Ngoại Hạng Anh

Top những địa chỉ ẩm thực độc đáo không nên bỏ qua khi đến Sa Pa

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-04-18 01:11:57 我要评论(0)

Nhà hàng Vân SamNhà hàng Vân Sam nằm bên trong Ga đi cáp treo Fansipan mang tên loài cây quý hiếm chlich bong da hôm naylich bong da hôm nay、、

Nhà hàng Vân Sam

Nhà hàng Vân Sam nằm bên trong Ga đi cáp treo Fansipan mang tên loài cây quý hiếm chỉ mọc ở độ cao 2.500m trở lên trên đỉnh Fansipan,ữngđịachỉẩmthựcđộcđáokhôngnênbỏquakhiđếlich bong da hôm nay là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

Bước vào nhà hàng, thực khách sẽ ngay lập tức bị cuốn hút bởi không gian rộng lớn, thoáng đãng và ngập tràn ánh sáng tự nhiên. Những ô cửa kính lớn mở ra khung cảnh hùng vĩ của đỉnh Fansipan, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên và sự thư thái tuyệt đối.

Top những địa chỉ ẩm thực độc đáo không nên bỏ qua khi đến Sa Pa - 1

Nội thất của Vân Sam được thiết kế tinh tế, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố gỗ, đá, thổ cẩm và họa tiết trang trí sắc sảo, mang đến không gian ấm cúng nhưng vẫn vô cùng sang trọng.

Top những địa chỉ ẩm thực độc đáo không nên bỏ qua khi đến Sa Pa - 2

Thực đơn buffet tại Vân Sam là một chuyến phiêu lưu ẩm thực đầy hấp dẫn, với hơn 60 món ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon. Tại đây, du khách có thể thưởng thức các món đặc sản chỉ có ở Tây Bắc như bánh chưng đen, thịt lợn bản nướng, cơm lam, thắng cố ngựa, vịt Tả Van quay, thịt ếch, cá suối cùng các loại rau Sa Pa đặc trưng.

Không chỉ dừng lại ở ẩm thực truyền thống, nhà hàng còn mang đến những món ăn đa dạng từ Á Đông, Âu, Thái Lan, Hàn Quốc cho đến các món ăn Halal từ Ấn Độ, đáp ứng nhu cầu và khẩu vị của du khách từ mọi nơi trên thế giới.

Giá buffet: 300.000 VND/người lớn; 250.000 VND/ trẻ em.

Bản Mây (Fansipan) 

Ẩn mình dưới chân núi Fansipan, Bản Mây là một ngôi làng nhỏ bình yên, nơi không chỉ gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số mà còn là điểm đến lý tưởng để thưởng thức ẩm thực Tây Bắc độc đáo.

Top những địa chỉ ẩm thực độc đáo không nên bỏ qua khi đến Sa Pa - 3

Tại Bản Mây, thực phẩm chế biến đều là sản vật tươi ngon, được trồng và chăn nuôi ngay tại địa phương như vịt Tả Van, lợn cắp nách hay rau cải mèo. Đặc biệt, các món ăn còn sử dụng những thảo mộc quý hiếm như đương quy và giảo cổ lam, chỉ tìm thấy ở độ cao trên 2.000m, không chỉ tạo nên hương vị độc đáo mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Du khách đến Bản Mây sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sắc như thịt ngựa xào sâm đương quy, canh cá thảo mộc thơm lừng hay gà nướng mắc khén. Mỗi món ăn không chỉ chinh phục vị giác mà còn kể lại những câu chuyện về văn hóa và cuộc sống của người dân Sa Pa.

Top những địa chỉ ẩm thực độc đáo không nên bỏ qua khi đến Sa Pa - 4

Bên cạnh đó, không gian của Bản Mây cũng là một yếu tố làm nên sự đặc biệt. Những ngôi nhà dân tộc cổ, lũy tre xanh mát và không khí ấm áp quanh ánh lửa trại bập bùng sẽ khiến thực khách như hòa mình vào nhịp sống của các dân tộc miền núi. Thực khách còn có cơ hội tham gia vào những điệu múa xòe hoa, nhảy sạp, cùng nhau hát vang những bài ca sôi động và chia sẻ những câu chuyện đời thường.

Top những địa chỉ ẩm thực độc đáo không nên bỏ qua khi đến Sa Pa - 5

Bản Mây chính là điểm đến lý tưởng, nơi bạn không chỉ được thưởng thức ẩm thực đặc sắc mà còn được sống trọn vẹn trong không gian văn hóa Tây Bắc, mang lại một trải nghiệm độc nhất giữa lòng núi rừng Sa Pa.

Nhà hàng Thổ cẩm Lan Rừng

Tọa lạc trong khu du lịch làng nghề thổ cẩm Lan Rừng, Nhà hàng Thổ Cẩm thu hút du khách bởi không gian được trang trí với những họa tiết thổ cẩm đặc sắc và thực đơn phong phú, mang đậm hương vị đặc trưng của Tây Bắc. Với sức chứa lên đến 400 thực khách, nhà hàng là lựa chọn lý tưởng cho các đoàn du lịch, đặc biệt là những bữa tiệc lớn hay các sự kiện đặc biệt như gala dinner, lửa trại, hay team building.

Thực đơn tại Nhà hàng Thổ cẩm Lan Rừng có các món đặc sản nổi bật như gỏi cá hồi, lẩu cá tầm, lợn bản quay, gà bản nướng mắc khén và các món nướng đặc trưng của Sa Pa như gà bản, thịt nai rừng, dê núi, ngựa, dúi, lòng phèo nướng, cơm lam nướng. Đặc biệt, nhà hàng sử dụng nguyên liệu tươi ngon, tự nhiên từ vùng cao, mang đến những hương vị đậm đà, chuẩn vị núi rừng.

Top những địa chỉ ẩm thực độc đáo không nên bỏ qua khi đến Sa Pa - 6

Ngoài ẩm thực hấp dẫn, Nhà hàng Thổ Cẩm còn ghi dấu ấn với không gian tuyệt đẹp, là địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích chụp hình. Du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thị xã Sa Pa với mây trời và gió núi. Các góc trang trí thổ cẩm đầy màu sắc, với từng chi tiết tinh xảo, cũng là điểm nhấn thú vị cho những bức ảnh check-in độc đáo. Chắc chắn rằng mỗi khoảnh khắc tại đây sẽ là những kỷ niệm khó quên, và những bức ảnh sống động sẽ là minh chứng cho chuyến đi đầy trải nghiệm.

Bản Cát Cát

Bản Cát Cát, một điểm đến quen thuộc với những tín đồ du lịch Tây Bắc không chỉ bởi cảnh sắc độc đáo mà còn bởi những hương vị ẩm thực khá đặc trưng tại không gian mở view suối thác thơ mộng bên những chiếc cầu tre cong cong. Tại đây, bạn có thể thưởng thức những món ăn nhẹ như xôi nóng, mèn mén, bánh dày, xôi ngũ sắc, rượu ngô….... đặc trưng của người dân tộc.

Top những địa chỉ ẩm thực độc đáo không nên bỏ qua khi đến Sa Pa - 7

Từ giờ cho đến hết năm 2024, Khu du lịch Cát Cát miễn phí trải nghiệm ẩm thực Tây Bắc và các hoạt động vẽ sáp ong, xe lanh, dệt vải... cùng bà con dân bản, rất đáng để trải nghiệm.

Dành cho các thực khách sành ăn, trong khu du lịch có nhiều lựa chọn nhà hàng để tận hưởng các món ăn đặc sắc như canh măng lợn, gà tiềm hạt dẻ hay ngựa xào lăn. Hương vị đậm đà và cách chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ của người dân nơi đây chắc chắn sẽ khiến du khách cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi và chân thật của nền ẩm thực Tây Bắc.

Bên cạnh đó, Bản Cát Cát còn là nơi lý tưởng để du khách mua về những đặc sản mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc, như thịt trâu gác bếp, rượu ngô, rượu táo mèo, hạt dẻ,... Những món ăn này chắc chắn sẽ là món quà tuyệt vời cho gia đình và bạn bè sau một chuyến đi du lịch.

Hà An

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
- Hai nữ sinh mất tích bí ẩn đã tự tìm về nhà trong tình trạng hoảng loạn và mất hết tài sản.

Chiều tối ngày 28/12, trao đổi với VietNamNet,  chị Phạm Thị Thảo (39 tuổi – mẹ của nữ sinh Ngân) cho biết, hai nữ sinh Nguyễn Thị Kim Huyền (SN 2001, họcsinh lớp 9 Trường THCS Đông Bình) và Nguyễn Ngọc Ngân (SN 2000, học sinh lớp 10 Trường THPT Bình Minh) đã tự đi xe ôm về nhà vào lúc 17h cùng ngày.

Hai nữ sinh này về nhà trong tình trạng tinh thần hoảng loạn, khóc liên tục, và mất hết tài sản gồm xe đạp, sách vở...

{keywords}
Phụ huynh Thảo thuật lại chuyện với phóng viên

Chị Thảo thuật lại lời của 2 nữ sinh: Vào buổi trưa ngày 23/12, khi đi học có ghé quán nước uống ly trà sữa rồi ngủ luôn lúc nào không hay biết, tỉnh dậy thì phát hiện mình trong một căn nhà hoang nên rất hoảng sợ. Sau đó, hai nữ sinh lần mò ra được đường lớn và ngủ trước ghế đá của người dân. Tuy nhiên, các em cho rằng mình hoàn toàn không biết địa điểm bị đưa đến.

“Hai đứa nó khóc liên tục và nói đói bụng vì nhiều ngày chưa được ăn uống nên chúng tôi chưa hỏi được gì. Còn chuyện có phải người tên Thắng dắt chúng đi thì vẫn chưa hỏi được. Giờ hai đứa nhỏ về là gia đình mừng lắm rồi”, chị Thảo cho hay.

Đến 19h cùng ngày, cơ quan công an TX Bình Minh (Vĩnh Long) vẫn đang lấy lời khai của hai nữ sinh.

  • Hoài Thanh
" alt="2 nữ sinh mất tích đã tự về nhà, tài sản mất sạch" width="90" height="59"/>

2 nữ sinh mất tích đã tự về nhà, tài sản mất sạch

 - Các thầy ở đây vẫn đùa, dù là học sinh tiểu học nhưng nếu muốn được gặp cô giáo, các em phải chờ đến THCS. Vì ở đây, thầy giáo là mẹ hiền.

{keywords}
Thầy Đỗ Hồng Thái và học trò ở bản 51

Trường học chỉ có thầy

Xã vùng biên Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình hầu như tách biệt với bên ngoài, là nơi sinh sống của 18 bản làng người dân tộc Ma Coong.

Địa bàn cách trở, có những bản phải băng rừng mấy tiếng đồng hồ mới đến được, có bản ở cách đường 20 Quyết Thắng cả chục cây số nên đời sống bà con vô cùng vất vả.

Cả xã có hai trường tiểu học nhưng chỉ có một vài bản ở gần trung tâm xã là học sinh được học tập trung tại trường số 1. Các bản còn lại đều có thầy giáo về cắm bản để dạy chữ cho các em.

{keywords}
Thầy Nguyễn Văn Thăng đã có hơn 10 năm gắn bó với học sinh ở đây

“Trường có tất cả là 38 cán bộ, giáo viên nhưng chỉ có 3 cán bộ nữ làm những công việc văn phòng. 35 người còn lại đều là thầy giáo, mỗi bản 2 người, cùng ăn cùng ở với đồng bào để dạy chữ cho các em tiểu học”, thầy Võ Anh Tuân, hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch cho biết.

Ở các bản làng xa xôi, học sinh không được học mầm non vì không đủ điều kiện mở lớp, điều kiện đi lại, ăn ở quá vất vả nên chỉ có các thầy cắm bản. nói vui như thầy Đồ Hồng Thái, giáo viên tại bản 51 thì phải đến cấp 2 các em mới được học cùng cô giáo.

Các em học sinh ở đây chỉ bắt đầu được học tiếng Kinh khi vào lớp 1. Để dạy được, thầy cũng phải học tiếng nói của đồng bào Ma Coong, không chỉ trò mà thầy cũng có thêm “ngoại ngữ”. Không chỉ dạy chữ, nhạc, họa thầy cũng dạy…nốt.

“Trường có tất cả 21 lớp, trong đó chỉ có 1 lớp đơn ở bản Cờ Đỏ, 13 lớp ghép nhóm hai trình độ, 6 lớp ghép nhóm ba trình độ, 1 lớp ghép nhóm bốn trình độ”, thầy Tuân cho biết thêm.

Lớp ghép 4 trình độ ở bản Noồng cũ do thầy Nguyễn Văn Lai đảm nhiệm. có tất cả 7 em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5. Cứ đến giờ học, thầy lại chia bảng làm đôi để dạy cho các em học.

Và những lần các thầy phải khóc

{keywords}
 Các em học sinh ở bản Bụt sau giờ học

Trước khi lên đây, có thầy đã có gia đình nhưng có thầy thì chưa. Năm ở bản này, năm khác lại luân chuyển qua bản khác, điện thắp sáng không, sóng điện thoại bản có bản không nên tuổi thanh xuân của một vài người cũng đành ở lại với núi rừng.

Khoảng bốn năm trở lại đây, con đường 20 Quyết Thắng mới thông suốt, trước đó cực lắm. Đường đất vốn đã ngoằn nghèo, dốc dựng đứng, mỗi khi mưa xuống lại lầy lội, sụt lún, xe ga lên lại xoay ngược lại không thể nào đi nổi.

“Năm 2008, tôi một mình vác ba lô lên trường, khi đến cây số 54 thì gặp mưa, đường quá lầy lội nên xe bị lún xuống sâu không sao kéo lên được. Nói các chị đừng cười chứ lúc đó tôi chỉ biết ngồi khóc vì lực bất tòng tâm.

Khóc xong vẫn không kéo được xe lên nên phải ngồi chờ có người đi qua rồi nhờ họ kéo lên giúp. Hồi đó người qua lại cũng “hiếm” lắm nên đi từ sáng mà phải tối mịt tôi mới lên đến nơi”, thầy Đỗ Hồng Thái nhớ lại.

{keywords}
Lớp ghép 4 trình độ ở bản Noồng cũ do thầy Nguyễn Văn Lai đảm nhiệm

Là thầy giáo cắm bản hơn 10 năm, thầy Nguyễn Văn Thăng nhớ lại những ngày đầu lên đây. Nhớ nhà, nhớ vợ con khiến thầy nhiều lúc muốn bỏ về. Nhưng rồi những ánh mắt trong veo của học sinh lại níu chân thầy lại. Ngót ngét cũng hơn chục năm trời, nếu không yêu nghề thì làm sao trụ được.

Hiện thầy đang dạy tại bản Noồng mới: “ Ở đây không có sóng điện thoại, chỉ lâu lâu mới tìm được điểm rơi, tôi và một thầy nữa cắt cái chai nhựa đóng vào tường để hứng sóng. Mới đầu không quen, cứ nghe chuông báo cuộc gọi, mừng quá chạy lại nhấc lên là kiểu gì cũng mất sóng. Giờ quen rồi nên điện thoại lúc nào cũng cắm tai nghe, có chuông là chỉ việc lại ngồi đó đeo tai nghe vào”, thầy Thăng vui vẻ kể.

{keywords}
Học sinh ở Noồng cũ

Điều kiện sinh hoạt đã khổ, đau ốm còn khổ hơn bội phần. “Năm 2010, tôi dạy ở Noồng đột nhiên bị đau bụng dữ dội, đi không nổi mà trời lại đang mưa lớn, nước đầu nguồn đổ về khiến con đường độc đạo băng suối về xuôi bị ngăn cách.

Không còn cách nào khác, tôi được ba đồng nghiệp dẫn vượt sông,vì quá đau nên vừa đi vừa khóc, cũng may mà không bị nước cuốn trôi. Lần đó tôi bị viêm dạ dày cấp tính”- thầy Hồ Văn Minh góp chuyện.

Khó khăn là thế nhưng thấy các em học sinh đến lớp đều, đọc thông viết thạo là niềm động viên vô cùng lớn cho các thầy. “Còn sức, còn được phân công tôi vẫn ở lại để dạy những thế hệ tiếp theo”, thầy Minh chia sẻ.

  • Hải Sâm
" alt="Thầy giáo bật khóc trên đường đến trường" width="90" height="59"/>

Thầy giáo bật khóc trên đường đến trường

Chó robot Vision 60 có thể bơi vượt suối

Hệ thống NAUT có khả năng đẩy chó robot tăng tốc đến 5,5 km/h và có thể hoạt động hết công suất bằng nguồn điện chuyên dụng trong khoảng 35 phút.

Ở tốc độ 5,5 km/h, robot Vision 60 không thể dùng cho nhiệm vụ đua tốc độ, nhưng nó hoàn toàn có khả năng vượt suối và vùng nước lặng. Khả năng lội nước làm cho một robot hữu ích trong việc trinh sát và tuần tra ở địa hình ven biển hoặc ven sông, thậm chí có thể được sử dụng ở địa hình khó khăn như đầm lầy hoặc vịnh biển. 

Đối với các lực lượng chiến đấu trên bộ, vượt qua chướng ngại vật như vậy đã đủ bỏ lại các phương tiện không có khả năng này ở phía sau.

Ngoài phần đuôi NAUT, chó robot Vision 60 có thể được trang bị máy quét lidar, công cụ cho phép robot lập bản đồ môi trường xung quanh bằng tia laser và thậm chí cả hỗ trợ vũ khí, như phiên bản mang súng bắn tỉa ra mắt vào năm 2021. 

Trước đó, Ghost Robotics và SWORD International từng cho ra mắt phiên bản chó robot SPUR trang bị súng trường. 

Robot SPUR là sự kết hợp dựa trên cơ sở phương tiện không người lái 4 chân Q-UGV của Ghost Robotics và súng trường Creedmore sử dụng cỡ đạn 6,5mm của SWORD. Với sự hỗ trợ từ các hệ thống điện tử như kính ngắm 30x và camera nhiệt, SPUR đủ khả năng bắn trúng mục tiêu ngay cả khi nó đang di chuyển.

Chó robot Ghost Vision 60 - Ảnh: Ghost Robotics

Một phiên bản khác của robot Vision 60 là Ghost Vision 60 cũng được Bộ Nội vụ Mỹ đặt hàng cho nhiệm vụ tuần tra biên giới. Ghost Vision 60 được cho là sẽ không trang bị vũ khí nhưng có kính nhìn đêm và cảm biến nhiệt giúp phát hiện con người.

Hải Phong(tổng hợp)

" alt="Xem chó robot bơi qua suối, vượt đường rừng" width="90" height="59"/>

Xem chó robot bơi qua suối, vượt đường rừng