Cô con gái nhỏ còn quay camera hướng về phía mẹ, tên Mary, để bố nắm được tình hình. Sau đó, Galvin nhanh chóng cúp máy và gọi cho cha mẹ, chị gái vợ đang sống gần đó tới ứng cứu.
Khi vợ chồng chị gái Mary tới, cô bé 5 tuổi còn biết cách nhanh chóng mở chốt cửa để hai người vào và gọi xe cứu thương.
Cô bé 5 tuổi cứu mạng mẹ nhờ biết gọi video cho bố. |
Xe cứu thương tới trong khoảng 40 phút sau đó. Sau khi kiểm tra, Mary được chẩn đoán bị đột quỵ song nhờ cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm tới tính mạng.
"Khi tôi gặp bác sĩ phẫu thuật để cảm ơn, ông ấy nói: 'Đừng cảm ơn tôi, con gái anh mới là người hùng thực sự'. Nếu không có Priya, không biết vợ tôi sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm đến đâu. Dù Priya thậm chí không nhận thức được điều mình làm quan trọng thế nào, con bé vẫn khiến tôi thật tự hào", anh Galvin nói.
Hiện, Mary đang hồi phục tốt, có thể đi lại, nói chuyện và sẽ sớm được xuất viện. Cô bé Priya thì nhận được phần thưởng là thoải mái chơi game trên iPad trong một thời gian.
"Tôi biết nhiều phụ huynh thường than phiền về việc con cái họ dành quá nhiều thời gian cho thiết bị điện tử nhưng nếu được giáo dục đúng cách, chúng có thể giúp đỡ cha mẹ khi cần thiết", ông bố trẻ bày tỏ.
" alt=""/>Bé gái 5 tuổi cứu mạng mẹ bằng cuộc gọi videoGiáo sư Leslie Valiant – người khai sinh ra lý thuyết học máy sẽ đến Việt Nam và có bài giảng mang tên “Lý thuyết học máy cần thêm gì nữa?”.
Ngày 13/1/2020, GS. Leslie Valiant - thành viên của Hiệp hội Hoàng gia (London) và Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Mỹ) – sẽ tới Việt Nam. Đây được xem là sự kiện “mở hàng” hoành tráng cho khoa học Việt Nam nói chung và lĩnh vực nghiên cứu đỉnh cao trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng.
Vị giáo sư lừng danh, chủ nhân giải thưởng Turing (A. M. Turing Award– tương tự Nobel trong lĩnh vực Khoa học máy tính), sẽ có một bài giảng với nhan đề “Lý thuyết học máy cần thêm gì nữa?” (What Needs to be Added to Machine Learning?).
Sinh năm 1949 tại Hungary, GS. Leslie Valiant được coi là một trong những người khai sinh ra lý thuyết học máy, trở thành nền tảng của các ứng dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo hiện nay. Hiện giảng dạy tại Đại học Harvard (Mỹ), GS. Leslie Valiant đã có 40 năm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lý thuyết đo độ phức tạp của thuật toán, học máy và tính toán song song. Ông cũng là tác giả của 2 cuốn sách “Circuits of the Mind” (Mạch tư duy), và “Probably Approximately Correct” (Đúng xấp xỉ với xác suất cao) được xem là cẩm nang của giới nghiên cứu khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
Trong sự nghiệp của mình, GS. Leslie Valiant từng nhận nhiều giải thưởng danh giá như: Giải thưởng Nevanlinna tại Đại hội các nhà Toán học quốc tế năm 1986, Giải thưởng Knuth năm 1997, Giải thưởng EATCS về Khoa học máy tính lý thuyết châu Âu năm 2008. Đặc biệt, năm 2011, ông vinh dự nhận giải thưởng mà giới nghiên khoa học máy tính đều hướng tới: giải Turing do Hiệp hội khoa học máy tính Mỹ (ACM) trao tặng.
Theo ông Alain Chesnais, Chủ tịch Hiệp hội, những thành tựu của GS. Leslie Valiant đã cung cấp cơ sở lý thuyết cho sự tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo và đưa đến những thành tựu phi thường trong lĩnh vực học máy.
" alt=""/>“Cha đẻ” lý thuyết học máy đến Việt Nam giảng bài “Lý thuyết học máy cần thêm gì nữa?”