Rụng tóc có thể là dấu hiệu của thiếu máu (Ảnh minh họa: Getty images).
Tóc giòn có thể là dấu hiệu củahội chứng Cushing
Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), tóc giòn là một triệu chứng của hội chứng Cushing, một tình trạng hiếm gặp do có quá nhiều cortisol - hormone gây căng thẳng chính của cơ thể. Tuy nhiên đây không phải triệu chứng chính của bệnh, có nhiều triệu chứng rõ ràng hơn khác của hội chứng Cushing bao gồm huyết áp cao, mệt mỏi và đau lưng.
Việc điều trị hội chứng Cushing có thể gây ra tình trạng tóc giòn này, chẳng hạn như thuốc điều trị glucocorticoid là loại steroid được sử dụng để điều trị chứng viêm do nhiều loại bệnh gây ra.
Tóc mỏng có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp
Những người bị suy giáp - một tình trạng xảy ra khi tuyến giáp của bạn không sản xuất đủ hormone tuyến giáp - có thể nhận thấy tình trạng rụng tóc nhiều hơn và sự thay đổi về hình dáng của tóc.
Suy giáp có thể gây ra tóc mỏng và các triệu chứng khác, chẳng hạn như mệt mỏi, không chịu được lạnh, đau khớp, đau cơ, sưng mặt và tăng cân. Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp sẽ giúp chẩn đoán tình trạng bệnh và điều trị bằng cách dùng thuốc tuyến giáp.
Ngoài tình trạng tóc mỏng, một số rối loạn tuyến giáp còn khiến bạn có nguy cơ mắc phải tình trạng rụng tóc tự miễn gọi là rụng tóc từng vùng. Loại rụng tóc này gây ra những mảng rụng tóc đột ngột. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc.
Rụng tóc có thể là dấu hiệu thiếu máu
Nếu bạn đột nhiên nhận thấy có nhiều tóc hơn trong lược chải tóc hoặc trên sàn tắm, đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn có lượng sắt dự trữ thấp hoặc thiếu máu và có thể cần được kiểm tra.
Xét nghiệm máu cũng đặc biệt được yêu cầu đối với những người ăn chay hoặc phụ nữ có kinh nguyệt nhiều, cả hai đều làm tăng nguy cơ rụng tóc do thiếu chất sắt.
Người ta không hoàn toàn biết lý do tại sao lượng sắt thấp có thể gây rụng tóc, nhưng sắt rất quan trọng đối với nhiều phản ứng sinh học và hóa học, có lẽ bao gồm cả sự phát triển của tóc.
Nếu bác sĩ xác định rằng bạn thực sự bị thiếu chất sắt, việc ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất sắt hoặc bổ sung chất sắt có thể giúp giảm rụng tóc.
Rụng tóc cũng có thể xảy ra tạm thời do nồng độ estrogen thay đổi đột ngột và thường được nhận thấy sau khi mang thai hoặc ngừng dùng thuốc tránh thai.
Rụng tóc có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt protein
Protein rất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của tóc, thiếu protein có liên quan đến tình trạng tóc mỏng và rụng. Thiếu hụt protein không phải là vấn đề đối với hầu hết mọi người (hầu hết người trưởng thành cần 0,8 gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể).
Nguồn protein tốt bao gồm sữa chua, thịt nạc, cá, trứng, đậu nành. Tuy nhiên, hầu hết tình trạng tóc mỏng, kể cả ở phụ nữ, đều có thể là do di truyền.
Vảy màu trắng hoặc vàng có thể là dấu hiệu bạn bị gàu
Những vảy màu vàng hoặc trắng trên tóc, trên vai và thậm chí ở lông mày là dấu hiệu của gàu, một tình trạng da đầu mãn tính. Gàu thường không phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thường có thể được điều trị bằng các loại dầu gội dành riêng cho tóc.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra gàu là tình trạng viêm da tiết bã. Những người bị viêm da tiết bã có làn da đỏ, nhờn, có vảy trắng hoặc vàng bong tróc. Một loại nấm giống nấm men tên là malassezia cũng có thể gây kích ứng da đầu.
Không gội đầu đủ, nhạy cảm với các sản phẩm chăm sóc tóc và da khô cũng có thể gây ra gàu. Gàu thường nặng hơn vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô có thể khiến da khô hơn.
Tóc hư tổn có thể che giấu các vấn đề sức khỏe khác
Mặc dù tóc có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn, nhưng hầu như mọi người thường phàn nàn về những tổn thương do nhuộm màu và sử dụng nhiệt để tạo kiểu tóc.
Việc có quá nhiều nhiệt từ việc sử dụng máy ép/uốn tóc hàng ngày hoặc máy sấy có thể làm hỏng tóc của bạn, khiến tóc khô, dễ gãy và khó chăm sóc. Bạn nên sử dụng không quá một dụng cụ nóng mỗi ngày hoặc sử dụng các dụng cụ nhiệt không thường xuyên.
Bất cứ khi nào bạn áp dụng nhiệt lên tóc, hãy luôn sử dụng các sản phẩm có thành phần bảo vệ. Những sản phẩm như dầu dưỡng và thuốc xịt tạo độ bóng có xu hướng bảo vệ tóc khi sử dụng nhiệt trực tiếp và gián tiếp.
Nhuộm tóc một cách chuyên nghiệp khó có thể gây ra nhiều hư tổn, nhưng việc tẩy tóc và sử dụng thuốc nhuộm tóc đóng hộp tại nhà có thể gây ra tác dụng phụ.
Bạn có thể giảm thiểu mọi hư tổn cho tóc bằng cách sử dụng đúng sản phẩm. Sau khi nhuộm màu cho tóc, hãy nhớ sử dụng dầu gội giữ ẩm và giữ màu thích hợp cho tóc.
" alt=""/>Tóc bạc, tóc mỏng, tóc rụng… cảnh báo gì về sức khỏe?Bệnh nhân điều trị tim mạch tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Ảnh: Hoàng Lê).
TS.BS Hải cho biết, bệnh tim mạch rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư. Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ trong vòng 6 tháng chẩn đoán ung thư lên đến 4,7%, cao hơn 2 lần so với bệnh nhân không có ung thư (2,2%). Nếu là bệnh ung thư phổi hay giai đoạn ung thư muộn, nguy cơ trên càng cao hơn.
Có 43% bệnh nhân ung thư tinh hoàn gặp tình trạng tăng huyết áp, so với 31% bệnh nhân nam bình thường. Ung thư tinh hoàn cũng liên quan đến tình trạng tăng tỷ lệ hội chứng chuyển hóa, béo phì và rối loạn lipid máu.
Với bệnh nhân ung thư vú, 87% trường hợp có yếu tố nguy cơ tim mạch. Còn ở bệnh nhân ung thư phổi, nguy cơ tử vong vì tim mạch sẽ tăng 30% nếu việc xạ trị hướng về tim. Ở bệnh nhân ung thư là trẻ em, nếu có bệnh tim mạch thường chỉ sống dưới 40 tuổi, mốc tuổi sớm hơn gần 8 năm so với dân số chung.
Theo TS.BS Hải, nếu ung thư làm tăng nguy cơ biến cố và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tim mạch, thì người bị bệnh lý tim mạch cũng dễ xuất hiện ung thư mới mắc. Khi nhận ra sự kết nối giữa ung thư và tim mạch sẽ có ý nghĩa lâm sàng trong việc chẩn đoán, điều trị.
Các bác sĩ cho rằng, hai bệnh lý tim mạch và ung thư có bằng chứng kết nối với nhau (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
Cụ thể, khi tiến hành điều trị ung thư, bác sĩ phải xem xét xác suất độc tính với tim, như loại thuốc hóa trị dự định sử dụng, loại thuốc hóa trị dùng trước đó, liều dùng của thuốc.
Trước khi hóa trị, cần theo dõi các bệnh lý tim mạch cụ thể của bệnh nhân, như suy tim, bệnh cơ tim do hóa trị, bệnh van tim nặng, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp... để có cách kiểm soát.
Song song đó, cũng cần theo dõi tuổi và các yếu tố nguy cơ tim mạch, như tiền căn gia đình, tiền sử bệnh thận mạn, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh nhân có hút thuốc lá, béo phì hay không...
Báo cáo viên kết luận, để nhận diện đúng tình trạng, phân loại chính xác mức độ độc tính cho tim khi điều trị ung thư ở mức thấp, trung bình hay cao, cần có sự phối hợp hội chẩn giữa chuyên gia tim mạch và ung thư, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Phát biểu tại hội nghị, TS.BS Nguyễn Hoàng Hải cho biết, trong quá trình điều trị cho người bệnh, đặc biệt là người mắc nhiều bệnh nền, muốn đạt được hiệu quả cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, không chỉ của bác sĩ điều trị trực tiếp mà còn cần sự tham gia của chuyên gia chẩn đoán hình ảnh, dược sĩ, điều dưỡng, chế độ dinh dưỡng...
Hội nghị khoa học năm nay diễn ra sau một năm dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, với số lượng 53 bài báo cáo trong 9 phiên chuyên đề như Ngoại khoa, Sản - Phụ khoa, Tim mạch, Ung thư, Gây mê hồi sức..., tăng hơn so với khi dịch bùng phát. Điều này cho thấy sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong giai đoạn nhiều biến động, vừa không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
" alt=""/>Căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới, rất nhiều người bị ung thư mắc phải