Ông Chính cho rằng cùng với việc làm rõ vấn đề pháp lý cần đặt ra vấn đề về an toàn công trình khi đây là công trình “3 không”: không có Giấy chứng nhận đầu tư, dự án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không có Giấy phép xây dựng.
“Vấn đề về pháp lý cần phải được làm rõ nhưng cũng phải xem xét công trình có đảm bảo được hay không. Đặc biệt công trình được xây dựng bám vào đỉnh đèo có độ dốc rất lớn thì phải có những quy chuẩn tiêu chuẩn nhất định” – ông Chính nói.
![]() |
“Cơ quan quản lý nhà nước phải đánh giá được các tác động tới di sản chứ không phải cứ ngoài vùng bảo vệ di sản thì người dân, doanh nghiệp muốn xây gì cũng được” (Ảnh: Công trình sai phạm trên Mã Pì Lèng). |
“Theo tôi, nhìn vào công trình khả năng xây dựng công trình là không đúng theo quy chuẩn quy phạm. Bởi thế, khi công trình gặp mưa to gió lớn và nước chảy mạnh ở vùng núi cao thì công trình sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng. Đây là vấn đề rất quan trọng nhưng tôi chưa thấy được xem xét. Nếu công trình xây dựng không đủ điều kiện về mặt kỹ thuật như thế nếu có sự cố xảy ra thì ai chịu trách nhiệm?” – ông Chính đặt vấn đề.
Đồng quan điểm với ông Chính về tầm quan trọng trong đánh giá độ an toàn công trình, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng cần phải xem xét kỹ hồ sơ công trình.
“Đây là công trình nằm ở triền núi nên việc xây dựng được phải có thiết kế, tính toán. Lẽ ra phải có nghiệm thu có thiết kế được duyệt” – ông Tùng nói.
Theo báo cáo của Sở VHTTDL Hà Giang, công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng nằm ngoài khoanh vùng bảo vệ II di tích danh thắng Mã Pì Lèng. Bàn về luật Di sản hiện nay, vị Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, luật đã quy định rất rõ việc xây dựng các công trình mới theo vùng lõi, vùng I, vùng II, vùng đệm, và quy định công trình nào được xây, công trình nào không được xây và nếu được thì xây dựng như thế nào.
Tuy nhiên vị này cũng thẳng thắn nhìn nhận: Giữa quy định với thực tế xây dựng công trình trong vùng di sản vẫn còn có những khoảng cách.
“Về không gian, rõ ràng công trình khách sạn Panorama không nằm trong vùng bảo vệ di tích Mã Pì Lèng nhưng nó phản cảm, ảnh hưởng trực tiếp tới không gian vùng di sản. Cơ quan quản lý nhà nước phải đánh giá được các tác động tới di sản chứ không phải cứ ngoài vùng bảo vệ di sản thì người dân, doanh nghiệp muốn xây gì cũng được” – ông Chính nhấn mạnh.
Ông Chính cũng cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý. Bởi theo ông đây là công trình 7 tầng được xây dựng giữa một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ bất kỳ người dân nào cũng có thể nhìn nhận thì các sở, ngành của tỉnh cần phải nhìn nhận việc này và phải thấy được trách nhiệm của mình với công trình của mình.
“Quá trình xây dựng không phải ngày một ngày hai ví dụ như đổ 2,3 đống cát trong ngõ, trong hẻm đội quản lý đã đến hỏi thăm rồi vì vậy cần phải làm rõ các cấp nào đồng ý cho xây. Xây xong ai cho phép kinh doanh? Những công trình muốn được kinh doanh thì phải có đăng ký kinh doanh, nhà nghỉ Panorama bây giờ cho người vào ở, phục vụ nhà hàng thì ai cho phép? Theo tôi cần phải làm rõ, đánh giá nghiêm túc vấn đề này” – vị Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam nhấn mạnh.
Địa phương phải chủ động bảo vệ di sản
Đánh giá về nhà nghỉ, nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng, theo TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên, nhóm Những Người Yêu Di Sản Việt Nam (SHV), đây là công trình vừa trái phép, vừa làm xấu cảnh quan. Nêu ý kiến về việc xử lý công trình, TS. KTS Hạnh Nguyên cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước phải kiên quyết tháo dỡ công trình này để không có khách sạn thứ 2, thứ 3… mọc lên trong nay mai phá nát khu vực này.
“Kiến trúc phải đi theo quy hoạch. Quy hoạch phải đi theo định hướng phát triển, mà định hướng nào cũng cần xét đến các yếu tố về di sản thiên nhiên, di sản văn hóa. Nếu chỉ vì đẹp, xấu, đúng, sai trên một phạm vi nhỏ mà bỏ qua tầm nhìn một đô thị, một quốc gia thì như vậy là tai họa” – bà Hạnh Nguyên nói.
![]() |
Tháo dỡ “Vạn lý trường thành” sai phép - công trình xâm phạm di sản thế giới Tràng An, Ninh Bình |
TS. KTS Hạnh Nguyên cũng chỉ ra rằng, Luật Di sản của Việt Nam hiện nay đang rất chung chung, chưa phân rõ ra từng luật riêng và cụ thể (Luật di sản kiến trúc, Di sản đô thị, di sản thiên nhiên...) mà vẫn đang nhùng nhằng trong một luật.
TS. KTS Hạnh Nguyên cho rằng, nguyên nhân của việc xây chen công trình ở các khu danh thắng gần đây, có thể xuất phát từ việc thiếu hiểu biết của cơ quan quản lý nhà nước và người dân. Người quản lý có thể không biết Luật Di sản cấm điều này, hoặc không màng đến tầm quan trọng của di sản. Người dân lại cho rằng đây là vấn đề xấu đẹp chứ không biết mình đã vi phạm luật.
Theo bà Hạnh Nguyên, Panorama mới là công trình đầu tiên tại khu danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Mã Pì Lèng. Đây là khu vực giáp vùng 2 – vùng bảo vệ của của cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Bản thân đèo Mã Pì Lèng là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Vì vậy phải làm quyết liệt ngay từ công trình đầu tiên này.
“Phải xem đây như một điển hình cho việc vi phạm vào không gian di sản chứ nó không phải của việc xây dựng trái phép để không nhà quản lý nào còn mơ hồ về luật Di sản. Tôi cũng cho rằng, phải làm quyết liệt để từ sự việc này mà các địa phương có di sản phải chủ động học cách bảo vệ di sản vì quyền lợi sát sườn của mình” - TS. KTS Hạnh Nguyên.
Còn theo KTS Phạm Thanh Tùng, công trình trên đỉnh Mã Pì Lèng cần phải được đánh giá nghiêm túc từ góc nhìn luật pháp đến góc nhìn của nghệ thuật, kiến trúc.
“Về luật thì rõ ràng chúng ta không thể đánh giá cảm tính. Dọc đường Mã Pì Lèng, với địa hình đồi dốc quanh co như thế ở thế giới đều làm những trạm dừng chân đồng thời có cả những đoạn đường cứu nạn. Tôi cho rằng, việc xây dựng những trạm dừng chân là rất cần thiết. Công trình trên cũng xuất phát từ việc kêu gọi đầu tư làm trạm ngắm cảnh dừng chân. Cung đường Mã Pì Lèng có ý nghĩa về giao thông nối với các huyện vùng xa của miền biên giới vì vậy đây là việc quan trọng cần phải nhìn nhận” – ông Tùng nêu ý kiến.
Cũng theo vị Chánh văn phòng Hội KTS Việt Nam, việc xây dựng trạm dừng trên cung đường này là cần thiết nhưng nếu có bàn tay của kiến trúc sư với trách nhiệm cộng đồng thì chính đó lại giúp cho danh thắng Mã Pì Lèng đến gần hơn với mọi người.
“Theo tôi vấn đề này cần có cái nhìn rất bình tĩnh, đánh giá đúng mức. Không nên đẩy những vấn đề cho một chủ đầu tư mà các cơ quan chức năng Hà Giang, giới kiến trúc sư cần vào cuộc. Có nhiều phương án kiến trúc tạo điểm nhìn hài hoà với cảnh quan du lịch. Có thể cải tạo lại mặt đứng công trình cho thân thiện với môi trường đặc biệt phải đảm bảo an toàn công trình và an toàn cho người sử dụng. Việc xử lý phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chỗ nào sai phải dứt khoát sửa đồng thời cũng phải dũng cảm nhận trách nhiệm” – ông Tùng nói.
Đã đến lúc làm quy hoạch cả cung đường Hạnh Phúc “Đèo Mã Pì Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc dài 200km từ TP Hà Giang đi Mèo Vạc. Đèo Mã Pì Lèng chỉ hơn 20km nhưng ngoài khu vực di sản thì có quy hoạch những khu vực còn lại không? Đã có một quy hoạch tổng thể nào cho cả con đường Hạnh Phúc chưa? Với địa hình đồi dốc quanh co như vậy ở nhiều quốc gia họ làm những trạm dừng chân để có sự cố khách có thể nghỉ lại và đồng thời còn có những đoạn đường cứu nạn. Qua sự việc từ nhà nghỉ, nhà hàng Panorama cũng cần đặt ra vấn đề này. Và đã đến lúc cần làm quy hoạch không chỉ cho đèo Mã Pì Lèng mà làm quy hoạch với cả tuyến đường Hạnh Phúc để con đường không chỉ nối các vùng miền biên viễn mà còn giúp cho danh thắng Mã Pì Lèng đến gần hơn với mọi người. Đấy là phát triển bền vững” – KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam. |
Đèo Mã Pì Lèng dài khoảng 20km, nối cao nguyên đá Đồng Văn với thị trấn Mèo Vạc và được coi là “đệ nhất hùng quan”, một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Năm 2009, Mã Pì Lèng được Bộ VHTTDL công nhận là Danh thắng quốc gia, nằm trong công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận năm 2016. |
Hồng Khanh
"Ban đầu quan điểm của tỉnh Hà Giang chỉ xây trạm dừng chân cho du khách, không phải công trình bê tông kiên cố, có quy định cả chất liệu làm công trình, chủ đầu tư cố tình vi phạm pháp luật", ông Nguyễn Thái Bình chia sẻ.
" alt=""/>Mã Pì Lèng nhìn từ góc độ nghệ thuật, kiến trúc1. Đau lưng dữ dội
Nếu cơn đau đột ngột đến từ vùng lưng hoặc thắt lưng mà không có bất kì một nguyên nhân tác động nào và cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm khi sử dụng thuốc giảm đau hoặc các biện pháp chữa trị khác thì khả năng cao đó là dấu hiệu của phình động mạch. Nghiêm trọng nhất chính là phình động mạch chủ khiến cơn đau dai dẳng và vượt quá sức chịu đựng của nhiều người. Trong trường hợp phình động mạch chủ vỡ sẽ lập tức dẫn đến tử vong.
2. Đau lồng ngực
Cơn đau ngực trong khoảng thời gian ngắn và đột ngột xuất hiện giống như việc lồng ngực bị ép bởi một hòn đá lớn và việc hô hấp trở nên khó khăn, tinh thần đôi khi thấy sợ hãi và mất kiểm soát không có lý do. Đây có thể là triệu chứng đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Ngay cả khi thời gian của cơn đau này ngắn và lập tức hết đau sau đó bạn vẫn cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức vì đây có thể là những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau tim về sau. Những cơn đau tim có tỷ lệ tử vong là 50% trong vòng 3 đến 4 giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng.
3. Đau khi đi tiểu
Nếu bạn đau dữ dội khi đi tiểu và nước tiểu có màu sẫm khác lạ với bình thường đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang hoặc một triệu chứng của ung thư bàng quang. Nếu bệnh tình được phát hiện kịp thời, tỷ lệ chữa trị thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
4. Đau đột ngột ở háng
Đau đột ngột ở vùng háng có thể là dấu hiệu của xoắn tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn có thể chữa trị khỏi bằng phẫu thuật và nếu phát hiện sớm việc chữa trị sẽ rất đơn giản.
5. Đau bụng
Khi bạn cảm thấy bụng đau thắt lên từng cơn và có dấu hiệu đau đớn như ai đó đang cầm kim đâm vào dạ dày đó có thể là dấu hiệu của bệnh thủng đường tiêu hóa, viêm ruột thừa, viêm tụy hoặc viêm túi mật. Nếu cơn đau bụng nằm ở phần bụng dưới bên phải thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa.
Nếu cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trên, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo do thủng dạ dày và viêm túi mật. Nếu cơn đau xuất hiện dưới xương ức, có thể là viêm tụy đang khởi phát. Những cơ quan này có thể gây tử vong nếu chúng bị nhiễm trùng nặng vì vậy bạn cần lập tức đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu trên.
6. Đau chân
Nếu như chân và vùng bắp chân bạn đột nhiên đau đớn và sưng tấy đi kèm với dấu hiệu sốt đây có thể là do huyết khối tĩnh mạch sâu gây tắc nghẽn tĩnh mạch bắp chân, vì vậy bệnh nhân cảm thấy đau đớn và sưng tấy ở vùng này.
Ngay cả các biện pháp mát-xa cũng không làm tình trạng được cải thiện vì những cục máu đông này có thể thâm nhập vào phổi gây hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân chỉ có thể sử dụng thuốc hoặc phương pháp phẫu thuật để làm tan huyết khối.
An An (Dịch theo Sohu)
Những người trẻ đôi khi chỉ nhức đầu đơn thuần nhưng cũng có khi đau dữ dội, cần nghĩ ngay đến căn bệnh này để tránh nguy cơ bị đột quỵ
" alt=""/>6 dấu hiệu đau đớn trên cơ thể nhất định phải đi khám nếu không sẽ mất mạngBệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nếu không được điều trị, căn bệnh này có thể gây ra các biến chứng lâu dài nên cần phát hiện các dấu hiệu càng sớm càng tốt.
Các triệu chứng phổ biến nhất là cảm thấy khát nước và đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Ngoài ra còn có những dấu hiệu thầm lặng khác ít được biết đến hơn mà bạn nên chú ý.
Theo Hệ thống Chăm sóc sức khỏe Wayne UNC, một trong những triệu chứng hay gặp nhưng lại không được quan tâm của bệnh tiểu đường là mệt mỏi, suy nhược. Lý do là đường không thể đi vào tế bào để cung cấp năng lượng khiến thận phải làm việc quá tải để loại bỏ lượng đường dư thừa. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy xuống sức.
Vấn đề trở nên nghiêm trọng khi một người thấy mình quá yếu để thực hiện các hoạt động hằng ngày mà trước đây họ có thể làm dễ dàng hoặc kiệt sức sau khi ăn. Đây là vấn đề phổ biến đối với những người mắc bệnh tiểu đường và thường liên quan đến lượng đường trong máu sau khi ăn.
"Mệt mỏi thường xuyên, đặc biệt sau bữa ăn, là triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường", trang Diabete.co.ukgiải thích. Điều này có thể do "sự mất cân bằng giữa mức đường huyết và hiệu quả của việc lưu thông insulin. Tốt nhất là kiểm tra lượng đường trong máu để xem sự mệt mỏi do lượng đường cao hay thấp”.
Mặc dù triệu chứng này có thể do những nguyên nhân khác ngoài bệnh tiểu đường, nhưng bạn cần đi khám nếu tình trạng kéo dài. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, một số người mắc tiểu đường loại 2 trong nhiều năm mà không được chẩn đoán vì các triệu chứng ban đầu có xu hướng “chung chung” hoặc không có bất kỳ biểu hiện nào.
Các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường bao gồm giảm cân, mất cơ, mệt mỏi, mờ mắt, ngứa quanh vùng kín.