Nhận định, soi kèo Gornik Zabrze với LKS Lodz, 20h00 ngày 27/4: Ám ảnh sân khách
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Wolfsburg vs Holstein Kiel, 02h30 ngày 25/01 -
Thông tin từ Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk hôm nay cho biết, đã bắt và di lý đối tượng Nguyễn Hữu Dương (24 tuổi, trú xã Ea Ral, huyện Ea H’leo Đắk Lắk) để điều tra về hành vi giết người. Đâm chết bạn nhậu sau khi uống hết 2 lít rượuNạn nhân bị đâm tử vong trong vụ án là anh V.A.P (30 tuổi, trú huyện Đức Linh, Bình Thuận).
Đối tượng Nguyễn Hữu Dương tại cơ quan điều tra Thông tin điều tra bước đầu, trưa ngày 28/10, Dương cùng anh P. và một nhóm bạn vào nhà rẫy anh N.T.M (30 tuổi, trú xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo) ăn nhậu.
Đến khoảng 16g cùng ngày, sau khi uống hết 2 lít rượu thì giữa Dương và anh P. xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát.
Lúc này, anh P. dùng tay đấm vào miệng Dương. Bực tức, Dương đã lấy một con dao nhọn dài 30cm rồi đâm một nhát vào cổ anh P. Hậu quả, P. tử vong ngay tại chỗ.
Sau khi gây án, Nguyễn Hữu Dương đã đến Công an huyện Ea H’leo đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội.
Kẻ cướp giết người phụ nữ rồi đốt nhà phi tang
Công an tạm giữ nghi can tình nghi cướp, giết người rồi đốt nhà phi tang.
"> -
‘AI có thể biến ý tưởng thiết kế thành thành phẩm chỉ trong 1 giờ’Giám đốc Viettel AI Nguyễn Mạnh Quý mở đầu phiên thảo luận với bài trình bày về hệ sinh thái và các use-case ứng dụng thành công Đối với lĩnh vực marketing, AI đang được ứng dụng rất phổ biến và hiệu quả trong sáng tạo nội dung. Nhiều khách tham dự trong hội trường đã trầm trồ khi được biết hình ảnh chủ đạo (key visual) xuất hiện trong các thiết kế của chương trình Viettel AI Day là sản phẩm được thiết kế bởi AI dưới ý tưởng của con người.
“Trước đây, việc thiết kế một key visual có thể tốn vài ngày, nhưng nay AI sẽ biến từ ý tưởng thành thành phẩm chỉ trong 1 giờ. AI không chỉ trực tiếp triển khai mà còn gợi ý nhiều ý tưởng sản xuất nội dung cho người dùng”, ông Nguyễn Mạnh Quý chia sẻ.
Bàn về việc sử dụng AI hiệu quả, ông Quý cho rằng quan trọng là người dùng phải biết huấn luyện, đưa ra yêu cầu hợp lý và chính xác cho AI. Các đơn vị phát triển AI cũng cần phát triển mô hình theo quy trình MLOps (Machine Learning Operations) - mô hình ngày càng thông minh thông qua dữ liệu được sinh ra trong quá trình sử dụng của người dùng.
Phát triển hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ AI
Hiện nay, Viettel AI đang nghiên cứu, làm chủ các công nghệ lõi về AI để phát triển hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ AI có tính ứng dụng cao cho các doanh nghiệp, tổ chức.
Trong đó, một sản phẩm nổi bật là trợ lý ảo Viettel. Riêng đối với Tập đoàn Viettel, trợ lý ảo Viettel đã được áp dụng hiệu quả tại 9 cơ quan, đơn vị trong nội bộ tập đoàn. Hoạt động như một thư ký 24/7, trợ lý ảo Viettel hỗ trợ giải đáp các câu hỏi về đa dạng nhu cầu cho cán bộ nhân viên tập đoàn: các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, chính sách nhân sự, công tác chính trị… cho đến những quy trình, quy định nội bộ của từng đơn vị.
Bên cạnh đó, Trợ lý ảo Pháp luật cũng là một điểm sáng trong chuyển đổi số ngành tòa án khi con người đồng hành tham gia huấn luyện AI và nhận lại lợi ích từ AI. Theo Viettel AI, sau hơn 1 năm triển khai tại toàn bộ hệ thống tòa án từ Trung ương đến địa phương trên toàn quốc, Trợ lý ảo Pháp luật đã góp phần tự động hóa quy trình xử án, giúp tiết kiệm 30% thời gian xử lý công việc của các thẩm phán.
Các use-case do Viettel AI phát triển còn được ứng dụng rộng rãi và mang lại lợi ích trong nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực. 500.000 tài khoản giao dịch trực tuyến được mở mới hàng tháng, 70% thời gian định danh được tiết kiệm nhờ ứng dụng AI trong định danh và xác thực điện tử. AI hỗ trợ thẩm định hơn 200 bộ hồ sơ pháp lý hàng tháng với thời gian chỉ dưới 10 giây/bộ hồ sơ.
Phát biểu tại Viettel AI Day, ông Tào Đức Thắng - Chủ tịch Tập đoàn Viettel, nhấn mạnh: “AI đã diễn ra trong mọi hoạt động từ kinh doanh đến cuộc sống. Hãy đưa AI vào mọi hoạt động, mọi công việc của mình, giúp phát triển, mở mang thêm sản phẩm, dịch vụ mới. Là đơn vị chủ lực nghiên cứu và phát triển AI của Tập đoàn Viettel, Viettel AI sẽ không ngừng tiên phong và làm chủ những công nghệ hàng đầu tại thị trường Việt Nam và quốc tế, ứng dụng AI để giải quyết đa dạng các bài toán không chỉ tại Tập đoàn Viettel hay các doanh nghiệp, tổ chức khác mà cho cả cộng đồng, xã hội và người dân”.
Quốc Tuấn
"> -
Ngành TT&TT bứt phá để đất nước phát triển đột pháGiới thiệu nền tảng Make in Việt Nam tại triển lãm trước khi hội nghị diễn ra. Ảnh: Trọng Đạt Ở lĩnh vực Viễn thông đã thực hiện 11 đợt nhắn tin với hơn 15 tỷ tin nhắn tới hơn 2 tỷ lượt thuê bao; 2,6 triệu tin nhắn ủng hộ với giá trị hơn 152 tỷ đồng; thay đổi logo, âm báo cuộc gọi; tăng 50% dung lượng data mà không tăng cước; tăng gấp đôi băng thông truy cập mà không tăng giá; miễn phí cước data cho học sinh và giáo viên khi sử dụng nền tảng đào tạo trực tuyến tới hơn 30.000 trường học. Đây là những biện pháp chỉ có ở Việt Nam mới làm được và làm hiệu quả.
Ứng dụng công nghệ thông tin đã thực hiện cuộc thao diễn thực chiến lớn nhất từ trước đến nay với lực lượng gần 1000 kỹ sư từ các doanh nghiệp phát triển trên 20 ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch.
Trong việc truy vết, giám sát cách ly, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có đủ bộ giải pháp từ mức nhà mạng, mức trạm thu phát sóng BTS, mức sử dụng định vị vệ tinh GPS đến mức theo dõi tiếp xúc gần dưới 2m dùng Bluetooth. 12 nền tảng và hàng trăm ứng dụng phục vụ cuộc sống, làm việc không tiếp xúc đã được ra mắt.
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 tăng trưởng ấn tượng. Đặc biệt, Bộ TT&TT, Bộ Y tế hoàn thành 100% DVCTT mức độ 4. Hiệu quả cung cấp DVCTT cũng chuyển biến đáng kể với tỷ lệ DVCTT mức độ 3,4 phát sinh hồ sơ tăng gấp đôi so với năm 2019.
Trình diễn nhiều sản phẩm công nghệ Make in Vietnam Bên cạnh đó, hoạt động trên không gian mạng tăng lên nhưng công tác bảo đảm an toàn an ninh mạng thực hiện tốt. Số lượng cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam giảm 26% so với 6 tháng cuối năm 2019, và giảm 27,1% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2019. Doanh thu mảng này trong 6 tháng đầu năm đạt gần 800 tỷ đồng, tăng 67,8% so với cùng kỳ so tháng đầu năm 2019. Trong đó, doanh thu sản phẩm nội địa so với doanh thu nhập khẩu tăng từ 37,2% năm 2019 lên 50,8% vào tháng 6/2020.
Lĩnh vực Công nghiệp ICT đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển khi Việt Nam chủ động đầu tư nghiên cứu, sản xuất các thiết bị mạng 5G và thiết bị đầu cuối 5G; đã thực hiện cuộc gọi đầu tiên trên thiết bị 5G Make in Việt Nam và dự kiến một số thiết bị 5G đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam sẽ được thương mại hoá vào cuối năm 2020.
Báo chí tuyên truyền đã thực sự trở thành một trong những lực lượng chủ chốt trên tuyến đầu chống dịch, đã đăng tải tổng số gần 600.000 tin, bài về dịch Covid-19. Các giá trị của báo chí được thể hiện rất rõ nét: Thông tin được chứng thực, đưa thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch và đưa thông tin vì lợi ích cộng đồng. Hệ thống loa truyền thanh thông tin cơ sở tại xã phường đã hồi sinh, phát huy tối đa tác dụng vốn có của mình trong đại dịch.
Hội sách quốc gia chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức bằng hình thức trực tuyến trên sàn Book365.vn, thu hút hơn 10 triệu lượt truy cập và tham gia.
"Cơ hội thay đổi thứ hạng quốc gia"
Một cách trực diện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu ngay 6 định hướng và 8 việc lớn cần làm ngay của ngành khi phát biểu kết luận hội nghị.
Người đứng đầu ngành cho rằng, đây là cơ hội để đẩy nhanh và toàn diện chuyển đổi số trên bình diện toàn bộ quốc gia: cả kinh tế, cả xã hội; cả nhà nước, cả doanh nghiệp; cả cộng đồng, cả người dân. Đất nước có thể nhân lúc này mà đầu tư mạnh cho chuyển đổi số, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Khi đất nước có tình huống khẩn cấp thì mới thấy ý nghĩa của nền kinh tế tự chủ". Người đứng đầu ngành lưu ý cần phát triển thị trường trong nước. 100 triệu dân là thị trường, là tài nguyên lớn nhất của Việt Nam. Lúc Covid-19 mới càng thấy rõ giá trị này.
"Các doanh nghiệp ICT Việt Nam hãy coi thị trường trong nước là cái nôi để từ đây mà lớn lên, trưởng thành và đi ra toàn cầu" - Bộ trưởng nói.
Nhưng, dù toàn cầu hóa hay mở cửa, Việt Nam vẫn phải tính đến các tình huống bị cô lập. Điều này chỉ có thể được giải quyết bằng cách xây dựng nền kinh tế tự chủ: Make In Vietnam. Khi đất nước có tình huống khẩn cấp thì mới thấy ý nghĩa của nền kinh tế tự chủ.
Một bài học nữa là khi khó khăn thì dễ ra các quyết định lớn.
"Các doanh nghiệp, các đơn vị trong ngành tận dụng cơ hội này để chuyển đổi số, để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, ra các quyết định áp dụng mô hình quản trị mới, mô hình kinh doanh mới, mở rộng không gian, sáng tạo các sản phẩm và dịch vụ mới, dựa trên dữ liệu và công nghệ số".
Người đứng đầu ngành TT&TT cũng nhắc tới bài học về niềm tin. Theo ông, đại dịch đã khơi dậy các giá trị văn hoá cốt lõi Việt Nam cũng như các ưu việt của chế độ. Đây chính là sức mạnh nội sinh để Việt Nam bứt phá.
"Các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp vĩ đại đều dựa trên sức mạnh tinh thần, sức mạnh văn hoá. Và đây cũng chính là sự khác biệt bền vững để các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh phát triển".
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chống dịch hiệu quả và thành công ở châu Á và ngược lại ở phương Tây đánh dấu sự trỗi dậy của châu Á. Các giá trị châu Á, cả chế độ, thể chế và văn hoá, sẽ được khẳng định sau đại dịch, như là sự bắt đầu của kỷ nguyên phương Đông, sẽ tạo một chỗ đứng mới cho Việt Nam. Khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng cần được báo chí, truyền thông khơi dậy hơn bao giờ hết.
"Covid-19 cũng làm chúng ta tư duy lại chủ nghĩa tiêu dùng vật chất quá mức, tàn phá thiên nhiên, không coi trọng đời sống tinh thần. Chuyển đổi số sẽ làm giảm tiêu xài vật chất, giúp con người dành nhiều thời gian hơn cho đời sống tinh thần", Bộ trưởng Hùng nhìn nhận.
Kết thúc hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh nhấn mạnh, 6 tháng đầu năm là sự tập dượt, 6 tháng cuối năm là thời cơ để bứt phá vươn lên. Ngành TT&TT phải bứt phá vươn lên để Việt Nam phát triển đột phá.
Bưu chính sẽ trở thành hạ tầng mạng lưới, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. Viễn thông trở thành hạ tầng số, bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng và hạ tầng điện toán đám mây. Ứng dụng công nghệ thông tin trở thành chuyển đổi số. An toàn thông tin với sứ mệnh làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng. Công nghiệp ICT với sứ mệnh Make in Vietnam. Báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng.
Những việc cần làm ngay:
1, Các đơn vị CNTT của bộ ngành và địa phương tham mưu các bộ ngành và địa phương ra nghị quyết chuyên đề của cấp uỷ và chiến lược chuyển đổi số của cấp chính quyền ngay trong năm 2020.
2, Các cục và trung tâm CNTT của các bộ, ngành bổ sung thêm việc và đổi tên thành cục chuyển đổi số hoặc trung tâm chuyển đổi số. Bộ TT&TT sẽ đề xuất Chính phủ về việc này.
3, Các bộ, ngành và địa phương đưa dịch vụ công lên trực tuyến đạt 100% mức độ 4, chậm nhất là vào năm 2021.
4, 100% các địa phương triển khai trục kết nối liên thông dữ liệu.
5, 100% các hệ thống CNTT của các cơ quan chính quyền phải thực hiện bảo vệ 4 lớp ngay trong năm 2020.
6, Mỗi người có một điện thoại thông minh.
7, Mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao.
8, Phát triển các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ số tại các địa phương.">