sử dụng Cloud AWS không yêu cầu đội ngũ IT đắt đỏ, không mất thời gian đào tạo hoặc tìm hiểu sâu hệ thống, hệ điều hành, cấu hình network tối ưu, phân tích cơ sở dữ liệu. AWS Managed Services sẽ thay doanh nghiệp quản lý vận hành, tối ưu chi phí, nguồn lực vận hành trên hệ thống liên tục 24/7/365 giúp gỡ bỏ gánh nặng cho doanh nghiệp khỏi các hoạt động vận hành cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp có thể tập trung các nguồn lực vào hoạt động kinh doanh của mình.
Migration:AWS Server Migration Service (SMS) giúp doanh nghiệp di chuyển hàng nghìn khối lượng công việc lên AWS dễ dàng và nhanh chóng hơn. AWS SMS cho phép tự động hóa, lập lịch và theo dõi số lượng lớn các bản sao ổ đĩa máy chủ đang hoạt động, giúp doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi máy chủ quy mô lớn một cách dễ dàng.
Secure:AWS cho phép doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ bảo mật thủ công để doanh nghiệp có thể chuyển hướng tập trung sang mở rộng quy mô và đổi mới doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ chi trả cho những dịch vụ mà mình sử dụng. AWS là nền tảng đám mây thương mại cho các khối lượng công việc yêu cầu tính bảo mật cao.
Đội ngũ tư vấn cao cấp của CMC Telecom luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, hiện đại hóa và tối ưu hạ tầng. Truy cập https://aws.cmctelecom.vn/ để được tư vấn và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn. |
Thúy Ngà
" alt=""/>‘Giải bài toán’ chuyển đổi số với AWS Direct Connect của CMC Telecom