Thể thao

Người đứng sau kỹ thuật phẫu thuật nội soi tim mạch toàn bộ

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-01-21 18:07:39 我要评论(0)

TS.BS Đặng Quang Huy - Phó giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City (Hà Nội) - truyện cười vỡ bụngtruyện cười vỡ bụng、、

Người đứng sau kỹ thuật phẫu thuật nội soi tim mạch toàn bộ - 1

TS.BS Đặng Quang Huy - Phó giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City (Hà Nội) - "bác sĩ nội soi thắp sáng trái tim" với hơn 2.500 ca phẫu thuật tim, trong đó có hơn 600 ca nội soi tim toàn bộ.

2 lần mổ nội soi tim cho trẻ nhẹ cân nhất thế giới

Từ khi sinh ra, bé H.A (Nha Trang) đã được chẩn đoán mắc tim bẩm sinh với nhiều tổn thương phối hợp, bao gồm lỗ thông liên nhĩ lớn và toàn bộ tĩnh mạch phổi bên phải đổ sai vị trí. Nếu không phẫu thuật sớm, bé sẽ đối mặt với suy tim phải và xơ hóa phổi.

Để trả lại cho H.A một trái tim khỏe, các bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec Times City, đứng đầu là TS.BS Đặng Quang Huy, đã quyết định phẫu thuật nội soi tim toàn bộ giúp sửa chữa các tổn thương tim của H.A 6 tháng trước. Khi đó, bé chỉ mới 3 tuổi, nặng 18kg.

Nhìn con vui chơi, chạy nhảy khỏe mạnh, không còn những cơn viêm phổi liên tục hay nỗi lo suy tim như trước, mẹ bé H.A xúc động nói: "Lồng ngực con lành lặn, hầu như không để lại sẹo. Điều này thực sự quan trọng đối với con sau này, đặc biệt là với các bé gái phải điều trị tim bẩm sinh".

Người đứng sau kỹ thuật phẫu thuật nội soi tim mạch toàn bộ - 2

Bác sĩ Vinmec thăm khám bệnh nhi sau ca phẫu thuật.

Theo TS.BS Đặng Quang Huy, phẫu thuật nội soi tim toàn bộ cho người lớn đã rất phức tạp, nhưng đối với trẻ em, thử thách này còn nhân lên gấp nhiều lần do đòi hỏi kỹ thuật khắt khe và sự thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể (tim phổi nhân tạo) rất khó khăn.  

TS.BS Huy thậm chí còn mổ thành công cho những bệnh nhân đặc biệt hơn nhiều bé H.A - có thể xem là nhẹ cân nhất thế giới. Theo tiêu chuẩn thông thường, phẫu thuật nội soi tim toàn bộ cho trẻ nhỏ thường chỉ được thực hiện khi cân nặng đạt khoảng 13kg trở lên. Tuy nhiên, có 2 bệnh nhi được gia đình đưa đến TS.BS Huy khi chỉ nặng 10,5kg và 11kg.

Với trọng lượng nhỏ như vậy, ca mổ trở nên khó khăn hơn do động mạch đùi của trẻ quá bé, buộc các bác sĩ phải sử dụng phương pháp đặt ống thông vào động mạch chủ trực tiếp qua thành ngực. Toàn bộ thao tác này được thực hiện bằng nội soi.

Cũng nhờ được mổ nội soi, hai bệnh nhi tránh được việc phải cưa toàn bộ xương ức. Ở độ tuổi này, xương của trẻ chưa hoàn toàn cốt hóa, vẫn chứa nhiều sụn tăng trưởng. Việc cưa xương ức có thể gây biến dạng lồng ngực (ngực chim bồ câu) và để lại vết sẹo dài, ảnh hưởng đến tâm lý nặng nề. Đồng thời, mổ mở còn làm tăng nguy cơ chảy máu, suy tim, biến chứng hô hấp và kéo dài thời gian phục hồi sau phẫu thuật.

Người đứng sau kỹ thuật phẫu thuật nội soi tim mạch toàn bộ - 3

TS.BS Đặng Quang Huy cùng đội ngũ thực hiện phương pháp phẫu thuật nội soi toàn bộ cho bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh.

"Mổ mở hoặc nội soi hỗ trợ có thể dễ dàng hơn, nhưng tôi luôn nỗ lực thực hiện phẫu thuật nội soi toàn bộ cho các cháu để giảm thiểu tối đa các nguy cơ suy tim, chảy máu và biến chứng viêm phổi. Điều đặc biệt là với nội soi toàn bộ, vết mổ chỉ nhỏ như đầu bút, gần như không để lại ký ức đau đớn nào về cuộc đại phẫu tim mạch mà các cháu phải trải qua", TS.BS Huy chia sẻ.

Cơ sở y tế hiếm hoi trên thế giới mổ nội soi tim cấp độ 3 cho trẻ nhỏ

Phẫu thuật tim ít xâm lấn đang trở thành xu hướng tại Việt Nam và trên thế giới. Phẫu thuật này được chia thành 4 cấp độ. Hai cấp độ đầu bao gồm phẫu thuật không nội soi với vết mổ dài 6-10 cm, phẫu thuật nội soi hỗ trợ với vết mổ 4-6 cm, có sử dụng dụng cụ banh xương sườn.

Cấp độ 3 và 4 cao hơn, đó là phẫu thuật nội soi tim toàn bộ. Theo đó, bác sĩ chỉ sử dụng các trocar (loại thiết bị y tế) nhỏ như đầu ngón tay, không cần banh xương sườn và toàn bộ quy trình được thực hiện thông qua nội soi. Riêng cấp độ 4, sử dụng robot trong phẫu thuật nội soi tim toàn bộ, hiện chỉ mới được thực hiện ở các nước phát triển.

Hiện nay, phần lớn bệnh viện tại Việt Nam và Đông Nam Á chỉ đang áp dụng phẫu thuật ở cấp độ 1 và 2. Vinmec là một trong số ít những bệnh viện trên thế giới thực hiện thành công phẫu thuật tim nội soi cấp độ 3 cho trẻ nhỏ. Các ca mổ được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa gây mê, hồi sức, phục hồi chức năng và chăm sóc hậu phẫu, đảm bảo quy trình phẫu thuật và hồi phục diễn ra an toàn và hiệu quả. 

"Bệnh nhân trải qua phẫu thuật tim ít xâm lấn thường cần khoảng 2 tháng để hồi phục hoàn toàn, so với 5 - 6 tháng đối với phẫu thuật mở. Với phẫu thuật nội soi toàn bộ, thời gian phục hồi thường chỉ mất 1 tháng", TS.BS Huy cho biết.

TS.BS Đặng Quang Huy là người dẫn dắt việc thiết kế và phát triển phẫu thuật tim nội soi tại Vinmec. Ông đã thực hiện hơn 2.500 ca phẫu thuật tim, trong đó có hơn 600 ca phẫu thuật nội soi tim toàn bộ.

Là người tiên phong phẫu thuật nội soi toàn bộ cho trẻ nhỏ có cân nặng thấp, TS.BS Huy được nhiều gia đình bệnh nhân và đồng nghiệp trìu mến gọi là "bác sĩ nội soi thắp sáng trái tim". Ông cũng là một tên tuổi uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch của khu vực và quốc tế.

Phẫu thuật tim nội soi có khả năng xử lý triệt để nhiều loại dị tật bẩm sinh, bao gồm thông liên nhĩ, thông liên thất, thông sàn nhĩ thất bán phần, màng ngăn nhĩ trái, tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ, hở van ba lá bẩm sinh… Theo thống kê, hơn 50% trường hợp dị tật tim bẩm sinh có chỉ định phẫu thuật có thể được điều trị hiệu quả bằng phương pháp này.

Bên cạnh phát triển các kỹ thuật cao giúp cải thiện về sức khỏe, rút ngắn thời gian nằm viện cho người bệnh, Trung tâm Tim mạch Vinmec còn tích hợp các giải pháp tài chính giúp tiết kiệm chi phí để người bệnh an tâm điều trị. Hiện nay, phẫu thuật tim tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Hình ảnh của em H.T.L được đăng tải trên trang Songlamplus,vn

Tìm hiểu kĩ nguyên nhân, ông không khỏi xót xa vì cái chết ở tuổi còn xanh của con gái mình xuất phát từ clip ghi lại cảnh L và một bạn nam trong lớp hôn nhau bị lan truyền trên mạng xã hội. Điều đáng nói là trong số đó có những fanpage, trang thông tin có hơn 1 triệu lượt người theo dõi như songlamplus.vn đã đăng tải clip của L không che mặt. Chiều tối ngày 11/03, các trang mạng nói trên đã gỡ bỏ clip.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên và duy nhất nhận trái đắng từ mặt trái của mạng xã hội. Tháng 06/2013, nữ sinh N.T.C.L mới tốt nghiệp lớp 12 Trường THPT Hai Bà Trưng (Thạch Thất, Hà Nội) bị bạn cùng lớp ghép ảnh chân dung vào tấm ảnh quảng cáo có một cô gái mặc áo rộng cổ rồi tung lên Facebook. Bức ảnh ghép trở thành tâm điểm bị bạn bè trêu đùa, khiến L xấu hổ và uống thuốc diệt cỏ. Gia đình phát hiện và đưa em đi cấp cứu những do uống quá nhiều thuốc, em đã tử vong sau đó vài ngày.

Một trường hợp xót xa khác là câu chuyện nữ sinh Đồng Nai cũng uống thuốc diệt cỏ tự tử vì bị tung clip sex. Tháng 06/2015, sau khi cãi nhau với bạn trai, N.T.A.T phát hiện clip quay cảnh ân ái của mình với bạn trai bị tung lên Facebook. Quá xấu hổ trước những bình luận ác ý của cư dân mạng, T đã uống thuốc diệt cỏ để tìm đến cái chết. Gia đình phát hiện, đưa đến viện nhưng do chất độc quá mạnh dẫn đến tử vong.

Im lặng hay lên tiếng?

Câu chuyện “kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh” vẫn được tiếp nối khi mạng xã hội trở thành một không gian sống thứ hai của con người. Ở đó, con người thoải mái thể hiện mình, kết giao với bạn bè, tìm kiếm công việc nhưng cũng là nơi để họ đăng tải những thông tin nhạy cảm và không ngần ngại đả kích người khác bằng hàng trăm bình luận ác ý.

Thế giới trên mạng xã hội là một thế giới ảo nhưng những hậu quả mà nó gây ra lại là thật. Trở lại với gia đình em H.T.L, bố em không kìm được nước mắt: “Đau đớn quá! Gia đình không ngờ cháu lại dại dột tự vẫn như thế. Sau khi sự việc xảy ra, tôi mới hỏi dò chị gái ruột của L (tên Hồ Thị Xinh) mới biết nguyên nhân khiến cháu tự vẫn là vì trang mạng xã hội chia sẻ clip giữa cháu và một học sinh nam lên mạng. Chúng tôi không muốn làm to chuyện, chỉ mong các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm trang songlamplus.vn để tránh những hậu quả về sau”.

Hiện trường nơi phát hiện ra thi thể em L

Có những công cụ “giết” người không bằng dao, kéo mà “giết” chết con người ta bằng chính những câu chữ, hình ảnh được phát tán ở trên đó. Nỗi đau sẽ còn mãi với “những gia đình có đứa con tự tử” vì không thể chịu nổi áp lực khi bản thân mình trở thành trò đùa trên mạng xã hội.

Nhưng, im lặng chịu đựng nỗi mất mát lớn lao khi đứa con đang ở tuổi ăn tuổi lớn, phụ giúp đỡ đần được bố mẹ như gia đình em L hay nên đi đến tận cùng của sự việc để trừng phạt những kẻ đã gây ra nỗi đau cho gia đình? Đâu mới là cách giải quyết tốt nhất?

Chị Phạm Hương Trà – Giảng viên chuyên ngành Xã hội học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Trước khi đưa ra quyết định nên lên tiếng hay không, cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng của sự việc ở nhiều khía cạnh và dựa vào luật pháp để làm rõ. Dưới góc độ là một nhà nghiên cứu xã hội học, theo chị bố mẹ cần có quá trình nói chuyện với con cái ngay từ đầu để chuẩn bị tâm lý cho con, tránh tình trạng lúc sự việc xảy ra rồi mới giải quyết hậu quả cuối cùng. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhận thức của từng gia đình, bố mẹ có thời gian hay không hoặc mức độ chia sẻ của bố mẹ với con cái”.

Luật sư Trịnh Công Thanh cũng trả lời khi được hỏi về vấn đề này: “Gia đình nạn nhân hoàn toàn có cơ sở pháp luật để truy cứu trách nhiệm những kẻ đã sử dụng và phát tán hình ảnh nhạy cảm của cô bé, bởi hậu quả của hành vi này rất nặng nề, cần lên án và răn đe (dựa vào Điều 155 – Tội làm nhục người khác thuộc Bộ luật Hình sự năm 2015). Trong trường hợp đó, bố mẹ của các nạn nhân có thể nhận được sự hỗ trợ về mặt pháp luật tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý của nhà nước, thuộc các Sở Tư Pháp các Tỉnh/ Thành phố trực thuộc trung ương, vì đối tượng được trợ giúp pháp lý bao gồm trẻ em, người chưa thành niên. Khi làm việc với Trung tâm trợ giúp pháp lý, trung tâm sẽ cử trợ giúp viên pháp luật hoặc luật sư để hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân”.

Nhìn lại sự việc, gia đình nạn nhân vì không muốn khơi lại nỗi đau quá lớn cho bạn bè và người thân, chỉ muốn lo cho tốt hậu sự của cháu L để cháu được yên nghỉ. Nhưng chính sự im lặng này đôi khi lại khiến những vụ việc tương tự lại tiếp diễn ở những gia đình khác khi đứa con trở thành nạn nhân của mạng xã hội.

Em Hoàng Anh Minh – Học sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho biết: “Theo em, khi đăng tải những hình ảnh cá nhân lên mạng xã hội cần có sự cho phép của chính những người có mặt trong đó vì lứa tuổi bọn em rất bốc đồng, dễ tủi thân và hay xấu hổ. Nếu gặp phải trường hợp tương tự, em nghĩ mình sẽ hỏi ý kiến bố mẹ đầu tiên để tìm hướng giải quyết”.

Cô Hồ Thị Hải Yến – mẹ em Minh chia sẻ: “Từ cấp 1, cô đã luôn cố gắng tâm sự với con những vấn đề trong cuộc sống và cùng con tìm ra cách tốt nhất để con tự giải quyết. Càng lớn, con càng có những biến chuyển tâm lý nhưng cô vẫn để ý con sát sao từ xa, chứ không bắt ép con nên con vẫn cảm thấy có sự riêng tư cá nhân. Chính vì vậy, dù có chuyện gì nó cũng tìm cô chia sẻ đầu tiên. Cô nghĩ đây là cách tốt nhất để tránh những trường hợp xấu do các trang mạng xã hội gây ra như thời gian gần đây”.

Trao đổi với ông Lê Văn Quyết – Phó chủ tịch UBND xã An Hòa cho biết, sau khi sự việc xảy ra, chính quyền đã cử công an xã về nắm bắt tình hình, hiện nay phía gia đình nạn nhân đang lo công việc và không muốn làm đơn khởi kiện. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong muốn các ngành chức năng cần quản lý chặt hơn các trang mạng xã hội, không để phát tán những clip “nhạy cảm” nhằm tránh những sự việc đau lòng xảy ra.

Những câu chuyện nói trên cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những bạn trẻ khi tham gia mạng xã hội nên tỉnh táo và có chừng mực. Những bình luận vô tình của mình có thể trở thành lưỡi dao giết chết một con người. Đó cũng bài học thực tế cay đắng cho các bậc phụ huynh nên chia sẻ, nắm bắt kịp thời những tâm lý và sự việc xảy ra xung quanh con, cả trong cuộc sống lẫn trên mạng xã hội. Đặc biệt, các trang tin khi đưa thông tin đến với công chúng nên cân nhắc nặng – nhẹ, những hậu quả mà mình có thể gây ra với chính nhân vật xuất hiện trong bài viết của mình để những nỗi đau mất người thân không còn tiếp diễn.

" alt="Hiểm hoạ từ mạng xã hội: Im lặng hay lên tiếng?" width="90" height="59"/>

Hiểm hoạ từ mạng xã hội: Im lặng hay lên tiếng?