Onana bức xúc chia sẻ trên Canal Plus: "Tôi có rất nhiều điều muốn nói nhưng sẽ không chi tiết ở đây vì toàn đội đang tập trung cho giải đấu.
Hãy để tôi tiếp tục bị chỉ trích bởi bản thân đã quen với điều đó rồi. Tôi luôn cố gắng làm những gì tốt nhất cho đất nước của mình.
Giống như việc lựa chọn giữa cha và mẹ, nhưng đất nước là trên hết. Đó là lý do tại sao tôi lại ở đây. Chúng tôi đến Bờ Biển Ngà để giành chiến thắng."
Đoạn video trước trận cho thấy, Andre Onana đã trò chuyện cùng cựu tiền đạo Senegal - El Hadji Diouf. Chính Diouf vỗ về giúp chàng thủ môn MU bình tĩnh sau khi bị loại khỏi danh sách.
"Nếu tôi không thi đấu thì tại sao tôi phải tức tốc đến đây bằng máy bay riêng?"- Onana hét lên lúc cơn giận dữ bùng phát.
Anh phải chịu đựng hành trình ác mộng khi rời sân bay John Lennon (Liverpool), bắt chuyến tối muộn Chủ nhật đến Bờ Biển Ngà, sau trận MU vs Tottenham.
Thời tiết xấu, nhiều sương mù khiến máy bay chở Onana không thể hạ cánh xuống Yamoussoukro - nơi Cameroon bắt đầu chiến dịch ở bảng C - AFCON 2023.
Điều này buộc anh phải chuyển hướng đến thủ đô Abidjan, rồi tiếp tục di chuyển hơn 200 km bằng ô tô để có mặt tại sân Charles Konan Banny lúc 14h (giờ địa phương), tức 3 tiếng trước giờ thi đấu.
Khi ấy, Onana mới biết Fabrice Ondoa sẽ bắt chính cho Cameroon trận gặp Guinea. Còn Devis Epassy và Simon Ngapandouetnbu được chọn là hai thủ môn dự bị.
Hiểu phong cách lắng nghe
Muốn lắng nghe hiệu quả, bạn phải hiểu bản thân trước. Bạn thuộc phong cách lắng nghe nào trong 4 phong cách lắng nghe sau:
● Nghe phân tích: nhằm mục đích phân tích một vấn đề một cách khách quan
● Nghe kết nối: nhằm mục đích xây dựng quan hệ và hiểu thông điệp cảm xúc phía sau
● Nghe phản biện: nhằm đánh giá độ đáng tin của cả câu chuyện và người kể chuyện
● Nghe trách nhiệm: nhằm nắm bắt thông tin để truyền tải lại hiệu quả như thể một nhiệm vụ
Nhận biết được phong cách nghe và chuyển đổi linh hoạt với từng kiểu câu chuyện, từng đối tượng người nói sẽ giúp bạn phát huy năng lực nghe.
Hiểu lý do lắng nghe
Bạn lắng nghe cuộc trò chuyện này của đối phương để làm gì? Để nhận thông tin, tránh xung đột, thu hút sự chú ý, giúp đỡ người khác hay đơn giản là để giải trí. Sau đó đánh giá nhu cầu của người nói: họ đang tìm kiếm những phản hồi trung thực, sự phân tích chuyên sâu hay một kết nối cảm xúc.
Khi nhận thức được lý do, chúng ta sẽ chọn được phong cách lắng nghe phù hợp và giảm bớt năng lượng cho kiểu lắng nghe không phù hợp.
Hiểu thói quen lắng nghe
Công việc áp lực hàng ngày có thể hình thành thói quen lắng nghe để xác định nhiệm vụ quan trọng và đưa ra quyết định nhanh chóng. Điều đó có thể thường hiệu quả nơi công sở, nhưng không hiệu quả nếu đồng nghiệp của bạn đang tìm kiếm sự đồng cảm.
Nếu chỉ nhìn nhận các câu chuyện như một nhiệm vụ thu thập thông tin để giải quyết vấn đề, bạn có thể bỏ lỡ các cơ hội quý giá để hiểu rõ hơn về các quan điểm sống và điểm chung giữa hai bên. Trong những tình huống này, đưa ra những biện pháp giải quyết vấn đề hay trấn an kiểu “không sao, mọi chuyện sẽ ổn ấy mà” chẳng khác gì một sự lắng nghe hời hợt.
Nhận thức được đối tượng chính của cuộc trò chuyện
Muốn hiểu được đối tượng chính, bạn cần tò mò về thông điệp mà người nói chuyện muốn truyền tải. Bạn sẽ thường mong muốn một cuộc trò chuyện là có phản hồi giữa người nói và người nghe. Nhưng đôi khi việc xen vào, bình phẩm khiến người nói vì sự lịch sự mà chuyển hướng trò chuyện.
Khi cả hai bên đều cố nói, thì có thể bạn sẽ không bao giờ hiểu được đối tượng chính của cuộc trò chuyện. Trường hợp ai đó đang than phiền về việc cần một kỳ nghỉ, thay vì nói “Tớ cũng thế”, “May quá, tớ vừa đi nghỉ về xong”, “Ừ mai là cuối tuần rồi, bạn sẽ thấy khỏe hơn thôi”, hãy hỏi “Bạn mệt lắm à? Sao thế?”.
Lựa chọn biện pháp lắng nghe
Đôi khi chính người nói chuyện với bạn cũng không hiểu được họ thực sự đang muốn gì. Có thể họ đang bị tổn thương, họ đang ở trong trạng thái mơ hồ, không chắc chắn.
Bạn nên ngăn bản thân “tự động” an ủi, trấn an họ một cách máy móc hoặc đưa ra giải pháp, trừ khi đó là một tình huống khẩn cấp cần đưa ra giải pháp quyết định.
Lắng nghe người khác thực sự sẽ củng cố các mối quan hệ một cách tích cực, nó cũng mở rộng biên độ các đề tài mà người khác có thể chia sẻ với bạn. Bạn có thể được người khác tiết lộ những gì thực sự quan trọng với họ. Nhờ vậy, bạn nắm được trọng tâm câu chuyện và hiểu được bạn có thể giúp gì cho họ và xây dựng mối liên kết đáng tin hơn. Đó là cơ sở cho sự hợp tác và giải quyết vấn đề hiệu quả về sau ở nơi công sở.
(Nguồn CareerBuilder)
" alt=""/>Học cách lắng nghe hiệu quả