Nhận định, soi kèo Nữ Liechtenstein vs Nữ Kazakhstan, 22h30 ngày 4/4: Đẳng cấp khác biệt
Hoàng Ngọc - 04/04/2025 11:04 Nhận định bóng lich c2lich c2、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Soi kèo phạt góc Parma vs Inter Milan, 23h00 ngày 5/4
2025-04-08 22:25
-
Thái Nguyên tham gia diễn tập an toàn thông tin quốc tế Apcert 2023
2025-04-08 21:51
-
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du đang là tổ trưởng môn Lịch sử, Trường THPT Lê Qúy Đôn, TP.HCM. Những lời phê sổ liên lạc của thầy cho học sinh rất gần gũi và thân quen.
Trong một cuốn sổ liên lạc với điểm trung bình cả năm 9,2 được thầy Du phê: “Cô gái vàng trong làng lãnh đạo, học giỏi, năng động, cá tính, tinh thần trách nhiệm cao”.
Thầy giáo Sài Gòn phê trong sổ liên lạc học sinh Một cuốn khác với điểm trung bình cả năm 9,3 thì được phê: “Người đàn ông khá hoàn hảo ngoại trừ việc còn xa cách với lớp”.
Còn sổ liên lạc của một nam sinh có điểm trung bình cả năm 9,1 có dòng nhận xét hóm hỉnh: “Người đàn ông chân chính của lớp 11A5, giỏi và trầm tính”.
Với cuốn sổ liên lạc có điểm trung bình cả năm 8,5, thầy có lời động viên: “Rất cố gắng trong học tập và cần cố gắng nhiều hơn trong tương lai để vượt qua hoàn cảnh khó khăn”…
Một học sinh khác lai được thầy Du phê : “Lưu ý môn Hóa, cần hạn chế tính nghệ sĩ, thực hiện đúng nội quy của nhà trường”….
Lời phê: "cô gái vàng trong làng lãnh đạo"
Đi dạy từ năm 1995 tới nay thầy Du có tròn 25 đứng trên bục giảng. Lớp 11A5 thầy Du chủ nhiệm có 27 học sinh. Tổng kết cuối năm cả lớp đều đạt học lực loại Giỏi, hạnh kiểm tốt. Dù tất cả học sinh đều chăm chỉ học tập, rèn luyện nhưng với vai trò chủ nhiệm hàng tuần thầy Du đều động viên, nhắc nhở các em. Các em cũng đều năng động và thầy Du muốn phát huy sự năng động ở các học trò của mình.Lớp 11A5 thầy Đăng Du chủ nhiệm 27 em đều có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt Chia sẻ với VietNamNet, thầy Du cho hay, cuối năm khi phê sổ liên lạc sẽ thầy không nhìn vào thành tích học tập mà cố gắng nhớ hình ảnh của từng em trong ký ức. Những lời phê trong sổ liên lạc cũng chính là lời nhận xét, động viên cho các em về cá tính của từng em.
“Điều tôi muốn lời gửi gắm là khi đọc xong lời nhận xét của mình các em không cảm thấy nặng nề vì những gì mà mình đã phạm phải. Tôi vui vì những gì mình đã đạt được và hiểu rằng thầy chủ nhiệm không chỉ là người quản lý học sinh mà là người đã sống cùng các em trong suốt một năm học như một người thân”- thầy Du nói.
Theo thầy Du là giáo viên chủ nhiệm nhưng thầy chỉ dạy lớp được 2 tiết/tuần. Vì vậy những lời nhận xét này là cả một quá trình sinh hoạt của tập thể chứ không đơn thuần là các giờ học.
Nhớ tính cách, hoàn cảnh từng học sinh
Trước khi phê sổ liên lạc, thầy Du cố nhớ lại tính cách của từng em. Mỗi học sinh nhận lời phê riêng và đều ẩn chứa phía sau đó là những câu chuyện.
Thầy Du kể về em học sinh nhận được lời phê: “Người đàn ông chân chính của lớp 11A5, giỏi và trầm tính”. Em là một nam sinh học giỏi nhưng trầm tính và luôn gánh vác những việc mà các bạn nữ nhờ. Trong học tập hay tham gia các hoạt động em không so đo tính toán. Khi cả lớp đóng kịch, em là người đóng không hay nhưng vẫn nhận lời đóng vai ông già. Lúc đi dã ngoại các bạn khác chỉ biết bấm điện thoại thì em cùng thầy ngồi nướng thịt cho các bạn nữ.
Còn bạn nam sinh nhận được lời phê: “Người đàn ông khá hoàn hảo ngoại trừ việc còn xa cách với lớp”, theo thầy Du em là đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi nhưng khi lớp đi giã ngoại thì gần như không bao giờ đi. Mọi người có cảm giác em hơi kiêu kỳ và sợ dơ bẩn.
“Những điều này không phải là xấu nhưng nếu sau này không có khả năng thích ứng cộng đồng thì rất mệt đặc biệt như đi du học hay vào một tập thể khác”- thầy Du nhận định.
Em học sinh nhận được lời phê: “Lưu ý môn Hóa, cần hạn chế tính nghệ sĩ, thực hiện đúng nội quy của nhà trường”, là thành viên câu lạc bộ nhiếp ảnh của trường, tính cách khá lãng mạn, nghệ sĩ . Em để tóc dài và thường xuyên đi học trễ.
Lời phê cho một học sinh: “Rất cố gắng trong học tập và cần cố gắng nhiều hơn trong tương lai để vượt qua hoàn cảnh khó khăn”… thầy Du kể, đây là một nam học sinh có hoàn cảnh khá đặc biệt. Khi ba mất đột ngột, em gần như tự kỉ. Mẹ em trước đó chỉ làm nội trợ sau đó phải bươn chải ra ngoài đi làm nuôi hai con. Ở trong lớp em chỉ nói chuyện với 2 bạn nhưng cả lớp đều không bực mình mà cố gắng gần gũi, còn các giáo viên khác cũng luôn cởi mở. Hội phụ huynh của lớp đã quyên góp đóng học phí cho em cả năm. Dù hoàn cảnh như vậy nhưng em cố gắng trong học tập. Học kỳ I em là học sinh tiên tiến; Học kỳ 2 là học sinh giỏi và cả năm là học sinh giỏi.
Thầy Du cùng học sinh Những lời nhận xét thầy Du giành cho học sinh đã thoát khỏi sự khuôn mẫu, khô khan thường ngày.
“Với tôi các em như những đứa con, đứa em trong gia đình nên sự phán xét của các đối tượng khác không là yếu tố quan trọng”- thầy Du nói.
Lê Huyền
Lá thư hiệu trưởng gửi học trò trượt học sinh giỏi ở Tuyên Quang
"Thầy cô và gia đình tin rằng em sinh ra để làm nhiều điều lớn lao hơn. Điểm số một bài thi HSG không nói lên được tất cả...".
" width="175" height="115" alt="Thầy giáo Sài Gòn phê học sinh 'xinh đẹp giỏi ngoan' 'đàn ông chân chính'" />Thầy giáo Sài Gòn phê học sinh 'xinh đẹp giỏi ngoan' 'đàn ông chân chính'
2025-04-08 21:46
-
Tôi năm nay 30 tuổi, mới sinh con đầu lòng. Quãng thời gian tôi tổ chức cưới, tình cảm hai bên thông gia khá tốt đẹp.
Tính cách bố mẹ chồng tôi có phần khó tính, khắt khe hơn. Ông bà hay để ý tiểu tiết nhưng bố mẹ tôi lại xởi lởi.
Khi tôi có bầu, bố mẹ tôi tháng nào cũng ở Hà Nội về thăm thông gia, mang hoa quả, đồ ăn tẩm bổ cho con gái.
Ảnh: BN Nhiều lần, ông bà còn ở lại nhà thông gia chơi 2 ngày thứ Bảy, Chủ Nhật. Mối quan hệ giữa nội ngoại như vậy, chúng tôi là phận con cũng vui lây.
Nhà chồng tôi neo người, bố mẹ chồng đều trên 70 tuổi, đi đứng khó khăn, hay ốm đau.
Tháng cuối thai kỳ, bố mẹ tôi gọi điện cho con rể, bảo khi nào tôi sinh xong, ông bà sẽ đón về nhà chăm hết cữ. Như vậy, bố mẹ chồng tôi đỡ vất vả. Hơn nữa, tôi về ngoại, ông bà còn khỏe, có thể đỡ đần lúc đêm hôm.
Chồng tôi thấy hợp lý, cũng đồng tình, anh định hôm nào tôi sinh, sẽ trao đổi với ông bà nội.
Đêm hôm đó tôi chuyển dạ, sinh được con trai 3,5kg, trộm vía thằng bé ngoan, háu ăn. Bố mẹ tôi gọi taxi, đến bệnh viện ngay trong đêm.
Suốt 3 ngày trong viện, chị gái chồng nấu cơm mang lên, còn mọi việc chăm hai mẹ con tôi, bà ngoại làm. Ông bà nội yếu, mỗi ngày vào thăm cháu 1 lần rồi về.
Hôm tôi ra viện, bố mẹ tôi xin phép thông gia, cho đón con gái và cháu ngoại về nhà ở cữ. Khi nào hết cữ 3 tháng, sẽ đưa cháu về nhà nội.
Mẹ tôi phân tích, ông bà nội già yếu, không thể tắm rửa, giặt giũ hàng ngày cho em bé. Tôi lại mới sinh, sức khỏe còn yếu, cần có người bế con cho buổi đêm, để nghỉ ngơi.
Bố chồng lên tiếng phản đối. Ông bày tỏ quan điểm, thằng bé là cháu đích tôn, ông muốn đưa cháu về chăm sóc, không hàng xóm lại xì xào.
“Nhàn sinh cháu, việc chăm sóc lúc sinh nở là nghĩa vụ và trách nhiệm của vợ chồng tôi. Chúng tôi không làm được mới phải cậy nhờ ông bà nhưng tôi đảm bảo, mình vẫn đủ sức khỏe lo cho 2 mẹ con. Đợi cháu 6 tháng tuổi, cứng cáp, tôi cho cháu về chơi với ông bà”, bố chồng tôi nói.
Bố chồng tôi tuyên bố, sẽ thuê người về tắm rửa cho cháu nội 20 ngày, chuyện giặt giũ, cơm nước nhờ con gái cả sang phụ giúp 1 tuần đầu.
Ông bảo tôi sinh thường, sức khỏe nhanh hồi phục hơn sinh mổ nên chỉ cần nửa tháng là có thể xuống bếp nấu ăn, làm việc nhà được. Vì ngày xưa, mẹ chồng tôi sinh con 2 tuần là đi chợ bán hàng rồi.
Mẹ tôi nghe thông gia nói, tức tím mặt. Bà vốn biết điều, sống tình cảm nhưng thấy thông gia không coi trọng sức khỏe của con gái mình, liền lớn tiếng đốp chát lại.
“Con dâu ông nhưng là con gái tôi đẻ ra, tôi xót. Phụ nữ sinh đẻ yếu ớt, ông định bắt nó xuống bếp nấu nướng, phục vụ ông bà chắc? Ngày ông hỏi cưới Nhàn cho con trai ông, hai ông bà nói sẽ yêu thương nó như con ruột. Giờ ông bà làm thế, khác gì đày đọa nó”.
Lời qua, tiếng lại một hồi, bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng tôi cãi vã nảy lửa ngay hành lang bệnh viện, bảo vệ phải mời ra ngoài.
Chồng động viên tôi về nhà, vài hôm nguôi nguôi, anh sẽ lựa lời khuyên nhủ bố, cho tôi về ngoại cũng chưa muộn.
Thấy con gái ôm cháu về nhà nội, mẹ tôi chảy nước mắt, than thở tôi tự chui đầu vào chỗ khổ. Tôi ra viện 5 ngày, là 5 ngày mẹ gọi điện cho tôi khóc lóc.
Hai bên thông gia quay ra ghét nhau, chẳng biết có thể làm lành, vui vẻ như trước nữa không? Xin hãy cho tôi lời khuyên, giải quyết khúc mắc này!
Vì một chai rượu, chàng rể 10 năm không nhìn mặt bố vợ
Tôi luôn nói với bố mẹ rằng, hãy coi như tôi không có chồng, vì tôi không thể góp ý được anh ấy. Anh ấy quá cố chấp, lúc nào cũng giữ thù hận trong lòng.
" width="175" height="115" alt="Thông gia khẩu chiến trên bệnh viện vì muốn đón cháu về nhà chăm" />Thông gia khẩu chiến trên bệnh viện vì muốn đón cháu về nhà chăm
2025-04-08 21:21


- Nhận định, soi kèo PSG vs Angers, 22h00 ngày 5/4: Khó thắng cách biệt
- Nhân sự blockchain chủ yếu vừa học vừa làm
- AI sẽ giúp đội vận hành hệ thống phát hiện sớm và chống tấn công mạng hiệu quả
- Làng sinh đôi kỳ lạ ở Ấn Độ
- Nhận định, soi kèo Rennes vs Auxerre, 22h15 ngày 6/4: Phong độ thất thường
- Những bài hát hay về thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Nữ hoàng Anh ngầm gửi thông điệp đến vợ chồng Harry
- Điều chỉnh Covid
- Soi kèo góc Tottenham vs Southampton, 20h00 ngày 6/4
