Trước đó, trong phần xét hỏi, bà Trương Mỹ Lan đã trình bày trước HĐXX về mong muốn bán tài sản, cổ phần ở các doanh nghiệp hiện có để khắc phục hậu quả của vụ án, trong đó có lô trái phiếu trị giá 4.800 tỷ đồng của Công ty cổ phần Bông Sen phát hành tháng 10/2021 với kỳ hạn 5 năm.
Đây là một trong những công ty liên quan tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Tài sản đảm bảo của lô trái phiếu này gồm: phần góp vốn 30% của bà Trần Thị Phơ tại Công ty TNHH Bất động sản Trí Đức; 63,4 triệu cổ phần Công ty Daeha thuộc sở hữu của Công ty Hợp thành 1; các hồ sơ thế chấp một loạt tài sản là bất động sản tại số 55-56 Nguyễn Huệ (Khách sạn Palace), số 61-63 Hai Bà Trưng (Khách sạn Bông Sen 2), số 5 Nguyễn Thiệp, số 24/24 Đông Du, số 93-95-97 Đồng Khởi.
Mục đích phát hành lô trái phiếu trên là để đầu tư vào Dự án cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại - dịch vụ và căn hộ tại số 152 Trần Phú (quận 5, TPHCM), do Công ty TNHH Vina Alliance (gọi tắt là Vina Alliance) đứng tên.
Vina Alliance là công ty liên danh do Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) góp vốn bằng chính quyền sử dụng lô đất 3 mặt tiền tại số 152 Trần Phú (quận 5, TPHCM) được nhà nước cấp.
Các đối tác còn lại là Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Vi Na Ta Ba (thành viên của Vinataba), Công ty TNHH Đô Thành Việt và công ty cổ phần Xây dựng Thương mại Căn nhà mơ ước (nay là DRH Holdings).
Tuy nhiên, sau khi huy động được 4.800 tỷ đồng từ hàng nghìn nhà đầu tư trái phiếu và góp tiền, đến nay, dự án trên vẫn chưa có tín hiệu triển khai. Trong khi đó, Công ty cổ phần Bông Sen đang chậm trả cả gốc và hơn 1.060 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu cũng như bị phạt trả chậm.
Hiện nay, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bị cáo Trương Mỹ Lan cam kết sử dụng số tiền gần 70 tỷ đồng của Công ty cổ phần Bông Sen hiện đang bị phong tỏa để khắc phục cho các trái chủ sở hữu trái phiếu của công ty này.
Nhà nước đã thu hồi “đất vàng” liên quan tài sản đảm bảo
Liên quan khu đất 152 Trần Phú nói trên, sau khi được nhà nước giao đất vào năm 2009, đến ngày 16/8/2015, Vinataba được Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM chấp thuận cho đăng ký biến động đất đai, đem khu đất này góp vốn vào Vina Alliance.
Tuy nhiên, năm 2022, Thanh tra Chính phủ xác định việc góp vốn, thoái vốn này của Vinataba là sai quy định, có dấu hiệu gây thất thoát tài sản nhà nước. Từ đó, cơ quan này kiến nghị thu hồi đất và xử lý trách nhiệm những người liên quan.
Ngày 25/10/2023, UBND TPHCM đã có quyết định thu hồi khu đất 152 Trần Phú, trong đó xác định hành vi cố ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Vinataba (mà Sở Tài nguyên và Môi trường đã chấp thuận) là vi phạm pháp luật (đất không được chuyển nhượng, tặng, cho).
Việc thu hồi khu đất 152 Trần Phú cũng đang gặp vô vàn khó khăn khi ngày 5/3/2024, Vina Alliance bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư. Trong khi đó, Vinataba lại cho rằng đã hoàn tất thoái vốn từ năm 2017, không còn quản lý, sử dụng khu đất nên không thể bàn giao. Do đó, UBND quận 5 không xác định được đối tượng bàn giao khu đất.
Thêm vào đó, trách nhiệm trong việc làm thất thoát tài sản nhà nước của các cá nhân, tập thể tại Vinataba cũng chưa được làm rõ, xử lý và công khai sau hơn 2 năm xác định có sai phạm và đến thời hạn chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra.
Hiện nay, cơ quan tố tụng xác định Công ty Bất động sản Trí Đức và Công ty cổ phần Bông Sen là các doanh nghiệp liên quan đến vụ án trái phiếu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2. Trong khi đó, Vinataba đã hoàn tất góp và thoái toàn bộ vốn trước thời điểm trái phiếu được phát hành khá lâu cũng như nhận đầy đủ số tiền theo thỏa thuận với các cổ đông sáng lập khác.
Do đó, hàng trăm nhà đầu tư trái phiếu Bông Sen đang hết sức lo lắng về việc khu đất 152 Trần Phú bị thu hồi, bởi 30% cổ phần của công ty sở hữu lô đất này đã được sử dụng để làm tài sản đảm bảo phát hành trái phiếu.
Điều này đồng nghĩa ngoài khoản 70 tỷ đồng mà cơ quan điều tra đã kê biên, hiện chưa có nguồn tiền nào khác để trả nợ gốc 4.800 tỷ và hơn 1.060 tỷ tiền lãi, phạt trả chậm cho các nhà đầu tư.
Theo đại diện Vietnamobile, việc các thuê bao chuyển dịch từ những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng về các tỉnh là do học sinh, sinh viên đã được nghỉ sớm, xu hướng về quê, thăm thân trước Tết...
Quan sát của Vietnamobile cho thấy, ở miền Bắc, lượng thuê bao chuyển dịch từ HN về các tỉnh như Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Ở miền Trung, những tỉnh tăng mạnh về lượng thuê bao là Quảng Ngãi, Bình Định. Tại khu vực miền Nam, thuê bao Vietnamobile đổ dồn về một số tỉnh như Lâm Đồng, các tỉnh miền Tây…
Đại diện Vietnamobile cũng cho hay, lưu lượng thoại và dữ liệu thời điểm trước Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 không tăng về tổng thể mà chỉ có sự chuyển dịch từ các tỉnh thành lớn về các tỉnh.
Theo một nhà mạng ảo, từ quan sát và kinh nghiệm các năm, đơn vị này cho rằng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông thường có xu hướng giảm nhẹ trước tết, sau đó tăng mạnh trong dịp Tết nguyên đán. Trước những biến động thất thường của xu hướng tiêu dùng dịch vụ viễn thông, vào Tết nguyên đán cũng như những dịp nghỉ lễ lớn, các nhà mạng đều sẽ lên phương án để không bị bất ngờ trước các tình huống.
Ở một góc nhìn khác, đại diện Viettel cho biết, theo ghi nhận từ hệ thống, thời điểm ngày 5/2 (26 Tết Âm lịch), lưu lượng thoại trên mạng lưới của Viettel tăng 9% so với ngày thường, tuy nhiên giảm lần lượt 17% và 31% so với cùng kỳ năm 2023 và 2022. Trong khi đó, thay đổi lưu lượng data lại theo chiều ngược lại, so với cùng kỳ 2023 và 2022 tăng lần lượt 10% và 45%.
Trước xu hướng chuyển dịch mạnh của các thuê bao di động, theo đại diện VNPT, trong quá trình chuẩn bị, tăng cường mạng lưới cho dịp Tết nguyên đán, VNPT đặc biệt chú trọng đến yếu tố di dân. Đơn vị này đã có phương án bổ sung năng lực tại các địa phương đón dòng người về quê ăn Tết lớn.
Để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của người dùng dịch vụ di động, các nhà mạng đều cho biết đã chuẩn bị mạng lưới kỹ càng, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Từ 1 tháng trước Tết, các nhà mạng như Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile đã chủ động quy hoạch lại hạ tầng mạng lưới, rà soát để phát hiện, khắc phục các rủi ro có thể xảy ra.
Song song với đó, các nhà mạng đều cho biết đã lên các phương án dự phòng, tăng lưu lượng đường truyền nhằm đảm bảo an toàn mạng trong mọi tình huống phát sinh, phục vụ tốt nhất nhu cầu liên lạc của người dân trong dịp nghỉ lễ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Trên thực tế, trong khoảng vài năm trở lại đây, tình trạng nghẽn mạng đã không còn xảy ra. Dịch vụ của các nhà mạng viễn thông luôn ở trong tình trạng thông suốt đêm giao thừa cũng như cả những ngày sau đó.
Qua công tác nắm tình hình, sáng 18/9, công an phát hiện một nhóm đối tượng mang theo hung khí gây rối trật tự công cộng trên đường phố. Nhóm này đã bỏ chạy và để lại xe máy mang BKS: 29L5-147.xx tại phố Ngô Sỹ Liên, phường Văn Miếu, quận Đống Đa.
Sau khi tập trung điều tra, công an xác định có 36 đối tượng tham gia vụ gây rối này, diễn ra vào đêm 17/9 và rạng sáng 18/9 trên địa bàn thành phố.
Nguyên nhân vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn trên mạng xã hội giữa Nguyễn Tiến Tài (SN 2007, quê tỉnh Phú Thọ) với các đối tượng thuộc nhóm “Wario” ở quận Hà Đông.
Nhóm “Sumi” cùng nhóm “Trẻ Giải Phóng” đã chuẩn bị hung khí, gồm tuýp sắt, dao phóng lợn, dao và kiếm, nhằm mục đích đánh nhau với nhóm “Wario”.
Tối 17/9, Nguyễn Lê Hiếu (SN 2004, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) - cầm đầu nhóm “Trẻ Giải Phóng” với 9 đối tượng chuẩn bị 8 dao nhọn và các tuýp sắt di chuyển đến nhà Nguyễn Tiến Tài (ở xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, Hà Nội) để hàn các lưỡi dao nhọn vào ống tuýp sắt.
Sau đó, các đối tượng đến bãi rác thuộc xã An Khánh, huyện Hoài Đức để lấy thêm hung khí do Hoàng Xuân Giang chuẩn bị và đón các đối tượng khác đi đánh nhau. Tại đây, 36 đối tượng tập hợp đi trên 15 xe máy cầm theo các tuýp sắt có gắn dao di chuyển trên nhiều tuyến đường khác nhau.
Đến trước số 111 Láng Hạ, quận Đống Đa, nhóm này dùng dao, kiếm chém 2 nam thanh niên không quen biết đi xe máy nhưng không trúng. Sau đó, các đối tượng đã bỏ chạy và dừng lại trước số nhà 38 Ngô Sỹ Liên. Lo sợ bị lực lượng công an truy đuổi, 3 thiếu niên đã để lại xe máy nêu trên.
Mở rộng vụ án, các đối tượng khai nhận ngoài vụ việc trên, một số đối tượng còn tụ tập, mang theo hung khí đi thành nhiều tốp qua các địa bàn Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa,… vào tối các ngày 13-14-15-16/9.
" alt=""/>Khởi tố nhóm thanh niên mang hung khí 'đại náo' đường phố Hà Nội