- Chủ quán A Trà cho một bát phở lẫn, một má đùi, nhiều phở nhé!
- Nhà mình một phở cánh, một phở đùi, thêm trứng chần.
- Chủ quán ơi, hai phở lẫn đợi lâu quá!
- Quên bàn này rồi à chủ quán ơi?
8h sáng, quán phở gà nằm tại Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội) đông kín chỗ, nhiều khách xếp hàng trước quầy đợi mua mang về. Tiếng gọi đồ, giục giã vang lên liên tục.
Quán phở đông đúc
"Ăn ở đây lần nào cũng thế. Quán đông, đơn mua về cũng nhiều nên có khi đợi 20 - 30 phút mới tới lượt. Ngày nào không bận rộn tôi mới dám tới chờ", ông Triệu Văn Sơn (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.
"Đúng là hay phải chờ nhưng bù lại phở ngon, giá phải chăng. Trong lúc ngồi chờ thì xem chủ quán tráng phở, chặt gà, cũng thú vị", bạn ông Sơn nói.
Bát phở gà nóng hổi ăn kèm với hành lá, lá chanh, tương ớt tự làm, ớt tươi
Quán phở gà này lúc nào cũng nghi ngút khói. Ngoài khói tỏa từ nồi nước dùng sôi sùng sục, thơm phức còn có một nồi dành để tráng bánh phở. Đây là quán phở "hiếm có khó tìm" ở Thủ đô khi tự tráng phở ngay tại quầy. Thực khách có thể quan sát toàn bộ quá trình làm phở, làm gà của chủ quán.
Chủ quán phở này là anh Ly Chẩn Trà - một người dân tộc Mông ở Quản Bạ, Hà Giang. Hơn bốn năm trước, anh Trà quyết định khởi nghiệp với món phở gia truyền.
"Phở gà ở Hà Nội thì dễ kiếm lắm, cũng nhiều quán ngon. Nhưng phở nhà tôi thì có điểm khác lạ, toàn bộ bánh phở tôi đều tự làm theo công thức của gia đình truyền lại. Tráng đến đâu bán đến đó, không có chất bảo quản nào cả", anh Trà chia sẻ.
Anh Trà chặt gà tại chỗ cho khách
Bánh phở được tráng tại chỗ. Nhiều vị khách thích thú quan sát và ghi hình cách tráng phở của quán
Bánh phở được anh Trà làm từ loại gạo nương mang từ quê nhà xuống Hà Nội. Theo anh Trà, loại gạo này năng suất thấp, ít bà con còn canh tác nhưng khi làm phở thì dẻo, dai, ngon hơn so với gạo nước dưới xuôi. "Tôi từng thử nhiều loại gạo khác nhưng không hài lòng", anh Trà chia sẻ.
Gạo sau khi vận chuyển hàng trăm cây số xuống Hà Nội sẽ được rửa, ngâm trong 8 giờ rồi xay thành bột. Tại quán, một nhân viên sẽ trực tiếp tráng phở tươi tại chỗ rồi phơi nguội, gấp lại và thái thành sợi. Để làm được bánh phở tự tráng phải trải qua nhiều công đoạn và sự khéo léo. Thoạt nhìn, cách tráng phở tương tự như người ta tráng bánh cuốn nhưng theo anh Trà, tỉ lệ và cách pha bột thì hoàn toàn khác.
"Phở đạt chất lượng phải là bánh phở dẻo, dai, mềm mà không nát, không bị rách", anh Trà chia sẻ
Phở sau khi nguội được thái sợi. Sợi phở này to bản hơn so với loại phở thông thường
Để có bát phở gà ngon thì ngoài phở, nguyên liệu cực kì quan trọng là gà. Anh Trà chia sẻ, nước dùng nhà anh ngọt là do sử dụng rất nhiều xương ống lợn, nước luộc gà, cộng thêm một số thảo mộc miền núi. "Tôi chọn gà mái đã đẻ từ 2 - 3 lứa, được nuôi 4 - 5 tháng để thịt ngon, ngọt, không quá mỡ. Trung bình mỗi ngày quán bán từ 20 - 30 con", anh Trà cho biết.
Để nồi nước dùng ngon phải vớt bọt nhiều lần, không để vẩn đục
Gà vớt ra khỏi nồi nước dùng sẽ được chặt, lọc xương, thái, chia thành các phần khác nhau như đùi, cánh, má đùi... ngay tại quầy. "Nhiều quán phở gà ở Hà Nội hay thái, chặt trước rồi bày sẵn ra đĩa nhưng quán này thì làm tại chỗ. Nhìn thấy tươi ngon, hấp dẫn hơn hẳn. Khi ăn thì tôi thấy gà mềm, ngon nhưng không bị bở, nước dùng thơm lắm", một vị khách chia sẻ.
Phở ở đây có giá từ 40.000 - 55.000 đồng/bát. Điểm trừ của quán này là thường xuyên đông đúc, khách phải chờ lâu, thậm chí mỗi ngày mở bán đều treo biển "tạm thời hết hàng" 1 tới 2 lần.
"Phở tự tráng, gà làm tại chỗ và nhiều khách đặt giao về vì lo ngại dịch bệnh nên mình không làm kịp, đành treo biển cho khách biết, khỏi phải chờ lâu. Nhưng nhiều vị khách thấy treo biển vẫn vào ngồi chờ", vợ chủ quán chia sẻ.
"Chờ lâu thật nhưng được bát phở ngon miệng cũng xứng đáng", ông Hoàng Tiến Công (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.
Quán phở này thường xuyên treo biển "hết hàng" vì lượng khách quá đông, không phục vụ kịp
Quán mở cửa từ 6h30 tới 14h, nhưng thường hết hàng sớm hơn, nhất là vào thứ 7 hay chủ nhật
Theo chủ quán, trung bình mỗi ngày quán bán 300 - 400 bát, cao điểm là 500 bát/ngày
Xem thêm các bài trong series Ăn ăn uống uống tại đây.
Linh Trang - Xuân Minh
" alt=""/>Phở tự tráng của chàng trai người Mông đem về thủ đô ngày bán hết 500 bátTheo tiếng Mông, Sảo Há có nghĩa là "thung lũng trên cao". Ngôi làng này nằm ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển. Vì ít dân cư sinh sống, lại được bao bọc bởi rừng thiêng nên nơi đây vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, phảng phất chút ma mị.
Nhiều du khách từng đến Sảo Há nhận xét, ngôi làng này mang nét đẹp lạ lùng và tĩnh mịch. Núi rộng, làng hẹp, lại không có điện, nước sinh hoạt và sóng điện thoại nên du khách chỉ ghé thăm trong ngày.
Tới đây, du khách không khỏi ấn tượng với lối kiến trúc nhà trình tường của bà con dân tộc Mông (dùng đất đắp thành tường để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt trên cao nguyên đá), mái ngói âm dương, hàng rào đá vững chãi.
Những ngôi nhà này nằm thành cụm, được bao bọc bởi khu rừng cổ thụ nguyên sinh rộng chừng 500ha.
Những hàng rào ở làng Sảo Há cao khoảng 1,5m, được xếp bằng đá mà không cần vật liệu kết dính vẫn vững chắc suốt hàng chục năm (Ảnh: Huỳnh Cẩm Tú)
Do địa thế hiểm trở nên cuộc sống của người dân trong làng khá đơn giản, chủ yếu sống theo phương thức tự cung tự cấp. Họ thường trồng lanh, trồng ngô, rau cải mèo và chăn dê, dệt vải thủ công.
(Ảnh: Giàng A Phớn)
Từ trung tâm thành phố Hà Giang, du khách đi theo Quốc lộ 4C tới dốc Thẩm Mã rồi rẽ vào xã Vần Chải. Tiếp đó, khách di chuyển tới khu vực Khó Chớ rồi hỏi tiếp đường lên làng Sảo Há.
Còn từ huyện Yên Minh, du khách đi qua con đèo dài khoảng 17km với những khúc cua tay áo và dốc dài, đến chân dốc Thẩm Mã thì di chuyển thêm khoảng 4km để tới xã Vần Chải.
Vì làng nằm sâu trong rừng nên để đến được đây, du khách phải di chuyển bằng xe máy, vượt quãng đường mòn dài chừng 2km. Đoạn đường từ ngoài tới làng là đường bê tông nhưng rất nhỏ, nhiều đất đá và dốc cao, cua khá nguy hiểm.
Thời điểm lý tưởng để ghé thăm Sảo Há là vào mùa xuân. Khi ấy, hoa đào nở rộ, tỏa sắc hồng tươi, xua đi vẻ lạnh lẽo, trầm mặc của ngôi làng.
(Ảnh: Cừu Bé)
Tới Sảo Há, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng rừng nguyên sinh, khám phá cuộc sống người Mông hay kết hợp tham quan rừng trúc, nhà cổ, miếu Sảo Há,… Ngôi làng này hiện cũng chưa khai thác dịch vụ du lịch, các tín đồ ưa xê dịch có thể lựa chọn cắm trại ở rừng trúc, hòa mình vào thiên nhiên.
Tuy nhiên, tới đây, du khách cần lưu ý không xả rác bừa bãi, không nói chuyện quá ồn ào làm ảnh hưởng đến cảnh quan và cuộc sống của người dân.
Phan Đậu
" alt=""/>Làng Sảo Há