Theo giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại Hà Nội, thời gian tới, thị trường chung cư mini sẽ bị siết hơn. Trong ngắn và trung hạn, phân khúc này sẽ tiếp tục gặp thêm nhiều khó khăn, áp lực, đòi hỏi các nhà đầu tư cân nhắc, tính toán kỹ trước khi xuống tiền. Đây không còn là phân khúc hấp dẫn đối với nhà đầu tư. (Xem thêm chi tiết)
Thanh Hoá 'tuýt còi' loạt dự án không bố trí đủ quỹ đất xây nhà ở xã hội
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành 4 quyết định bãi bỏ các quyết định liên quan đến 4 dự án khu dân cư, khu nhà ở thương mại chưa đảm bảo các quy định của pháp luật về nhà ở xã hội.
Ghi nhận tại Thanh Hoá thời gian qua có dự án nhà ở xã hội phố Bào Ngoại (phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) của Công ty cổ phần Xây dựng - Phát triển nhà 379 vi phạm ảnh hưởng đến việc nghiệm thu công trình. (Xem thêm chi tiết)
Nhà ở xã hội: Cả doanh nghiệp và người mua sắp được giảm thủ tục?
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, dự thảo Luật Nhà ở 2014 (sửa đổi) giảm bớt các thủ tục xác định đối tượng mua nhà ở xã hội. Theo đó, dự thảo lần này bỏ tiêu chí về cư trú.
Ngoài ra, dự thảo cũng điều chỉnh, xem xét mở rộng tiêu chí thu nhập theo hướng nâng mức thu nhập cao hơn. (Xem thêm chi tiết)
Khu tập thể ngập 'chuồng cọp' ở Hà Nội trước phương án cải tạo lại
Tập thể Nghĩa Tân gồm 23 nhà chung cư, cao từ 3 đến 5 tầng, diện tích trung bình căn hộ 18 - 20m2, xây dựng năm 1987. Hiện có khoảng 6.000 dân đang sinh sống. Ghi nhận tại đây tất cả căn tập thể tại đây đều có "chuồng cọp" mọc lên vây tứ phía. (Xem thêm chi tiết)
Bình Định yêu cầu 2 cao ốc sử dụng căn hộ lưu trú du lịch đúng quy định
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo việc quản lý, sử dụng 2 tòa nhà TMS Quy Nhơn và FLC Sea Tower Quy Nhơn theo đúng quy định.
Theo phản ánh, tòa nhà TMS có khoảng 90 hộ là gia đình chính chủ đang sinh sống và 400 căn dịch vụ cho thuê phòng. Hoạt động cho thuê phòng không thông qua một cơ quan quản lý chung, mà các hộ gia đình trực tiếp làm thủ tục cho khách thuê. Trong khi đó, tại tòa nhà FLC Sea Tower, thời gian qua, xảy ra một số vụ việc như tụ tập sử dụng ma túy, mất tiền của khách thuê… (Xem thêm chi tiết)
Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakfield Việt Nam, nhận định,đối với bất động sản thương mại, việc có thể theo dõi dữ liệu của tài sản theo thời gian thực sẽ giúp giảm chi phí vận hành và tăng năng suất. Đại dịch đã khiến chúng ta phải nhìn nhận lại tầm quan trọng của kết nối và trao đổi thông tin hiệu quả hơn, và tiềm năng ứng dụng của 5G sẽ trở thành một phần không thể thiếu của quá trình phát triển đó."
Tại Việt Nam, theo Cục Viễn thông, trong năm 2021, các doanh nghiệp viễn thông đã đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng băng thông rộng. Đến nay, mạng cáp quang đã phủ sóng toàn quốc, mạng 4G đã đạt mốc 99,8% dân số; trong khi đó, mạng 5G đã được triển khai thử nghiệm tại 16 tỉnh, thành phố. Việt Nam đặt mục tiêu triển khai thương mại 5G vào năm 2022, thúc đẩy người dân dùng smartphone và giảm số lượng điện thoại 2G còn dưới 5%.
Trong lĩnh vực Internet of Things (IoT) và bất động sản, mạng 5G liên quan đến hệ thống cảm biến tòa nhà và khả năng giám sát các điểm dữ liệu. Sự phát triển của bất động sản cũng có nghĩa là số lượng cảm biến và lượng dữ liệu đang tăng lên theo cấp số nhân, và 5G cho phép nắm bắt dữ liệu trong thời gian thực để có thể xây dựng báo cáo phân tích chính xác. Tiềm năng trong lĩnh vực này là rất lớn.
Một trong những điểm cộng lớn nhất của mạng 5G chính là độ trễ xử lý cực thấp, đưa tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn cả một cái chớp mắt. Mức độ trễ thấp sẽ là chìa khóa mở ra kỷ nguyên công nghệ robot, xe tự lái, thực tế mở rộng nhập vai (XR) và kết hợp thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR ) và thực tế hỗn hợp (MR). Theo chuyên gia C&W, mạng 5G sẽ tác động trực tiếp lên nhiều lĩnh vực: Thành phố thông minh: Các thành phố lớn như New York, Amsterdam và Singapore bắt đầu áp dụng 5G vào mọi mặt trong cuộc sống, liên tục tạo ra và phân tích lượng lớn dữ liệu. Điều này giúp thành phố thông minh hơn, điển hình là khả năng ghi nhận và điều tiết giao thông, người điều khiển được hướng dẫn đi vào đường thông thoáng hoặc đến các chỗ đậu xe có sẵn, và đồng thời giúp giảm thiểu khí thải. Và những lợi ích này sẽ được thúc đẩy phát triển khi 5G trở nên khả dụng hơn.
Nhà thông minh: Thị trường nhà ở đang có những bước tiến quan trọng để trở nên thông minh hơn. Ngày càng có nhiều ngôi nhà sử dụng hệ thống thiết bị được kết nối, các máy chủ tập trung xử lý dữ liệu được thu thập từ các thiết bị này sẽ làm tăng độ trễ xử lý và rủi ro về quyền riêng tư. Mạng 5G có thể giải quyết những thách thức đó bằng cách cho phép các thiết bị di động hoặc IoT xử lý dữ liệu trong phạm vi ngoại vi của mạng gia đình thay vì đám mây, điều này sẽ tăng cường quyền riêng tư và bảo mật, đồng thời giảm độ trễ.
Chăm sóc sức khỏe: Nhờ công nghệ phát triển, chỉ số sức khỏe của bệnh nhân có thể được đo lường và theo dõi chính xác ngay tại nhà. Với quá trình xử lý được thực hiện ngay lập tức, dữ liệu có thể được phân tích ngay, kích hoạt các thiết bị tự động điều chỉnh hoặc gửi cảnh báo đến bác sĩ, cả hai đều có thể cải thiện chất lượng và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe đáng kể.
Không gian văn phòng: Trong tương lai, mạng 5G có thể loại bỏ gánh nặng cơ sở hạ tầng và cáp dư thừa cho các tòa nhà. Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp không cần chạy hệ thống cáp tới bàn làm việc, điện thoại và phòng họp, tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc, thoái mái thiết kế sơ đồ mặt bằng và không gian làm việc linh hoạt trong tương lai.
"Công nghệ 5G có thể làm được nhiều điều cho thị trường bất động sản thương mại. Những ứng dụng 5G dùng để vận hành robot, phục vụ cho ô tô, thiết bị y tế và bán lẻ chắc chắn sẽ nâng tầm cách chúng ta làm việc, sống và vui chơi trong tương lai"- bà Trang Bùi nhấn mạnh.
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Mạng 5G quan trọng thế nào với bất động sản thương mạiLàm xong dự án toà nhà 31 tầng mới... xin chủ trương đầu tư
Theo hồ sơ mà PV.VietNamNet có được, ngày 19/11/2015, Tập đoàn Bảo Sơn đã trình Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An xin phép đầu tư khu dịch vụ thương mại và chung cư ở địa chỉ số 72 đường Lê Lợi, TP Vinh (Dự án Chung cư Bảo Sơn).
Chưa đầy một tuần sau, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký văn bản giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất của nhà đầu tư, xem xét cho thực hiện dự án.
Ngày 30/11/2015, Tập đoàn Bảo Sơn ký hợp đồng mua bán tài sản trên đất và quyền thuê đất tại vị trí 72 Lê Lợi, TP Vinh của Công ty muối Nghệ An để chuẩn bị thực hiện dự án.
Đầu năm 2016, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Nghệ An có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận việc mua bán diện tích 4.342,2m2 đất, tại 72 đường Lê Lợi để thực hiện dự án nói trên của Tập đoàn Bảo Sơn.
Đến ngày 19/4/2016, UBND tỉnh Nghệ An đã ký quyết định thu hồi diện tích đất này, giao cho Tập đoàn Bảo Sơn.
Bốn tháng sau, trên cơ sở phê duyệt thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An đã cấp giấy phép xây dựng cho dự án toà nhà 72 Lê Lợi.
Tiếp đến, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cho dự án đầu tư này.
Tháng 9/2017, Sở TN&MT đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cho Tập đoàn Bảo Sơn.
Năm 2018, sau khi hoàn thiện dự án 31 tầng, chủ đầu tư đề nghị Cục Giám định chất lượng công trình (Bộ Xây dưng) tiến hành nghiệm thu công trình thì phát hiện, hồ sơ pháp lý dự án thiếu “Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư” của tỉnh Nghệ An.
Đáng nói là, lúc này, chủ đầu tư cũng đã cho cư dân vào sinh sống trong các căn hộ đã đặt mua từ trước đó.
Từ thời điểm này, Tập đoàn Bảo Sơn liên tục gửi các văn bản tới các cơ quan, ban ngành đề nghị hoàn thiện thủ tục cấp quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư cho dự án.
Tuy nhiên, sự việc liên tục kéo dài qua các năm (từ 2018 đến 2024), Sở Kế hoạch Đầu tư Nghệ An đều khẳng định: “Dự án 72 Lê Lợi đã được triển khai xây dựng trên thực địa, do đó không có căn cứ, cơ sở tham mưu giải quyết”.
Gần 500 hộ dân không thể được cấp 'sổ hồng'
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Minh - Giám đốc Chi nhánh Nghệ An của Tập đoàn Bảo Sơn, cho biết, toà nhà chung cư 31 tầng, ở 72 Lê Lợi, có 535 căn hộ, trong đó có gần 500 hộ dân đã mua nhà vào sinh sống nhưng đến nay chưa thể cấp giấy chứng nhận (sổ hồng).
“Nhà đầu tư đề nghị các cơ quan ban ngành ở Nghệ An cùng phối hợp, giải quyết để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho 535 căn hộ, để người dân được đăng ký hộ khẩu; hưởng các giá điện, nước theo quy định; để các con em họ đi học được hưởng chính sách của địa phương; vay vốn ngân hàng... Đây là vấn đề cấp bách mà nhà đầu tư mong mỏi” - ông Minh chia sẻ.
Cũng theo ông Minh, Tập đoàn Bảo Sơn cùng đại diện nhiều hộ dân đã gửi công văn, giấy tờ kiến nghị UBND, HĐND tỉnh Nghệ An sớm giải quyết các kiến nghị trên.
Gần đây nhất, ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn đã ký tiếp văn bản, gửi UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An với nội dung: Trên thực tế, công trình hoàn thành công tác xây dựng đã lâu, khách hàng mua nhà bức thiết về nhu cầu nhà ở nên đã chuyển vào sinh hoạt tại khu chung cư. Do đó, chủ đầu tư đã 2 lần mời Cục Giám định nhà nước về công trình xây dựng vào nghiệm thu nhưng vẫn chưa thể nghiệm thu công trình.
“Việc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu đưa vào sử dụng, khiến chủ đầu tư không thể xin cấp sổ hồng. Nhân dân trong chung cư bức xúc, đã căng băng rôn, thông tin phản đối chủ đầu tư. Chúng tôi khẩn thiết đề nghị UBND tỉnh Nghệ An cùng vào cuộc tìm biện pháp tháo gỡ”, văn bản kiến nghị.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Nghệ An cho biết, liên quan dự án đầu tư xây dựng chung cư Bảo Sơn 31 tầng, ở 72 đường Lê Lợi (TP Vinh), UBND tỉnh Nghệ An đã giao cho Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở Xây dựng; Sở TN&MT để thanh tra toàn bộ vụ việc, sớm đưa ra kết luận. |